Đọc truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt – Chương 58: Diêu thiếu bá con đạo
Ngày 16 tháng 9, Phải nói mùa thu ở Kinh Đô Huế cũng có vẻ đẹp rất riêng, Nằm giữa dải đất Trung Kỳ nhỏ hẹp với hai mùa nắng gió nhưng Kinh đô Huế vẫn mang một vẻ đẹp mượt mà, Kinh thành dường như trở nên mát mẻ hơn nhờ Hương Giang vắt ngang qua tạo nên một vẻ đẹp tươi mát. Nhưng cho dù Huế giờ đây là kinh đô của Đại Nam, là trung tâm văn hóa, chinh trị, xã hội của cả đất nước nhưng con người nơi đây lại không vồn vã tấp nập đến nghẹn người. Nhân sĩ nơi này có chút gì đó hơi thong thả một chút, hay nói theo con mắt của Diêu thiếu đang nhìn đó là chậm chạp thấy mồ. Cũng phải thôi vì tên này là võ nhân mà không phải văn nhân, nên để cho hắn thưởng thức cảnh thơ mộng của Huế thì sẽ biến thành gảy đàn tai trâu.
Người ta vẫn hay bảo nhau rằng ở Huế chỉ có hai mùa mưa nắng, nắng đến cháy đầu và mưa dài lê thê, mưa âm ỉ, rả rích đến nỗi người ta còn nói vui rằng mưa Huế là một thứ đặc sản đặc biệt mà ông trời chỉ dành riêng cho sứ Kinh kì. Nhiều thi sĩ coi đó là lãng mạn, là mộng mơ. Còn Diêu thiếu coi đó là phiền phức thấy ông nội bà ngoại. Mưa như thế này nếu không có được đạn nguyên khối vỏ đồng chống thấm thì bắn nhau vào mắt. Chắc chỉ có thể trốn trong công sự có mái che mà bắn nhau thôi. Nói chung quân nhân nhìn thấy thời tiết là nghĩ đến làm sao để tác chiến. Còn thi nhân thì nhìn thấy thời tiết nghĩ sao để làm thơ. Mẹ nó quả là hai thái cực không bao giờ chung hòa cho được. Diêu thiếu cũng đang nghĩ sao mà trên đời có những kẻ quái thai, tay trái có thể làm thơ, tay phải cầm kiếm đi đánh giặc. Diêu thiếu riêng khoản thơ văn thì chịu một mảng.
Diêu thiếu đã đến kinh đô được hai ngày rồi, hắn không có nhà, lười ở khách sạn, lại chê dịch trạm của triều đình, thế là tên này làm khách ăn chùa nhà họ Phạm mà không thấy bất kì xấu hổ gì. Không những thế tên mặt dày này mới vào nhà nhưng không hề có suy nghĩ thế nào là chủ thế nào là khách. Người ngoài nhìn vào không biết lại tưởng hắn là thiếu gia nhà họ Phạm đấy. Phạm phu nhân rất là ghét Diêu thiếu, lý do đơn giản Diêu thiếu chính là đầu lãnh hành hạ quý tử nhà bà sống dở chết dở. Nhớ tới những ngày đầu tiên con trai viết thư về kể lể mà lòng Phạm Thị như đứt từng khúc ruột. Cũng may là gần đây không thấy con trai kể lể gì nhưng trong lòng bà vẫn mang thù. Nói chung phụ nữ thù rất dai. Nhưng tức thì tức bà cũng chả làm gì được Diêu thiếu, dọa hắn á, cử người đi dọa Diêu thiếu thì bị dọa ngược quay về xanh mặt tay chân lẩy bẩy. Đánh hắn á, lấy cáng trở người về, cãi nhau á, chấp cả họ nhà Phạm thị. Đầu độc à.. thôi cái này hơi quá không dám làm. Nếu làm thật thì Phạm lão không từ mụ mới lạ. Diêu thiếu không hề phật ý với những trò đùa quái của phu nhân Phạm gia, hắn vẫn nhơn nhơn ra đấy xem chừng là đùa vui thích trí lắm.
Cuối cùng chuyện gì đến cũng phải đến, ngày hôm nay hắn được triệu kiến vào cung Thái hòa “đối chất”. Diêu thiếu một năm qua cao thêm năm phân nên giờ đã là mét bảy, hắn cao hơn hầu hết đàn ông trưởng thành Đại Nam lúc này. Vậy nên khi khoác lên người bộ quan phục cho võ quan thì anh khí bừng bừng, đẹp trai vô đối. Cái bộ quan phục này từ ngày được phát hắn đã mặc bao giờ đâu, vì lần này vào chầu hắn phải mặc lên không ngờ hơi chật một chút, nhưng như thế lại càng khoe được cái bo đì hơi không hợp lứa của mình. Tất nhiên nói đến sự trấn nhiếp về vẻ bề ngoài thì Diêu thiếu vẫn thua xa Cán ca. Thôi thì Diêu thiếu nhẫn nhục không so với con “gấu ngựa” này, đợi và năm nữa thiếu gia phát triển hơn thì so không muộn.
