Đọc truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt – Chương 135: Cán ca tự ý hành động
Quang Cán đấm hai tay vào nhâu mà thốt lên “ Hay quá”. Diêu thiếu đúng là không phụ công hắn chiến đấu vất vả ở nơi này. Diêu thiếu làm được việc phong tỏa lối ra của quân Pháp thì chính là chiến thắng. Một đội quân không có hậu phương, không có lối về lấy gì ra mà chiến thắng đây. Trong khi đó quân Đại Nam sẽ có viện binh cuồn cuộn không ngừng khắp nơi. Đến lúc đó nhánh cô quân này của người Pháp chỉ là con tép trên mép con mèo mà thôi.
– Truyền lệnh cho nhóm 400 người bên trong Tử Cấm Thành vượt tường Tây chạy trốn, không cần cố bảo vệ. Chúng ta vẫn phải tiến lên tấn công tạo cơ hội cho anh em phá vỡ vòng vây. Mọi người cố gắng lên, đánh nhanh rút nhanh, chỉ cần tranh thủ chút thời gian cho anh em là đủ.
Lúc này Quân Pháp đã chiếm nội Hoàng thành, quân Đại Nam lại nằm ở vòng ngoài, nhưng còn một nhánh quân 400 người đang cố thủ Tử Cấm Thành. Rất may phía Tây của Tử Cấm thành rất gần tường Hoàng Thành có thể dùng làm nơi đột phá.
Vậy là quân Đại Nam lại liều mạng chia làm ba lộ tấn công ba mặt của Hoàng thành để tạo cơ hội cho đồng đội. Lần này quân Đại Nam chia ra ba lộ tấn công ba mặt Đông, Tây, Bắc để thu hút binh lực, nếu vậy quân Pháp sẽ phải phân binh ra các nơi này, hi vọng rằng cửa đông sẽ thoáng hơn giúp 400 người chạy thoát.
Ám hiệu đã quy định từ trước nên một nhóm binh sĩ tiếp ứng vội vã đi về phía thành Tây để thông báo. Tất nhiên là tiếng huýt sáo hai dài một ngắn vang vọng khắp khu tây rồi.
Đúng ra thì Quang Cán tính cho khoái mã thông báo Tự Đức cùn Tân Trị về Huế bởi vì nếu Vạn Nin quân đã đến thì đại cục đã nằm trong lòng bàn tay. Nhưng nhìn qua cảnh đổ nát tùm lum trước mặt, thêm vào đó là kế hoạch điên cuồng sắp tới thì Quang Cán lại thay đổi quyết định.
– Phái khoái mã đi thông báo cho thái hoàn, và thánh thượng. Thỉnh xin họ di giá về Quảng Trị thì dừng lại đó là được rồi. Chỉ nói là Vạn Ninh viện quan đã tới kịp Huế không lo là được. Chi tiết đánh đấm thế nào không cần nói ra, ngươi hiểu chưa.
Quang Cán thì thầm vào tai một tên thân binh, thân phận thực sự của tên này là mật vụ, nói chung lũ mật vụ là lũ được đào tạo riêng biệt, trong mắt chỉ có Trần gia không có vua. Việc nói dối vua như thế này mà phái nhóm binh sĩ khác đi là không ổn.
Tên mật thám cúi đầu dạ khẽ một tiếng rồi quay người phóng lên ngựa mà phi nhanh về phía trước.
Quang Cán quay lại hỏi một tên thân binh.
– Đã phát hết súng cho lũ vô dụng kia chưa.
– Dạ thưa tướng quân, đã phát hết 4 ngàn thanh rồi, nạp đạn đầy đủ một lần bắn, cả đêm qua tối mắt dạy chúng cách bắn không biết có được hay không nữa.
– Kệ đi, chỉ việc lên cò, bóp cò mà không biết nữa thì chết đi là vừa. Dặn thật kĩ là bắn xong chạy ngay về nơi tập kết nghe chưa.
Thì ra tối qua vì để tăng sức tấn công thì Quang Cán đã cho phát 4 ngàn thanh súng trường còn lại cho nhóm kinh quân do Tôn Thất Giác chỉ huy. Hôm nay lũ này sẽ tham chiến, nhưng những kinh quân này chưa từng dùng súng nên tất thảy sung đều được nhồi đạn sẵn. Chỉ dạy bọn họ cách lên cò súng, hướng bừa vào địch nhân và bắn, sau đó chạy về nơi tập kích. Tất nhiên lũ này không được đi theo đội ngũ quân “chính quy” bởi lẽ vớ va vớ vẩn lại bắn quân mình. Những Kinh quân gà non này được bố trí trong nhà dân xung quanh con đường mà người pháp sẽ phải đi qua.
