Bóng Hoàng Hôn

Chương 11


Đọc truyện Bóng Hoàng Hôn – Chương 11


Trời đã sáng tỏ mà Lê Văn còn nằm trên giường, mệt mỏi nghĩ về những điều mà Bội Hoàng đã cằn nhằn trước khi đi gội đầu tiệm. Càng nghĩ Văn càng thấy bực.
Lập gia đình. Văn chẳng hề có cái cảm giác là đã có một mái ấm hạnh phúc. Trước đó Văn đã mơ ước thế nào? Ơ thì một người vợ dịu dàng đảm đang, chiều chồng. một cuộc sống đầy tiếng cười vui vẻ, một sự tâm đầu ý hợp, phu xướng phụ tùy. Vì lúc đó Lê Văn đã thấy cảnh gia đình của Trúc Phượng. Cảnh cả nhà quây quần, sum họp bên ngọn đèn mờ, không có tivi, không có máy hát, nghèo nhưng tiếng nhạc như tràn ngập không gian. Và Văn đã tưởng tượng ra một cuộc sống… giàu có như chàng hẳn phải hơn hẳn như vậy.
Thế mà.
Văn nằm quay người lại nhìn lên trần nhà.
Thật ra… Văn cũng nghĩ ngay từ đầu. Chỉ có một gia đình đúng nghĩa khi mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng. Nên Văn nào có muốn lập gia đình sớm đâu? Khi Hoàng đề nghị, Văn đã phản đối. Văn thấy mình còn quá trẻ, học hành chưa xong… Lúc đó Văn cũng không hề có ý tưởng lấy vợ trong đầu. Mà không phải vậy. Văn còn thấy lo âụ… Văn đã thấy nhiều bằng chứng trước mắt. một cuộc hôn nhân vội vàng dễ đưa đến những tiếc nuối hoặc thiếu hẳn hạnh phúc mai sau. Gần nhất là gia đình của Bội Hoàng, rồi gia đình của bản thân. Cha mẹ Lê Văn lấy nhau. Mọi thứ đầy đủ. Nhưng chỉ mang lại cho Văn một cái nhà lạnh như kho đá. Nhà chỉ là chỗ để ngủ, để ăn, để làm vệ sinh, chứ chẳng có cái gì cả mà như vậy lấy nhau làm gì?
Nhưng rồi khi bị Hoàng thúc quá, Văn lại nghĩ Bội Hoàng ít nói, phong cách lặng lẽ như vậy hẳn lập gia đình phải khác? hai người trước đó lại đã yêu nhau, biết nhường nhịn nhau, thì đương nhiên là phải hạnh phúc, hạnh phúc hơn cả chuyện tình trong tiểu thuyết hay trong phim ảnh.
Nhưng rồi thực tế, đã phá vỡ mọi ảo tưởng. Sau khi lấy nhau, bản chất của Bội Hoàng lộ hẳn ra. Cái mà Lê Văn nghĩ là ít nói, là lặng lẽ. Chẳng qua chỉ là sự cao ngạo, ngang ngược, lạnh lùng bất tương nhượng… Hoàng chỉ biết đòi hỏi, Hoàng hay đay nghiến… ngay cả trong tuần trăng mật. Văn cũng không có lấy một ngày hoàn toàn vui. Sao vậy? Tại sao lại đay nghiến giày vò nhau? Chuyện đó có ích lợi gì? chuyện đó sao trước khi lấy nhau Văn không phát hiện ngay? Có lẽ lúc đó ta quá yêu Hoàng, nên không để ý, khoan dung tất cả. Lê Văn buồn bực nghĩ. Nhưng sự khoan nhương kia có tính cách nhất thời, chứ không lẽ phải chịu đựng suốt đời? Riêng chuyện mẹ của Văn, người nào có lỗi lầm gì với Hoàng đâu. Vậy mà lúc nào Hoàng cũng nhìn mẹ chàng như một kẻ thù không đội trời chung. Sao vậy? Cái tật đó liệu có thay đổi không? Và bao giờ thì Văn mới yêu ổn được.
Càng nghĩ càng bực, Văn không thể cứ nằm miết trong nhà thế này. Cái khuôn mặt lạnh của Hoàng cứ ám ảnh chàng. Văn thật không hiểu Hoàng có cái dáng dấp bên ngoài đẹp như vậy, sao bên trong lại hoàn toàn khác? Không lẽ Văn lầm? Chọn Hoàng chỉ vì cái sắc?
Bây giờ thì Văn hối hận, thật sự hối hận. Tại sao lúc đầu ta lại không đủ can đảm khước từ hôn nhân? Phải chăng đó là định mệnh? Và cuộc đời chàng bắt buộc phải chịu đựng sự giày vò đay nghiến kia cho đến suốt đời ư?
Bất giác Văn nghĩ đến cái tự do thoải mái ngày cũ. Văn muốn đi đâu, nói chuyện với ai tùy ý. Văn chợt có cảm giác của một người bị giam lỏng trên gác cao. Không có một bóng người làm bạn. Nếu bây giờ tên tù kia mà phá ngục và đi ra. Phản ứng của Bội Hoàng sẽ thế nào?
Văn bỗng thấy nghi ngờ. Cái tình cảm mình dành cho Bội Hoàng có phải là tình yêu không? Nếu là tình yêu tại sao cứ cãi nhau mà không chịu đựng, hay khoan dung được? Văn như con kiến lúng túng trên nắp vung nóng. Nhưng mà có thánh thì mới chịu được cái bản tính kỳ cục kia, hay là Bội Hoàng không phải là một người bình thường?
– “Rầm!”.
Cửa phòng bị xô mạnh. Lê Văn giật mình nhìn ra. Bội Hoàng từ tiệm làm tóc vừa trở về. Cô nàng rất đẹp. Cái kiểu tóc mới làm thật hợp với khuôn mặt Hoàng. Văn phải thừa nhận như thế.
– Anh Văn, anh ngắm xem. Kiểu tóc này thế nào?
– Được lắm.
Lê Văn uể oải nói, Bội Hoàng phản ứng ngay:
– Chỉ được thôi à? Thế nếu mẹ anh mà bỏi anh, anh sẽ trả lời ra sao?
Lúc này Bội Hoàng cũng hỗn láo. Lê Văn đã chán ngán không muốn cãi, nên nói:
– Me sẽ không bao giờ hỏi ý kiến anh chuyện đó.
– Hừ, em đã gặp bà ấy ở ngoài tiệm đấy!
– Mẹ có xe, sao em không đợi mẹ về một thể.
– Hừ! Bội Hoàng cười mũi khinh khỉnh – Có xe là ngon lắm à? Mà em làm tóc xong trước, tội gì phải chờ bà ta chứ?
Lê Văn khó chịu:
– Chưa bao giờ anh nghe em nói được một câu cho dễ nghe.
– Dễ nghe à? Không ai dạy em phải nói điều đó. Mà em cũng không thích phải phục tùng hay lệ thuộc ai cả.
