Xuyên Qua Thành Nông Phụ

Chương 4: Thu hoạch lúa


Đọc truyện Xuyên Qua Thành Nông Phụ – Chương 4: Thu hoạch lúa

Editor: Linh.

Cối cùng cũng đã tới ngày gặt lúa, người một nhà đều đã dậy từ sớm, Vương Lưu thị đi phòng bếp làm cơm sáng, Vương Lâm ở một bên giúp nhóm lửa. Rất nhanh đã làm xong cơm sáng, người một nhà vây quanh bàn cơm ăn cơm.

“Tiểu Lâm, hôm nay ta và cha con, Tiểu Bình ra ngoài ruộng gặt lúa, con mới khỏi bệnh thân thể vẫn tương tối suy yếu, hơn nữa còn không đến một tháng nữa con sẽ phải thành thân, con hãy ở trong khoảng thời gian này dưỡng thân thể cho tốt không cần phải ra ngoài ruộng, ở nhà nấu cơm cho chúng ta, dọn dẹp nhà cửa, cho heo và gà ăn. Buổi trưa chúng ta cũng không trở lại ăn cơm, đến lúc đó con nấu cơm thì đưa đến ngoài ruộng cho chúng ta là được.”

“Nương, cơm nước xong ngài và cha, Tiểu Bình liền thừa dịp trời vẫn còn mát mẻ mau đi ra ngoài ruộng đi, chờ ta làm xong việc nhà sẽ đi ra ngoài ruộng giúp mọi người, hai mẫu ruộng lúa, bốn người cùng nhau làm trong một ngày là có thể gặt xong, lại thừa dịp mấy ngày nay thời tiết tốt đem thóc và kê ra phơi nắng, nếu không đến lúc đó ông trời cho mưa xuống vậy cũng không tốt. Đến buổi trưa ta sẽ trở về làm xong cơm rồi mang đến ngoài ruộng cho mọi người, như vậy cũng sẽ không làm lỡ thời gian. Về phần bệnh của ta đã sớm khỏi rồi, hơn nữa ta sẽ chú ý đến thân thể mình sẽ không cố sức, nếu như thấy thân thể không thoải mái ta sẽ trở về nghỉ ngơi. Lúc ở ngoài ruộng ta sẽ đội nón cỏ, như vậy sẽ không phơi nắng đến hỏng thân thể cũng sẽ không bị phơi đen.”

Vương Lưu thị thấy Vương Lâm kiên trì, hơn nữa suy nghĩ một chút lúa này vẫn là thừa lúc mấy ngày nay thời tiết tốt mà sớm một chút gặt xong, nếu không chờ đến lúc gặt lúa xong ông trời lại cho mưa xuống, thì không thể kịp lúc đem thóc và kê ra phơi nắng, đến lúc đó mốc meo thì không thể ăn nữa, vậy nửa năm sau không đủ đồ ăn người một nhà sẽ đói bụng. Lại nói Tiểu Lâm mang nón cỏ, hơn nữa nếu Tiểu Lâm thấy nhức đầu thì mình sẽ bảo Tiểu Lâm đến gốc cây râm mát nghỉ ngơi, như vậy liền không có việc gì. Nghĩ như vậy Vương Lưu thị liền gật đầu đồng ý.

Chờ ba người nhà Vương Đại Sơn đi đến ruộng, Vương Lâm liền thu dọn tất cả bát đũa trên bàn cơm đưa đến phòng bếp rửa sạch sau đó cho heo và gà ăn, dặn dò Tiểu Sơn ở nhà trông nhà không được chạy loạn khắp nơi. Sau đó Vương Lâm liền vào trong nhà đổi một bộ y phục có nhiều mụn vá nhất, nhớ tới Vương Lưu thị trước khi ra cửa giống như đã kêu mình mang một bình nước ra ngoài ruộng, vì vậy liền đến phòng bếp lấy nước đã đun sôi để nguội đổ đầy vào một cái bình to, lại đi đến phòng tạp vật cầm lấy một cái lưỡi liềm, đội nón xong rồi mới đi ra cửa.