Quang Cán lại thì thầm vào tai một tên thân binh khác.
– Dẫn đội tinh nhuệ nhất, công vào hai cửa Đông và Nam của ngoại thành, chôn hết thuốc nổ vào đó. Nổ sập luôn đi. Nhớ làm cho kín đáo một chút, “là quân Pháp nổ xập” nghe dõ chưa.
Gã thân binh gạt gù mà nhận mệnh đi ra tìm đội của mình. Cán Ca lúc này rất quyết tuyệt, hắn quyết phá nát cả Kinh thành Huế cũng không cho quân Pháp thoát ra. Đương cử nghe tin Diêu thiếu đã đến thì kế hoạch của Cán Ca biến thành bắt chết đám binh sĩ này của Pháp lại trong thành. Đơn giản đó là nếu cho bọn chó con này vận được tài vật ra sông thì đó là một bước thua về chiến lược. Nếu lũ này dùng vàng, tài vật là thưa uy hiếp bàn điều kiện thì rất dở.
Nên nhớ lúc này Phủ Nội vụ ở tầng dưới cất giữ 91 ngàn thỏi bạc đỉnh 10 lạng, 80 ngàn thỏi bạc đỉnh 1 lạng; tầng trên cất giữ khoảng 500 lạng vàng ( khoảng 50.000 lạng bạc). kho gần cửa Thọ Chỉ cất giữ 900 lạng vàng ( 81 ngàn lượng bạc). Đấy là chưa tính đến nội khố của Tử Cấm Thành, Các vật như Nữ trang, kim cương quá nhiều. Nếu mấy thứ này bị quân Pháp mang ra đến sông thì chúng hoàn toàn có thể lấy đê uy hiếp quân Đại Nam kiểu như “ không thả bố bố nén hết xuống sông”. Tât nhiên ném thì vẫn vớt được, cùng lắm là ngăn sông đổi dòng mà vớt. Nhưng nếu quả thật như vậy thì quá tốn công sức, thà nổ sập mẹ nó cổng thành cho xong, sau đó đổ tội quân Pháp tàn phá ai biết đó vào đâu.
Cán Ca rất ứng ý với kế sách của mình mà giơ tay quyết định tấn công phủ đầu vào ba mặt cổng Hoàng Thành, đêm qua họ cũng mò được không ít súng thần công và bố trí cả rồi. Nói đùa chứ với khoảng cách vài trăm mét thì súng thần côn Đại Nam vẫn là sài được.
Quân Pháp chỉ có 5 ngàn người, cả ngày hôm qua chiến đấu chết và bị thương hơn 600 người, tât nhiên con số thiệt hại của bên Đại Nam là tương tự. Nhưng mà với số lượng người chỉ có 4 ngàn hơn thì quân Pháp khó bề phân ra các trọng điểm mà canh gác, cuối cùng họ chỉ có thể cho toàn bộ đánh vào Hoàng Thành và chiếm khu này mà thôi. Nên nhớ với số lượng binh ít ỏi của họ mà còn phân ra thì không phi quân Đại Nam nuốt sống mới lạ.
Tất nhiên quân Pháp chiến thuật co cụm trong Hoàng Thành là vạn bất đắc dĩ. Thông tin của họ về binh lực hiện đại của Huế là sai lầm hoàn toàn. Những người “thông đồng” với Pháp báo tin lại quân Đại Nam ở Huế chỉ có 500 tay súng hiện đại mà thôi. Nếu chiếu theo lẽ đó thì quân Pháp hoàn toàn có thể trong ngày đánh thẳng vào Tử Cấm Thành, bắt Tự Đức, Tân Trị, cướp bóc rồi rút lui. Nhưng mười mấy tiếng đồng hôg giao chiến quân Pháp mới tiến được vào hoàng thành. Số lượng quân Đại Nam trang bị vũ khí hiện đại còn nhiều hơn họ, sức chiến đấu không hề tồi. Hung hãn không sợ chết, chiến thuật rất khó chịu. Nói thật nếu không có pháo lớn hỗ trợ, không có tài phú trước mặt làm động lực thì họ đã rút lui lầu rồi.
Đến khi này thì chỉ huy quân Pháp là Đại tá Henri Courbet đang ngồi bệt xuống đất mà thất thần. Ông ta nhận được tin tức yêu cầu đầu hàng vô điều kiện chậm hơn Quang Cán nhận tin tức từ Diêu thiếu nhiều.