– Không phải là phục tùng, nhưng lúc nào cũng chua ngoa như vậy khó ai ưa được.
– Chua ngoa à? Còn tùy thuộc đối tượng chứ?
Lời của Bội Hoàng làm Lê Văn tái mặt:
– Con người em rõ là quá lắm.
Và chàng quay người đi, nhưng Bội Hoàng lại ra lệnh:
– Anh Văn, ngồi dậy nào. Làm gì nằm mãi trên giường vậy? Hôm nay trời nắng tốt, anh phải đưa tôi đi hồ Bích Đầm chơi.
Lê Văn vẫn còn bất mãn.
– Tại sao phải đến hồ Bích Đầm?
– Em sinh ra ở đó, lớn lên ở đó, nên thích đến nơi đó.
Bội Hoàng nói. Lê Văn vẫn nằm yên. Bội Hoàng lại hỏi:
– Làm sao? Đi hay không đi? Nói ngay!
– Đương nhiên là đi!
Lê Văn ngồi dậy. Bội Hoàng thấy Văn nghe lời, có vẻ vui!
– Em sẽ mặc chiếc robe màu trắng mới may đấy!
– Cũng được!
Lê Văn nói mà không tỏ ra sốt sắng.
– Vậy thì anh thay đồ, chúng ta sẽ đi ngay bây giờ.
– Đi ngay bây giờ à? Anh làm biếng quá! Chậm chút đi!
– Không được. Tôi nói là phải đi ngay! Anh đã hứa là sẽ nghe lời tôi rồi cơ mà!
– Em Hoàng, sao em lại ngang ngạnh như vậy? Em thử chiều anh một lần xem được không?
– Tôi không chiều ai cả. Bây giờ anh đi không? Anh không đi thì tôi đi một mình vậy?
– Con người em thật ngang ngược.
– Em đã quyết định là phải làm ngay!
– Nhưng mà…
Ngay lúc đó có tiếng gõ cửa. Lê Văn ngưng nói nhìn ra. Chàng đoán là mẹ, nên vội đưng dậy bước ra ngoài. hai mẹ con đã xầm xì điều gì đó… Sau đấy Hoàng thấy Văn đi vào, và thuận tay khép cửa lại. Hoàng nghi ngờ, nói trỏng:
– Hừ… Làm cái gì cũng thập thò sợ người khác nghe. Bà ấy lại dạy khôn anh điều gì nữa vậy?
Lê Văn cắn răng. Sự xúc phạm của Bội Hoàng với mẹ làm Văn giận run. Chàng không hiểu Hoàng nói những lời cay nghiệt kia lợi lộc gì. Nhưng chàng cũng không cãi lại, lặng lẽ đến bên tủ áo.
– Anh lại đi đâu nữa đấy?
Bội Hoàng hỏi, nhưng Lê Văn không trả lời Hoàng đã quen thói ngao mạn. Nên việc không trả lời của chồng là một sự xúc phạm lớn với nàng:
– Tại sao anh không trả lời tôi chứ?
– Đừng có lằng nhằng nữa. Ngày nào em cũng thế này ai mà chịu nói?
Lê Văn phản kháng. Sự chịu đựng bấy lâu này căng cứng trong người, Văn phải nói một cái gì để xì hơi.
Nhưng Bội Hoàng đã phản ứng ngay:
– Rồi sao? Anh cho là tôi không có quyền hỏi anh, quản lý anh ử anh quên tôi là ai à? Vợ anh nè, cô vợ mới cưới ba tháng thôi.

– Nhưng cô phải biết là cái gì cũng có mức độ cô không được quá đáng. Biết chưa? Lê Văn vừa thở vừa nói – Tôi là chồng cô, chồng cô chứ đâu phải con chó lông xù để cô xỏ mũi dẫn đi. Lấy vợ tưởng là hạnh phúc, không ngờ mất tất cả. Một chút tự do cũng không còn!
Lê Văn nói. Bội Hoàng hơi chựng ra. Lê Văn hôm nay làm sao vậy? Chưa bao giờ chàng có thái độ phản kháng mạnh mẽ như vậy. À, đúng rồi cái con mụ ngoài cửa ban nãy đã hà hơi tiếp sức cho Văn. Hoàng biết, từ xưa đến giờ mụ ấy nào có ưa gì nàng đâu? Lúc nào cũng nhìn trừng trừng như nhìn kẻ cắp. Được rồi, xem cái con Bội Hoàng này có chịu thua không thì biết.
– Ngon quá! Bội Hoàng nghiến răng nói – Tôi quá lắm hay là bà già chồng tôi quá lắm? con cái đã có gia đình, người mẹ không có quyền xía vô. Vừa phải thôi, Anh đã yêu mụ ta như vậy cưới tôi về để làm gì? Ai? Ai phá hoại cái hạnh phúc gia đình của anh? Nói đi, nói đi! Nói cho đúng, bằng không chết không nhắm mắt đấy.
– Em thật lạ…
Lê Văn tái mặt. Bội Hoàng thóa mạ mẹ chàng không thương tiếc. Quá lắm rồi! Sao ta lại có một con vợ như vậy được chứ? Lê Văn nói.
– Em không phải là con người nữa!
Bội Hoàng trừng mắt:
– Anh chửi tôi? Anh dám cho là tôi không phải con người? Hừ nhớ nhé, rồi anh sẽ hối hận.
– Hốn hận à? Lê Văn cười nhạt, bây giờ thì chàng như nước đã tràn qua bờ đê – Chuyện hối hận của tôi thì nhiều lắm chứ nào phải chỉ một thứ đâu?
Khuôn mặt Hoàng từ trắng bệch chuyển sang xanh.
– Hừ! Cái gia đình họ Lê này quá lắm! Mấy người tưởng là tôi không có mẹ, bị cha và anh ruột bỏ rơi rồi muốn bức hiếp tôi thế nào cũng được ư? Anh Lê Văn, anh nói đi, anh bảo là anh hối hận mà hối hận điều gì chứ?
– Còn phải hỏi. Lê Văn nói một cách không khoan nhượng – Tôi hối hận vì đã quen cô, rồi lấy cô!
– Anh… Hoàng hoàn toàn bị câu nói của Văn đốn ngã. Cái tự ái cao ngạo, ương ngạnh của Hoàng không tha thứ cho bất cứ một ai xúc phạm đến nàng như vậy, dù đó là ông chồng – Anh đã hối hận vì quen tôi rồi cưới tôi ư?
– Đúng! đúng vậy! đúng vậy! Lê Văn nói một hơi. Không có gì cản ngăn được những ấm ức lâu ngày trong lòng chàng nữa – Tôi thật sự hối hận… Tại sao tôi lại dễ dàng để cái sắc đẹp bên ngoài của cô quyến rũ? Để tôi dệt mộng là sẽ có một người vợ nhu mì, dịu dàng, biết tương kính chồng? Tôi hoàn toàn không ngờ… cô không bình thường… cô ác độc với tất cả mọi người từ cha cô, anh cô, mẹ cô, tôi và cả Trúc Phượng nữa. Cô suy nghĩ kỹ đi, sự ngang bướng của cô có ích lợi gì chứ? Hay chỉ để cho người ta ghét bỏ và xa lánh cô?