Lúc này trời vừa mới tảng sáng, mặt trời còn chưa ló ra ngoài, bên ngoài vẫn còn rất mát mẻ. Vương Lâm dựa vào trí nhớ Vương Đại Sơn đã đề cập qua trước khi thu hoạch đi tới mảnh ruộng cách nhà xa nhất, dọc theo đường đi đều là thôn dân ra ngoài ruộng gặt lúa, Vương Lâm nhìn thấy người quen liền cười híp mắt chào hỏi.


Chờ đến khi nàng đi tới ruộng nhà mình vừa nhìn, chưa tới nửa canh giờ đã gặt được một phần tám ruộng, cắt xong liền lấy mấy cây lúa buộc chặt rồi đặt trên mặt đất. Cứ theo cái tốc độ này, một mẫu ruộng này gặt xong trong ngày hôm nay không thành vấn đề. Vương Lâm vừa nghĩ vừa đem bình nước đặt ở bên bờ ruộng rồi đi về phía Vương lưu.

Vương Lưu thị nghe thấy tiếng bước chân liền ngẩng đầu nhìn về phía sau lưng, “Trong nhà dọn dẹp xong rồi a, có mang nước đến đây không?”

“Ừ, mang theo, đã đặt ở bên kia.” Vương Lâm vừa nói vừa chỉ cho Vương Lưu thị.

Vương Lưu thị nhìn thấy bình nước đặt ở trên bờ, gật đầu với Vương Lâm một cái, “Tiểu Lâm, con sang phía Tiểu Bình đi, cùng cắt với nó.”

Vương Lâm nghe vậy liền nhìn về phía Vương Bình đang bị rơi ở phía sau Vương Lưu thị và Vương Đại Sơn, nói với Vương Lưu thị: “Được.” Sau đó liền đi về phía Vương Bình.

Vương Bình nghe thấy tiếng vang ngẩng đầu, “Tỷ, ngươi đã đến rồi a.”

“Ừ, mẹ bảo ta cắt với muội.” Vừa nói vừa bắt đầu cắt.


Ngày đó lúc mặt trời sắp lên đến đỉnh đầu, Vương Lưu thị liền gọi Vương Lâm: “Tiểu Lâm sắp đến buổi trưa, mặt trời cũng dần dần lớn, con và Tiểu Bình mau cùng nhau về nhà đi, ta và cha con ở ngoài ruộng chờ hai đứa mang cơm trưa tới đây.” Vương Lâm thấy thời gian cũng đã đến lúc nấu cơm trưa, trả lời: “Tốt, nương.” Vì vậy liền cùng Vương Bình cùng nhau về nhà.

Về đến nhà vừa tới buổi trưa, Vương Tiểu Sơn rất hiểu chuyện biết hôm nay thu hoạch lúa che mẹ và hai tỷ tỷ đều bề bộn nhiều việc liền nghe lời của Vương Lâm ngoan ngoãn ở nhà trông nhà. Vương Tiểu Sơn nhìn thấy Đại tỷ, Nhị tỷ đi vào cửa nhà liền cầu khen ngợi: “Tỷ, các ngươi đã trở lại. Đại tỷ, Tiểu Sơn hôm nay có ngoan ngoãn nghe lời tỷ ở nhà trông nhà, ngay cả Cẩu Đản tới gọi ta đi ra ngoài chơi ta cũng không đi, ta có phải hay không rất ngoan.”

Vương Lâm dùng bàn tay vừa mới rửa sạch véo véo khuôn mặt nhỏ nhắn của Tiểu Sơn, cười nói: “Đúng vậy a, Tiểu Sơn của chúng ta hôm nay rất ngoan, Đại tỷ liền làm món ngon làm phần thưởng khen ngợi đệ, có được hay không?”

