Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 153: Gia định chiến


Đọc truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt – Chương 153: Gia định chiến

Hạm đội chiến đấu ra so thì chưa biết nhưng để dọa người thì rất bá cháy. Nhưng khoan hãy đến với tình hình của Hạm Đội Liên quân khổng lồ kia mà quay về người bạn cũ. Hoàng Diệu trung tướng Đại Nam đế quốc, tổng tư lệnh quân khu bắc kỳ. Sau những đợt tiếp tế không biết mệt mỏi của Quang Diêu cũng như triều đình Huế thì quân Đại Nam không còn rơi vào thế trốn chui chốn lủi đánh du kích nữa rồi.

Đánh du kích mặc dù có thể bào mòn sinh lực địch, ngăn cản bước tiến công của quân thù, nhưng cuối cùng thì công thành chiếm đất, quyết định thắng lợi thì vẫn phải dùng đến tổng tiến công. Với 10 ngàn xạ thủ trong tay, với pháo mới, pháo cối. Cộng thêm cả một lượng thuốc súng nhiều chưa từng có tuồn vào Trấn Biên thì Hoàng Diệu cùng Trương Định quyết tâm mở ra một đại chiến dịch, tổng tấn công vào Sài Gòn.

Nên nhớ lần này người Anh vì quyết tâm hố trọn Tây Ban Nha nên đã bán cho Diêu thiếu một số lượng khổng lồ thuốc súng. Người Anh lúc này là vua nhập khẩu tiêm tiêu từ Peru, Nói một cách chính xác thì Anh quốc mới là trùm thuốc súng đen. Bình thường Diêu thiếu cũng có thể mua với số lượng đủ dùng thuốc súng đen từ các mối quan hệ của Robert, và cũng từ Charles Straubenzee của Hongkong. Tất nhiên với mối làm ăn heroin cùng nhau phát tài thì Charles Straubenzee rất sẵn lòng giúp đỡ Diêu thiếu trong khoản thuốc súng. Nhưng những hạng mục ấy không thể bằng một góc của công ty Đông Ấn Anh cung cấp. Lúc này hai nguồn thuốc súng chính của Diêu thiếu không ngờ lại đến từ những tên người Anh chết tiệt dã ép Diêu thiếu ký hiệp ước bất bình đẳng. Tất nhiên việc kí hiệp ước này có hại cũng có lợi, hại là Diêu thiếu cảm thấy mình mất quá nhiều tiền, nhưng lợi thì cũng rõ ràng khi có được mối quan hệ với Đông Ấn Anh. Vật là Diêu thiếu không nhập thuốc súng với con số ngàn £, hay chục ngàn £, hắn nhập thuốc súng với con số tính bằng hàng trăm ngàn £.

Bởi vì sao, qua trọng là vũ khí có mà đạn dược không có thì cũng vứt đi, Đại Nam chỉ có các mối khai thác diêm tiêu lẻ tẻ. Đủ phục vụ cho tầm 5 ngàn tay súng là cùng. Nói đến pháo mới là thủ phạm đốt thuốc súng nhiều nhất. Nếu chỉ dựa vào bản thân của Đại Nam khai thác diêm tiêu thì đừng phát triển vũ khí cho xong. Lần này Diêu thiếu biết nếu vẫn còn hợp tác cùng Michael Seymour hay hợp tác trong bóng tối cùng John Moore thì đảm bảo Đại Nam không thiếu thuốc súng. Nhưng viễn cảnh phải nhờ vào người khác không thể nào làm Diêu thiếu cảm thấy an toàn cho được nên hắn có hai hướng giải quyết. Thứ nhất chính là có thể mua được bao nhiêu thuốc súng thì mua bấy nhiêu rồi cất vào kho, thành vật tư chiến lược. Tất nhiên nếu có ẩm thì cũng có thể xử lý được thoải mái, thuốc súng là hỏng không được. Thứ hai đó là hắn sẽ nhờ Robert đàm phán cùng Peru để mua Diêm tiêu. Mỗi năm chỉ cần chạy hai chuyến mà thôi. Tất nhiên sẽ huy động tất cả các tàu có thể có để mua diêm tiêu. Tầm 50-60 ngàn tấn một năm là đủ dùng cho huấn luyện cùng phát động một hai trận chiến quy mô rồi.