Bội Hoàng loạng choạng suýt ngã. Mọi thứ sụp đổ trước mặt nàng. Hoàng không còn biết Văn đang nói gì. Nhưng ít ra Hoàng cũng hiểu. Ai cũng muốn xa lánh nàng, kể cả Lê Văn.
Nhưng Hoàng cũng cố tỏ ra cứng cỏi. Hoàng cười lạnh rồi nói:
– Cuối cùng rồi anh cũng nói ra sự thật. Hừ, lại có chuyện Trúc Phượng. Tôi đã sớm biết mà… Anh yêu Phượng chứ nào phải là tôi?
Lời của Hoàng làm Văn giật mình. Chàng nhận ra sự lỡ lời của mình nhưng Văn nói:
– Nói bậy tôi chưa hề yêu cô ấy. Nhưng mà phải nói thật một điều là… tôi cũng hối hận thật. Tại sao tôi không yêu Phượng chứ?
– Thấy chưa, tôi biết ngay mà!
Bội Hoàng nói, rồi như một con hổ cái, Hoàng nhào đến bên Văn và “Bốp!” “Bốp” Hoàng cho ngay hai tát tai nẩy lửa vào mặt chồng.
– Tôi cần phải dạy cho kẻ phản bội ái tình một bài học!
Hoàng nghiến răng nói:
Hai bên má Lê Văn hằn dấu đỏ lên ngay. Văn ngẩn ra, chàng không ngờ Hoàng lại phản ứng một cách mạnh mẽ như vậy, nhưng rồi sỉ diện của người đàn ông nổi lên, Văn đã giận dữ chụp ngay đôi tay của Hoàng khóa lại.
– Em dám đánh anh hở? Cái con vợ hung dữ kia?
Lê Văn giữ tay Hoàng thật chặt làm Hoàng đau nhói, nước mắt chảy dài xuống má. Hoàng vùng vẫy.
– Anh buông tôi ra! Buông tôi ra! Anh là một thằng đểu cáng, một thằng chồng tồi… Mất dạy… Anh hãy lăn đi tìm nó đi! Anh buông tôi ra…
Lê Văn lớn tiếng không kém.
– Cô yên tâm, tôi sẽ đi tìm cô ấy ngay! Đâu cần đợi cô nhắc nhở.
Và Văn đẩy mạnh, làm Hoàng ngã sấp lên giường. Hoàng vật vã khóc.
– Anh đi đi! đi đi! đừng có nhìn mặt tôi nữa!
Lê Văn kéo thẳng lại áo quần, rồi bước ra cửa phòng.
– Em yên tâm chuyện đó. Anh sẽ làm cho em vừa ý!
Văn nện mạnh gót giày và đi thẳng ra ngoài cửa, để lại Bội Hoàng nằm khóc trên giường. Hoàng nào có muốn như vậy đâu! Hoàng vẫn yêu Lê Văn. Nhưng mà không hiểu sao gần Văn, Hoàng cứ toàn nói khích đay nghiến làm đủ mọi cách để Văn đau khổ… Bực thật, sao Văn không biết, mà cứ bỏ đi, như vậy chứ? Hoàng đau đớn nghĩ.
Ra đến phòng khách Lê Văn chựng lại, chàng đã thấy bà Bá Vỹ đứng đấy. Với cái ánh mắt vừa đau xót, khổ tâm, Văn biết là mẹ đã nghe thấy tất cả, biết tất cả. Chàng chợt xấu hổ khi phải đứng đối diện với mẹ. Vì vậy Văn không đừng lại mà tiếp tục đi ra ngoài.
– Lê Văn. Bà Vỹ lên tiếng – Không lẽ con muốn cuộc hôn nhân này đổ vỡ thật ư?
– Chứ mẹ thấy đấy…
– Đừng con. Hãy quay trở lại. Con Bội Hoàng được nuông chiều từ nhỏ nên ương ngạnh, chứ nó cũng hiền lành. Con chiều nó một chút đi!
– Mẹ!
Lê Văn do dự. Chàng không làm sao quên được sự mất dạy của Hoàng ban nãy.
– Văn, con hãy nghe lời mẹ. Bà Vỹ nói – Vợ chồng phải biết nhường nhịn lẫn nhau. Ngày nào tụi con cũng cãi vã nhau mãi, bọn tôi tớ nó sẽ chẳng coi mình ra gì.
Lê Văn đỏ mặt, bà Vỹ lại giục.
– Đi đi, vào trong nói một tiếng với nó đi. Chẳng thiệt thòi gì đâu con ạ!
Lê Văn chưa kịp đáp, thì cửa phòng bị xô mạnh ra “Rầm”. Rồi Bội Hoàng xuất hiện, tóc tai rối bù, nước mắt còn ràn rụa, nhưng đôi mắt thì vẫn lạnh và bén. Hoàng liếc nhanh về phía Văn rồi quay sang bà Vỹ. Thái độ không thân thiện của Hoàng làm bà Vỹ lúng túng.
– Hừ! hai bụng dao găm lại mở miệng bồ tát. Bội Hoàng lớn tiếng không kiêng nể – Tất cả là tại bà cả, bà đừng có giả vờ. Bà cho là tôi được nuông chiều nên ích kỷ, hẹp hòi ư? Tại sao bà lại ăn nói ác độc như vậy chứ. Có phải chỉ vì tôi cướp đoạt thằng con trai cưng của bà, bắt nó phải nghỉ học rồi bà thù tôi không?
Bà Vỹ tròn mắt ngạc nhiên:
– Bội Hoàng, tại sao… tại sao con có thể nó năng như vậy chứ? Con điên rồi à?
– Tôi điên hay là bà điên? Nói lại đi!
Mắt Hoàng long lên sòng sọc. Tuy được hấp thụ văn hóa ở bậc đại học, nhưng về phương diện giáo dục gia đình, Hoàng lại không có, nên không biết cả nể ai cả, Hoàng tiếp:
– Bà là bà mẹ chồng tàn nhẫn, ác độc. Bà lúc nào cũng muốn không chế anh Văn, không để anh ấy nghe lời tôi. Bà còn hơn là mụ phủ thủy, tôi thù bà, tôi ghét bà!
– Bội Hoàng, có im mồm không?
Lê Văn hét lớn. Không một ai có quyền thóa mạ mẹ ruột chàng.
– Tôi không im rồi anh làm gì tôi? Bội Hoàng điên loạn nói – Tôi biết anh nào có yêu gì tôi? Anh hãy đi tìm Trúc Phượng của anh đi rồi yêu cô ấy…
Rồi Hoàng quay người bỏ vào phòng đóng sập cửa lại.
