Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 17: Luyện Binh


Đọc truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt – Chương 17: Luyện Binh

Cũng hiếm có ngày thản thảnh thơi kể từ khi xuyên việt đến thời đại này. Diêu thiếu đang ngồi trong đình viện hóng gió của Trần gia. Chỉ thấy Diêu thiếu đang chăm chú cắt cắt vẽ vẽ làm cái gì đó. Còn Gia Hân thì hai tay chống cằm phấn giương to đôi mắt đen hay háy quan sát kĩ càng như sợ bỏ sót chi tiết nào đó. Hôm nay đã là 12 tháng tám âm lịch năm Tự Đức thứ mười ( 1860). Tết trung thu đã đến rất gần rồi vậy nên Diêu thiếu đang dở tài vặt đó là làm đèn kéo quân cho muội muội. Vốn dĩ bỏ tiền ra mua mười hai mươi cái là chuyện nhỏ với thiếu gia, nhưng tự mình làm lại có cái thú riêng. Chỉ riêng mỗi chuyện hai anh em cùng nhau vùi đầu vào bôi bôi vẽ vẽ cũng làm cho tình cảm gần gũi hơn rất nhiều. Đặc biệt là Gia Hân rất sung sướng khi được ở gần ca ca. Bất kì lúc nào chỉ cần được ở bên người đàn ông này thì Gia Hân cũng thấy được hạnh phúc nhất. Cơ mà thời gian này Ca ca chạy tới chạy lui rất là bận rộn, Gia Hân cũng hơi trác cứ phụ thân đây, hết ăn lại nằm chẳng giúp gì ca ca của Hân nhi cả.

Thật sự là mấy ngày này công việc của Diêu thiếu cực kì bận rộn, kế hoạc làm quan tại miền xa thì công tác chuẩn bị phải rất nhiều. Diêu thiếu quyết định chưa vội mà chuyển hết tất cả nhà cửa gia sản ở Lam Sơn đi, nơi này vẫn là đất tổ của Trần gia với trăm ngàn mối liên hệ làm ăn, thời gian đầu nơi đất khách quê người thì chắc chắn Tràn gia khó có nguồn thu nhập nào, vậy nên Lâm Sơn trong nhất thời vẫn là nơi quan trọng.

Theo kế hoạch thì cho dù mua được chức võ quan ở bất kì nơi nào Cán tướng quân tương lai cũng phải dẫn theo ít nhất là một ngàn đến hai ngàn binh. Nếu Cán tướng quân một thân một mình đi nhậm chức nếu không bị quan quân địa phương nhấn chìm thì cũng dãy không ra nổi bọt nước. Nhưng nếu trong tay hắn dẫn theo một ngàn thân vệ thì mọi chuyện sẽ khác ngay lập tức, không có kẻ nào đui mù mà đi chọc một võ quan có tới ngàn thân binh.

Việc mấy ngày nay là Diêu thiếu đi lại trong đồn điền nhà Trần gia mà chọn lựa tráng đinh, vừa phải kiếm đủ số lượng vừa phải cân bằng sản xuất để Lâm Sơn vẫn là nơi sản sinh lương thực trong thời gian đầu thì quả là không dễ. Đây là công việc cần dùng đầu óc chứ không phải cơ bắp là xong.

Việc thu thập tráng đinh chủ yếu là từ các nông nô hộ mà ra, theo nguyên tắc nông nô hộ thuộc quyền sở hữu tuyệt đối của gia chủ. Vậy nên việc họ phục vụ cho gia chủ là tất lẽ dĩ ngẫu. Nhưng lần này Diêu thiếu gia ban bố chính sách rất dõ dàng. Đi lính cho gia chủ thì người nhà được giảm thuế ruộng, bản thân người đi lính có tiền lương hàng tháng. Nếu tử trận thì con em được bảo đảm nuôi dưỡng trợ cấp, giải trừ thân phận nông nô, cấp điền sản đủ canh tác. Phục vụ 10 năm cũng có chế độ giải bỏ thân phận nông nô cấp ruộng đất. Bị thương không chiến đấu được thì cho về làm ruộng, giải bỏ thân phận nông nô cho thuê ruộng canh tác với tiền thuế rẻ.