Đêm qua Diêu thiếu đã có một buổi mật đàm cung Phạm Lão.
– Tân Nguyên à, cái tự này là ai đặt cho con.
– Cháu tự nghĩ.
– Thế nghĩa là gì?
– Tân là cách tân, nguyên là khởi nguyên, nghĩa là khởi nguyên của cách tân.
– Tân Nguyên..
– Dạ.
– Có chết cũng không bao giờ được nói cái chữ này có liên quan tới ta nhé.
Trầm mặc.
– Tân Nguyên.
– Dạ.
– Ngày mai gặp thánh thượng quyết không được nói dối bất kể chuyện gì, người là biết tất cả, người ghét nhất là ai nói dối lừa gạt người. Cái gì khó nói thì không nói, nói ra không được dối gạt.
– Dạ.
– Nhưng mà cũng có cái này… Khụ Khụ… Số lượng có thể thành thật, chất lượng có thể biến báo.
– À thì ra là nói thật, những gì thánh thượng có thể biết.
– Thông minh… khụ khụ
– Cụ quá khen.
Điện Thái Hòa, Diêu thiếu không được vào trầu ngay, hắn phải đứng ở cửa điện để chờ, lúc nào được triệu mới có thể vào. Cũng là vị trí này Cán ca đã chờ cả buổi đến đói sắp chết. Tất nhiên kinh nghiệm này được ghi vào gia phả họ tộc. Diêu thiếu là người rất thích đọc gia phả, thế nên trong người hắn bọc lớn bọc nhỏ rất nhiều.
Trong điện cãi nhau ầm ầm cứ cãi, Diêu thiếu đứng ngoài cửa điện nhóp nhép ăn vặt. Mấy tên Cấm vệ quân canh gác xung quanh mắt tròn mắt dẹt nhìn vị tiểu tướng dẹp phỉ đại danh đỉnh đỉnh như đang làm ảo thuật mà lôi từng đám thức ăn ra. Hạt dưa, cắn chán vứt vỏ tứ tung dưới chân, mứt, kẹo hồ lô, nước hoa quả giải khát, bánh, táo, nho, ăn xong vứt hạt dưới chân. Đến lúc Diêu thiếu móc ra một con chim bồ câu quay béo múp thì các thị vệ chịu không nổi nữa rồi mà xông lên can thiệp. Cũng may đúng lúc này thì giọng lanh lảnh the thé đặc chưng của Thái giám vang lên kêu tên Diêu thiếu vào trầu. Vậy là con chim bồ câu quay bị chuyển dời vị trí từ tay tiểu tướng qua tay gã thị vệ gần nhất. Gã này thì ngơ ngác hết nhìn Chim bồ câu trong tay lại nhìn tiểu tướng quân đang phủi đít đi vào điện Thái Hòa.
– Thần nhân… Tên thị vệ thoảng thốt kêu lên một câu.
– Chia thôi… Đấy là tiếng bên cạnh hắn thì thào.
Diêu thiếu oai phong lầm lẫm uy phong bát diện đi vào điện Thái Hòa. Hắn bước trân trầm ổn uy phong bát diện mà tiến lên khiến ai nấy cũng trầm trồ. Quả là thiếu niên lang anh vũ bất phàm. Bỗng nhiên Diêu thiếu quỳ sụp xuống lạy:
– Ngô hoàng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.
Diêu thiếu rất phản cảm với nghi thức quỳ lạy, nhưng nhập gia thì phải tùy tục. Hắn có khó chịu cũng phải làm, chẳng qua cũng là cái nghi thức xa giao như bắt tay sau này thôi. Cứ coi như đó là bắt tay cho đỡ buồn nôn vậy. Nhưng hắn quỳ và hô khiến cho quan viên trơn mắt há mồm, đến Tự Đức cũng phải thảng thốt và kinh ngạc. Thật ra quân thần thường ngày làm lễ chỉ cần khom lưng cúi đầu chắp tay kính cẩn mà thôi. Chỉ khi nào có những dịp trọng đại thì mới hành đại lễ như vậy.Mà cái kiểu hô của Diêu thiếu là từ thời Tần quốc của Trung Hoa du nhập, đã ngàn năm rồi không ai hô như vậy cả. Người biết thì cười Diêu thiếu nhà quê, người không biết thì đang rủa Diêu thiếu nịnh hót.
– Tân Nguyên ái khanh, ngươi bình thân đi, lần sau không phải quỳ lạy như vậy, đợi về nhà để Phạm lão giáo ngươi.
Phạm lão bị Tự Đức cạnh khóe thì khu khù khụ không ngừng, đúng là mất hết mặt mũi.
– Ơ, không phải quỳ a. Thần thấy các đoàn diễn kịch toàn quỳ lạy như vậy.
