Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 12: Địa vị đại thăng


Đọc truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt – Chương 12: Địa vị đại thăng

Cơm nước xong xuôi, Gia Hân lần đầu tiên được ăn ngon và năn thỏa mãn như vậy trong đời. Xoa xoa cái bụng tròn vo thỏa mãn đi thăm thú cẩn thận gian phòng xa hoa mà ca ca “đáng yêu” đã cấp cho mình. Cô bé nhẹ nhàng đi vào hậu viện như sợ làm đau đôi giày vải mớ tinh có thêu hoa của mình. Nàng rất nghe lời a, mặc dù vẫn muốn ngồi thêm một lát nữa trên đùi ấm áp của ca ca, nhưng ca ca nói phải nghe lời vì lúc này hắn đang muốn nói chuyện chính sự với a di và mẫu thân. Vậy nên Gia Hân ngoan ngoãn mà đi vào trong hậu viện để chơi với chị Nụ. Nghe đâu còn có bữa ăn khuya là canh gà gì đó, mặc dù no lắm rồi nhưng không biết sao nước miếng của nàng vẫn chảy dài. Muốn đưa tay lau đi chút nước miếng đến xấu hổ này nhưng liếc nhìn tay láo lụa màu đỏ thì đánh chết Gia Hân cũng không thể làm bẩn nó. Thôi thì cố đi nhanh về phòng tìm cái khăn a. Nhà gì đâu lớn, Gia Hân lạc mất rồi hu hu thật bất hạnh ghê, sướng cũng không biết đường sướng, cũng may cuối hành lang chị Nụ đang đứng đó dang hai tay mà chờ Gia Hân. Ôi thật may mắn, bé Gia Hân ngoan nên có nhiều may mắn.

Bàn ăn đã được lai dọn kĩ càng và bày ra một chum trà để tráng miệng cũng như tiêu cơm. Cái đãi ngộ này đúng thật là Trần thị và Lý thị đã lâu không gặp, thế nhưng lúc ấy dù ăn ngon mặc đẹp nhưng cuộc sống là nhơ nhớp, kẻ bán tiếng cười nuôi miệng, kẻ bán thể xác nuôi thân. Vậy ra thà làm tiểu thiếp kham khổ còn vạn hạnh hơn ở nơi địa ngục ăn người không nhả xương kia.

Thổi thổi nhẹ chén trà, Diêu thiếu từ từ nhìn hai Thị mà nói chuyện.

– Về chuyện chữ viết và tính toán thì ta đã hỏi hai vị, kĩ năng của nhị vị ra sao?

Không hiểu sao cả hai người rất lúng túng với ánh mắt đánh giá tưởng như bình đạm của Diêu thiếu. Cảm giác áp bách của đôi mắt ấy không thể phát ra từ một thiếu niên mười hai tuổi. Nhị vị ngồi đây cho dù là tuổi không cao lắm. Trần thị mới 21, Lý thị mới 17 nhưng cả hai đều xuất thân yên hoa nguyệt vân trốn, vậy nên việc tiếp xúc với đàn ông là quá nhiều. Các nữ tử con nhà gia giáo cả ngày nhốt trong nhà làm sao mà có được sự đánh giá và nhận xét như nữ tử phong trần được. Phải nói cả hai đều cảm thấy mình không thể dấu diếm bất kì điều gì dưới ánh mắt sắc bén kia. Người run sợ trong lòng không ngờ lại là Lý thị, chỉ một thoáng qua thôi rồi nàng khống chế thật tốt cảm xúc nhưng tất cả đều không qua mắt được Quang Diêu.

– Thưa thiếu gia, Trần thị thông chữ Nôm và Chữ Hán, viết lách thì tôi chỉ có thể viết thể chữ tú hoa… văn thơ tôi học toàn là từ ngữ chăng gió nên chắc không hợp nhãn thiếu gia. Còn về tính toán thì tôi không biết nhiều ạ.


Trần thị cố gắng xắp xếp từ ngữ rồi khiêm nhường mà nói một cách đơn giản và gọn gàng nhất.

– Thưa thiếu gia. Tiểu nữ chỉ thông chữ Hán cũng viết chữ thể tú hoa… văn thơ thì không nhắc đến thế nhưng về tính toán thì tiểu nữ tự tin thông đạt một hai.

Vừa đánh giá hai người Quang Thiếu vừa trầm ngâm suy nghĩ. Hắn hừm một tiếng rồi đăm chiêu, hai lông mày nhíu lại thành hình chữ xuyên sau đó là đắn đo và lưỡng lự.