Vương Tiểu Sơn nghe thấy Vương Lâm khen ngợi liền nâng lên cái ngực nhỏ cao hứng gật đầu nói tốt. Vương Lâm xoa xoa đầu Tiểu Sơn rồi đi vào phòng bếp chuẩn bị nấu cơm; Vương Bình liền chủ động đi ra phía sau nhà hái rau.

Bởi vì ngày mùa rất vất vả, nên một ngày trước trước hôm thu hoạch lúa Vương Lưu thị đã nhờ Trương Tam chuyên đánh xe bò ở trong thôn mua hộ một cân thịt ba chỉ, nửa cân thịt mỡ. Dùng muối ướp, như vậy cho dù là trời nóng hơn nữa nhưng đặt ở nơi râm mát cũng có thể bảo tồn được mấy ngày. Ở thời điểm này, thịt mỡ bình thường cũng rất đắt hai mươi năm văn tiền một cân, thịt ba chỉ hai mươi văn tiền một cân, thịt nạc mười năm văn tiền một cân, xương sườn, đầu và chân heo đều là mười văn tiền một cân, về phần lòng và xương đầu heo không có nhiều người mua nên cũng rất rẻ. Còn có chính là ở nơi này một cân tương đương với mười sáu lạng.

Vương Lâm cắt hai lạng thịt mỡ, hai lạng thịt ba chỉ cùng với cọng hoa tỏi non Vương Bình hái về làm món cọng hoa tỏi non xào thịt và một món đậu sừng xào thịt ba chỉ, lại dùng gạo và bột ngô làm cơm khô. Như vậy mới có thể đảm bảo trong ba bốn ngày mùa này hôm nào cũng có thịt để ăn, mới có khí lực làm việc. Làm cơm xong, ba tỷ muội Vương Lâm ở nhà ăn cơm, tiếp tục bảo Tiểu Sơn ở nhà trông nhà, hai tỷ muội Vương Lâm và Vương Bình đi ra ngoài ruộng đưa cơm cho vợ chồng Vương Đại Sơn.


Chờ lúc ra đến ruộng, ruộng lúa nước chỉ còn lại một phần tám chưa cắt, vợ chồng Vương Đại Sơn vẫn còn tiếp tục cắt lúa, Vương Lâm hô to: “Cha mẹ mau nghỉ ngơi một chút đi, ăn cơm.” Vừa nói vừa đem thức ăn lấy ra đặt ở dưới bóng cây chờ Vương Đại Sơn và Vương Lưu thị tới đây ăn. Vợ chồng Vương Đại Sơn nghe vậy liền đi tới phía bóng cây. Vương Bình rót nước từ trong bình ra đưa cho Vương Đại Sơn: “Cha mẹ, uống nước đi, nước này là ta và tỷ mới mang từ trong nhà tới, uống mau rất mát.” Vương Đại Sơn và Vương Lưu thị uống nước xong, ngồi xuống cầm lấy bát cơm Vương Lâm đưa tới.

Sau khi ăn xong, Vương Lưu thị và Vương Đại San ngồi dưới bóng cây nghỉ ngơi, Vương Lưu thị hướng về phía Vương Lâm và Vương Bình nói: “Hai đứa ở chỗ này nghỉ ngơi, chút nữa rồi xuống giúp ta và cha con đem lúa thu vào trong sọt. Ta và cha con mau chóng đem lúa còn lại cắt xong, sau khi đem lúa gánh về nhà lại sang một thửa ruộng khác thu hoạch.”

Vương Lâm và Vương Bình gật đầu nói tốt, cầm chén đũa cất xong đặt dưới bóng cây liền đi xuống ruộng thu lúa đã bày ở trên mặt đất.

