Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 42: Hành trình của Robert


Đọc truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt – Chương 42: Hành trình của Robert

Robert không thể nghi ngờ là một thương gia hạng nhất, khả năng đánh hơi mùi tiền của hắn còn mạnh hơn chó bẹc dê. Ngoài ra Robert còn là một kẻ quyết đoán đến lạnh lùng, việc hắn bỏ mặc chuyện quê nhà đang chiến tranh mà lao vào phiêu lưu đầu tư cùng Diêu thiếu là một minh chứng quan trọng. Lần này Robert đi một chuyến Châu Âu mua hàng với lịch trình hoàn toàn do Diêu thiếu vạch sẵn. Lúc ban đầu hắn còn rất nghi ngại về vấn đề này, bởi lẽ dù sao Diêu Thiếu quá nhỏ tuổi, và vẫn chưa từng tới Châu Âu. Không biết ma xui quỷ khiến thế nào một kẻ lọc lõi như Robert lại có thể tin tưởng Diêu thiếu đến vậy. Nhưng lúc lênh đênh trên biển với những khoảng lặng kéo dài khiến Robert tỉnh táo lại, hắn thầm cảm thấy hối hận vì quá vội vã tin tưởng vị Thiếu Úy trẻ tuổi người Đại Nam kia.

Hối hận thì hối hận nhưng Robert không thể không đâm lao thì phải theo lao. Chặng dừng chân thứ nhất của Robert là ở Ấn Độ, đây là thuộc địa của Anh. Người Mỹ và người Anh có một cuộc đụng độ vào đầu những năm 18xx. Chiến tranh Hoa Kỳ – Anh Quốc, hay thường được biết đến với cái tên Chiến tranh năm 1812, là một cuộc chiến giữa các lực lượng quân đội Hoa Kỳ và quân đội Đế quốc Anh. Hoa Kỳ tuyên chiến vào năm 1812 vì nhiều nguyên nhân, trong đó có mong muốn được mở rộng vùng lãnh thổ Tây Bắc, những hạn chế về thương mại do cuộc chiến tranh mà nước Anh đang tiến hành chống lại Pháp gây ra, việc cưỡng bức các thủy thủ thương gia người Hoa Kỳ đi lính cho Hải quân Hoàng gia Anh, việc Anh hỗ trợ các bộ lạc da đỏ nhằm chống lại sự bành trướng của Hoa Kỳ, và sự phẫn nộ trước những hành động sỉ nhục danh dự quốc gia Hoa Kỳ của Anh trên hải phận quốc tế.

Nhưng đến những năm giữa thế kỉ 19 lúc này thì quan hệ Anh Mỹ lại đã trở lại tốt đẹp hơn rất nhiều. Robert không có quá nhiều khó khăn trong việc đặt chân lên một hải cảng thuộc địa Anh và tiến hành buôn bán nơi đây. Nói trắng phớ ra là Robert đến Ấn độ theo kế hoạch của Diêu thiếu mà thu mua hạt giống cây thuốc phiện và cấy thuốc lá. Thêm vào đó là mua một số nô lệ có kinh nghiệm trồng chọt hai thứ này. Thuốc phiện thì dễ hiểu nhưng Robert rất khó hiểu khi Diêu thiếu quyết tâm trồng thuốc lá, giờ đây thuốc lá vẫn chưa là mặt hàng lợi nhuận cao trong các mặt hàng buôn bán xuyên lục địa.

Mua giống thuốc phiện cùng thuốc lá chỉ là một bước trong cả một hải trình kéo dài đến Châu Âu của Robert. Cuối cùng vị thương nhân Hoa Kỳ này mới thực sự biết được cái gì gọi là phương Đông kỳ bí khi hắn gặp được Henry Bessemer tại Sheffield, Anh Quốc. Thật sự ra lúc này Henry Bessemer là là một kĩ sư,nhà phát minh không hề nổi danh chút nào.


Henry Bessemer đã tạo ra một nhà xưởng sắt ở St Pancras và tiến hành một loạt các thí nghiệm. Ông đã tiến hành các thực nghiệm này trong 2 năm cho đến khi rút ra ý tưởng chủ đạo của phương pháp của ông là khử cacbon trong gang bằng cách thổi luồng không khí vào khối sắt trong khi nó ở dạng nóng chảy. Ấn phẩm đầu tiên về phương pháp này được công bố trong cuộc họp của Hội đồng Anh ở Cheltenham năm 1856. Sau khi phát minh được công nhận, có 5 nhà đầu tư xin cấp giấy phép để sản xuất theo phương pháp của ông; nhưng sau khi nhiều nhà luyện kim áp dụng sản xuất thực tế thì không thành công. Chính vì lý do này Henry Bessemer không được đánh giá cao lắm vào thời điểm này. Ông đành chính mình mở công ty sản xuất thép tại Sheffield. Thời gian đầu công ty của ông cực kỳ khó khăn vì thiếu vốn đâu tư cũng như mặt hàng của ông vẫn bị nghi ngại trê thị trường.

