Đọc truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt – Chương 161: Con cờ bí mật
Diêu thiếu nghiến răng ngồi trong phòng tối, chuyện nước, chuyện nhà, tất cả đều dồn dập đổ lên đầu hắn một mảng. Con người cũng không phải là máy móc, hắn cũng thấy mệt mỏi chứ. Đề đốc Quảng Đông Lý Chấn đảm bảo phải diệt, mối thù giết vợ sát con là không thể đội trời chung. Nhưng muốn diệt đề đốc một tỉnh của Đại Thanh không phải dễ, thêm vào đó thông tin về đối thủ hắn hoàn toàn mù mờ. Lý Hồng Chương Tăng Quốc Phiên,Tả Tông Đường,Trương Chi Động các danh tướng thời này của Đại Thanh thì Diêu thiếu có nhiều có it nghe qua, nhưng Lý Chấn thì hắn chưa từng biết. Từ lúc nào Đại thanh lại có một đạo quân với 2 vạn tay súng “Tây”. Nếu có nhiều như vậy liệu Thái Bình Thiên quốc vẫn còn nhởn nhơ được không? Mà nghe đâu Thái Bình Thiên quốc tuy có bị áp chế trên nhiều mặt trận nhưng vẫn đang còn rất vững vàng mà không có giống như trong lịch sử là kiệt quệ đến nơi rồi.
Diêu thiếu ngay lập tức cho truyền tin đến HongKong mật lệnh Lý Tuân cử tay chân người Hoa đi điều tra về Lý Chấn, có câu biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Diêu thiếu hận thù thì hận thù, hắn không phải não tàn mà như ruồi không đầu lao lên phía trước.
Tất nhiên kèm với đó là một nhóm lính đặc công của Vạn Ninh được cử đi Quảng Tây hoạt động để bắt liên lạc cùng thủ hạ dòng chính của Dương Tú Ninh. Chỉ có gặp được bọn này thì mới hiểu rõ lý do Dương Tú Ninh phản bội, cũng chỉ có thể gặp được đầu não của nhánh hải tặc này thì mới rõ được tại sao bọn họ không đầu không đuôi đi đánh Quảng Đông. Từ đó Diêu thiếu mới cho ra được cách đối phó tình hình một cách chính xác nhất.
Bộ đội đặc công chính là một nhánh tinh nhuệ nhất trong các nhánh quân tinh nhuệ mà Diêu thiếu có. Thật ra nhóm người này được đào tạo một cách khác biệt, và tiền thân của họ chính là lực lượng thân binh đông đảo đến 300 người của Diêu thiếu. Nói một cách chính xác thì Diêu thiếu không cần lượng thân binh đồ xộ như vậy để đi theo bảo vệ. Ba trăm người này đi theo Diêu thiếu chủ yếu là để học tập và huấn luyện về cách tác chiến của đặc công. Các kĩ năng của họ có điểm giống mà cũng có điềm khác biệt rất lớn đối với mật vụ. Những đặc công được tuyển chọn gắt gao trong gần 2 vạn quân của cả Vạn Ninh và Thái Nguyên, bọn họ chủ yếu được đào tạo để họ có được phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và hậu phương của địch.
Đặc công có những kĩ năng đặc biệt cao cường như có thể sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau. Võ cận chiến cực tốt, đặc công trên bộ thì có khả năng tồn tại, chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt nhất, khả năng ngụy trang siêu cường, đột nhập, leo trèo đều là bắt buộc phải thành thục. Tất nhiên có đặc công đánh bộ thì cũng có đặc công đánh nước. Nhưng địa hình Đại Nam quá phức tạp nên tạo thời hai loại này có xu thế hòa nhập với nhau. Tức là đặc công đánh bộ cũng có thể hoạt động dưới nước và ngược lại. Nhưng Diêu thiếu vẫn dựa vào kĩ năng của từng người mà phân ra hai nhóm, ai thiện tủy tính nhiều hơn thì xắp xếp vào hàng ngũ đặc công nước. Tính ra lứa lính ban đầu với hơn 200 đặc công bộ và gần 100 đặc công nước đã tốt nghiệp và được tung vào chiến trường. Tất nhiên có những người xuất sắc đặc biệt thì được giữ lại làm nhiệm vụ đào tạo lứa đặc công mới. Diêu thiếu đã phân ra hai năm đào tạo một lứa đầu tiên, hắn không còn tinh lực để đào tạo lứa tiếp theo mà để họ tự minh phát triểu rồi.