Những chính sách như từ thiên đàng nầy khiến cả Trần gia đồn điền sôi sục như chơi thuốc lắc. Tất cả tráng đinh, lão già, thiếu niên, trẻ em thò lò mũi đều xung phong nhập ngũ. Mặc dù Cán viên ngoại chưa khởi động mua quan bán chức nhưng mà chuyện này đã chắc chắn như đinh đóng cột, vậy nên nói các nông nô hộ con cháu nhập ngũ cũng không sai.

Cuối cùng lăn đi lộn lại thì Diêu thiếu cũng chọn ra dược 1500 thanh niên cường tráng. Tất nhiên lúc này chỉ ghi danh rồi để đó mà chưa huấn luyện quân sự gì. Chức quan của Cán viên ngoại chưa có đấy, tụ tập hơn ngàn người luyện binh khác gì vỗ ngực ông tạo phản đây đến mà bắt đi. Nóng vội không ăn được đậu hũ nên Diêu thiếu cũng không sốt ruột.

Nói không có luyện tập cũng không đúng, những tráng đinh này mặc dù không luyện tập đao thương tránh cho người ngoài nói này nói nọ nhưng họ lại được huấn luyện một môn học đặc thù, đó là đội ngũ.


Ví như đứng nghiêm, tập trung xếp hàng nhanh chóng, đi bước đều, chạy bước nhỏ theo đội hình. Bên phải, bên trái quay v.v….

Đừng tưởng công tập luyện như vậy nhẹ nhàng, một tuần này các tráng đinh bị Diêu thiếu cùng đám năm mươi thân binh hành cho lên bờ xuống ruộng.

Đứng nghiêm một hai canh giờ không phải là việc dành cho con người, việc đứng nghiêm này cực kỳ tốn sức và cần tinh thần bền bỉ cao. Cái mà Diêu thiếu muốn truyền đạt là sự chuyên nghiệp hóa của quân sự. Binh sĩ là phải nghe quân lệnh tuyệt đối, không thể có bất kì ý kiến nào khác ngoài chỉ huy. Vậy nên không biết bao niêu tân binh phải ăn đòn trong mấy ngày qua, Diêu Thiếu không hề nhẹ tay một chút nào, năm mươi thân binh như lang như hổ mà không nề hà tình bà con đánh đập thẳng tay những kẻ không thực hiện tốt.

Nhưng bù lại Diêu thiếu lại rất hào phóng trong việc ăn uống và bồi dưỡng, ba bữa trong ngày thì có một bữa thịt, một bữa có trứng gà hoặc vịt. Quả thật nếu xét riêng về ăn uống thì các tân binh cảm thấy mình đang trên thiên đàng. Nhưng nói về luyện tập thì họ đang dưới địa ngục nhân gian.

Đám thân binh này thực ra học vấn rất thấp, họ cả đời không biết làm gì ngoài cày cấy và chuyện vặt trong thôn mà thôi. Cái đầu óc của họ không thể nào tưởng tượng được tại sao Diêu thiếu lại nghĩ ra nhiều cách hành hạ con người như vậy. Nửa đêm gõ kẻng bắt tập hợp đội hình trong một khắc, quần áo phải chỉnh tề, trên vai phải đeo một khúc gỗ dài tầm bốn thước có buộc dây. Mọi người chả hiểu thanh gỗ này có mục đích gì thế nhưng nếu xộc xệch sẽ bị ăn đòn ngay.

Còn chưa hết, nửa đêm tập hợp còn chưa đủ. Tập hợp xong còn chạy một vòng sau đó về ngủ tiếp. Mà ngủ là cấm thì thào nói chuyện riêng, nếu không cũng ăn đập như thường. Một đêm hai ba bận bì dày vò thì sau một tuần cũng có kết quả, người ăn đòn ít hơn rất nhiều.