Tất nhiên những lời này nói sau, vì lúc này quân Pháp mới là bên thiếu thuốc súng do hạm đội của họ đã bị què quặt quá nhiều. Cả Nam Ky rộng lớn mà Pháp chỉ còn lại tầm gần mười tiểu Hạm, 4 trung hạm và 1 đại hạm. Việc tiếp tế cho các vùng như Sài Gòn Gia Định thì chắc chắn phải dùng tiểu hạm rồi. Nhưng chỉ có mười chiếc qua lại bên cạnh đó còn chịu sức ém của đánh bom liều chết thì thuốc men, đạn dược, lương thực đều là thứ thiếu thốn với quân Pháp lúc này.


Lúc này quân Pháp chỉ có 3 ngàn người cộng thêm 3 ngàn quân lính đánh thuê Phillippine phân ra canh giữ Mỹ Tho và Gia Định. Tất nhiên lực lượng thiếu thốn như vậy là do họ bị thảm bại ở Huế và bị bắt toàn bộ. Louis-Adolphe Bonard biết được tình thế đã không còn bước cứu vãn, anh ta chỉ còn chờ ngày được gọi về Pháp để điều trần trước hội đồng và chịu kỉ luật về những thất bại của mình. Chính vì đó vị tướng Pháp này trở nên chán nản và tuyệt vọng vô cùng, anh ta để lại thành Gia Định cho Francis Garnier một Trung Úy sĩ quan trẻ người Pháp sau đó tự mình lui về Mỹ Tho.

Giờ đấy tin vui thắng trận ở Huế đã được truyền đi khắp ngõ ngách Nam Kỳ, chính vì thế tinh thần người Việt yêu nước nơi này vốn đê mê lại bỗng nhiên dâng trào cảm xúc. Các cuộc khởi nghĩa tự phát diễn lên khắp nơi. Ngay cả một chiến hạm Pháp cũng bị hơn trăm người tập kích trên sông Sài gòn và thiệt hại nặng nề. Tất nhiên những cuốc khởi nghĩa bằng đao kiếm thiếu quy mô và tổ chức đều thất bại. Nhưng nó đã dấy lên phong trào yêu nước cuồng nhiệt của người Đại Nam.

Nhận thấy tình hình không thể trì hoãn hơn thì Hoàng Diệu đã cho mở đợt phản công quy mô lớn chưa từng thấy vớ lực lượng một vạn tay súng. Nói thì 6 ngàn tay súng của Pháp không quá ít so với một vạn tay súng Đại Nam. Nhưng người Pháp phải chia ra trấn thủ hai tỉnh mà Hoàng Diệu chỉ tập trung quân đánh thẳng vào Sài Gòn theo lệnh của Trung Ương.

Đêm ngày 12 tháng 4 sau nhiều trận giao tranh quyết liệt tại các chốt cứ điểm ngoại ô Sài Gòn thì mười ngàn quân do Hoàng Diệu chỉ huy đã ép được 3 ngàn quân Pháp lui vào cố thủ Thành Gia Định.