Nhiệm vụ thâm nhập sâu trong lòng địch thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt như tìm kiếm tung tích thủ hạ của Dương Tú Ninh thì không thể nào các mật vụ làm tốt được như đặc công. Mật vụ bản chất là sống với nhiều gương mặt, thâm nhập thu thập tình báo mà không phải là chiến tranh phá hoại hay hành quân trong các khu vực khắc nghiệt tìm kiếm mục tiêu.
Chuyện nhà cũng chỉ có thể xử lý đến mức độ đó mà thôi, người chết cũng đã chết rồi. Việc nước vẫn đang còn là khó khăn trước mắt. Chính vì lẽ đó diêu thiếu phải gạt đi những ngổn ngang trong lòng mà đối diện với hiện thực tàn khốc, quân Pháp lại một lần nữa sắp đến rồi, và lần này chắc chắn số lượng không chỉ vài ngàn quân it ỏi.
Nhưng liệu Diêu thiếu một siêu mật vụ của QĐNDVN từ thời hiện đại xuyên đến liệu có phải là một người đơn giản. Hắn chỉ có đọc qua chiến báo của Hoàng Diệu thì ngay lập tức đã chuyển ý kiến từ “hòa” thành đánh. Nếu chỉ dựa vào phán đoán tình hình thì Diêu thiếu không bao giờ dám đưa ra một quyết định ảnh hưởng đến vận mệnh của cả dân tộc một cách vội vã như vậy. Trong lúc tình thế khó đoán định và khó khăn vào bậc nhất lúc này thì quân cờ Diêu thiếu cài cắm từ lâu vào nước Pháp đã phát huy tác dụng.
Nhớ lại cuộc chiến Vạn Ninh khi bắt được toàn bộ thủy thủ đoàn của tàu tuần dương Dévastation. Trong này có một nhân vật là Ferid Lefebvre. Tên này chính là tên hạm trưởng xui xẻo khi bị thủ hạ đổ hết trách nhiệm lên đầu và ghi vào biên bản họp cũng như nhật kí hành trình tuần dương hạm Dévastation. Tất nhiên hai người Ferid và Diêu thiếu đã có một buổi làm việc kín để đi đến một thỏa thuận chung đó là Diêu thiếu giúp Ferid rũ bỏ trách nhiệm, và cũng đẩy trách nhiệm lên đầu thên phó hạm Pierre. Tất nhiên các chứng cớ như biên bản họp với chữa kí của mọi người, nhật kí hải trình, nhân chứng như Pierre đều nằm trong tay của Diêu thiếu. Nếu Ferid có một ý nghĩ không tốt thì tất nhiên những bằng chứng này sẽ theo một cách nhanh nhất nằm trên bàn làm việc của Napoleon III.
Tiếp sau sự việc này là một màn chuộc tù binh từ gia tộc Lefebvre tại Pháp quốc với giá 24 ngàn Currencies. Tất nhiên số tiền này sẽ được trả lại ngay sau đó, cái mà diêu thiếu cần là một con cờ cắm vào nước Pháp. Vua Napoleon III và hội đồng chính phủ không biết được cả xứ Champagne-Ardenne đang điên cuồng về một loại bột hút có tên heroin và đang lan ra các vùng lân cận. Và cũng không ai biết gia tộc Lefebvre đang giàu lên từng ngày, từng ngày một với tốc độ gia tốc của tên lửa.
Uy hiếp chỉ là một phần, phải cột thêm lợi ích thì cả hai bên mới có thể bền lâu cho được. Muốn gia tộc Lefebvre làm việc cho Diêu thiếu thì Uy hiếp chỉ là một chuyện nhỏ, lợi ích cộng hưởng bao giờ cũng bền chặt hơn. Những ruộng cây anh túc trồng tại Vạn Ninh, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả và nay là cả Móng Cái khi triết xuất ra thành phẩm thì chỉ dùng để cung cấp hàng cho Lefebvre gia tộc mà thôi. Còn hàng cấp cho Hongkong, cho công ty Đông Ấn Anh thì đều là hàng chế biến từ nha phiến nhập khẩu. Từ đó có thể tạo cho người Anh có cảm giác họ đang khống chế được nguồn nguyên liệu của Vạn Ninh.
Tất nhiên nguồn cung cấp chỏ gia tộc Lefebvre là có hạn, vận chuyển khó khăn vì phải làm kín kẽ để người Pháp không nhận ra được sự liên hệ giữa Lefebvre gia tộc và Đại Nam. Và tất nhiên Diêu thiếu cũng cung cấp cho Lefebvre gia tộc mặt hàng chất lượng với giá rất thấp. Tức là bằng với giá mà công ty Đông Ấn Anh đã ép buộc Diêu thiếu. Vào thời điểm đó công ty Đông Ấn Anh chưa nhảy vào nên giá cả như vậy đã là triệt để không còn gì để nói.
