Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 144: Công ty Đông Ấn Anh


Đọc truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt – Chương 144: Công ty Đông Ấn Anh

Cả Vạn Ninh bến cảng cờ hoa rợp trời, màu đỏ của hỉ sự dăng khắp nơi. Không phải Quang Cán muốn làm quá lên như vậy mà đây là “tấm lòng” của các vị thương nhân đang bám vào Vạn Ninh để làm giàu. Mất tên Cai tổng của Vạn Ninh trước đây đã mất hết ruộng đất rồi nhưng lại biến thành cách siêu phú hộ mới quật hởi. Nói đến thương nhân ở Vạn Ninh thì có nhiều thương hội lắm, kể đến cũng thấy đau đầu. Nhưng đường cử lên thì có mấy thương hội lớn như Thương hội muối Miên trung, Thương hội muối Ai Lao. Thương hội Bông Đông Bắc Bộ. Thương hội Bông Hà Nội. Thương hội Vải Vạn Ninh, Thương hội thép Vạn Ninh v.v… Và không biết bao nhiêu thương hội nhỏ ăn theo kiểu như Hội nhuôm, hội thợ rèn, hội bốc vác bến cảng v.v…

Ngày hôm nay là bọn họ cùng hội họp lại bỏ tiền ra làm buổi lễ hoành tráng này. Thương nhân quý tiền như mạng, nhưng thương nhân lại là tinh ranh như cáo. Hàng tá các thiết bị ngoại bang được vận chuyển lên bờ vào tháng trước làm sao tránh được mắt họ. Hàng chục các nhà xưởng mọc lên như nấm ở khu Đông Vạn Ninh thì kẻ mù cũng thấy được. Đây là cơ hội kinh doanh siêu cấp của nhóm hám tiền này. Nghĩ tới chỉ cần được chia một mẩu bánh vụn trong số các nhà xưởng kia thì họ cũng mãn nguyện lắm rồi. Chính vì thế nhóm này liền hùn nhau ra máu để lấy lòng “Phò mã” gia, Hầu gia Đô Đốc Quảng Yên. Nói ra thì danh hiệu của Cán ca đọc đên méo mồm vì quá dài, nhưng nói như vậy cũng thể hiện địa vị của tên này cao vô cùng. Chỉ nói riêng Bắc Kỳ này so ra trong hệ hống triều đình, ai cao được như hắn. Tất nhiên là không thể so sánh với mấy ông phỉ tự phong “Vương gia “ ở Thái Nguyên, Tuyên Quang cho được. Người ta là vương đấy. 

Cô Dâu sau ba ngày lênh đênh trên biển thì cuối cùng cũng say sóng bẹp mẹ nó rồi. Cuối cùng đành phỉa dùng kiệu hoa rèm buông mà rước về phủ theo tiếng pháo nổ đì đùng ăn hỉ sự. Khách khứa vui vẻ một mảng, Nói đến quan viên Bắc Kỳ có bận hay nhà có giỗ cũng tranh thủ mà mò về Vạn Ninh một chuyến. Đến cũng chắc gì gặp được chính chủ là Cán đại Đô Đốc, nhưng không đến thì sợ vị phong vân hầu gia này ghi thù thì bỏ mẹ. Gia Hân mặc quân phục oai nghiêm cũng ngày đêm mà về Vạn Ninh đón mẹ ghẻ. Tất nhiên phận con Dâu như Tú Ninh lại càng không thể không cong mông lên mà phóng về. 

Hai vị Trần Thị Huệ và Lý Ái Thanh tất nhiên là nhận mệnh, họ sớm cũng đoán trước là có ngày này. Nhưng không ngờ vị phu nhân được rước về nhà thân thế lại ghê gớm như vậy nên từ thái độ mài đao xoàn xoạt tranh sủng biến thành thái độ nịnh nọt một chút là hơn. Đánh không đánh được thì phải kí hòa ước bất bình đẳng chứ sao. Chiến đấu trong hậu cung không kém chiến đấu ngoài chiến trường. 