Người nhà Vương Lâm chiều tối ngày thứ hai đã thu hoạch xong hai thửa ruộng đặt ở trong một gian phòng trống. Ngày mai lại đi đến sân đập lúa trong thôn dùng cối đập lúa (nghĩa là dùng cối đá tách hạt thóc ra khỏi thân cây lúa đấy ạ). Buổi tối sau khi ăn cơm tối xong người một nhà đang ở gian nhà chính thương lượng chuyện ngày mai đến sân đập lúa, Vương Đại Sơn nói với mẹ con Vương Lưu thị: “Ngày mai sáng sớm ta sẽ đến sân đập lúa trước xem lúc nào thì đến phiên chúng ta tróc lúa, sau đó ta sẽ trở về nói cho các ngươi một tiếng, nếu như ngày mai đến phiên chúng ta, đến lúc đó chúng ta sẽ mang lúa đến sân đập lúa.”

Vương Lâm suy nghĩ một chút thấy như vậy cũng rất được, dù sao trong thôn này cũng chỉ có một cối đập lúa, mọi người đều là thay phiên nhau sử dụng, nếu như chưa biết tình huống ngày mai như thế nào mà đã mang lúa đến sân đập, lúc chưa tới phiên mình lại phải gánh lúa trở lại, cái này phiền toái không nói lại còn làm chậm trễ thời gian phơi thóc, nếu như để lúa ở lại sân đập thì ban đêm thế nào cũng phải ở lại trông coi, cho nên đây mới là biện pháp tốt nhất.

Ngày hôm sau, lúc trời còn chưa sáng đã đi đến sân đập lúa xem tình hình, không tới một khắc (mười năm phút) đã trở lại vẻ mặt lo lắng nói: “Chúng ta phải bốn, năm ngày sau mới có thể dùng cối đập lúa, vậy phải làm sao bây giờ, nếu như làm chậm trễ thời gian phơi thóc ông trời lại cho mưa xuống thì phải làm như thế nào cho phải a!”

Nghe vậy Vương Lưu thị cũng là vẻ mặt nôn nóng, “Cha tụi nó, ông mau suy nghĩ biện pháp đi, nếu không lương thực nửa năm sau của nhà chúng ta sẽ bị hỏng mất.” Vương Lâm nhìn vẻ mặt sầu khổ của người nhà, trong lòng cũng rất là gấp gáp, đây chính là chuyện lớn vấn đề ấm no của cả nhà a!


Đột nhiên Vương Lâm nghĩ đến khi còn bé ở nông thôn thấy qua cái khung đánh đậu tương, hẳn là có thể dùng nó để tróc lúa, hơn nữa chế tạo cái đó cũng rất dễ. Dùng một cây gỗ to bằng ngón tay cái có tính dẻo đặt ở phía trên ngọn lửa uốn cong thành cái khung có chiều rộng khoảng mười năm centimet, chiều dài khoảng sáu mươi centimet hình chữ nhật. Sau khi làm xong cái này thì lấy một dây mây to gần bằng ngón tay cái bện quanh khung gỗ. Trong suốt quá trình phải đảm bảo tất cả bề mặt đều bằng phẳng, nếu không thì sẽ không thể tách hạt thóc ra được. Làm xong công đoạn này thì lấy một miếng vải độ rộng tùy ý quấn cố định ở phía trên một cái đinh tán, khiến nó có thể chuyển động tròn quanh đinh tán nhưng sẽ không để cho đinh tán rơi ra. Sau đó đem tinh tán cố định trên chiều dài và chiều rộng của cây gậy trúc, dùng gậy trúc hẳn là có thể giảm bớt tất cả sức nặng của khung đập giúp sử dụng dễ dàng, như vậy là đã làm xong một cái khung đập. (M.n đọc đoạn này mà không hiểu thì cũng đừng ném đá ta, ta ngồi cả một buổi tối tra xem nó là cái gì mà cũng không tra được. Sau đó ta nhờ mấy người giúp mới được cái đoạn này, cơ mà nó vẫn chả đâu vào với đâu. Mong mọi người thông cảm.)