Lê Văn ngẩn ra mà bà Vỹ cũng ngẩn ra. Còn gì để nói nữa, khi mọi chuyện đã đến nước này?
Văn cắn răng, chàng thấy xấu hổ với mẹ, và vội vã quay bước nhanh ra cửa.
Hôm ấy bầu trời đầy mây đen vần vũ, không khí ngột ngạt. Có lẽ trời sẽ mưa. Văn cúi đầu cắm cúi bước mà đầu trống rỗng. Chàng cứ đi như vậy… Đi mãi… cho đến lúc chân đã mỏi. Bất chợt dừng chân lại thì Văn mới phát hiện mình đang đứng trước cửa giáo đường. Người đứng đấy rất đông. Ồ! thì ra hôm nay là chủ nhật. Mọi người đang đi lễ, Văn thở dài. Tiềm thức vô tình đưa đẩy ta đến đây ư? Nhưng mọi thứ đâu còn như ngày cũ?
Lê Văn cúi đầu thểu não. Chàng muốn bỏ đi. Giáo đường không phải là của chàng. Thượng đế có cứu rỗi thì người được cứu cũng nào có chàng trong đó? Ta đã hoàn toàn là người thất bại.
Và Văn lầm lũi quay đi. Ngay lúc đó có một chiếc bóng chắn trước mặt chàng. Văn thẫn thờ nhìn lên. Bất chợt một khuôn mặt cũ quen thuộc. Cái khuôn mặt với mái tóc ngắn thanh tú thông minh, đôi mắt đen long lanh với nụ cười. Trúc Phượng! Trúc Phượng… Hôm nay cô ấy đi lễ!

– Anh Lê Văn, đi đâu mà thơ thẩn vậy? Có tâm sự buồn à?
Trúc Phượng hỏi rồi sốt sắng nói.
– Nào hãy theo tôi vào giáo đường, rồi trao hết nỗi buồn của anh cho Chúa đi!
Lê Văn giống như người sắp chết đuối vớ được thanh củi mục. Văn nắm lấy tay Phượng.
– Trúc Phượng! Trúc Phượng! Lê Văn xúc động nói – Phượng hãy chấp thuận lời yêu cầu của tôi. Phượng đừng đi lễ nữa. Phượng hãy dành cho tôi suốt ngày hôm nay nhé!
Trúc Phượng ngạc nhiên:
– Hôm nay anh làm gì không bình thường vậy? Chuyện gì đã xảy ra, có liên hệ đến Bội Hoàng không?
Lê Văn nghe nhắc đến Bội Hoàng đã bực dọc.
– Đừng nhắc đến cô ấy nữa. Trúc Phượng hãy chấp nhận lời xin của tôi, Phượng hãy giúp tôi. Tôi cần có một nơi thật yên tĩnh. Tôi cần được tâm sự, Phượng giúp tôi chứ?
– Hình như hôm nay anh không được khỏa Trúc Phượng nhìn Văn nói – Anh bơ phờ, tinh thần lại không ổn định. Có phải là anh vừa mới cãi lộn với Bội Hoàng không?
– Chuyện cãi nhau là chuyện như cơm bữa. Lê Văn lắc đầu nói – Nhưng mà hôm nay thì quá lắm. Cô ấy dám thóa mạ cả mẹ tôi. Trúc Phượng tôi van cô, cô hãy giúp tôi, mình đến một nơi nào đó nói chuyện… Tôi… tôi quá sợ cô đơn, Phượng ạ.
Phượng lắc đầu.
– Mấy người rõ là trẻ con. Đã yêu nhau sao chẳng cảm thông tha thứ mà lại cứ gây nhau như vậy có phải là làm khổ nhau không chứ?
– Nhưng mà Phượng đồng ý lời yêu cầu ban nãy của tôi chứ?
– Thôi được Phượng nói – Nhưng chỉ nên đến khuôn viên trường đại học nói chuyện thôi, để tránh đừng để ai hiểu lầm.
Thế là cả hai thả bộ về hướng trường đại học. Vừa đi Văn vừa kể lại tất cả, một cách chi tiết về cuộc hôn nhân giữa chàng với Bội Hoàng. Họ không ngờ lại phía sau có một chiếc xích lô, đang chạy theo hai người. Đương nhiên ngồi trên xe là Bội Hoàng.
Văn và Phượng vừa bước vào khuôn viên trường thì Hoàng cũng vội vã ra lệnh cho xe ngừng ngoài cổng, trả tiền rồi bước nhanh vào.
Vườn trường vẫn xanh tươi như cũ. Cái không khí yên lặng cố hữu rất thích hợp cho những tâm sự dài dòng. Hoàng đi vào tìm quanh. Cuối cùng rồi cũng thấy Lê Văn và Phượng ngồi trên ghế đá. Hoàng nép vào một thân cây gần đấy, theo dõi…
Hoàng nghe Lê Văn nói:
– Đấy Phượng thấy. Trong cái hoàn cảnh như vậy, tôi phải làm sao chứ?
Phượng đáp:
– Thật ra thì tôi cũng không giúp ích được gì cho anh, bởi vì trong chuyện vợ chồng, người thứ ba như tôi rất khó mà chen chân vào.
– Tôi không cho là lần nào tôi cũng đúng, nhưng phải nói một điều là phần lớn sự việc là do Hoàng khiêu khích, kiếm chuyện. Và không lẽ vợ chồng cứ phải ứng phó nhau mãi thế này?
– Nhưng mà. Phượng lắc đầu nói – Tôi thấy anh cũng thiếu kiên nhẫn. Anh phải biết Bội Hoàng là con gái nhà giàu, được cưng chiều từ nhỏ như điều mẹ tôi thường bảo. Bôi Hoàng giống như những đồ sứ cao cấp, chỉ để ngắm thì hay hơn là mang ra xài.
– Bác gái ở nhà hình dung rất đúng. Lê Văn gật đầu nói – Tôi đã không nghĩ như vậy. Bây giờ thì đã muộn.
Trúc Phượng chợt cười nói:
– Anh Văn này. Tôi thấy đây là quả anh phải nhận. Trước kia anh có nhớ là… anh cũng chẳng đúng đăn lắm với phụ nữ chúng tôi không?
– Thôi mà… Bây giờ tôi đã khổ lắm rồi nhắc chi chuyện cũ?
– Có gì đâu mà khổ? Về xin lỗi người đẹp là xong chứ gì?
– Hoàng không đơn giản như vậy đâu. Ngay cả chuyện nếu cô ấy biết chúng ta hiện đang ngồi bên nhau thế này, là cũng đã có chuyện.
– Làm gì có chuyện đó?
– Ngay từ lúc bắt đầu. Lê Văn lắc đầu nói – Hoàng đã nghi ngờ tôi với Phượng, mà Hoàng đã nghi ngờ thì khỏi mong giải thích.
Trúc Phượng ngạc nhiên:
– Bây giờ hai người đã lấy nhau rồi, mà vẫn còn nghi ngờ ư?
