Đọc truyện Yêu Và Chết – Chương 1: Chuyến xe hoàng hôn
Quốc lộ 27, con đường đèo từ Ban Mê Thuột qua Đà Lạt là một con đường vắng, rất ít xe cộ đi qua, nhất là xe con. Vậy mà ngay từ sáng sớm hôm nay đã có một người khách lạ ghé qua quán cốc của Hà Ni và nói với cô:
– Bữa nay cô có khách đặc biệt đó!
Hà Ni đã nhìn người khách lạ rồi nhún vai nói:
– Có ma ghé thì có!
Người khách là một vị nữ nhân, tuổi trên dưới bốn mươi, cười hiền hoà rồi tiếp:
– Vậy mà có mới hay. Mà có phải cô là Hà Ni không?
Hơi ngạc nhiên về sự rành rẽ của khách, nhưng nghĩ có thể do mình làm chủ cái quán nhỏ này chắc ai đó biết tên rồi nói lại, nên cô gật đầu:
– Cháu là Hà Ni, chẳng hay cô ở đâu lại biết cháu? Vị khách lại cười:
– Biết mà không sai là tốt rồi. Vậy cô có phiền nếu tôi ngồi nói chuyện chơi không?
Hà Ni phấn khởi:
– Quán ở đây vắng, nhiều khi cần một người khách ngồi nói chuyện còn quan trọng hơn là bán được ly cà phê! Mời cô.
Vị khách khá tự nhiên:
– Gọi tôi là Dã Quỳ. Cô Hà Nì có lạ với cái tên này không? Hà Ni cười thoải mái:
– Dã Quỳ là hoa tiêu biểu của vùng này! Hoa mọc đầy hai bên đường, chỉ có
điều…
Cô ngừng lại không dám nói tiếp, thì bất ngờ vị khách lại nối câu:
– Dã Quỳ nói lái thành quỷ già phải không? Hà Ni xua tay:
– Cháu không có ý đó! Cháu chỉ…
– Quỷ già thì đâu đã sao! Tuổi như tôi mà bị gọi là quỷ già cũng đúng thôi! Chỉ e cở như cô mà thiên hạ gọi như vậy mới đáng ngại.
Hà Ni chợt thở dài:
– Ở mãi nơi này thì dẫu có là hoa hậu thì rồi cũng trở thành hoa Dã Quỳ hết thôi!
Nghe tiếng thở dài não ruột của cô, vị khách cũng buồn theo:
– Một người trẻ như cô mà bi quan quá là không nên!
– Thực tế nó như vậy, có lạc quan thì cũng cải thiện được gì đâu? Hà Ni đi pha một tách cà phê khá ngon, đem lại mời khách:
– Phụ nữ mà uống nhiều cà phê là không tốt cho da, nhưng mình ở xứ này không uống thứ này thì uống gì bây giờ. Cháu không uống được rượu, nên mới cố cạn ly chất đắng này vậy!
Vị khách cười:
– Vậy thì hoa Dã Quỳ sắp tàn uống với đoá Dã Quỳ hàm tiếu!
từ:
Họ cùng cười nói vui vẻ. Khi mặt trời đứng bóng, bà Dã Quỳ đứng lên kiếu
– Giờ tôi phải đi. Về tới Đà Lạt phải hơn sáu giờ, nên không thể đi trễ hơn được. Hẹn có dịp nào trở lại tôi sẽ ghé chơi và hy vọng Iúc đó sẽ nhìn thấy một Hà Ni với tên gọi mới, cô Hoa Hồng chẳng hạn!
Trước khi bước ra cửa, bà còn quay lại dặn:
– Cô sắp gặp bạn rồi đó. Nhớ lời tôi nhé, đó là người sẽ…
Bà bước đi nhanh không để cho Hà Ni hỏi gì thêm. Chỉ khoảng nửa giờ sau thì có một chiếc xe tải dừng lại trước cửa quán, từ trên xe có hai người dìu một
chàng trai máu me đầy người bước xuống. Họ gọi mấy ly cà phê và hỏi chủ quán xin nước để nhúng khăn lau vết thương cho người nọ.
Hà Ni vốn sợ máu, nên cô không dám nhìn, nhưng lấy một chiếc khăn sạch
để họ lau và còn dặn:
– Lau xong bỏ luôn cũng được.
Chàng trai bị thương có vẻ can đảm lắm, nên tuy thương tích khá nhiều khắp người, nhưng anh ta không hề rên la tiếng nào, chỉ ngồi trân mình chịu đau. Chỉ thỉnh thoảng nhăn mặt rồi cúi đầu chịu trận..