Vậy nhưng Robert không thể hiểu nổi tại sao một người Á Đông như Diêu thiếu lại có thể biết tường tận Henry Bessemer đến vậy, ngay cả sự việc Henry Bessemer đang khó khăn tài chính cũng bị Diêu thiếu cách xa vạn dặm đoán ra. Lúc này thì Robert bắt đầu tin tưởng người Phương Đông ỳ bí có được ma thuật, hay theo cách gọi của người Mỹ lúc này là siêu năng lực.

Chẳng gặp bất kì khó khăn nào Robert đã mua đứt 5 lò nung thép Bessemer và đặt hàng thêm 15 lò tiếp theo. Đây là nhiệm vụ ngoài lề không thuộc phạm vi kinh doanh của công ty thương mại viễn dương K&R. Nhưng vì nể phục sự thần kì của Diêu thiếu nên Robert làm rất nhiệt tình.

Điểm đến tiếp theo là nước Pháp với mục đích mua một dây chuyền sản suất acid hữu cơ. Đây là công việc quan trọng của thương mại viễn dương K&R nên Robert làm một cách nhiệt tình và cẩn thận tối đa. Đông thời hắn vơ vét rất nhiều giáo trình hóa học, vật lý theo yêu cầu của Diêu thiếu, chiêu mộ được mười tên sinh viên nghèo vừa tốt nghiệp môn hóa học và vật lý. Tất nhiên những tên này không thuộc dạng suất sắc gì cho cam nhưng để vận hành dây truyền sản xuất acid hữu cơ là có thừa năng lực.


Dây truyền sản suất á phiện từ nhự ma túy thì quá đơn giản rồi. Thời gian này cái dây truyền này đâu đâu cũng có vậy nên Robert không hề có khó khăn nào trong việc mua bán loại dây truyền này.

Điểm đến tiếp theo của Robert là Thụy Điển, đây cũng là yêu cầu bắt buộc của Diêu thiếu dành cho Robert. Tại đây một lần nữa sự thần kỳ phương Đông lại làm Robert hoa cả mắt. Không hiểu thế quái nào vị Kenny Trần có thể biết được công ty thuốc nổ của ba anh em nhà Alfred Nobel. Lúc này Alfred Nobel chưa phát minh ra thuốc nổ an toàn Dynamite (Alfred Nobel phát minh ra Dynamite năm 1867 tức là 6 năm sau) vậy nên thuốc nổ dạng lỏng Nitroglycerin không quá được phổ biến. Nitroglycerin rất nhạy nổ, việc vận chuyển xa xóc nảy gây tai nạn nổ không kiểm soát là rất dễ sảy đến. Vậy nên lúc này Alfred Nobel không quá dư giả như thời kì sau khi ông phát minh ra Dynamite. Nhưng kể cả như vậy thì việc mua bản quyền cùng dây truyền sản xuất của anh em nhà Alfred Nobel không phải chuyện đơn giản.

Robert phải tốn công chín trâu mười hổ vận dụng mọi kĩ năng thương nhân của mình mới có thể nhận được giấy phép sản suất cũng như mua được dây truyền sản suất Nitroglycerin. Tất nhiên trong điều khoản hợp đồng có ghi rõ ràng các sản phẩm Nitroglycerin của công ty K&R không được có mặt tại Châu Âu và Châu Mỹ. Robert cóc cần biết mà kí luôn cái hiêp định này, Diêu thiếu mở công ty ở tít Á Đông chả liên quan mẹ gì đến Thụy Điển bé tí này. Trong suy nghĩ của Robert thì hắn đang mỉa mai Alfred Nobel lo bò trắng răng. Cái thứ thuốc nổ Nitroglycerin không an toàn này các ông có vận chuyển ra khỏi Thụy Điển đươc hay không là một vấn đề lớn, ngồi đây mà nghĩ đến chuyện Châu Âu, Châu Mỹ không khỏi quá nực cười.


Đạt được dây truyền sản suất Nitroglycerin thì Robert tiếp tục mua dây truyền nhỏ sản suất Đất tảo cát (kieselguhr, tên một vùng có nhiều khoáng này) có tên nữa là “bọt biển”, lúc này được dùng như hộp xốp ngày nay, để đệm hòm hàng. Thật ra dây truyền này rất đơn giản nên cũng chẳng tốn kém là bao.

Thụy Điển cũng là nơi cuối cùng trong hành trình Châu âu lần này của Robert. Thụy Điển lúc này là Vương quốc trung lập đặc biệt trên thế giới ( đến hiện nay vẫn là nước trung lập hoàn toàn mà không ra nhập bất kì một tổ chức quân sự nào). Quốc vương hiện thời là Karl XIV Johan đã áp dụng một chính sách hòa bình nhất quán, là cơ sở cho nền trung lập của Thuỵ Điển. Thời gian 200 năm hòa bình của Thuỵ Điển tính từ thời điểm này cho đến nay là độc nhất trên toàn thế giới ngày nay.