Giá bán ra của nhà Lefebvre Diêu thiếu không biết, nhưng những thương vụ ngầm của hai bên thì phía Vạn Ninh luôn nghe được một câu đó là thúc dục Vạn Ninh tăng số lượng hàng cho họ.
Tất nhiên nói như vậy để có thể thấy được con bài mà Diêu thiếu đã cắm sâu vào Pháp. Với số tiền không tưởng kiếm trác được trong gần 2 năm qua thig gia tộc Lefebvre quật khởi đến chóng mặt, có tiền là có tất cả. Với số tiền lo lót mở đường khổng lồ thì Ferid Lefebvre lại trở lại vị trí cũ là trung tá Hải quân hoàng gia Pháp sau một thời gian bị tra vấn về vấn đề thất trận tại Vạn Ninh. Quan trọng là lúc này thiếu tướng Louis-Adolphe Bonard còn thua sấp mặt ở Đại Nam, Sĩ quan cấp cao của Pháp còn bị bắt một mớ. Chiến hạm số lượng bị cầm tù nhiều đến bao nhiêu không kể hết, chính vì lý do đó mà trận thua của Ferid ở Vạn Ninh lại bị lãng quên đi rất nhiều.
Lúc này tình hình tại Đại Nam đã làm cho hội đồng chính phủ Pháp đưa ra giải pháp đàm phán, nhằm chuộc lại những chiến hạm cũng như đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Đại Nam. Tình hình quan hệ Pháp và khối Liên Bang lỏng lẻo Đức đang là một mối nguy cơ khiến họ khó có thể phân tâm. Thêm vào đó Pháp đang cố gắng mỏ rộng tầm ảnh hưởng của minh ở khối Châu lục Đen nên khó có thể điều quá nhiều binh lực đi Đại Nam mặc dù biết nơi này có vị trí cực kì quan trọng. Nhưng nếu không điều động mọt lực lượng hơn 15-20 ngàn người thì không thể nào gây áp lực thực tế cho Đại Nam cho được.
Nhưng sự việc không có đơn giản vậy, Napoleon III là người rất ưa mặt mũi và ông yêu cầu tăng viện với mức kinh phí 5 triệu Franc. Nhưng yêu cầu có phần mang tính thiếu lý trí này bị hội đồng phản đối kịch liệt. Nhưng nói cho cùng thì Pháp cũng có các đảng diều hâu hiếu chiến họ lấy lý do các tỉnh Nam bộ Đại Nam là môt món hời lớn ( Tổng nguồn thu cảu Mỹ Tho và Gia định trong năm 1860 là 1,5 triệu Franc), nếu chiếm được toàn bộ Nam Kỳ thì con số này có thể bù lại 5 triệu Franc đầu tư cho chiến tranh.
Ở đây phải nói đến thực tế là người Pháp bóc lột, thực dân hết sức hiệu quả tại Nam Kỳ, chỉ với hai tỉnh Mỹ Tho và Sài Gòn Gia Định mà họ có thể thu lợi nhuận gần bằng cả triều Hế thu nhập nước Đại Nam.
Tình hình trở vào thế dằng co tốn thời gian vô cùng, nhưng sự kiện Hoàng Diệu đồ sát 1500 lính Pháp đã tới Paris. Tất nhiên đây là ngòi kích nổ cho quản bom chiến tranh pháp. Hội đồng chính phủ không thể một lần nữa bác bỏ yêu cầu chiến tranh của Napoleon III, họ thông qua ngân sách 5,340.000 franc để thực hiện cuộc đại viễn chinh Đông Nam Á, mục tiêu là Đại Nam quốc.
Hai thiết giáp hạm tân tiến nhất là Invincible và Normandie sẽ được điều đến Đại Nam phối hợp cùng Gloire tại đây. Đi kèm theo còn có 11 tuần dương hạm và 59 khu trục hạm cũng như tàu vận binh. Tổng số quân dự tính đổ vào Đại Nam sẽ lên tới 20 ngàn người trong đó có một nửa là lính gốc phi từ Algieri. Đây quả thật là một cuộc viễn trinh khá quy mô của quân Pháp kể từ năm 1840.
Tất nhiên gia tộc Lefebvre bằng cách nhanh nhất thông báo dự định này của chính phủ Pháp cho Vạn Ninh với hi vọng Diêu thiếu có thể dời đi Đại Nam trước khi quân Pháp đến. Lefebvre gia tộc không muốn cái mỏ vàng của họ bị quân Pháp đập nát mất.