Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 176: Quy hoạch chính phủ Thái Nguyên


Đọc truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt – Chương 176: Quy hoạch chính phủ Thái Nguyên

Trung tâm hành chính tòa nhà tại Đồng Hỷ- Thái Nguyên có ý nghĩa thế nào thì không cần nói ai cũng biết. Nếu coi Đại Nam là đế quốc thì 8 tỉnh phía Bắc đã là Vương quốc và thủ đô của Vương quốc này chính là Thái Nguyên. Tất nhiên trên danh nghĩa Vương quốc kia vẫn thuộc quyền quản hạt của Đại Nam đế quốc, tất nhiên ai cũng hiểu rõ sự phụ thuộc này rất mong manh, nó còn tùy vào thái độ của cha con nhà họ Trần. Tất nhiên mối quan hệ Vương quốc, đế quốc này vẫn là phải dựa vào quan điểm của cả Huế và Thái Nguyên chứ không thể dựa vào một phía cho được. Nhưng sự thật thì Huế không có điên mà đi ép Thái Nguyên trong hoàn cảnh này để họ xe rách da mặt. Nói chung quan hệ giữa hai bên lúc này cực kỳ vi diệu, nhưng khả năng mâu thuẫn hai bên tăng lên theo thời gian là rất rõ ràng. Nhưng có câu nhân định thắng thiên, do đó chuyện tương lai vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời.

Chuyện tương lai để tương lai tính. Nhưng chuyện trước mắt thì vẫn phải giải quyết. Trần Quang Cán là Vương gia khác họ đầu tiên của triều Nguyễn, lại là Vương gia thế tập, có đất phong và quyền tự quản. Cái này khác hẳn các nhàn vương hoàng gia nơi kinh thành. Chính vì lý do này thủ phủ chính trị của Trần Gia là nơi mà các thành phần tri thức trẻ theo học ở Vạn Ninh cũng như các sĩ quan dòng chính của Vạn Ninh mong chờ nhất. Việc thành lập một cơ cấu hành chính riêng cũng nói lên được con đường tương lai của những người đã đẩy Quang Cán lên làm Vương. 

Ngày hôm nay đường như tất cả các quan viên quan trọng của 8 tỉnh đều tập trung tại Thái Nguyên Phủ Nha Trần Vương phủ để tập thể nghe phong chức tước một cách chính thức. Và đây cũng được xem như là cuộc họp hội đồng vương quốc lần thứ nhất. Nhưng vấn đề là cha con Trần gia mặc dù đã bước đến quá nửa bước chân tự lập, xưng Vương thì cũng đã xưng rồi nhưng họ không có lập quốc. Mà nếu không có lập quốc thì không thể có quốc hội cho được. 

Nói một cách chính xác thì lúc này hệ thống chính trị tại 8 tỉnh Bắc Kỳ dưới sự chỉ đạo của Diêu thiếu và Cán Ca cuối cùng lại dùng mô hình phong kiến của nhà Nguyễn để quản lý. Nghịch lý nghe có vẻ đau đầu nhỉ, Diêu thiếu hô hào cải tổ, cuối cùng trong tay hắn có đầy đủ quyền lực, địa bàn, nhân lực vật lực thì bản thân lại quay về cái máng lợn như cũ. 

Nhưng trách là sao được Diêu thiếu, hắn có phải là siêu nhân chăng. Cái gì là quốc hội, nghị Viện, hội đồng nhân dân thì hắn có biết. Nhưng nói thoáng một cái một tay xây dựng những thứ này thì bố Diêu thiếu cũng chả làm được. Nghe thì có vẻ cứ đạp đổ chính quyền phong kiến rồi thiết lập hội đồng chính phủ gì đó, nghị viện gì đó, dân biểu gì đó là dễ như ăn cơm à. Nói thật đấy là chém gió, đừng nói là phân 


cấp lằng nhằng, quân hệ đanh xem như mạng nhện. Nói thì ai cũng có thể kể vanh vách các bộ các ngành nhưng đến các Sở, Cục, Viện thì có mà khóc hết trừ mấy ông chuyên môn nghiên cứu. 

Cũng may Diêu thiếu kiếp trước là mật vụ, nghề chính của hắn là xâp nhập bộ máy chính quyền của các quốc gia mà VN cho là cần thiết. Chính vì lý do này trình độ hiểu biết của hắn về cấu trúc chính quyền hiện đại là có không ít. Nhưn mà giữa biết và tổ chức là hai chuyện khác nhau, giữa tổ chức và vận hành lại là hai khái niệm xa nhau đến vặn dặm. Chính vì lí do này Diêu thiếu trong khoảng thời gian ngắn chỉ có thể thay đổi từng chút một, dành thời gian nhớ ra và ghi chép lại cẩn thận bộ máy hành chính hiệu quả của kiếp trước. Sau đó mới tìm cách phổ biến, đào tạo cho các thành phần quan chức hiện tại dưới quyền Trần gia. 