Nhưng mọi việc chưa dừng ở đó, hàng ngày ngoài chạy bộ xếm hàng, bước đều đứng nghiêm giờ còn thêm một mộ nữa là chạy vượt chướng ngại vật, bò. Nói chung các tân binh giờ cũng mặc kệ rồi, sức thích ứng của những người đàn ông này rất cao, có mệt cũng chỉ bằng với công việc đồng áng mà thôi, giờ chuyện họ bàn tán là những bữa cơm canh thịt, những quả trứng rán vàng óng kia kìa. Nhiều người muốn dấu diếm một ít đem vê cho mẹ già, hài tử, hay nương tử ở nhà nhưng bị Diêu thiếu đánh cho thừa sống thiếu chết.


Đây là quân lương … các ngươi hiểu là gì không… là lương thực cho quân sĩ. Các ngươi an hết không sao nhưng đem ra ngoài là trộm quân lương … là tội chém đầu. Lầy này ta tha vì các ngươi xuất phát vì hiếu tâm. Lần sau chặt đầu thị chúng. Các ngươi muốn có thịt có trứng cho người nhà không?

– Có.. có… có… tiếng hô dậy trời lật đất.

– Muốn có thì luyện tập cho tốt, cuối tháng phát lương tha hồ mà mua đồ cho người nhà.

Những tân binh này mua thịt mua trứng của ai? Tất nhiên là Trần gia bán rồi, vậy nên tiền lại quay về tay Trần gia, lương thực cũng có người tiêu thụ, đây là một cái vòng luẩn quẩn.

Thế là tân binh lại càng hăng hái luyện tập nhiều hơn, này thì hành quân dưới bùn. Này thì vác thanh gỗ lên đầu bơi qua sông mà không để ướt, này là chạy mười mấy dặm. Này là vượt chướng ngại vật…tất cả chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Trứng thịt cho người nhà mới là quan trọng. Sức tiến bộ của tân binh cũng khiến Diêu thiếu há mồm. Thời hiện đại bói không ra được đoàn người chăm chỉ chịu khó lại biết nghe lời như vậy. Quả thật là hạnh phúc chết Diêu thiếu, hắn đang yêu chết chế độ nông nô này.

Nhưng ngày tàn của các tân binh đến rất nhanh, họ phải tập luyện với phụ trọng 12 kg hàng ngày rồi, chỉ có thể nói là khổ vô cùng. Họ đeo trên vai một thứu may bằng vải bố có tên gọi balo. Bên trong chứa phụ trọng đến 12 kg. Nói thì có vẻ không nhiều, các ngài thử đeo liên tục 12 tiếng đồng hồ sẽ biết mùi ngay lập tức. Thật ra lúc đầu Diêu thiếu chỉ nghĩ phụ trọng 8-10kg thôi, nhưng thấy các tân binh sức chịu khó quá cao nê hắn quyết tăng têm hai cân nữa. Danh tiếng các quỷ của Diêu thiếu cực thịnh, nhưng đế bữa cơm lại thành Diêu thiếu đại thiện nhân. Nhưng nói gì thì nói hình ảnh uy nghiêm của Diêu thiếu đã in đậm vào tâm trí đám tân binh này. Nhất là cảnh Diêu thiếu tay không đánh cho 20 tân binh sấp mặt chỉ sau một chum trà là đủ hiểu. Diêu thiếu là thần nhân không phải người, lời Diêu thiếu là không được cãi… Câu này không biết từ ai mà lan truyền khắp tân quân.

Kể ra thì Diêu thiếu còn nhiều điểm mới lạ khiến người ngoài khó hiểu, cách phân bậc trong tân quân là tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, đại đội trưởng. Hoàn toàn không giống cách phân chia ngũ trưởng, thập trưởng, bách hộ như thời này. Nhưng mọi người chẳng quan tâm, chỉ biết tiểu đôi trưởng được ăn ngon hơn đội viên bình thường. Trung đội trưởng ăn ngon hơn tiểu đội trưởng, đại đôi trưởng thì khỏi phải nói, sướng như vua. Mà còn chưa hết, Diêu thiếu đã hứa là những sĩ quan đội trưởng sẽ được phân lương tháng nhiều hơn tùy cấp bậc. Những người được bổ nhiệm thành các đội trưởng là những người biểu hiện xuất sắc nhất trong huấn luyện vừa qua. Tât nhiên Diêu thiếu còn bổ xung “ Cái chức đội trưởng chỉ là tạm thời, sau một tháng xét lại, biểu hiện tốt làm đội trưởng, biểu hiện kém cút xuống làm đội viên, tất nhiên đội viên có biểu hiện tốt sẽ được thăng lên đội trưởng”. Câu nói này làm các đội trưởng tạm thời thấy nguy cơ hàng lâm, các đội viên thì như hùm như beo hai mắt tỏa sáng mài đao soàn soạt. Vậy là cả doanh lại bùng nổ một đợi phấn đấu huấn luyện chưa từng có.