Henri Courbet suy nghĩ thật nhanh rồi ra lệnh cho quân sĩ tổ chức độ phá lao ra bờ sông. Tất nhiên điều Cán ca có thể nghĩ thì người khác cũng nghĩ ra. Henri Courbet muốn dùng số vàng bạc trong tay để làm lá bài trả giá đàm phán cùng quân Đại Nam. Ông ta không quan tâm đến Tử Cấm Thành nữa vì để công kích vào và thu tài vật thì quá tốn thời gian. Henri Courbet không biết rõ viện quân của Đại Nam khi nào sẽ tới. Với số quân của Đại nam hiện có trong thành Huế thì quân Pháp đã chật vật lắm rồi. Nay lại thêm viện quân thì đảm bảo không thể nào lao ra bờ sông nổi.
Vậy là Henri Courbet cho tổ chức toàn bộ quân đội bắt đầu liều chết lao ra từ Cổng phí Nam. Nơi này chỉ cách Sông Hương tầm 1 km mà thôi, đó là con đường ngắn nhất để lao ra.
Cán ca dẫn quân đến đánh nghi binh cũng là lúc quân Pháp tổng lực lao ra từ một cửa duy nhất. Trong khi đó Cán Ca lại binh phân ba đường tấn công ba cổng. Đây là một phán đoán cực kì sai lầm về mặt chiến thuật của Cán Ca.
Lúc này đạn giấy đã hết, tốc độ nạp đạn của quan Đại Nam không hề nhanh chút nào, quân Pháp lại liều mạng xông ra với số lượng lớn nên Cán ca cản không được. Quân Pháp hơn bốn ngàn bất chấp thương vong đã bẻ nát phòng tuyến hai ngàn của quân Đại Nam.
Cán ca tiếp tục cho đánh vu hồi, đánh tỉa nhưng quyết tâm lao lên bất chấp thương vong của quân Pháp quá đáng nể. Họ đã thành công lao đi được 500m tiến gần đến cổng Nam Kinh môn thông ra Kỳ Đài, chỉ cần thông qua Kỳ đài thì các Chiến Hạm Pháp hoàn toàn có thể hỗ trợ một cách hiệu quả.
Nhưng bỗng chốc tiếng nổ ầm ầm vang lên khắp bốn phương. Người Pháp đang chạy gấp trên đường cái mà tạo thành một con tiểu long hung mãnh lao về phía trước. Nhưng con tiểu long lúc này như bị cắt thành nhiều khúc nhỏ. Thì ra các đại pháo Thần công cả đêm qua đã được vận chuyển đến nơi đây, chúng được bố trí bên nhà dân chưa đổ nát hai bên đường và nạp đạn để bắn đúng một lần duy nhất. Những viên đạn gang đặng khoảng cách gần lao ngang qua mà chặt chém đội hình người Pháp. Một viên đạn lăn qua là một dãy dài của máu, não tương, xương cốt, thịt vấn vương, và cả nội tạng. Thật nếu tưởng tượng là một con thủy long màu xanh dương bị mổ xẻ chặt ngang mà lòi nội tạng xương cốt chắc cũng có lý của nó.
Nhưng sự bối rối của quân Pháp chưa dừng ở đó. Chỉ nghe một tiếng nổ long trời lở đất, một tiếng nổ của núi lửa phun trào, của vạn năm thiên lôi phủ xuống. Một tiếng nổ lớn bất thường không thể hình dung nổi. Cả tòa Nam Kinh Môn đẹp đẽ, cao lớn, hoành tráng của Đại Nam đổ ụp xuống. Cả hai phe bị cảnh tượng làm cho trấn nhiếp không thôi. Phải bao nhiêu thuốc nổ đen mới làm được điều này a, không ai biết, nhưng đó là sức nổ của gần 400kg thuốc nổ Dynamite.
Cả mặt đất thành Huế nhue run rẩy nhẹ một thoáng, Kinh thành cũng biết đau, nó đang đau đớn tột cùng mà run rẩy đấy. Nó đã bệnh nặng lâu ngày rồi, vậy ra cần một lần đại phẫu để chữa bệnh, đại phẫu dĩ nhiên là đau đớn rồi.
Quân Pháp không còn đường tiến. Muốn lao qua đám gạch, đá, đất loạn xạ kia còn khó hơn là công một cửa thành rồi mở ra. Nhất và xung quanh họ các bóng ma A nam đang lởn vởn chờ thu gặt tính mệnh quân Pháp.
Con tiểu long màu thiên thanh lại quay đầu chui vào Hoàng thành Đại Nam. Tất nhiên họ sẽ phải trả một cái giá không nhỏ để làm được điều này. Cả ngày hôm qua chiến đấu lâu như vậy mà hai phe chỉ tổn thấn mỗi bên tầm 500 người. Nhưng chỉ một lần đột phá bất chấp tính mệnh thì quân Pháp đã thiệt hại đến 600 hơn, tinh thần sĩ khí của họ là không còn chút nào. Pháp quân cố thủ trong Hoàng Thành.