Đọc truyện Xuyên Về Làm Tấm – Chương 25: Ốm nặng
Dường như Tấm đã ngủ một giấc thật là dài, bằng cả một năm, trải qua đủ bốn
mùa xuân, hạ, thu, đông, nhưng là ở thế giới cũ của cô.
Đầu tiên
cô thấy mình đứng tại căn gác sáng trưng đèn điện, trên giường là thân
thể chính mình trống trơn không còn quần áo. Nằm bên cạnh là gã đàn ông đã dợm cưỡng bức cô lúc trước.
Tấm kia và gã lại như được nhìn
qua tấm gương một chiều, đối diện trằn trọc mà chỉ có cô là nhận biết.
Tấm thấy gã sờ soạng thân thân thể mình, cô muốn xông đến đánh đấm gã
nhưng vô ích, tất cả chỉ như hình ảnh đa chiều, không thể chạm tới.
Rồi cô nhận ra bên dưới thân người Tấm kia đầy máu, dây cả ra hai bên vách
đùi trắng nổi bật. Thân người nhìn gần đầy những dấu vết đỏ tím quen
thuộc. Cô ngã quỵ xuống nền gạch, rốt cục cũng hiểu ra, thân thể cô nơi
đây cuối cùng vẫn không thoát nổi vận mệnh.
Lát sau Tấm trên
giường tỉnh dậy, ngơ ngác như một chú nai con, ôm đầu nhìn xung quanh.
Gã kia ôm lấy người Tấm lại càng làm cô hoảng loạn. Cô định chạy đi thì
bị gã bắt được, tiếp tục cường bạo. Đến lúc thỏa mãn, gã đứng dậy mặc
quần áo ra khỏi phòng. Tấm kia khóc rất lâu, khi người chủ lên phòng vừa ngượng ngùng vừa kiên trì đuổi đi mới lập cập mặc quần áo, nhìn vụng về như trẻ lên ba.
Bấy giờ, Tấm đã có thể khẳng định, Tấm kia chính là nàng Tấm tại thế giới cổ này.
Bị ông trời đùa giỡn, hai cô gái cùng tên đã thần kỳ vượt qua thời gian
hoán đổi linh hồn cho nhau, lại cùng chịu số phận bị chà đạp như thế.
Tấm theo chân nàng Tấm đi khắp nơi, đã thấy nàng sợ hãi, co rúm người khi
nhìn các phương tiện giao thông, những tòa nhà cao chọc trời. Nàng Tấm
nép vào một góc vắng khóc mãi cho đến khi được người nhà Tấm tìm thấy.
Tấm vốn đã mất tích một đêm, bố mẹ cô cùng hàng xóm đều đổ xô đi tìm.
Nhìn thấy bố mẹ sau nhiều ngày xa cách, Tấm khóc như hụt hơi thở, mãi quẩn
quanh bên họ, tham lam ngắm từng đường nét, nghe từng lời của họ.
Cô theo họ đưa nàng Tấm về nhà, đau lòng khi họ khóc than vì nàng Tấm đã
không còn bất cứ nhận thức nào về thế giới xung quanh nữa.
Rồi
họ phát hiện thân thể Tấm bị xâm hại, căm phẫn làm đơn đưa lên lực lượng chức năng. Qua dò xét phạm vi tìm được nàng Tấm, cảnh sát khoanh vùng
được đối tượng cưỡng hiếp, chẳng bao lâu đã bắt gã vào tù.
Nàng
Tấm được xác định tổn thương thân thể cùng tinh thần được đưa vào viện
điều trị. Tấm kiên trì theo sát nàng, âm thầm khích lệ nàng hòa nhập với thế giới, vỗ về nàng trong những đêm dài hoảng loạn.
Phải đến nửa năm sau nàng Tấm mới có thể nói chuyện với bố mẹ, có thể hiểu người khác đang nói về điều gì.
Nàng Tấm được cho đi học tiếp. Trường Đại học lại phát hiện cô không còn
chút kiến thức cơ bản nào. Vì mục tiêu chữa trị tâm lý cho Tấm, trường
vẫn để cô học tập không chấm điểm, bạn bè cũng cố gần gũi cô. Nhưng có
một ngày Tấm biến mất, bởi vì tâm lý bị sang chấn vẫn không thích hợp
nổi. Bố mẹ tìm được đành đưa nàng Tấm về, từ đây chấp nhận nuôi cô như
khuê nữ trong nhà.
Lại thêm nửa năm nữa trôi qua, cô dần đọc
thông viết thạo, đã nở nụ cười, đã nói nhiều hơn một câu. Gia đình Tấm
trở nên hạnh phúc, xôn xao tiếng cười.
Tấm đắm chìm mãi trong cảnh tượng ấy, trộn lẫn là cảm giác ghen tị và cả hạnh phúc, nước mắt cứ thế rơi mãi không ngừng được.
Miệng khô căng, cổ họng nóng cháy, cô bỗng như rơi tụt xuống đường hầm tăm
tối. Cô mơ hồ cảm thấy có người đang lay mình, có ít nước tràn vào kẽ
môi, tiếng thì thầm lại như ma quỷ đòi mạng bên tai:
– Nếu em còn không tỉnh, ngày mai, không đêm nay ta sẽ triệu Cám thị tẩm, sẽ giày vò cô ta, người không ra người, quỷ không ra quỷ.
Tấm cố mở đôi mắt đau nhức nhưng bất lực, đành dùng hết sinh khí còn lại thầm rủa vị Vua
thất đức kia chết không nhắm mắt, bị đày xuống 18 tầng địa ngục đời đời
không được siêu thoát.
Lại nghe giọng ấy hừ khẽ:
– Phải ngoan thế chứ, thật làm ta…
Sau đó là tiếng ồn ào, có người tiến vào khẽ vạch mí mắt cô, đặt tay lên
mạch nghe ngóng. Rồi bên ngoài tiếp tục ồn ào hồi lâu. Mệt mỏi, Tấm ru
mình vào vùng lãng đãng, mong sẽ được gặp gia đình lần nữa, nhưng cố mấy cũng không kết nối được.
Cô thầm nhủ “Cũng phải thôi, ai có phận người nấy, nàng Tấm đã kiên cường đến thế, lẽ nào mình buông xuôi, thôi đừng trẻ con nữa tôi ơi!”