Rạng sáng ngày 13 tháng 4 khi trời sáng tỏ thì quân Pháp trong thành mới kinh khủng mà nhìn cửa Đông của thành Gia Định đã dày đặc chiến hào. Thì ra trong đêm Trương Định đã suất lĩnh quân lấy bao cát che chắn mà dào giao thông hào kín mặt phía Đông của Thành Gia Định. Các hào chắn này đào khá sâu và rộng nhằm bố trí pháo cối M62. Phải nói Pháo cối là một vũ khí tuyệt vời khi tác chiến ởi chiến trường với địa hình lắt nhắt phức tạp như Đại Nam. Ví như trước đây muốn vận chuyển 30 thanh pháo Napoleon III qua sông thì tốn không biết bao nhiêu công sức và phải bố trí thuyền vận chuyển cỡ lớn, cẩn thận vô cùng. Nhưng vận chuyển 30 thanh cối Đại Nam M62 lại là chuyện quá đơn giản, bốn binh sĩ to khỏe vác băng băng thanh cối chạy đến bờ sông, ném lên nghe nhỏ và trèo qua. Cái này độ cơ động quá khủng khiếp. Tầm xa 1000 không hề quá tồi, quan trọng là chúng bắn vượt chướng ngại vật. Quân Pháp đã hết sức kinh hoàng đối với pháo cối Đại Nam. Bởi họ chẳng nhìn thấy Pháo binh bố trí nơi nào, chỉ thấy bỗng chốc đạn đại bác nổ ầm ầm trên đầu của họ. Đấy là nguyên nhân chính mà các đồn, bốt ở ngoại thành Gia Định của quân Pháp thất thủ nhanh như vậy.

Nói thật thì Pháo cối M62 chưa ổn định, đợt viện trợ thứ hai vào Nam với 15 thanh cối thì bị vỡ hai thanh khi đang tác chiến khiến 5 người tử vong, 8 người bị thương. Nhưng điều đó chẳng làm phai bớt sự nhiệt tình của các chiến sĩ Nam Kỳ với vũ khí quá sức thần kì và phi thường này. Nhỏ, nhẹ, hiệu quả, cơ động, bắn nhanh, uy lực lớn, tầm xa đủ dùng.

Tất nhiên trong nhiều lần đọ pháo thì cũng có một số tiểu đội pháo cối bị trúng đạn mà hỏng mất vậy nên số pháo hiện nay của Hoàng Diệu chỉ còn 29 thanh. Nhưng 29 thanh pháo 24 pound đủ để bắn áp chế toàn bộ thành Đông. Thật ra thành Gia Định chỉ còn là cái tên mà thôi. Ngày 18 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Chính vì lý do này thành gia định chính mà một khối đổ nát gần như triệt để. Nhưng sau khi chiếm được Đồn Kỳ Hòa thì quân Pháp cũng cho tu bổ một phần Gia Định thành để dự định biến đay thành một quân doanh tạo thành thế ỷ dốc cùng Đồn Kỳ Hòa. Tất nhiên Gia Định thành không còn khả năng phòng thủ cao như trước.

Trong đống đỏ nát của cự thành chính là các cứ điểm bố trí pháo binh của quân địch, quân Đại Nam cũng không còn lo ngại đại bác quân Pháp như trước kia mà bắt đầu khai hỏa đấu pháo.

Số lượng Pháo bộ binh gần như tương đương nhau, phía Pháp quân thì có các công sự và tường gạch đổ nát che chắn. Phía Đại Nam thì chui xuống hào công sự bắn lên. Đây đúng thật là một phen đấu pháo gay go.


Súng Cối Đại Nam M62 có một nhược điểm đó là độ chuẩn xác căn chỉnh khá mất công. Chính là do cấu tạo đơn giản không có các bánh quay, trục xoay để chỉnh góc độ. Nếu chỉ nói về sự căn chỉnh để tìm điểm rơi chính xác thì Cối Krupp M61 hoàn hảo hơn nhiều. Chúng có mâm xoay để di chuyển xoay ngang, có chột vặn để chỉnh góc độ pháo. Còn M62 chỉ có thể “gật gù” nhờ các miếng chêm với độ dày, mỏng khác nhau.

Nhưng M62 vẫn hiệu quả khi bắn chùm, tấn công trên diện tích lớn, ý nói ở đây là hỏa lục bao chùm. Ví như đạn pháp 24 pound chứa bi nổ cách mặt đất tầm 1m đến 1,5 m. Đây là đạu sát khí cho bộ binh, vì những viên bi bị bắn đi với chu vi lên đế hơn 10 gây sát thương rất khủng bố.