Sau khi làm xong thì cầm đầu cây gậy trúc vung lên lên thật cao xem cái khung hình chữ nhật có có chuyển động vòng quanh đinh tán hay không, nếu như không được sẽ phải chỉnh sửa lại khiến cho nó có thể chuyển động. Chỉ có bảo đảm nó có thể chuyển động vòng quanh đinh tán, giơ lên hạ xuống mới có thể liên tiếp dùng lực đánh vào khiến cho hạt ngũ cốc rơi ra.

Vì vậy Vương Lâm nhìn Vương Đại Sơn nói: “Cha, ta trước đây không lâu có đến nhà Lý Tú tài tìm Lý Tú, nghe Lý Tú nói cha nàng ấy trước kia ở trong sách thấy qua một cái gọi là khung đập gì đó có thể dùng để tróc ngũ cốc, cái khung đập này dùng ít sức không nói mà còn nhanh hơn so với cối đập, có thể cùng một lúc dùng mấy cái khung đập để tróc ngũ cốc, chỉ cần sử dụng một lực thích hợp là có thể bảo đảm đem hạt ngũ cốc tróc ra đồng thời sẽ không sợ đập hỏng hạt ngũ cốc. Hơn nữa nàng ấy còn nói cho ta biết cách làm cùng cách dùng khung đập. Ách, đúng rồi cha, loại khung đập này có thể trực tiếp dùng ở trong sân nhà chúng ta, nếu như trực tiếp đập hạt ngũ cốc rụng ở trên cái nia, như vậy cũng sẽ không cần sợ trong ngũ cốc sẽ có bùn và đá nhỏ. Dù sao mấy ngày nay cũng sẽ không đến phiên chúng ta dùng cối đập lúa, nếu như làm ở nhà thì cha dùng khung đập lúa, ta, nương và Tiểu Bình sẽ mang thóc ra sân phơi, như vậy thì sẽ càng nhanh hơn.

Vương Đại Sơn và Vương Lưu thị nghe xong đều là vẻ mặt cao hứng, trong sách viết khẳng định đều là tốt, có thể làm trước hai cái khung đập dùng thử, nói không chừng thật sự có thể dùng được, như vậy sau này tróc lúa cũng không cần phải dùng cối đập lúa.

Vương Đại Sơn suy nghĩ một lát rồi nghiêng đầu nói với Vương Lưu thị: “Nương nó, ngày mai bà liền cùng Tiểu Lâm Tiểu Bình ở nhà mang lúa ra đặt ở trong sân, sau đó đem tất cả nia trúc trong nhà đều lấy ra đến lúc tróc lúa sử dụng cũng dễ dàng; ta ngày mai sẽ lên núi chặt trúc, gỗ và dây mây làm khung đập. Trước làm hai cái khung đập, đến lúc đó chúng ta có thể đồng thời tróc lúa, hi vọng có thể phơi xong toàn bộ hạt ngũ cốc và bỏ vào trong phòng tạp vật trước khi trời mưa xuống, như vậy chúng ta cũng không cần lo lắng.”

Vương Lưu thị gật đầu nói tốt.

Chờ ăn xong cơm sáng Vương Đại Sơn liền đi lên núi, ba mẹ con Vương Lâm dọn dẹp phòng bếp, cho heo và gà ăn xong liền đem lúa ra ngoài sân. Hôm nay Vương Lâm cũng không đem gà thả ra ngoài sân, nếu không gà sẽ ăn hết thóc phơi ở trong sân. Hôm nay mặt trời đặc biệt lớn, chờ đến lúc ba mẹ con Vương Lưu thị mang hết lúa ra sân liền phát hiện hôm nay là có thể mang thóc ra phơi.

Buổi chiều ở lúc trước khi mặt trời xuống núi Vương Đại Sơn đã làm xong hai cái khung đập ngũ cốc, chỉ chờ đến ngày mai là đem hạt ngũ cốc ra đập.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.