Trần Gia My hôm nay cũng được mặc một bộ quần áo hoa đỏ mới tinh để đón “dì ghẻ”. Nói chung cô bé người lai này có đậm vẻ mặt người trung hoa khi từ bé đã thẩy rõ là mắt một mí rồi. Nhưng Gia Mỹ bầu bầu rất đáng yêu. Tuy là Gia Hân đã đi được mấy tháng rồi nhưng hai đứa vẫn nhớ và quý nhau lắm. Vậy nên lúc này Gia Hân được nhiệm vụ đó là Bồng Gia Mỹ. Tất nhiên cô đại tiểu thư nhà họ trần mê tít quân phục nên đến khi đi đón mẹ ghẻ vẫn quất quân phục như thường. Nhưng mà Tú Ninh thì không dám thất lễ, nàng đang mặc là trang phục Thục Nhân cáo mệnh ( trang phục của vợ quan tam phẩm). Cái này đúng là không hợp quy củ, vì chỉ có vợ cả mới được mặc trang phục này mà thôi. Nhưng Diêu thiếu kệ mẹ, tuy chắc chắn Tú Ninh không thể làm chính thê nhưng cũng không để nàng thiệt thòi. 

Quang Cán còn bố láo hơn, cả hai vị tiểu thiếp của hắn là đang diện Phu Nhân cáo mệnh trang phục, đây là trang phục mà chỉ có vợ cả của quan nhị phẩm trở lên mới được mặc đó. Cái này cả nhà loạn tôm loạn cá. Nói chung là Diêu thiếu cái gì đã phá luật là Cán ca cũng không vừa mà học theo. Các quan viên được một phen trố mắt không hiểu ai chánh ai phụ nhưng họ cũng kệ. Chuyện nhà họ Trần liên quan chó gì đến bọn họ. 


Lúc này thì Diêu thiếu đang dảo bước bên cạnh Gia Hân để cố làm quen cùng Gia Mỹ. Nói chung từ lúc Gia Mỹ chào đời là Quang Cán và Quang Diêu lăn lộn khắp nơi, thành thử ra là quen không được. Nhưng Diêu thiếu dụ một lúc cuối cùng cũng lừa đảo được co bé mà bế lên tay. Tất nhiên trên tay cảu Gia Mỹ là món đồ mà co bé thích thì mới cho bế như vật. Món đồ mà Gia Mỹ đang mân mê là cầu vai có thêu bằng kim tuyến cộng thêm ngôi sao mạ vàng lấp lánh của Diêu gia. Cô bé nghịch trong tay mà cười khúc khích. 

Từ xa Lý Thanh Ái nhìn thấy vậy thì sợ tái mặt, nên nhớ quân nhân quan trọng nhất là quân hàm. Lý Thanh Ái đã thấy Quang Cán ít khi nổi nóng cũng giận dữ đùng đùng khi hạ nhân đem quân hàm của hắn di giặt đấy. Đằng này Gia Hân chơi quân hàm của Diêu thiếu đến nước dãi nước dớt dòng dòng dính be bét vào. Lý Thanh Ái vội vã lui về sau mà trách cứ Gia Mỹ không được nghịch ngợm làn cho cô bé méo miệng tí khóc. Diêu thiếu thấy vậy cản lại, còn giật thêm một cái cầu vai bên kia đưa cho nó chơi. 

– Lý Di không phải ngại, muội muội là trẻ con, để nàng ấy nghịch chút. Cái này tôi có nhiều ha ha. Hôm nào để tôi nói người may cho tiểu mập mạp này một bộ tiểu quân phục tha hồ mà nghich ngợm. 

Lý Thanh Ái nghe vậy thì vui lắm cũng không cãi lão nữa, vậy là nàng đoán đúng. Diêu thiếu gia cực kì coi trọng tình thân trong gia đình. Nàng không dám mong muốn so bì con nàng với cả Gia Hân nhưng thế này đã đủ lắm rồi. Chỉ cần có được sự “bảo kê” của Diêu thiếu thì địa vị mẹ con nàng trong nhà này là bất bại. Bản thân Lý Thanh Ái thừa hiểu cái nhà này bản chất là gì, nàng là người lăn lộn trong tổ chức Thiên địa hội đấy. Lý Thanh Ái biết rằng công chúa mà bước vào nhà này cũng nên phải cúi đầu xuống một chút. Mà người quyền lực nhất Trần gia lúc này là ai đó đang bế con gái của nàng. 