Vì trốn sâu trong hố bắn lên nên pháo binh Đại Nam an toàn hơn, lại thêm súng cối là loại bỏ qua vật cản mà tấn công nên công sự che chắn của Napoleon III gần như không tác dụng. Đạn cối bắn trượt thì thôi, chỉ cần bắn trúng vi trí thì các công sự che chắn coi như vô dụng.

Đọ pháo 15 phút diễn ra, quân Đại Nam bắn nhiều hơn quân Pháp gần 12 lượt. Đây là ưu thế bắn nhanh của súng cối. Lúc này bỗng nhiên tiếng hô hào xung phong dậy đất vang lên, thì ra Trương Định và Đại đội pháo cối chỉ là thu hút hỏa lực và chú ý của địch. Đòn tấn công chính lại là sự xung phong của 5 ngàn quân từ Phía thành Tây.

Quân Pháp đã bị cối đánh co thất tinh bát lạc lại bị tập kíc bất ngờ nơi cánh biên nên hoảng loạn vô cùng. Số 200 tay súng bố trí phòng thủ phía Tây không thể can nổi sự xung phong liều chết của năm ngàn người. Tất nhiên qua một loạt súng của quân Pháp thì cũng có hàng tá lính Đại Nam dang xung phong ngã xuống. Tấn công mà, phe tấn công luôn phải chịu thiệt hại lúc đầu.


Nhưng người Đại Nam cũng nổ súng bắt trả, khoảng cách hai bên gần nhau đến vô cùng rồi, lúc này không còn là chiến trường của súng đạn nữa mà là chiến trường của lưỡi lê. Gần 8000 người xông vào nhau đánh xáp lá cà với lưỡi lê sáng loáng đâm vào xương thịt, rồi cán súng, báng súng, nòng súng đều biến thành vũ khí để quất để đập.

Lúc này 3 ngàn quân do Trương Định cũng lao lên, đây là lần quyết tử cuối cùng của họ rồi, lấy lại Gia Định, chiếm hai Sài Gòn được hay không là vào lúc này đây.

Máu, cát, gạch đá, mồ hôi trộn lẫn, người da trắng, người da vàng ôm nhau la hét, họ như những con dã thú thật sự cố tìm cách giết hại lẫn nhau. Chiến trường kiểu này không dành cho những kẻ yếu đuối, chiến trường này dành cho những kẻ liều mạng không sợ chết. Chiến trường này không có tù binh, vì một khi chiến đấu xáp lá cà thì thương vong nghiêm trọng vô cùng.

Tiếng pháo, tiếng khói lửa vang lên từ phía Gia Định thì 1000 lính đóng ở Đại Đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa) cũng thấy, nhưng chúng được lệnh án binh bất động cố giữ Kỳ Hòa nên không đi cứu viện mà cũng không rút đi. Nhưng 1000 tên binh sĩ này đã có một quyết định sai lầm nhất trong đời. Vì đến 10 giờ sáng thì Đại Đồng Chí hòa đã bị hơn 8 ngàn người Đại Nam vây kín, những người này máu me trải đầy trên mặt, nhuộm đen cả chiếc ao lính màu xanh. Ai nấy đều như từ địa ngục chui lên vậy.

Cách đánh của Hoàng Diệu rất máu tanh, chỉ một trận xung phong xáp lá cà vừa rồi thì quân Đại Nam đã nằm xuống hơn ngàn người. Vạn Ninh đánh nam dẹp bắc mấy năm trời mà người hi sinh chẳng quá 200. Nhưng chỉ một tí xíu thội Hoàng Diệu đã nướng đi hơn ngàn người. Nhưng cách đánh của Hoàng Diệu lại rất trực tiếp và hiệu quả cao. Ba ngàn quân Pháp dường như không mấy ai chạy được, tất nhiên trong đó phần lớn là lính Philllippine, họ bị đẩy lên tuyến đầu chiến trận.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.