Lê Văn không đáp nói:
– Bây giờ tôi mới thấy bản tính trái ngược nhau nhiều quá, mà lấy nhau khó có hạnh phúc, thật biết vậy trước kia tôi đã theo đuổi Phượng thay vì Hoàng!
– Sao anh lại nói vậy? Đùa cũng có mức độ thôi, đừng để người khác hiểu lầm. Dù gì chúng ta cũng nên giữ tình bạn cho trong sáng.
Lê Văn ngừng lại rồi chợt nói:
– Trúc Phượng này. Bây giờ tôi lại có cái nghi ngờ… tôi không biết là mình có thật yêu Hoàng không? Ngày xưa, chúng ta chơi chung nhau. Tôi rất thích cái đẹp đài các, cổ điển của Hoàng… Phải chăng đã là có chuyện lầm lẫn giữa yêu và thích Rồi sau đấy, Hoàng đề nghị lấy nhau. Nếu là yêu tôi phải sung sướng lắm chứ? Đằng này không, tôi thấy như có một cái gì miễn cưỡng. Tôi định học ra trường xong tính sau, nhưng Bội Hoàng cứ giục… Trúc Phượng, cô nói đi. Tôi có thật yêu Hoàng không? Tại sao mãi bây giờ vẫn không cảm thấy sống với Hoàng là hạnh phúc.
– Chuyện đó…
Trúc Phượng không biết phải trả lời thế nào thì Lê Văn lại tiếp:
– Thú thật giữa Bội Hoàng và Phượng, tôi không có một sự phân biệt rõ ràng. Phượng nói đi, tại sao tôi như vậy chứ?
– Tôi không biết!
Phượng lúng túng nói.
Ngay lúc đó Bội Hoàng từ ngoài sau, bước ra:
– Vậy thì để tôi nói cho mấy người nghe…
Sự xuất hiện của Hoàng làm cả Lê Văn và Trúc Phượng giật mình, mặc dù cả hai người đều biết là mình không có gì. Lê Văn đứng dậy định giải thích:
– Bội Hoàng em…
– Đừng có gọi tên tôi. Hoàng trừng mắt lên nói – Anh lấy tư cách gì mà còn gọi tôi chứ? tôi thấy hai người ngồi tâm sự thân mật quá mà?
Trúc Phượng cũng đứng dậy:
– Bội Hoàng, đừng có hiểu lầm.
– Hiểu lầm cái gì? Hoàng giận dữ hỏi – cô đâu có hiền. Quyến rũ ông bố tôi, rồi dụ dỗ ông anh tôi… Bây giờ không buông tha cả anh Lê Văn nữa… cô thế nào? Còn giả nhân giả nghĩa. Ai chẳng biết loại hồ ly tinh quỷ quyệt. Không lẽ tôi mà cũng lầm con người cô à?
Trúc Phượng lùi lại. Tự ái tổn thương. Nàng không ngờ Hoàng lại có thể dùng những lời sỉ nhục như vậy. Nhưng Phượng chỉ nói:
– Bội Hoàng bạn đã hiểu lầm tôi!
Phượng chỉ nói như thế.
Bội Hoàng không thèm đoái hoài đến Phượng, cô nàng quay qua Lê Văn:
– Anh Lê Văn, anh vừa nói là anh không biết là có yêu tôi không? Phải không? Vậy thì để tôi nói cho anh biết. Anh không hề yêu tôi! Người anh yêu chính là nó! Cái con quỷ cái chuyên đi dụ dỗ quyến rũ người ta đấy!

– Bội Hoàng! Lê Văn nói lới – Anh van em, đừng có nói xấu người ta nữa. Từ nào tới giờ em làm khổ bao nhiêu người rồi còn chưa đủ sao? Thôi được rồi, chúng ta quay về. Anh đi về với em.
Lê Văn nắm lấy tay Hoàng, nhưng đã bị Hoàng đẩy ra.
– Về nhà à? Về nhà nào chứ? Tôi chẳng có cái nhà nào cả! Rồi Bội Hoàng cười như người điên.
Lê Văn đau khổ:
– Bội Hoàng. Em làm gì vậy? Anh đã biết lỗi của anh rồi, anh xin lỗi em vậy, chúng ta về nhà được chưa?
Bội Hoàng ngưng cười, mắt trừng trừng:
– Xin lỗi à? Trễ rồi? trễ lắm rồi! Anh đã nói là anh không yêu tôi thì xin lỗi làm gì nữa chứ? Tôi biết người anh yêu là nó đó, cái con yêu tinh Trúc Phượng kia!
Bội Hoàng chỉ tay về phía Phượng. Và chợt nhiên nước mắt rơi xuống. Những giọt nước mắt tức tưởi.
– Trúc Phượng, sao lạ vậy? Từ nào đến giờ ta cứ thua mi. Đúng không? Thua mi đủ phương diện, ngay cả hôm nay cũng thế. Nhưng mà… ta nói cho ngươi biết. Bội Hoàng thút thít vừa nói – Mi sẽ không chiến thắng một cách trọn vẹn đâu. Rồi mi sẽ trả giá cho cái sự chiến thắng đó. Mi sẽ không bao giờ an ổn được!
– Bội Hoàng, bạn hãy nghe tôi giải thích này.
Trúc Phượng nói, lời của Bội Hoàng vừa rồi không hiểu ao lại khiến Phượng lạnh cả sống lưng.
– Không cần giải thích gì cả. Chính mắt tao đã thấy, như vậy còn chưa đủ sao?
Và quay sang chồng, Bội Hoàng nói:
– Lê Văn lúc còn ở nhà anh bảo tôi đây đổi xử với anh chẳng giống như với một thằng chồng mà chỉ là một chú chó… Vậy thì bây giờ tôi trả tự do cho anh đó. Anh cứ tự do mà hành động, hành động theo ý anh muốn, còn tôi đi!
– thôi được, được rồi! Anh chấp nhận… Em muốn xem anh như con chó cũng được. Anh sẽ không cãi lại với em nữa đâu. Vợ chồng mình bây giờ quay về nhà…
Bội Hoàng cười nhạt:
– Tôi sẽ về… nhưng không phải về nhà của anh, mà là nhà của tôi. Anh biết không?
Lê Văn lắc đầu:
– Bội Hoàng… Em đừng có ương ngạnh nữa!
– Tôi đã ương ngạnh hơn hai mươi năm nay rồi. Có ương ngạnh thêm một lần nữa cũng không hề gì. Bội Hoàng lại cười, nụ cười thật kỳ cục – Anh Văn, anh nghe tôi hỏi này. Từ lúc lấy nhau đến giờ… tôi chưa hề thiếu anh bất cứ cái gì phải không?
– Em nói gì kỳ cục vậy? vợ chồng sao lại nợ nhau? Lê Văn chau mày – Thôi đừng nói nhiều nữa, chúng ta quay về.