Công việc này cần rất nhiều thời gian và cẩn thận. Nhưng mà thời thế không thể để cho Diêu thiếu lần mò nhiều thời gian như vậy. 8 tỉnh cần vận hành, dân chúng cần lao động, thương nhân cần buôn bán, binh sĩ cần luyện tập. Chính vì cái tình thế éo le này mà một dân xuyên như Diêu thiếu lại dùng chính kết cấu của phong kiến để tổ chức đơn vị hành chính trong khu vực mình quản hạt. 

Chuyện nực cười là hệ thống dựa theo triều đình Nguyễn cộng thêm một chút biến đổi nho nhỏ lại khiến cho hệ thống chính trị nửa nạc nửa mỡ của Thái Nguyên hoạt động khá hiệu quả. Chính quyền Thái Nguyên chia ra làm 18 Bộ phân biệt chức năng một cách rõ ràng với nhau. Từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An…. Cho đến Bộ Y tế, Bộ Nội Vụ v.v…. đều được thành lập. 


Điểm đặc biệt là Diêu thiếu cho xây dựng 4 cơ quang ngang bộ đó là Ủy ban Dân tộc, Thanh tra Chính phủ Thái Nguyên, Ngân hàng Thái Nguyên, Văn phòng Chính phủ Thái Nguyên. Đây là những cơ quân mà thời này dường như chưa có. Ủy ban Dân tộc là rất cần thiết họ chuyên môn thực hiện chính sách dân tộc nhằm tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc. Tất nhiên là điều này rất cần khi phía Bắc, Tây Bắc của 8 tỉnh do Trần gia quản lý toàn là các khu tự trị của người thiểu số như Thái, Mèo, H’mong…. Tình hình trính trị nơi này quá phức tạm nên cần lập ra một cơ quan riêng biệt để giải quyết. 

Ngân Hàng Thái Nguyên thì không phải nói rồi, điều này quá cần thiết nếu muốn phát triển kinh tế của 8 tỉnh Bắc kỳ. Nhưng trước đây do sự hạn chế của Huế cũng như danh vọng Trần gia chỉ là tướng trấn thủ một phuong nên khó thành lập nổi. Nhưng giờ đây với tài lực hùng hậu từ buôn Heroin cùng với danh nghĩa Vương gia thì việc thành lập Ngân hàng, tự đúc tiền cùng với thiết chế tiền tệ không còn là chuyện xa vời. 

Văn phòng Chính phủ Thái Nguyên, hay nói cachs khác là hội đồng bộ trưởng chuyên phu trợ thủ tướng giải quyết các vấn đề trọng điểm của 8 tỉnh Bắc Kỳ. Tất nhiên thủ tướng ở đây chính là Diêu thiếu rồi. Cán Ca vẫn là Vương Gia nhưng tên này không thích cả ngày ở Thái Nguyên mà thích làm một cái Vương Gia Cầm binh coong coong nên ở trường Kỳ tại Vạn Ninh. Tính đi tính lại thì Phủ thủ tướng cộng Văn phòng chính phủ Thái Nguyên mới là nơi giải quyết mọi sự vụ của 8 tỉnh. 

Ngoài ra còn có các cơ quan trực thuộc tực tiếp chính phủ trung ương Thái Nguyên như Thông tấn Xã Thái Nguyên, Viên Khoa Học Công Nghệ Thái Nguyên, Việm Khoa Học Xã hội…..v.v…


Tuy nói là cơ cấu cực kì hiện đại nhưng cách bổ nhiệm lại không có thông qua bầu cửa. Hội đồng Nhân Dân vẫ đang trên kế hoạch thành lập mà thôi. Nói chung là Diêu thiếu đang xây dựng một cơ cấu hành chính khá hiện đại dựa trên nền tảng Quân chủ tập quyền. 8 tỉnh Bắc kỳ chưa chuẩn bị đầy đủ để có thể thực hiện một cuộc cải cách triệt để. Ít nhất Trung ương tập quyền còn có một ưu điểm đó là ngăn cản rất tốt sự xâm nhập của các thế lực bên ngoài cộng thêm lục ngưng tụ của sức người sức của cực mạnh. Trong hoàn cảnh hiện tại thì Thái Nguyên đang cần ổn định phát triển mà chưa thể bung sức làm cải cách triệt để cho được. 

Tất nhiên chính quyền địa phương cũng được xây dựng cơ bản trên: Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: các sở, ban, cục. Tại huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh: các phòng, chi cục. Tại các xã, phường, thị trấn: các đội.

Nói chung hệ thống Thái Nguyên cũng chỉ là làm rõ hơn nhiệm vụ các tổ chức, bộ, ban, ngành mà thôi. Về nền tảng vẫn là trung ương tập quyền. Chính vì lý do này quan viên Thái Nguyên có thể nhanh chóng tiếp cận với cơ cấu trên mà điều hành 8 tỉnh Bắc Kỳ. 

