Bạn đang đọc An Ca Ký Vi Từ – Chương 228
Cáo phó được ban hành cùng ngày.
Ban chủ trì tang lễ được thành lập bởi Học viện Y Khoa Trung Quốc, Hiệp hội Trung Y và Viện nghiên cứu của An Sinh.
Lễ truy điệu được an bài ở ba ngày sau.
Mười bốn năm sau, Quý Hàng công khai xuất hiện với tư cách con trai trưởng của An gia lại là tại đám tang của An Sinh.
Mặc dù, Ban chủ trì tang lễ đã giúp họ rất nhiều trong công tác tổ chức tang lễ, cả Nhan Đình An và Kiều Thạc cũng phụ giúp ít nhiều nhưng Quý Hàng và An Ký Viễn là hai trực hệ duy nhất của An Sinh đều vẫn bận rộn từ sáng sớm đến tối mịt.
Chuyện cần phải người thân quyết định, người ngoài không thể nào xen vào được.
Huống chi, ngoài chuyện An Sinh là “bậc thầy” của ngành Trung Y, An gia cũng là danh gia vọng tộc qua hơn trăm năm, bao nhiêu lễ nghi, quy củ rườm rà khó lòng tưởng tượng được.
Trong này, từ chuyện lớn như chọn giờ giấc, vị trí an táng cho đến chuyện nhỏ như chọn vật phẩm khâm liệm, vị trí đặt linh đường, thứ tự tế lễ, danh sách người được tham dự,… Quý Hàng không hề thích xử lý những thứ lễ nghi phiền phức này nhưng nếu anh không làm thì chuyện này sẽ phải đến tay Tiểu Viễn lo liệu.
Anh tất nhiên là không muốn.
Cả giới Học thuật, Giới Y học cả Trung y lẫn Tây y đều gửi điện chia buồn cùng phúng viếng, danh sách kéo dài có thể dày hơn bất cứ một cuốn sách giáo trình nào, dựa theo thân sơ gần xa cùng danh vọng cao thấp, nhưng có một bộ phận rất lớn cần Quý Hàng và An Ký Viễn đích thân gọi điện cảm tạ.
Quý Hàng không nghĩ đến lần đầu tiên anh hiểu toàn diện chu đáo về cuộc đời của An Sinh lại đến từ những lời phúng viếng thê lương thế này.
“Cái này, em biết không?”
Bị Quý Hàng dùng cùi chỏ huých một phát, An Ký Viễn mới ngẩng đầu khỏi bảng ghi chép chằng chịt nhìn qua lớn tiếng đọc.
“Ủy ban Hiệp hội bảo vệ Động vật hoang dã?”
Quý Hàng khẽ cau mày, đưa ly trà đã nguội lạnh trong tay cho An Ký Viễn.
“Làm sao giọng khàn thành như vậy? Còn bao nhiêu điện thoại chưa gọi? Đưa đây cho anh.”
An Ký Viễn nhấp một miếng thấm giọng, đưa tờ giấy trong tay cho anh.
“Em thật sự không biết ba nằm trong Ủy ban Hiệp hội bảo vệ Động vật hoang dã khi nào, lúc nhỏ ngay cả mèo hoang cũng không cho em mang về nhà.”
Lễ truy điệu của An Sinh có rất rất nhiều người đến- nhiều hơn trong dự liệu của Quý Hàng và An Ký Viễn.
Di ảnh đặt chính giữa đại sảnh, bên dưới là hàng hoa cúc trắng, những vòng hoa cùng một kích cỡ cũng được đặt trải dài từ bên ngoài đại sảnh vào trong.
Nền gạch trắng càng lan tỏa không khí uy nghiêm trang trọng.
Di thể của An Sinh dưới thủ pháp trang điểm không nhìn ra chút dấu vết thương tích nào.
Nét mặt bình thản, an nhiên không hề giống với nét mặt nóng nảy, cái trừng mắt lạnh lùng của vị gia trưởng mỗi khi đối đầu với Quý Hàng.
Người nhà đứng bên trái.
Ở giữa cùng phía bên phải, theo thứ tự là các học trò, đồng nghiệp và các lãnh đạo.
Bệnh viện B cũng đến không ít người, tự nhiên bao gồm cả Cố Bình Sinh và có không ít người bởi vì nghi kỵ thân phận của Quý Hàng, nhưng đều bị bầu không khí trang nghiêm này áp trở về trong bụng.