Trúc Phượng nói:
– Bội Hoàng, bạn hãy tin tôi một lần cuối cùng đi, giữa tôi và anh Lê Văn không có gì cả, người mà tôi yêu là ông Lê Chí Huấn, là cha ruột của bạn đó, chứ không phải Lê Văn đâu…
Bội Hoàng nhún vai:
– cô yêu ai thì có dính líu gì đến tôi nữa! Thôi bây giờ tôi đi. Chào mấy người. Tôi sẽ về nhà của tôi!
– Bội Hoàng!
Lê Văn đuổi theo nhưng Bội Hoàng đã đứng lại trừng mắt:
– Tôi cấm anh, anh không được theo tôi. Nếu anh mà thoe thì từ đây về sau, mãi mãi sẽ không nhìn thấy mặt tôi nữa…
Lê Văn chựng lại. Chàng biết quá rõ cái cá tính ngang ngược của Bội Hoàng. Lê Văn chỉ biết nài ni?
– Nhưng mà ít ra em phải cho biết em đi đâu, để anh đến tìm em về chứ?
Bội Hoàng cười. Không biết là đùa hay thật.
– Buổi sáng tôi đã nói với anh rồi, tôi đến hồ Bích Đầm. Được chưa? Đấy anh hãy đến đấy mà tìm tôi.
– Nhưng mà bây giờ trời sắp mưa rồi…
– Mặc tôi!
Bội Hoàng bất chấp và bước nhanh về phía cửa. Lê Văn ngẩng ra nhìn theo. Văn chưa biết phải làm gì thì đã nghe Trúc Phượng lên tiếng:
– Anh Văn, anh còn chờ gì mà không đuổi theo chứ!
– Nhưng mà cô ấy không chịu?
– Trời ơi, sao anh ngu quá vậy? Anh không thấy thái độ của Hoàng quá khác thường sao?
Bấy giờ Lê Văn mới giật mình nghĩ ra, chàng vội nắm lấy tay Phượng chay ra cửa. Một linh tính không hay bám lấy hai người.
Ra đến ngoài cổng trường thì đã không còn thấy bóng Bội Hoàng ở đâu. Hôm ấy lại nhằm ngày chủ nhật, nên trước cổng trường rất vắng. Lê Văn luýnh quýnh nhìn quanh. Khoảng gần năm phút sau mới có một chiếc taxi trống trờ đến. Lê Văn ngoắc lại, rồi cùng Trúc Phượng nhảy lên xe. Cả hai tiến thẳng đến hồ Bích Đầm.
Xe chạy rất nhanh, vậy mà Văn vẫn thấy chậm. Văn biết với cái bản chất ngang ngược, không có chuyện gì mà Bội Hoàng lại không thể làm.
Không phải chỉ có Văn mà cả Trúc Phượng cũng run rẩy nói:
– Bội Hoàng bảo là cô ấy ngang ngược một lần nữa cũng không nhầm nhò gì đúng không? Tại sao? Tạo sao cô ấy lại nói vậy?
Nhưng rồi không muốn Văn lo thêm, Phượng trấn an:
– Đừng quá căng thẳng, biết đâu mọi chuyện rồi sẽ tốt lành?
– Tôi chỉ mong như vậy. Lê Văn nói mà mặt không còn giọt máu. Nếu lần này mà cô ấy quay về, thì tôi xin thề tôi sẽ như một phỗng đá, để cô ấy muốn làm gì thì làm.
Xe chạy quẹo qua ngã tư xa lộ… Chiếc cầu treo bên hồ Bích Đầm đã hiện rõ trước mặt. Hôm nay chủ nhật, nhưng mà tại cầu treo sau đông quá. Kẹt xe ư? Chiếc taxi không thể đi vào được nữa. Lê Văn trả ngay tiền cho tài xế không cần lấy tiền thối lại. Chàng bước xuống xe, nắm lấy tay Phượng chạy nhanh về phía cầu.
Đúng là cầu bị kẹt, không phải vì xe mà vì một đám đông người. Họ đang chỉ trỏ về phía dưới cầu, bàn luận ồn ào. Văn nghe một người nói:
– Cô ta còn trẻ quá? Mới vừa nhảy xuống thôi!
Trời ơi! Nhảy xuống? Ai nhảy xuống? Phải chăng? Đầu Văn như quay cuồng. một linh cảm không hay làm Văn sợ hãi.Một cô gái trẻ, mong là… không phải Bội Hoàng.
– Cô gái đó mặc chiếc robe màu trắng, đẹp lắm. Hai bà lão nói – Tôi đang đi tới, cô gái đã đẩy tôi qua một bên và thật nhanh. Tôi chưa kịp lên tiếng gì cả, cô ta đã nhảy xuống nước.
Cô gái mặc chiếc robe trắng? Sáng nay chính Hoàng cũng mặc một chiếc robe màu như vậy… Lê Văn chợt thấy như mọi thứ ngưng đọng hẳn, ngay cả cái đầu chàng nó bây giờ là một khoảng trống thê lương.
Văn hờ ơ nghe có tiếng Phượng nói:
– Tôi vừa gởi tiền cho ông tài xế taxi, nhờ ông ấy về thông báo cho gia đình anh rõ rồi. Nhưng mà mọi thứ cũng chưa hẳn…
Phượng nói tới đó ngưng lại, nhưng Lê Văn lại lắc đầu:
– Tất cả tại tôi cả. Tôi thật đáng trách… thật tội lỗi. Tôi ngu quá. Không ngờ…
Lê Văn tự trách nhưng Phượng vẫn nuôi hy vọng:
– Biết đâu người con gái đó lại là một người nào khác chứ không phải Bội Hoàng?
Nhưng ngay lúc đó, một người đàn ông ăn vận như một tài xế taxi bước tới hỏi:
– Quí vị có thấy cô gái nào rất đẹp, mặc robe trắng qua đây không?
Phượng hỏi:
– Phải có mái tóc dài nữa và cô ấy đã đón xe anh từ trường đại học tổng hợp?
– Vâng đúng vậy. Ông tài xế đưa chiếc ví của Bội Hoàng lên nói – Cô ấy đã bỏ quên cái này lại trên xe tôi.
Lê Văn chụp ngay cái ví, nhưng ông tài xế đã phản kháng:
– Anh là ai mà giựt ví người ta?
Phượng phải giải thích:
– Đây là chồng của cô ấy!
Ông tài xế vẫn còn nghi ngờ. Nhưng ngay lúc đó Lê Văn mở ví ra, ông ta thấy tấm hình cưới chụp chung của Hoàng và Lê Văn mới thôi…
Trong ví có một mảnh giấy với nét chữ thảo của Hoàng:

“Cả cuộc đời tôi là một sự tìm kiếm. Tôi khao khát mơ ước, hy vọng… nhưng mà mọi thứ lại xa lánh tôi… Lúc nào tôi cũng thấy mình cô độc. Tôi như sống giữa một thế giới băng giá lạnh lùng. Ngoài bóng tối ra chẳng có một cái gì cả… chán thật… có lẽ là… tôi phải tìm đến với một thế giới khác… Ở đấy biết đâu, mọi sự sẽ mới mẻ hơn?…”.