Diêu thiếu giao lại Gia Mỹ cho Gia Hân rồi đi đến bên Tú Ninh, Tranh thủ đoàn người rước dâu đang đi vào phủ không ai để ý thì thò tay bóp một cái mà cho chị Ninh nư mèo dẫm phải đuôi mà nhảy dựng lên. 

– Anh làm gì thế, đông người. 


– Vớ vẩn, anh đàn bà của anh thì phạm tội gì mà phải sợ..

Diêu thiếu cười rất là dâm đãng mà thì thầm vào tai Tú Ninh, chắc có lẽ xa nhau mấy ngày hắn muốn đêm này tiểu bieeth thắng tân hôn. 

Nhưng chuyện vui chẳng được lâu la, vậy mà một tên mật vụ lẻn đến bên cạnh thì thầm vào tai Diêu thiếu. 

– Tướng quân, người đến rồi. 

– Đang ở đâu?


– Dạ, đang chờ tại văn phòng công ty K&R.

– Chúng ta đi thôi. 

Vậy là Diêu thiếu số khổ không có cái phúc hưởng đám cưới dì ghẻ rồi. 

1 giờ chiều ngày 19 tháng 2, văn phòng công Ty K&R. Mọt nơi kiến trúc rất thanh thoát vùa sang trọng nhưng khong rờm ra. Vừ Châu Âu nhưng lại cách tân hơn nhiều. John Moore đang thú vị và tò mò xem xét nơi đây vừa chờ đợi Diêu thiếu. Tât nhiên ông ta cũng không phải chờ đợi quá lâu vì tác phong làm việc của Diêu thiếu cực kì gọn gàng mà nhanh chóng. Lần gặp gỡ này giữa Diêu thiếu và John Moore chính là khuôn khổ nằm trong hiệp ước bất bình đẳng của Diêu thiếu và Người Anh. 

Nhưng nói một cach chính xác thì Hiệp ước này là kí với người Anh chứa không phải Diêu thiếu kí với quốc gia Anh. Tức là Michael Seymour đại diện cho lợi ích của một nhòm người quyền lực của Anh tại Đông á mà kí kết thương mại cùng Diêu thiếu. Đây điển hình là ăn mảnh thế nên Michael Seymour cũng có những điểm khó khăn nhất định của mình. Nếu sự việc ép buộc Diêu thiếu đến bước đường cùng thì tất cả đều không có lợi. Mà Anh thì chưa thể can thiệp quân sự trực tiếp vào Đại Nam để ép buộc một cách thực chất đối với họ Trần. Chính vì thế trong bản hiệp ước không phải là Diêu thiếu không kiếm được một hai phần có lợi cho sự phát triển của Vạn Ninh. 

Nói đến đây thì phải kể về xuất thân thực sự của Michael Seymour, John Moore, James Bruce và nhóm người thực sự đứng sau bản hiệp ước này. Michael và đồng bọn xuất thân chính xác là một phần của Công Ty Đông Ấn Anh quốc. Hay nói chính xác hơn là trong bọn họ có người xuất thân trực tiếp từ công ty trên và cũng có người chỉ là quan hệ sâu sắc như Michael. Sự việc liên quan thì rất rườm rà nhưng có thể hiểu Đông Ấn là một tổ chức không phải bền chặt như sắt thép, bên trong họ cũng có phe phái đầy đủ v.v. Và Michael Seymour, John Moore, James Bruce cùng một số người khác là một trong những phe phái quyền lực ấy. Quang trọng nhất là Michael Seymour đang chỉ huy trực tiếp hải quân anh lo sự vụ của Đông Á và Đông Nam Á. Chính vì vậy họ mới có được sự va chạm trực tiếp với Vạn Ninh sau đó dẫn đến âm mưu troll cả ba phe như trên. 

Tất nhiên âm mưu troll Pháp có phần khá thành công, còn troll Vạn Ninh thì đã thành công. Giờ đây họ tiếp tục gặp Diêu thiếu để bàn vấn đề troll triệt để Tây Ban Nha. Tất nhiên Diêu thiếu dù rất căm người Anh nhưng mà kế hoạch Troll Tây Ban Nha cũng có lợi lớn cho Đại Nam nên Diêu thiếu chấp nhận biến thành con dao trong tay người Anh mà mổ thịt người Tây Ban Nha. 