Mọi người cầm trong tay một nhánh hoa cúc trắng, đi thành đoàn hoặc thành đơn độc tiến lên cúi đầu tưởng niệm, Lục Bạch dẫn theo một số sư đệ quỳ xuống dập đầu, sau khi đứng dậy đặt nhánh hoa cúc lên tủ kính, hướng về Quý Hàng và An Ký Viễn chia buồn.
Người đến không ngừng.
Một người trung niên đẩy xe lăn cho một cụ già tóc bạc trắng, thành viên trong ban chủ trì tang lễ nhỏ giọng nhắc bên tai: “Vị này là Vương Anh Xuân – Chủ tịch Hội đồng Y Học Cổ Truyền Trung Quốc, nay đã hơn trăm tuổi rồi.”
Cụ già râu tóc bạc phơ, sau khi Quý Hàng khom người nói lời cảm tạ, ông ấy nắm chặt đôi bàn tay lạnh lẽo của mình một lúc lâu, nâng đôi mắt có phần mờ đục ngước nhìn, nét mặt, giọng nói mang theo dấu vết thăng trầm của năm tháng.
“Cậu là con trai trưởng của An Sinh?”
Quý Hàng cung kính gật đầu: “Dạ phải.”
“Cậu tên là gì?”
Quý Hàng sững sờ một lúc rồi ghé sát bên tai, thanh âm trầm tĩnh, kiên định nói ra cái tên đã mười bốn năm chưa từng nhắc đến.
“Gọi là An Ký Hàng”
Lão nhân gia bỗng nhiên nở nụ cười, nếp nhăn tuổi tác hiện rõ, ông ấy nhìn qua anh em hai người lại nói.
“Ký Hàng, Ký Viễn… Tên rất hay a!”
——————————————-
Sau Lễ truy điệu là đến lễ an táng
Người trong ban chủ trì tang lễ rút hơn một nửa, chỉ còn lại một hai người lưu lại An gia tùy thời hỗ trợ.
Xung quanh Quý Hàng và An Ký Viễn đột nhiên trở nên quạnh quẽ.
Luật sư đã đến, nội dung trong di chúc không nằm ngoài dự liệu: Một nửa tài sản hiến tặng cho xã hội, một nửa còn lại chia cho hai người con trai, Quý Hàng ba phần, An Ký Viễn bảy phần.
Trong lúc tuyên đọc di chúc, An Ký Viễn bấu chặt bàn tay, lặng lẽ liếc mắt nhìn anh.
Quý Hàng bị ánh mắt của em trai chọc cười: “Xem ra, về sau còn phải dựa vào em nuôi anh nha.”
“Anh!”- An Ký Viễn có cảm giác khó chịu.
Quý Hàng chỉ khẽ gật đầu một cái.
Người một nhà, không có gì gọi là công bằng, An Sinh chỉ đơn thuần là yêu thích Tiểu Viễn hơn một chút.
Điểm này, Quý Hàng vẫn luôn rất rõ ràng, cũng cũng không có cảm giác không thoải mái.
Qua mấy ngày bận rộn, hai anh em dần trở về nhịp sống bình thường.
Thời gian hoàn tất tang lễ kéo dài đến 5 ngày, sau khi xác định mọi chuyện trong nhà đều sắp xếp thỏa đáng, Quý Hàng mới bắt đầu tham dự kiểm tra phòng.
Công việc bận rộn khiến cho tâm tình bị sao nhãng, thẳng đến khi chuyện An Ký Viễn trộm uống thuốc ngủ bị phát hiện.
Đó là loại thuốc ngủ đặt trong tủ đầu giường của Quý Hàng, cũng đã hết hạn hơn nửa năm.
Đại khái tâm tình vẫn chưa hoàn toàn hòa hoãn, An Ký Viễn mạnh miệng mấy câu liền bị Quý Hàng đặt lên tay vịn sô pha nghiêm khắc đánh một trận.
Những lằn thước rất vất vả mới phai nhạt đi lại một lần nữa xuất hiện, lại bởi vì không kịp thời điểm số mà bị phạt thêm vài thước, bị phạt quỳ trên sàn lót thảm nhung hơn nửa tiếng đồng hồ mới được đặc xá.
Quý Hàng khom lưng, muốn giúp An Ký Viễn kéo lên quần còn đang vướng ở bắp đùi nhưng không ngờ sư tử con lại hung hăng né đi, cổ tay bị hất đi vừa vặn nện vào bộ trà bằng thủy tinh trên bàn.