Rồi một dòng chữ khác bên dưới.
– “Thế giới này hình như dành riêng cho kẻ khác chứ không phải cho tôi. Người ta ai cũng thỏa mãn, cũng vui vẻ hạnh phúc, chỉ có tôi. Sao tôi thấy nó ghê tởm quá. Tôi không có chỗ dung thân…”.
Toàn là những ý niệm cực đoan tâm lý không bình thường. Lê Văn lạnh cả người. Tại sao Bội Hoàng có thể nghĩ vậy? và khi đã suy nghĩ như thế thì chuyện gì lại không dám làm? Cái ý niệm rời bỏ thế giới này đã có sẵn trong đầu Hoàng… Có thể Hoàng đã bỏ đi thật rồi, Hoàng tìm đến một thế giới khác để thảnh thơi… Nhưng mà như vậy thì ích kỷ quá. Vì cô ấy rồi sẽ để lại cho mọi người… những người thân của Hoàng… bao nhiêu đau khổ, ám ảnh nặng nề… Phải chăng đó là một cách trả thù? Nếu thật, thì rõ là Hoàng đã thành công.
Bội Quân đã đến lúc nào không rõ, Phượng nghe Quân nói:
– Bội Hoàng nó không thích ứng được với cuộc đời này, chết là một hình thức giải thoát cho nó.
Trúc Phượng nhìn tờ giấy trên tay Văn, chợt nói:
– Hình như ở mặt sau còn có chữ nữa kìa, anh Văn hãy đọc xem.
Rõ là phía sau còn có chữ, vẫn tuồng chữ của Hoàng.
“Tôi là con người chung thân thất bại. Chưa bao giờ tôi được thành công. Thượng đế rõ là bất công, nhưng tôi không chịu thua đâu. Cuối cùng rồi tôi phải chiến thắng, phải đạt được mục đích…”.
Bội Quân lắc đầu:
– Bội Hoàng đã đem cái chết của mình ra để đánh cuộc. Rõ ràng là cô ấy háo thắng đến cùng.
– Anh Lê Văn này…
Trúc Phượng nói rồi như nhớ ra điều gì, nàng quay lại nhìn xuống dòng nước. Nước đang cuồn cuộn chảy. Cầu cao thế này. Nước lại chảy mạnh thế kia, nếu cố tình nhảy xuống thì chỉ có trời cứu.
– Biết đâu Bội Hoàng chỉ nói dọa thôi.
– Tôi thì không tin chuyện đó.
Lê Văn nói. Bội Quân nhìn Văn. Chàng tuy đau lòng chuyện em gái, nhưng nhìn vẻ hốc hác của Văn cũng cảm thông nên nói:
– Cảnh sát cứu nạn đang làm việc khẩn trương bên dưới. Có thể nào thì cũng phải bình tĩnh chờ đợi.
Lê Văn ngả người trên cỏ mà toàn thân rã rời. Cái chết của Hoàng làm bừng cháy tình yêu trong lòng Văn ư?
Chiếc xe du lịch màu đen vội vã trờ đến. Ông Chí Huấn vừa hay tin đã chạy vội đến ngay. Ông hớt hãi hỏi Bội Quân:
– Sao chuyện gì thế? Bội Hoàng sao rồi?
Quân chỉ tay về phía cầu, không đáp:
– Nó đã nhảy xuống đấy à? Thế còn lúc đó chẳng có ai bên cạnh nó sao? Tại sao mấy người không cản lại chứ?
Ông quay sang trừng mắt nhìn Lê Văn rồi nhìn Phượng. Trúc Phượng sợ hãi trước cái ánh mắt bén của ông Huấn, nàng lúng túng nói:
– Lúc đó không có ai ở đây cả. Chúng tôi đuổi theo không kịp.
– Chúng tôi là ai? Ông Huấn gằn giọng hỏi – cô và Lê Văn à? Lúc đó tại sao hai người ở cạnh nhau mà lại không ngăn được Bội Hoàng, để nó phải đi nhảy sông chứ?
– Tôi…
Trúc Phượng lùi ra sau. Sự giận dữ của ông Huấn làm Phượng không biết giải thích thế nào.
– Nói đi chứ! Tại sao mấy người không nói.
Ông Huấn hỏi, mà mặt ông lại tái xanh.
Trúc Phượng bàng hoàng. Bây giờ thì nàng đã bình tĩnh lại nàng biết là ông Huấn đang hiểu lầm mình. Phượng ưỡn ngực ra nói:
– Ông nghĩ thế nào về chúng tôi chứ? Xin lỗi nhé. Tôi không giống cái cô ca sĩ Điền Tâm của ông đâu.
Lời của Phượng là ông Huấn chựng lại. Bấy giờ Lê Văn mới lên tiếng:
– Chuyện xảy ra thế này này. Tất cả đều lỗi ở tôi chứ chẳng liên hệ gì đến ai cả… Sáng sớm hôm nay, vừa thức dậy Hoàng đã gây gổ với tôi. Mẹ tôi nhờ tôi làm giùm một việc nhỏ cho bà ấy. Bội Hoàng lại không đồng ý. Sau đó cô ấy còn tát tai tôi, rồi hỗn láo cả với mẹ tôi. Chuyện đó tôi không chịu được. Vì vậy tôi bỏ đi ra ngoài, đến giáo đường tôi gặp Trúc Phượng… Vì buồn quá, nên tôi nhờ Phượng đi với tôi. Tôi đang thất vọng muốn có một người bạn để tâm sự, để san sẻ nỗi niềm. Không ngờ Bội Hoàng lại đuổi theo. Thấy chúng tôi và không cần nghe bất cứ một lời giải thích nào cả. Hoàng bỏ chạy và cấm không cho tôi rượt theo. Nhưng khi chúng tôi đuổi theo đến nơi thì mọi chuyện đã quá trễ.
Tất cả yên lặng. Biết nói gì nữa bây giờ? Số người ở trên cầu cũng ít bàn tán đi, họ đang chăm chú nhìn xuống sông, nơi những anh cảnh sát cứu nạn đang tích cực làm nhiệm vụ.