Uống chưa hết ly nước, tài xe đã đứng dậy nói với cậu trai nhỏ tuổi hơn:
– Mày ngồi với anh ấy, tao lại đằng kia bỏ mấy món hàng xong sẽ trở Iại ngay.
Anh ta ra xe và rồ máy chạy rất nhanh. Còn lại chàng trai bị thương và cậu lơ xe, Hà Ni len lén nhìn và chợt hỏi:
– Sao không đưa anh ấy đi bệnh viện chữa trị, vết thương coi bộ không nhẹ đâu!
Cậu lơ xe đáp:
– Anh này không chịu. Mà tụi tôi cũng sắp về tới Ban Mê Thuột rồi.
Ngồi thêm chừng mười phút nữa thì cậu lơ xe đứng lên đi ra ngoài, vừa nói:
– Em đi… ngoài một chút.
Và rồi cậu ta đi luôn. Mười phút, hai mươi phút, rồi hơn một giờ vẫn không thấy trở lại. Cả chiếc xe tải cũng mất hút Iuôn. Đến lúc này thì Hà Ni chợt hiểu.
– Họ bỏ anh ta ở lại đây!
Anh chàng bị thương vẫn không một tiếng rên la, nhưng xem chừng anh ta
đã lả người, cứ chúi tới trước và đến một lúc bỗng ngã dài xuống sàn.
Hà Ni hốt hoảng:
– Kìa anh!
Cô chẳng còn cách nào hơn, đành phải cúi xuống đỡ anh chàng dậy và chợt phát hiện ra có một mảnh giấy nhỏ rơi ra từ túi áo anh chàng. Không định đọc, nhưng bỗng nhìn thấy tên mình trên đầu mảnh giấy, nên cô tò mò:
“Cô Hà Ni! Nhớ tôi nói đây là khách của cô. Nếu không muốn làm một thứ… quỷ già như tôi, thì hãy chấp nhận anh ta và chăm sóc cho cẩn thận. Có lúc gặp lại. Hoa Dã Quỳ.”
Hà Ni ngẩn ngơ một Iúc, đến khi thấy anh chàng cứ nấc lên và ưởn người như lên cơn, cô chẳng còn cách nào khác, phải dùng hết sức bế xốc anh ta dậy, kéo lê vào phòng mình. Bởi trong quán chỉ có chiếc giường ngủ của cô là nơi duy nhất có thể ngả lưng.
Đặt anh chàng xuống giường, vừa định quay ngoài thì bất chợt bàn tay anh ta nắm chặt tay Hà Ni, khiến cô hốt hoảng:
– Kìa, sao anh…
Nhưng lúc nhìn lại thấy mắt anh ta hầu như hết thần, Hà Ni không đành gỡ tay ra, mà chỉ nhẹ nhàng ngồi xuống và chờ một lúc. Khi thấy bàn tay anh ta lơi ra, Hà Ni mới rút tay về, nhưng cũng chưa vội đứng lên. Đến lúc này cô mới có dịp nhìn kỹ anh chàng.
Anh ta còn khá trẻ, khuôn mặt thanh tú, không có chút gì là của dân nhà xe hay làm nghề rừng như hầu hết thanh niên xứ này.
– Anh ta là một người xứ khác? – Cô tự hỏi.
Từ đó cho tới chiều anh chàng nằm yên như hôn mê, nhưng Hà Ni len lén sờ thử trán thấy nhiệt độ vẫn bình thường thì yên tâm. Khi trời tối thì cô gái sống một mình này lại bắt đầu lo. Làm sao để anh ta ở lại đây được, khi ban đêm cô chỉ có một mình? Vả lại…
Định báo cho mấy người hàng xóm biết, nhưng do dự mãi, cuối cùng Hà Ni chọn giải pháp giữ im lặng. Cô hy vọng anh ta se tỉnh lại, và sáng mai nếu chiếc xe kia không trở lại thi cô sẽ tìm cách gửi anh ta về Ban Mê Thuột. Như thế ít ra lòng cô gái nhân hậu này cũng đở ray rứt…
Đến nửa đêm hôm đó…
Trong lúc Hà Ni chuyển ra ngoài quầy hàng ngủ tạm thì anh chàng vẫn nằm yên trên giường của cô.
Đến khoảng 1 giờ sáng, khi thức dậy đi ra sau bếp thì Hà Ni giật mình khi thấy trên giường trống không. Anh chàng đã biến đâu mất…
Cửa sau vẫn còn chốt bên trong, cả cửa trước cũng thế, vậy anh ta đi đâu được?