“Không cần anh! Em tự kéo lên được!”- Chất giọng khàn khàn tràn đầy uất ức.
Quý Hàng giận tái mặt lạnh lùng quở trách: “Em uất ức cái gì? Vừa rồi cho em cơ hội giải thích nhưng em một chữ cũng không nói, hiện tại bị đánh lại bắt đầu tỏ ra thái độ không phục.
Em nói không hy vọng bị anh che chở quá mức, hy vọng được đối xử bình đẳng như một người bình thường, muốn được tôn trọng, được lý giải, những chuyện này có cái nào anh không làm được? Còn em thì sao? Chính mình không thể điều chỉnh được tâm tình sao không nói với anh? Nếu hôm nay em có thể bình tĩnh sử dụng thuốc ngủ đúng cách anh cũng không đến mức phải đánh em! Thuận tay cầm lên là bỏ vào bụng, cả thời gian sử dụng cũng không nhìn, đánh sai em sao, có cái gì để uất ức?”
An Ký Viễn bị mắng đến lửa giận dâng trào, một tay kéo quần thẳng thừng đứng lên, trợn tròn mắt hét lên trước mặt Quý Hàng.
“Anh đểu làm được sao? Anh đã đáp ứng sẽ chiếu cố tâm tình của em! Anh biết em rất khó chịu mà còn đánh em!”
Hét đến khàn giọng, giống như một tia sấm sét đập tan khối không khí lơ lửng trên đỉnh đầu mấy ngày qua.
Móng tay cắm sâu vào lòng bàn tay, Quý Hàng dường như không biết đau, cả cánh tay đều nổi lên gân xanh.
Một lúc lâu sau, thốt ra một câu với chất giọng khô khan.
“Anh biết em khó chịu. “
Trong tang lễ không khóc, bị đòn không khóc.
Về đến nhà thu dọn di vật, lúc lấy ra dưới gối phong bao lì xì, An Ký Viễn cũng không có khóc.
Đối mặt với tất cả sự quan tâm, an ủi của mọi người đều nhất nhất nghe lời, lại cuối cùng vào thời khắc này tháo xuống lớp ngụy trang cũng khó mà đè nén nước mắt rơi xuống, khóc ra thành tiếng.
Cậu cảm thấy rất uất ức nhưng anh muốn đánh thì vẫn chịu; lúc bị đánh tràn đầy oán khí nhưng khi anh phạt quỳ, không cho kéo quần lên cũng sẽ không kéo.
Quý Hàng rút khăn giấy trên bàn trà nhưng hết cái này đến cái khác, cứ như muối bỏ biển, hai mắt khóc đến sưng húp, cũng không biết đã tích góp bao nhiêu uất ức.
Anh bỏ khăn giấy, áp gương mặt An Ký Viễn vào hõm vai của mình.
Đầu gỗ rốt cuộc vẫn là đầu gỗ, bị nước mắt ngâm mềm cũng vẫn đầy thô ráp, nhịn không được muốn giáo huấn người.
“Mới đánh em vài cái đã uất ức thành như vậy, về sau sao phải làm thế nào a?”- Quý Hàng nhỏ giọng oán giận, vỗ nhẹ vào gáy An Ký Viễn đang không ngừng run rẩy.
“Ba đi rồi, sau này sẽ không còn ai có thể bất chấp tất cả mà che chở em, cưng chiều em như vậy nữa.
Em ngoan ngoãn một chút có được không?”
Chính là một câu nói mang theo vài phần bất đắc dĩ cùng vô lực trách cứ.
Nói xong lời cuối cùng, Quý Hàng cũng nghẹn ngào theo, cảm nhận như có dị vật chắn ngang yết hầu, làm cho anh thấy khó thở.
Quý Hàng biết rất rõ, mặc kệ An Sinh là người như thế nào, phạm qua bao nhiêu sai lầm, đối với Tiểu Viễn mà nói, chính là người yêu thương và cưng chiều nó nhất trên thế giới này.
Lại không có người sẽ dung túng cái đứa nhỏ mãi không chịu lớn, không kiêng nể gì làm cả nhà huyên náo đến gà bay chó sủa.
Lại không có người nghĩ hết tất cả biện pháp, vận dụng bất cứ tài nguyên gì để thỏa mãn yêu cầu và kỳ vọng ngoại hạng của Tiểu Viễn.
Lai không có ai khi nó ở trong một cuộc tranh chấp, vì bảo toàn lợi ích của nó, không hỏi nguyên nhân, bất chấp hậu quả, trước tiên kéo nó giấu vào lớp vỏ bảo hộ.