Sự việc quan hệ rắc rối giữa Nhóm lợi íc lẻ thuộc công ty Đông Ấn Anh- Côn ty mẹ Đông Ấn Anh- Pháp- Tây Ban Nha và Đại Nam thì cần phải nói rõ từ xuất thân của các tổ chức này. 

Đêm giao thừa giữa hai thế kỷ 16 và 17.Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhất của Anh quốc ký sắc lệnh cho phép 218 thương gia xứ sở sương mù được thành lập Công ty Đông Ấn và độc quyền kinh doanh thương mại giữa phương Tây (châu Âu) và phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á và Đông Á).

Công ty này, về sau gọi là Công ty Đông Ấn Anh Quốc (The English/British East India Company – viết tắt là EIC) để phân biệt với hàng loạt doanh nghiệp có tên tương tự: Công ty Đông Ấn Hà Lan (thành lập năm 1602), Công ty Đông Ấn Đan Mạch (năm 1616), Công ty Đông Ấn Bồ Đào Nha (1628), Công ty Đông Ấn Pháp (1664) và Công ty Đông Ấn Thụy Điển (1731)… Trong số các công ty này, Công ty EIC ra đời sớm nhất.

Với sự ra đời của Công ty EIC ngày 31/12/1600, thế giới biết tới một loại hình doanh nghiệp mới: công ty trách nhiệm hữu hạn (limited liability company) mà mỗi thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm theo phần vốn của mình. Với Công ty Đông Ấn Hà Lan (tiếng Hà Lan là Vereenigde Oost-Indische Compagnie, gọi tắt là VOC) ra đời sau đó 2 năm, người ta biết tới một loại hình doanh nghiệp huy động vốn thông qua việc bán cổ phần (stock) cho công chúng – tiền thân của những công ty đại chúng hiện đại. Ngoài tính chất là những công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay tập đoàn đa quốc gia, các công ty Đông Ấn còn là những doanh nghiệp nhà nước, không chỉ kinh doanh buôn bán, mà còn thực hiện các mục tiêu chính trị, quân sự.

Nhiệm vụ đầu tiên của các công ty Đông Ấn là bảo đảm nguồn cung cấp hàng hóa, đặc sản của phương Đông cho các triều đình và thị trường phương Tây. Và càng có nhiều công ty ra đời, cuộc cạnh tranh càng quyết liệt. Hoạt động của các công ty Đông Ấn vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của chính quyền các địa phương. Tình hình đó khiến các công ty Đông Ấn trở thành một loại hình doanh nghiệp đặc biệt mà tiếng Anh gọi là megacorporation – những tập đoàn kinh tế – quân sự nhà nước, có cả quân đội, quyền cai trị, có thẩm quyền đúc và phát hành tiền, phát động chiến tranh. Từ giữa thế kỷ 17 trở đi, mỗi công ty Đông Ấn, tùy quy mô và địa bàn hoạt động, đều xây dựng quân đội riêng, bộ máy hành chính riêng và tiến hành chiến tranh với nhau để tranh giành thị trường, chiến tranh với các nhà nước bản xứ để chiếm thuộc địa. Chẳng hạn, đội quân thường trực của Công ty EIC vào năm 1803 lên tới 260.000 người, rải khắp Ấn Độ, lớn gấp đôi quân Anh thời bấy giờ. 

Công ty Đông Ấn Anh cuối cùng đã cai trị các khu vực rộng lớn của Ấn Độ với quân đội tư nhân, thực thi quyền lực quân sự và đảm nhận các chức năng hành chính. Đạo luật Ấn Độ được họ ban bố bắt đầu vào năm 1757 và kéo dài đến năm 1858, sau khi Cuộc nổi dậy của Ấn Độ năm 1857. Bộ máy chính phủ chính thức của Ấn Độ thuộc Anh đảm nhận các chức năng chính phủ của Công ty Đông Ấn và tiếp thu hải quân và quân đội của họ vào năm 1858. Tức là lúc này Anh quốc chính phủ gần như thu lại quyền quân sự hóa của công ty Đông Ấn Anh tại Ấn Độ dẫn đến một loạt xáo trộn bên trong công ty vô cùng hùng mạnh này.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.