Đúng thật là Diêu thiếu bắt chước người ta mà làm. Nhưng toàn là bắt trước phim ảnh cổ trang Trung Hoa ở kiếp trước. Cái đám làm bậy đáng chém ngàn đao, Diêu thiếu thầm nghĩ. Nhưng mà hắn cũng trách không có nổi, cả cuộc đời hắn kiếp trước chẳng xem được một bộ phim cổ trang lịch sử VN nào ra hồn. Không phải hắn lười xem mà căn bản chính phủ lười làm, có lẽ họ không quá quan tâm lắm về việc tuyên truyền lịch sử hào hùng của dân tộc qua điện ảnh, thôi thì đánh máy rồi in sách giáo khoa đỡ tiền hơn. Thế là giới trẻ Đại Năm những năm 20xx thuộc làu sử Trung do xem phim nhiều. Còn sử việt thì Nguyễn Du là em Nguyễn Huệ, cháu Nguyễn Trãi v.v… May mà bọn này còn phân biệt được hai ông Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ không xếp chung vào danh sách họ hàng, quả là đại may mắn.
Câu trả lời cũng như tự nhủ đầy chất ngây thơi của Diêu thiếu làm cả điện Tháo Hòa cười nghiêng ngả, Tự Đức cũng muốn nhịn cười để giữ uy nghiêm nhưng không được mà giơ tay chỉ Diêu thiếu rồi run run mà đấm ngực. Nhịn cười là công việc cực khó khăn. Diêu thiếu thì thấy quá bất ngờ, hắn ít gì kiếp trước cũng 29 cái xuân xanh và có 10 năm làm mật vụ, phải nói là già già lắm rồi. Nhưng chính thức ngày hôm nay hắn mới thấy rõ được bản thân thật rất trẻ, câu trả lời cùng điệu bộ này của hắn là tự nhiên phát ra mà không phải là diễn. Thối kẹ mẹ nó đi, Diêu thiếu đổ thừa cho đây là hoocmon của cái cơ thể này quái ác.
– Khụ khụ….Tân Nguyên, khanh biết tại sao hôm nay trẫm gọi khanh vào trầu không? Mà đừng có xưng vi thần, khanh mới là quan ngũ phẩm, thần cái gì mà thần, xưng là hạ quan rõ chưa.
Nói xong Tự Đức lại đấm ngực hai cái để bớt buồn cười, mẹ nó quan ngũ phẩm bé teo mà dám xưng thần quả là xưa nay hiếm.
– Cái này.. cái kia.. hạ quan không biết ạ.
– Phạm Thị lang không nói cho Tân Nguyên sao? Nghe nói khanh làm mưa làm gió trong Phủ Phạm gia mà.
Tự Đức nói câu này có hai tầng ý nghĩa, Phạm lão có mớm cung ngươi cũng phải thành thật nói ra, tai mắt của bản hoàng là trải dài khắp thiên hạ. Diêu thiếu cũng ngạc nhiên về sự linh thông tin tức của Tự Đức, hắn hơi nể thằng cha này rồi đấy. Nói thật Diêu thiếu hơi quá đề cao Tự Đức, hệ thống mật thám của Tự Đức chỉ dày đặc và hiệu quả ở Huế mà thôi. Cang đi xa hiệu quả càng bị ảnh hưởng. Nói chung có câu trời cao hoàng đế xa là đúng. Ở dưới chân thiên tử rất khó làm càn.
– Dạ có ạ. Phạm sư công có dặn, lên điện thì hoàng thượng dặn gì trả lời đó, chỉ được nói thật cấm nói dối, thánh thượng ghét nhất nói dối, cái gì khó trả lời quá thì cố giữ im lặng.
Diêu thiếu vừa trả lời vừa nhại lại đúng giọng điệu của Phạm lão.
Lần này thì bố của Tự Đức cũng phải cười lớn, hắn không thể nhịn được cười rồi, hắn cười ra cả nước mắt. Thằng nhóc con này trả lời rất thành thật mà lại còn quá đầy đủ, “ cái gì khó trả lời quá thì cố giữ im lặng” vậy mà hắn cũng dám nói ra.
Phạm lão hôm nay bị Diêu thiếu dọa cho tim gan phèo phổi lộn một đường, hắn vội vã lao ra chắp tay lễ:
– Thánh thương a… hạ thần dạy trò vô năng xin thánh thượng trừng phạt… hu hu hu… thánh thượng ôiiiii.
– Thôi được rồi trẫm không trách khanh…. Để ta hỏi tiếp tiểu tử này. Tân Nguyên có người cáo ngươi tội tự làm diêm điền, sau đó buôn lậu muối khắp bắc nam. Có chuyện này không.
Tự Đức khiêm giọng giả vờ dọa nạt Diêm thiếu. Còn Diêm thiếu thì dương dương tự đắc trả lời như đây là chuyện của ai đó mà không phải của mình.
– Dạ thưa đúng ạ.