Con trai thì lăn lộn ngoài quân doanh đến đen nhẻm cả đi nhưng phụ thân tiện nghi “dưỡng thương” trong nhà thì béo trắng cả ra. Cả ngày vui vầy cùng tiểu thiếp và chơi đùa cùng Gia Hân. Nhưng dưỡng thương mãi cũng phiền, Cán viên ngoại thấy chán cảnh ở nhà rồi.

– Diêu thiếu, ngươi luyện binh như vậy có ổn không. Chỉ thấy chạy qua chạy lại rồi xếp hàng bước đều. Không hề giống thân binh luyện tập gì cả. Lão tử thấy thân binh luyện thật rất hiệu quả.

– Lão tía, thời đại mới rồi luyện binh cũng khác. Lúc này là vác súng đi bắn nhau chứ không phải đao thương lao vào chém giết. Đao thương cũng phải luyện nhưng không phải lúc này. Còn về thân binh thì dùng để bảo vệ hay làm những nhiệm vụ đặc biệt, võ nghệ của họ cũng đặc biệt khác công phu chiến trận.

Trầm ngâm một lát Cán viên ngoại lên tiếng thắc mắc.

– Diêu thiếu, lão tử biết ngươi thông minh hơn người, vậy nhưng điểu thương chỉ bắn được tầm 50 bước, bắn xong một lượt thì kẻ địch cũng xông đến trước mặt rồi, lúc đó thì chẳng phải đao thương gặp nhau sao.

Diêu thiếu ôm trán mà thở dài, thật ra một trong những thành quả Gia Long đạt được sau nhiều năm nội chiến với Tây Sơn là quân đội tương đối mạnh với trang bị và tổ chức kiểu phương Tây. Sau khi làm chủ toàn bộ quốc gia, nhà Nguyễn xây dựng quân đội hoàn thiện hơn, chính quy hơn. Quân chính quy đóng tại kinh thành và những nơi xung yếu; các địa phương đều có lực lượng vũ trang tại chỗ làm nhiệm vụ trị an. Quân chính quy có 14 vạn người, ngoài ra còn có quân trừ bị. Quân đội còn được tổ chức thành 4 binh chủng: bộ binh, tượng binh, thủy binh và pháo binh, trong đó bộ binh và thủy binh được chú trọng xây dựng để tác chiến độc lập. Trình độ chính quy thống nhất rất cao. Ngoài vũ khí cổ truyền, quân chính quy được trang bị hỏa khí mua của phương Tây như đại bác, súng trường, thuyền máy, thuốc nổ…Các loại súng thần công, đại bác được đúc với kích thước, trọng lượng thống nhất; thành lũy, đồn to nhỏ cũng được quy định cho từng cấp với số lượng quân nhất định.

Sự quan tâm tới khoa học quân sự phương Tây của Gia Long được xem là do tình thế bắt buộc thì với Minh Mạng lại hoàn toàn tự nguyện. Minh Mạng lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng đến việc quân cần tinh nhuệ, không cần nhiều, bỏ bớt số lượng người cầm cờ từ 40 người xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 người). Phương thức tác chiến được các học giả Mãn Thanh ghi nhận là giống hệt kiểu Pháp, do trong quân đội Minh Mạng có thuê các sĩ quan huấn luyện đến từ phương Tây. Có thể nói, quân đội nhà Nguyễn thời Minh Mạng là lực lượng quân sự tân tiến hiện đại nhất ở khu vực Đông Á, vượt trội các nước láng giềng như Mãn Thanh, Xiêm La, Miến Điện hay Ai Lao.