Đầu tháng 2 hải quân Pháp bắt buộc phải rút đi phong tỏa Vạn Ninh bởi nhiều lý do. Đầu tiên cả Anh, Phổ, Mỹ ( những thương nhân Mỹ mà không phải đại diện chính quyền Hoa Kỳ) đều gây áp lực khiến Pháp không thể phong tỏa Vạn Ninh. Trong quá trình này người Anh gây sức ép rất quyết liệt vì họ có buôn bán trực tiếp với K&R tổng trụ sở đặt tại Vạn Ninh. Mấy tháng đánh nhau giữa Vạn Ninh và Pháp người Anh muốn muốn đứng xem để tìm cơ hội đục nước béo cò nhưng không thành công. 

Hàng hóa heroin không có, các con nghiện lên cơn sắp phá quán của mấy tên ăn mảnh Đông Ấn Anh đến nơi rồi. Bởi vì món lợi kếch xù của buôn Heroin và cả việc muốn chen chân và Đại Nam mà người Anh dựa cớ gây áp lực rất căng cho người Pháp. 


Người Pháp không có bến cảng nên chỉ có thể nhờ cảng Anh ỏ Miến Điện, cảng Lễ Môn của Pháp xây tại Thanh Hóa vẫn chỉ mới là thành hình, các nhà máy bảo trì chiến hạm là chưa được lắp đặt đó. Vậy nên người Anh cắn chặt điểm này mà gây sức ép. 

So vơi Anh thì Phổ và thương nhân Mỹ gây sức ép không mạnh mẽ bằng, vì Pháp không sợ hạm đội Phổ cũng như chẳng ngán thương nhân Mỹ. Nhưng cộng tổng lại thì sức ép từ ba phía lên liên quân Pháp, Tây Ban Nha là không hề nhỏ. Cuối cùng 2 tháng 2 năm 1863 bắt buộc quân Pháp phải gỡ lệnh phong tỏa Vạn Ninh sau khi đã gỡ phong tỏa biển miền trung. 

Thuyền bè các nước Anh, Phổ, Mỹ lại tràn ngập thương cảng Vạn Ninh. Lúc này đây Vịnh Cửa Lục chỉ có dành cho Quân sự mà thôi. Tất cả thương thuyền lại được tập trung qua một thanh cảng mới có tên cảng Cẩm Phả. Thật ra Diêu thiếu là muốn xây dựng cảng tại Hải Dương ( vùng Hải phòng Sông Cẩm) nhưng lúc ấy cha con họ Trần Đâu có được quyền quản lý 8 tỉnh, do đó Diêu thiếu cho xây dựng thương cảng tạm thời tại vùng biển nước sâu Cẩm Phả. Nay cho dù được quản lý 8 tỉnh nhưng việc đầu tư thêm một thương cảng tại Hải Phòng là quá sức đối vưới Thái Nguyên. Vì những tháng qua bị phong tỏa biển tuy rằng người dân 8 tỉnh Bắc ký vẫn nhơn nhơn sống tốt nhưng mà thu nhập của Diêu thiếu bị giảm đến 80%. Chính vì điểm này Thái Nguyên chỉ có thể phê chuẩn tiếp tục mở rộng cảng Cẩm Phả cộng thêm làm đường sắt 50km nối liền Cẩm Phả với Vạn Ninh. 

Cũng chính vì bài học cấm biển của Người Pháp dành cho Vạn Ninh khiến cho Diêu thiếu gần như chết đói mà hắn quyết định phải sống chết nâng sức chiến đấu của Hải Quân lên. Các nghiên cứu của Viện khoa học Thái Nguyên vẫn được tiến hành, nhưng xét cho cùng các “ chuyên gia” Krupp và các “chuyên gia” khoa học trẻ người Đức khả năng vẫn là rất hạn chế. Mặc dù dưới sự gợi ý của Diêu thiếu rất nhiều các dự án đã thành công tốt đẹp, nhưng bao nhiêu đó vẫn là chưa đủ để Thái Nguyên có thể đứng vững trước các đợt hải chiến thực sự. 

Nhu cầu cấp bách khiến Diêu thiếu không thể không đi thêm một bước đột phá, nếu không thì chờ đợi hắn chính là phiền phức vô tận khi bị đối phương cấm biển. Diêu thiếu cần là một hệ thống đội ngũ khoa học trình độ cực cao cùng với các thiết bị đồng bộ nhất để nghiên cứu ra những thứ mà Diêu thiếu nắm được nhất định về quy trình. Vậy là một kế hoạch bí mật đến Châu Âu hay nói một cách chuẩn xác là kế hoạc đến Phổ quốc được Diêu thiếu vạch ra. Lần này chỉ có thể ngả bài thực sự với người Phổ để đạt được đột phá thực sự về công nghệ. Tất nhiên đi theo Diêu thiếu còn là những sản phẩm công nghệ mới nhất của Thái Nguyên để chào hàng và gây nên sự tin tưởng cho đối tác.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.