– Thế này đi, cả hai đều văn hay chữ tốt, chuyện này rất tốt… còn về chuyện tính toán thì Quang Diêu tôi có thể chỉ cho hai người. Chuyện Trần gia không có chủ mẫu đã lâu rồi, mọi chuyện chi tiêu trong nhà đều qua tay Cao quản gia cả, đây là điểm bất hợp lý. Cao quản gia nên tập trung vào quản lý đội buôn mà thôi. Chuyện chi tiêu hàng ngày trong phủ thì nên để cho hậu viện lo lắng….

Nói đến đây thì Quang Diêu hơi ngưng lại mà quan sát cả hai người phụ nữ trước mặt mà đưa ra đánh giá.

– Từ nay Huê di quản lý chi tiêu hàng ngày trong nhà, Thanh di quản chuyện đánh giá công tác của hạ nhân sau đó đưa ra bảng chấm công với hạ nhân để trả lương… còn về chi tiết của việc trả lương thì như sau…. Đánh giá hạ nhân công tác là Thanh Di nhưng về việc xuất tiền chi trả sẽ do Huê di quản lý…


Quang Diêu là dựa vào việc phân chia giữa quản lý và quản ngân để phân phối quyền lực của cả hai phụ nữ này, từ đó hắn có thể yên tâm mà giao việc chi tiêu trong nhà cho hai người. Có hai người phụ nữ chằm chằm theo dõi lẫn nhau thì không ai có thể làm bậy cho được. Còn việc hai người này cấu kết thì quên đi. Hai người đàn ông cấu kết tham nhũng thì quá dễ, nhưng hai người đàn bà lại có chung một chồng thì đừng bao giờ hi vọng họ có được tiếng nói chung.

Cả Trần Thị và Lý thị đều kích động run rẩy không thôi. Trần gia tài sản bạc triệu, hạ nhân trong nhà có cả ngàn người lớn bé. Chi tiêu hàng ngày là con số khổng lồ, chỉ qua một câu nói của Diêu thiếu mà hai người họ từ vịt cỏ ngoài đồng hóa thành thiên nga. Có được vị trí này thì vô hình chung họ sẽ có được quyền lực ngập trời và có được tương lai tươi sáng, địa vị của họ trong cái đại gia này chỉ dưới hai người là lão gia và thiếu gia mà thôi. Thử hỏi điều này làm sao mà khiến họ không hưng phấn đến ngây ngất cho được.

Hiện tại quay lại với sân viện tình hình, lúc này Càn viên ngoại đã qua 6 ngày “dưỡng thương”, Lý thị cũng qua sáu ngày đột nhiên bạo bệnh mà nằm liệt giường. Càn viên ngoại đã bị Diêu thiếu lên lớp một bài vì tội trọng nam khinh nữ nên đã thân thiết rất nhiều với Gia Hân. Lại cũng nói thêm đứa bé này rất lanh lợi và nghe lời vậy nên hai cha con cũng nhanh chóng mà thân cận rất nhiều. Phải nói những ngày qua là những ngày hạnh phúc nhất mà Gia Hân có được, không những có được một ca ca quá tốt với nàng như thiên thần ban xuống bên cạnh đó phụ thân cũng dần dần thương nàng hơn nhiều. Vậy nên mới có cảnh Càn viên ngoại ngồi uống trà cùng Trần thị ngoài sân viện còn Gia Hân thì cầm chong chóng tre chạy tung tăng khắp nơi miệng thì toét ra cười ha ha hi hi.

Đúng lúc nay thì tiếng ngựa phi ầm ầm ngoài ngõ, tiếp theo chẳn bao lâu Ca ca Diêu thiếu dẫn theo gia đinh ào ào bước vào sân viện. Nhìn thấy Diêu ca ca thì Gia Hân như mèo thấy mỡ mắt sáng chưng mà quýnh lên hấp tấp chạy đến. Chỉ thấy phía sau Trần thị đang la hoảng lên:

– Con gái vải khiêm tốn yểu điệu đừng có chạy nhảy kiểu đó… sau này dưỡng tính xấu thì kiếm sao được tốt phu quân…

Diêu thiếu nhìn thấy Gia Hân mày điêu má phấn hai mắt long lanh thì cũng cao hứng vô cùng. Hắn bước lên một bước ôm lấy Gia Hân mà quay một vòng trên không trung khiến cô bé la hoảng sau đó lại cười khanh khách. Bế Gia Hân trên tay Quang Diêu đi về phía đình viện chòi nghỉ mát:


– Huệ di không phải lo lắng, Hân Di muốn phát triển như thế nào để muội ấy tự nhiên. Có thành bá vương nữ thì Ca ca ta cũng tìm được trượng phu vừa ý cho muội ấy. Thấy vừa mắt tên nào Diêu thiếu ta lấy tiền đập chết tên đó. Tiền không đập chết ta trực tiếp trói về bắt lại làm áp trại phu quân… ha ha ha

Tiếng cười sảng khoái của Diêu thiếu vang vọng cả khu. Phải kể đến lời nói của Diêu thiếu không khỏi quá bá đạo nhưng trong đó lại bộc lộ là tình cảm vô hạn hắn dành cho Hân nhi. Trần thị lắc đầu chán nản, nàng đang dần dần bất lực trong việc dạy dỗ nhi nữ, lí do là vì Diêu thiếu gia quá cưng chiều con gái nàng. Cái cưng chiều này có phần hơi vượt quá cả hạn mức cho phép, nếu cứ như vậy Hân nhi không trở thành bá vương nữ cũng hơi khó.

– Hân nhi… Ca ca mua cho muội một đôi hài thêu hoa nhé… đúng là hoa đỏ mà muội thích… còn có một cái kẹp tóc có hình con bướm này… cái này là hàng thửa mà ca ca đặt thợ khép làm… Còn có một đôi lắc chân có lục lạc lúc muội chạy có tiếng kêu rất hay.

Gia Hân òa lên sung sướng, đúng thật Ca Ca mỗi lần ra ngoài về thết nào cũng co quà cho nàng. Lần này đôi hài thêu hoa rất ra vừa ý nàng, cái kep tóc có hình con bướm xinh đẹp lung linh thì vượt qua cả mức vừa ý, vì nó quá là xinh đẹp. Nhưng cầm đến đôi lắc chân thì nàng xụ mặt.

– Ca ca xấu, Hân nhi mà đeo cái lắc chân này vào thì sao chơi trốn tìm với ca ca được.

– Ha ha … có lý có lý… khi nào chơi trốn tìm thì tháo ra không phải được sao.

Hân nhi nghe thấy vậy thì gật đầu cái rụp chạy nhanh về phía mẫu thân yêu cầu mẫu thân giúp thử hàng. Trần Thị hạnh phúc thì hạnh phúc nhưng vẫn phải ra dáng.


– Diêu thiếu gia cứ mua nhiều đồ cho Hân nhi vậy lãng phí lắm… giày thêu hoa thì Trần thị tôi cũng may cho nàng được mà..

Nghe thấy vậy thì Diêu thiếu mỉm cười.

– Nhà Trần gia tiền tài bạc triệu, chả hiếm lạ mấy thứ này. Mà Huệ di đừng mất thời gian thêu vá lung tung. Ngài tập trung vào việc chính sự, mau mau chóng chóng sinh thêm mấy đệ đệ muội muội cho vui nhà. Cái Trần gia bảo to như mê cung mà chỉ có mấy người thôi thấy hơi lạnh lẽo… Lão ca trong thời gian “dưỡng thương” này cố gắng cày cấy… Trần gia có đơm hoa kết trái được hay không nhờ cả vào ngài.

Câu nói huỵnh toẹt này làm cho Cán viên ngoại đang ung dung kiểu thế ngoại cao nhân cũng ho khụ khụ, còn Huê di thì đỏ bừng mặt xấu hổ mà không biết chui vào đâu. Đã thế Gia Hân tiểu nha đầu còn ngây thơ mà hỏi.

– Cha là chủ nhà còn phải ra ruộng cày cấy sao… Cha làm việc vất vả vật không nên. Để Hân nhi làm.

Nói rồi cô bé sắn tay áo lên hăm hở tính đi cày ruộng thật. Âu cũng là hiếu tử, nhưng mà hiếu tử lại làm phụ mẫu quẫn bách không thôi. Cán lão gia thì ho khụ khụ liên hồi. Trần thị thì quẫn bách đến độ không thể không bế Hân nhi lui vào hậu viện. Chỉ có Hân nhi là kêu gào khôn cho phụ thân cày cấy vất vả, để nàng đi… Đúng là hiếu nữ nhất đẳng a.

Trải qua cơn ho sặc sụa thì Cán viên ngoại dần trở nên bình ổn lại. Gã cố tỏ ra một chút uy nghiêm nhưng bị nụ cười đểu của Diêu thiếu làm sụp đổ. Hai cha con không ra cha con huynh đệ không phải huynh đệ đang hi ha cười trong sân, cơ mà tiếng cười rất là dâm đãng.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.