Sang thời Tự Đức, công tác quốc phòng của nhà Nguyễn bị sa sút và có sự tương phản rõ rệt với các triều vua trước. Một trong các lý do khiến tình hình quân đội suy sút là vấn đề tài chính. Vũ khí và trang thiết bị làm mới gần như không có. Trang bị bộ binh rất lạc hậu: 50 người mới có 5 súng, mỗi năm chỉ tập bắn 1 lần 6 viên đạn.


Nguyên nhân của sự suy yếu này có rất nhiều, có cả chủ quan và khách quan, nhưng tựu chung lại có một nghịch lý đáng buồn cười đó là đầu triều Nguyễn có một đội quân hùng mạnh, kỉ luật, tiến bộ, nhưng càng ngày càng lụi bại. Đến những năm Tự Đức thì đội thần cơ doanh vang danh khu vực chỉ còn là danh hão. Người lính Đại việt lúc này lại quay lại với gươm đao truyền thống mà lấy máu thịt đọ sức cùng đạn pháo, phải chăng là quá hài hước chăng.

Nhưng là người từ hiện đại thì Diêu thiếu không thể phạm sai lầm tối giản này, cái hắn làm là cố gắng đón đầu công nghệ mà làm một chút gì đó cho dân tộc.

– Lão tía, binh lính của chúng ta không dùng hỏa mai điểu thương giống như của triều đình. Ta sẽ mua súng mới từ Phương Tây, súng mới tầm bắn phải 400- 600 bước ( 200- 300m), mỗi phút có thể bắn cả chục viên đạn. Chúng ta phải xây dựng đội quân như Phương Tây. Tất nhiên vẫn có những đội binh truyền thống để đánh cận chiến, nhưng đó là sau này khi chúng ta có đủ nhân số.

– Tền của gia tộc liệu rằng có đủ? Súng Phương Tây rất đắt đỏ, mà giờ đây chúng còn xâm chiếm chúng ta, vậy thì sao chúng có thể bán vũ khí cho ta được.

Suy nghĩ của Cán viên ngoại là hợp lý, nói cho cùng thì nhà họ Trần có giàu thì cũng chỉ là cọng lông so với triều đình. Đến triều đình còn không trang bị nổi súng ống cho quân đội huống gì chỉ dựa vào ba đồng buôn lậu muối của nhà Trần gia.

– Lão tía yên tâm, thứ nhất triều đình không mua nổi súng Tây Dương vì bộ máy quan lại cắt xén quân khố, sau đó lại còn báo giá súng ống lên cao để ăn chênh lệch. Còn về chuyện tiền bạc thì lão tía lại càng yên tâm, cố gắng chống đỡ cho tôi hai năm thôi. Hai năm sau khi kế hoạch của tôi thành công thì ngày vơ đấu vàng chỉ là chuyện nhỏ. Lão tía, nhà mình mà rút hết số tiền tự do lại không ảnh hưởng đến thương nghiệp thì chúng ta có được bao nhiêu?

– Tính sơ bộ có lẽ trên dưới mười lăm vạn lạng bạc, không thể lấy nhiều hơn trừ khi bán đất ruộng tại Lâm Sơn. Bên cạnh đó kho thóc nhà ta đủ nuôi 3000 quân trong mấy năm. Vậy nhưng ngươi cho lính ăn thịt uống rượu nên chi phí sẽ tăng rất nhiều.

Nghe Cán viên ngoại nói vậy không những Quang Diêu không lo lắng mà lại còn lấy làm vui vẻ. Hắn vậy mà rất biết xuyên, xuyên ngay vào hũ vàng, phải nói là nhà Trần gia giàu đến nứt đố đổ vách rồi. Không ảnh hưởng kinh doanh mà còn lôi ra đươc mười lăm vạn lượng bạc. Quả thật rất kinh người, đây là Đại Việt chứ không phải Đại Thanh. Đại Thanh quan lại hơi tí là tính bằng mấy chục vạn lạng. Nhưng với Đại việt nhỏ bé thì mười lăm vạn lạng nếu biết sử lý sẽ làm được rất nhiều chuyện.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.