Đây chính là sự yêu thương đặc thù của người làm ba mẹ.
Bọn họ nhận thân nhân chứ không nhận lý lẽ, cùi chỏ vĩnh viễn hướng vào trong.
Trong chuyện liên quan đến con cái của mình, dù là một người không phải không màng đến trách nhiệm, là một người có đạo đức cũng sẽ trở nên hơi thái quá, có chút ti tiện, tính toán chi li, thậm chí là sử dụng đến một ít thủ đoạn khiến người khác phỉ nhổ.
Nhưng bọn họ chính là người duy nhất ở trên thế giới này nhất mực yêu thương bạn, tình nguyện bị người khác phỉ nhổ, cũng muốn bất kể đại giới mà giữ gìn bạn, là một kiểu yêu thương vô cùng ngốc nghếch.
Loại thân tình cực hạn này không phải bất cứ ai cũng có quyền sở hữu.
Ngày hạ huyệt của An Sinh chôn giống như tình tiết trong hí kịch thường miêu tả, sáng sớm bầu trời còn trong xanh thì chợt có cơn mưa phùn kéo dài.
Quý Hàng, tay nâng hũ tro cốt, An Ký Viễn đứng ở bên cạnh che một cây dù đen, tạo thành một vòng tròn bó buộc cha con ba người trong một màn mưa.
Nước mưa nhấc lên mùi hương của mầm xanh tươi mới.
An Sinh và Trần Miên chôn cạnh nhau, ở vị trí đồi cao, đến mùa xuân sẽ rực rỡ màu hoa anh đào.
Sau hết thảy bao nhiêu nghi thức rườm rà, trên đỉnh đồi lúc này chỉ còn lại hai anh em.
An Ký Viễn nhẹ nhàng nói: “Ba hãy yên tâm, anh sẽ không khi dễ con.”
Quý Hàng hai tay đút vào túi quần, chuyện đương nhiên để cho em trai bung dù che cho mình, nhỏ giọng mắng:
“Cái mông không đau?”
An Ký Viễn nở nụ cười, dịch chuyển về phía trước một bước nhỏ, đứng sóng vai bên cạnh anh.
“Anh còn có hận ba hay không?”
Tiếng mưa rơi có thể pha loãng thanh âm, làm cho rất nhiều sự tình trở nên có phần mông lung.
Sau một lúc lâu, cho đến khi An Ký Viễn tưởng rằng anh sẽ không trả lời mình thì lại nghe thanh âm trong trẻo vang lên.
“Anh khó lòng tha thứ cho ba, cũng rất khó tiếp thu câu xin lỗi của ông ấy.”- Quý Hàng rất an tĩnh nói, không có mảy may giấu giếm, thản nhiên cho đứa em trai đang đứng bên cạnh mình một câu trả lời thuyết phục.
“Thế nhưng, chuyện này cũng không gây trở ngại chuyện anh rất cảm kích ba.
Cảm kích ông ấy đã nuôi dưỡng anh đến năm mười bốn tuổi, cảm kích ông ấy không có tái giá để cho em phải chịu uất ức, cũng cảm kích ông ấy cho anh có đứa một em trai.”
Nhất là, một đứa em trai khả ái và ưu tú như vậy.
Kỳ thực, An Ký Viễn cũng không hiểu hết về Quý Hàng.
Trên thế giới này, người thực sự hiểu rõ về đầu gỗ, e rằng không hề tồn tại.
Quý Hàng từ đầu đến cuối không có trông đợi đáp án, không có hối hận hay không, không bận tâm đến chuyện cũ hay một câu xin lỗi nông cạn.
Chuyện anh chân chính để ý là mãi mãi không còn cách nào lấy được một thái độ bình thường và nguyên thủy nhất về tình thương của cha.
“Anh đang nhìn gì vậy? “
Trong giấc mơ của cơn mưa phùn kéo dài trên nền cỏ xanh.
Anh mang theo cánh tay rỉ máu, thoát khỏi gông cùm xiềng xiếc.
Bàn tay từng có được thân tình quan tâm ràng buộc vĩnh viễn lưu tại huyệt mộ nhỏ mà ba từng đích thân chuẩn bị cho anh.
Huyệt mộ của Quý Hàng nằm ở một chỗ khác, anh thu hồi ánh mắt nói:
“Không có gì.”
Anh nặng nề thở dài.
Một năm này, cuối cùng cũng đã qua..