Nói là quốc gia trung lập nhưng Thụy Điển lúc này lại là một quốc gia có nền công nghiệp cực kỳ phát triển. Trong thế kỷ 18, cuộc cách mạng khoa học của Thụy Điển đã diễn ra. Năm 1739, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển được thành lập, với những cá nhân kiệt xuất như Carl Linnaeus và Anders Celsius (người phát minh ra Nhiệt kế Celsius) là thành viên ban đầu. Nhiều công ty được thành lập bởi những người tiên phong đầu tiên cho đến nay vẫn là những thương hiệu quốc tế lớn. Cũng chính vì lý do này mà công nghiệp vũ khí của quốc gia này cũng không hề thua kém các quốc gia Châu Âu hiện nay. Nếu xét riêng về súng trường thì khẩu Kammerlader 1842 vượt trên súng Minire Rifle của Pháp, nhưng lại kém xa Dreyse M1841 của quân Áo- Phổ.

Tình hình hiện tại mặc dù có cuộc cách mạng công nghiệp hóa thế kỷ mười tám nhưng các quốc gia Châu Âu luôn có định hướng phát triển riêng cho bản thân và họ dường như hơi cố chấp và trung thành với các định hướng này. Chính vì lý do đó mà súng ống tại Châu Âu lúc này muôn hình muôn vẻ, thiên kì bách quái. Các quôc gia Châu Âu lúc này luôn tôn thờ các “sáng kiến” vũ kí của bản thân và miệt thị đối phương. Nhưng quả thật chỉ có thực chiến mới có thể so sánh chất lượng đôi bên. Diêu thiếu là người xuyên nên hắn cũng chả cần thiết phải trải qua thực chiến đôi bên để biết chất lượng súng đạn. Và vũ khí Diêu Thiếu quyết định trang bị cho Đại Nam là Kammerlader 1842.

Sở dĩ hắn không chọn Dreyse M1841 của quân Phổ bởi vì Diêu thiếu không thể nào mua được súng của Phổ lúc này. Giờ đây người Phổ đang chuẩn binh chiến tranh. Súng ống họ còn không đủ nên chả bao giờ họ bán ra. Còn mua công nghệ dây truyền sản xuất của người Phổ thì thôi nghỉ đi cho nước nó lành. Người Phổ cực kỳ bảo mật công nghệ sản suất của họ.


Nhưng Diêu thiếu đặt mục tiêu lên một quốc gia trung lập, đang hưởng hòa bình như Thụy Điển lại là một nước cờ hay. Điểm quan trọng là Thụy Điển đang thay đổi một loạt súng Kammerlader 1842 để thay bằng Kammerlader 1855 tiên tiến hơn, có thể bắn được đạn hình trụ với đai lõm của viên đạn. Với Kammerlader 1855 thì tầm bắn không hề thua kém Minire Rifle, nhưng nạp đạn nhanh hơn nhiều lần.

Tất nhiên Diêu thiếu không mơ rằng mình có thể mua được số lượng lớn Kammerlader 1855 cùng công nghệ sản suất. Đó là điều phi thực tế với tình hình kinh tế của Trần gia lúc này. Nhưng hàng “phế thải” Kammerlader 1842 lại là một miếng mồi béo bở. Bởi lẽ đã là hàng phế thải thì giá cả cực kỳ bèo bọt, Thụy Điển lại không có được thuộc địa để bán vũ khí rởm, đâm ra Robert rất được chào đón kho đặt vấn đề mua Kammerlader 1842 cùng dây truyền phế thải trên. Một hợp đồng thanh lý 15 ngàn cây súng Kammerlader 1842 được đặt ra cùng bốn nhà máy sản suất Kammerlader 1842 thanh lý với giá tổng cộng 3 triệu piastre tương đương 27 vạn lượng bạc Đại Nam đã được ký kết. Tất nhiên lúc này đây vì tiền bạc mang theo không đủ nên Robert chỉ có thể mang về 5 ngàn cây Kammerlader 1842. Cùng với đó là một dây truyền sản suất Kammerlader 1842.

Phải nói cái hợp đồng của Robert kí được béo bở một cách kinh người. Theo như định giá của Diêu thiếu từng báo lên triều đình là một ngàn cây súng giá 3,5 vạn lượng, thì riêng chỗ vũ khí 15 ngàn cây Kammerlader 1842 có thể bán được 40 vạn 5 ngàn lượng bạc cho Đại Nam. Tất nhiên Đại Nam triều đình định giá súng Colt côn xoay 1852 tốt hơn một chút ( một ngàn cây giá 5 vạn lượng). Nhưng Diêu thiếu không có Colt bán cho triều đình, mà kể cả có hắn cũng không bán, thứ này vô dụng chỉ có thể bán cho kẻ thù mà thôi. Nói gì thì nói Diêu thiếu muốn Đại Nam trở nên hùng mạnh thực sự tại Đông Á.

Chỉ riêng phi vụ Kammerlader thì công ty K&R it nhất lãi dòng hơn hai mươi vạn lạng ngoài ra họ còn có được bốn dây truyền miễn phí. Quả thật là buôn bán đồng nát cho các nước chậm phát triển luôn đem lại mối hời lớn.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.