Một lúc Lê Văn lại nói:
– Thật ra lỗi phần nào cũng do tôi. Cưới Bội Hoàng là tôi đã hại cô ấy… Ở đây chẳng ai thấy nên chẳng ai hiểu được. Ba tháng chúng tôi lấy nhau là ba tháng địa ngục… Tôi như kẻ bị đóng gông. Cả cái tự đo di chuyển cũng không có… Bây giờ có thể là Hoàng đã chết rồi và không phải vì cô ấy đã chết mà tôi đặt điều nói xấu. Phải nói là Bội Hoàng quá khích, hành động không suy nghĩ. Bội Hoàng chê bai hoàn cảnh sống gia đình tôi. Thù ghét mẹ tôi. Cô ấy lại hay ghen bóng ghen gió. Tất cả những cái đó tôi đều có thể nhẫn nhịn được, nhưng khi cô ấy vô lễ một cách thô bạo với mẹ tôi thì… hừ… Chẳng ai hiểu được sự giận dữ của tôi bấy giờ…
Ông Huấn đặt tay lên vai Văn. Làm sao ông không hiểu được nỗi khổ tâm của Văn? Bội Hoàng là con gái ông. Suốt hai mươi năm trời sống gần nó, ông đã bị giày vò, chọc giận cỡ nào…
– Thôi con đừng có nói nữa. Ông Huấn nói với Văn – Ta đã hiểu hết rồi con a…
Lê Văn nhìn lên, ông Huấn tiếp:
– Sự chịu đựng của con chỉ mới có ba tháng, còn ta? Hơn mười mấy năm trời… ta biết Bội Hoàng nó yêu con. Yêu điên cuồng, những ai mà bị nó càng yêu thì sẽ càng khổ. Bởi vì cái yêu của nó đồng nghĩa với sự chiếm hữu trọn vẹn. Vì vậy mà nó muốn khống chế mọi hành vi của con. Nó đâu có biết như vậy là sao. Hôn nhân không phải chỉ bao gồm có bao nhiêu đó, mà còn cả những thứ khác như khoan dung, cảm thông, giúp đỡ…
Ngay lúc đó mẹ của Lê Văn cũng đã đến. Bà đứng yên lắng nghe và lúc này chỉ là một sự chờ đợi, chẳng ai nói với nhau điều gì, không khí tang tóc lảng vảng đâu đây.
Ông Chí Huấn chợt nói:
– Tôi đã biết rồi sẽ có ngày hôm nay mà. Bởi vì Bội Hoàng nó giống hệt mẹ nó: Háo thắng, ương ngạnh, ngang ngược, tự cao, tự đại, đa nghi… Với những người như vậy… Khó có thể nào hòa hợp với mọi người.
Mọi người ngồi yên. Chiều đã xuống, gió núi và sương bắt đầu tỏa ra. Mưa cũng rơi lất phất. Quân đề nghị, những người lớn tuổi hãy quay về Vườn Lê chờ đợi, nhưng chẳng ai nghe. Đến khoảng năm giờ chiều. Cảnh sát cứu hộ dưới sống bắt loa lên thông báo.
– Đã tìm thấy xác nạn nhân, chúng tôi yêu cầu thân nhân đến nhận diện.
Thế là một chuỗi xôn xao trên cầu. Những người lạ hiếu kỳ cũng theo bậc thang chạy xuống bãi. Theo đoàn người đi xuống Trúc Phượng chợt thấy sợ hãi. Phượng không muốn đối diện với sự thật. Không, Hoàng không thể chết được!
Mọi người lầm lũi bước từng bậc thang. Bầu trời âm u như từng gương mặt. Lê Văn đỡ mẹ bên cạnh, kế đó là Bội Quân, rồi ông Huấn. Phượng thì bước sau cùng. Đến bãi sông, đã thấy Bội Hoàng nằm đấy. Khuôn mặt trắng bệch, bình thản, mắt nhắm nghiền như ngủ mê.
Một vị cảnh sát nói:
– Hôm nay may đấy. Thường khi khúc sông này, nước chảy xiết khó vớt được thây, hôm nay nước cạn, xác lại kẹt nơi dốc đá.
Rồi xác Hoàng được đặt lên băng ca. Một tấm khăn trắng phủ lên, hai cảnh sát viên khác khiêng lên xe hồng thập tự…
Bây giờ Lê Văn mới như chợt tỉnh, chàng nhoài tới:
– Mấy người đưa vợ tôi đi đây đấy! Đi đâu?
Nhưng bà Vỹ nắm tay con giữ lại:
– Họ đưa về bệnh viện khám nghiệm trước, sau đó chúng ta mới làm được thủ tục đưa về nhà con ạ. Con yên tâm, không mất đâu.
Lê Văn nghe lời mẹ, đứng yên. Thật lạ lùng, mọi người chỉ yên lặng theo đuổi những ý nghĩ riêng tư, chứ không có tiếng ồn ào than khóc, bi thương nào cả.
Có lẽ cuộc đời là cả một sự bị thản triền miên, mà con người đã mệt mỏi. Cái sống và chết rất vô tình, đến và đi đều không ước định trước được. Lê Văn và mẹ theo xe hồng thập tự về bệnh viện, Bội Quân và ông Huấn cũng vội vã ra xe, họ như quên bẵng cả sự hiện diện của Trúc Phượng.
Đám đông đã giải tán. Phượng thẫn thờ bước trên đường. Chưa bao giờ Phượng thấy cô đơn như thế này. Nàng lần lũi tiến về phía trạm xe buýt. Mưa bắt đầu rớt hột, Mua khóc cho ai?
Nhưng ngay lúc đó Phượng lại thấy chiếc xe du lịch màu đen kia quay lại, ngừng trước mặt nàng. Rồi Bội Quân bước xuống.
– Xin lỗi Phượng. Chuyện bối rối quá làm chúng tôi quên mất. Phượng lên xe đi, chúng tôi sẽ đưa Phượng về nhà.
Ồ! thì ra họ cũng còn nghĩ đến mình. Phượng do dự một chút rồi bước lên xẹ… Nàng vẫn ngồi chỗ ngồi ngày xưa cạnh tay lái của ông Huấn. Nhưng ông ta bây giờ như người xa la. Trên xe chẳng ai nói lời gì. Mưa càng lúc càng nặng hột… Vâng, có ai không buồn, kể cả ông trời trước sự ra đi quá vội vàng của một tuổi xuân?
Trời mưa, nhưng ông Huấn lái xe rất nhanh. Chẳng mấy lúc xe đã vào đến thành phố Phượng không muốn làm phiền ai trong lúc này, nàng định bụng nói với ông Huấn cho nàng xuống ở một trạm xe nào đấy, nhưng ông Huấn đã đưa xe đến thẳng đầu hẻm nhà nàng.
Xe ngừng, Phượng bước xuống, ấp úng:
– Cảm ơn. Bao giờ cử hành lê an táng xin cho biế nhé? để tôi đến dự.
Rồi nàng vội vã quay vào nhà, không nhìn cả mặt ông Huấn. Mua to quá, Mưa làm ướt sủng cả mặt Phượng, khiến Phượng phải nhắm cả mặt thật khó khăn. Phượng mới vào đến nhà. Nàng đẩy mạnh cửa. Mọi thứ đã vượt quá sức chịu đựng của nàng.
Bà Thục Trinh vừa từ sau bếp, nghe tiếng động chạy ra. Chưa kịp hỏi, thì Phượng đã ngã ập lên người bà, Phượng chỉ nói:
– Mẹ ơi! Bội Hoàng nó đã chết rồi!
Rồi Phượng không biết gì nữa.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.