Xuyên Qua Ngàn Năm

Chương 10: Tìm hiểu về nước Tây


Đọc truyện Xuyên Qua Ngàn Năm – Chương 10: Tìm hiểu về nước Tây

Sau khi giải thích cho Ngọc Mai xong, Bá An ngừng lại uống lấy uống để mấy chén nước trà thấm giọng, ngước nhìn vẻ mặt đăm chiêu của hai cha con, không muốn họ phân tâm anh lại nói tiếp:

“Muốn có ngọc thể hai người có thể đem các vật phẩm của quê hương khi hai người đến đây, qua đăng ký đấu giá nhà đối diện bên kia. Buổi đấu giá sẽ được diễn ra sau vài ngày chuẩn bị.”

Nói đến đây Bá An lại cuối xuống viết thêm cái gì đó, vừa viết vừa nói:

“Chúng ta tiếp tục nào, hai người có sở trường gì đặc biệt có thể đăng ký để lấy chứng nhận xếp hạng. Nếu muốn đăng ký thi tranh tài, tôi sẽ gửi bảng giới thiệu tóm tắt về các công việc, và vị trí xếp hạng của thành phần trí thức nơi này để hai cha con tham khảo.

Hai cha con nên suy nghĩ đến việc đầu quân cống hiến phục vụ cho Vương, chế độ đãi ngộ cực kỳ tốt, cấp đất, cấp nhà, cấp ngọc thể, và quan trọng không cần đóng thuế cá nhân.”

“Việc đăng ký có bắt buộc không?” Ông Ba hỏi.

“Không bắt buộc”

“Vậy để chúng tôi thư thả tìm hiểu đã, sở trường của chúng tôi chưa chắc có thể bằng mọi người nơi này, không vội.”

Nghe ông Ba nói thế, Bá An ngước mắt lên ngắm nhìn kỹ hơn khuôn mặt tròn bầu bĩnh trước mặt. Âm thầm đánh giá: tính cách trầm ổn, bình tĩnh biết dấu tài, chắc chắn là người sau này có tiền đồ.

Riêng cô gái Ngọc Mai này cũng là người không đơn giản, tuy cô ít mở miệng nhưng khi mở miệng thì thật biết làm khó người khác. Nhìn ngũ quan, phong cách đều rất quy củ, cử chỉ đoan trang. Tuổi còn nhỏ nhưng tu dưỡng khá tốt.


Anh phải thiết lập tạo mối quan hệ trước với hai cha con để sau này có khi hữu dụng. Tính toán xong chuyện tương lai, Bá An tiếp tục công việc:

“Hiện tại hai người đang ở Phủ Tây, là khu vực hành chánh trung tâm. Nếu muốn ở đây, hai người phải có vật phẩm nào đó quý hiếm hoặc lạ để đấu giá, lấy ngọc thể mua đất làm nơi định cư.

Nếu không có khả năng thì sẽ phải đi vào khu rừng để tự khai hoang, khu rừng nằm gần khu vực người sinh sống nhất cách đây một ngày đường nếu đi xe ngựa, ngồi thuyền thì mất từ một đến hai ngày.

Tôi đã làm xong thủ tục, bắt đầu từ bây giờ hai người là công dân của nước Tây, điểm chỉ vào đây là hoàn tất. Hai người nên tìm thợ khắc con dấu có ký hiệu riêng tên của mình để tiện cho việc ký kết sau này.”

Nói xong anh đưa sổ qua, cầm lấy hộp mực đỏ mở sẵn nắp để trước mặt hai cha con.

Ngọc Mai nhìn lướt qua sổ trong tay Baba, mấy ký tự chữ viết giống y như phía ngoài cổng chào. Ông Ba nhìn cuốn sổ chỉ vào những chữ trong đó mặt dày hỏi:

“Anh làm ơn đọc nội dung trong đây tôi nghe được không?”

“Rất sẵn lòng: Mùa thu tháng tám, ngày Quý Sửu, năm Canh Thân…”

Ông Ba hấp tấp chen vào: “Là năm gì ạ?”


Bá An lập lại: “Là năm Canh Thân”

Ông Ba cuống quýt, vừa lắc đầu vừa xua xua tay nói:

“Không, không phải, ý tôi là năm số, ví dụ 2019 hay 2020 chẳng hạn.”

Bá An thầm ngạc nhiên với câu hỏi này nhưng vẫn hiểu để trả lời:

“À! Là năm số 1020”

Ông Ba: “Hả?”

Ngọc Mai: “Hả?”

Ngọc Mai nghe đến đây, không nghe tiếp những lời phía sau được nữa. Năm 1020…1020… cứ vang vang trong lỗ tai.

Ông Ba cũng sửng sốt không kém Ngọc Mai là bao. Hai cha con lại nhìn nhau lần nữa, lần này nhìn khá lâu với vạn câu muốn nói, nhưng ánh mắt không đủ hiểu hết lượng thông tin cần chia sẻ. Cách cả ngàn năm cơ đấy, ngàn năm đấy. Hai cha con hiện tại cảm thấy rất “High*”.


Ngọc Mai đã dấy lên nghi ngờ khi nhìn thấy những vật dụng thô sơ ở nơi này, nhưng không dám chắc chắn. Đến khi nghe Bá An nói đến cách lặn biển của người cổ đại cô đã dám chắc chắn nhưng không nghĩ đến niên đại lại cách cả ngàn năm.

Nghĩ đến đây, cảm giác như nghe được tiếng máu trong sơ thể cô đang kêu lèo xèo, mọi giác quan đều phấn khích tột cùng.

Ông Ba đập bàn cái rầm, thấy Bá An giật mình nhưng ông mặc kệ, điều ông quan tâm nhất bây giờ là tìm hiểu nơi này là cái nơi quái đản nào. Không nén được tò mò ông sốt sắng hỏi cặn kẽ:

“Vậy anh có thể nói sơ qua về phong tục, tập quán, tình hình nơi đây cho hai cha con chúng tôi nghe để hiểu hơn được không? Nơi đây tổng cộng bao nhiêu nước? Có chiến tranh xảy ra không? Những người như chúng tôi xuất hiện rất nhiều hay sao mà có cả trạm đăng ký hộ tịch để đón tiếp.

À! Nếu được thì anh đọc tên dùm tôi mấy tấm bảng hiệu phía ngoài cổng chào đi từ biển vào đi. Không giấu gì anh, cha con chúng tôi đọc không hiểu thể loại chữ nơi đây.”

Qua cơn giật mình lấy lại tinh thần, Bá An không cảm thấy phiền với hàng loạt câu hỏi của ông Ba, trái lại cứ như được rà đúng hệ Bá An cười ha hả. Anh với tay rót thêm nước trà cho hai cha con xong tự rót cho bản thân, sau khi uống đã rồi mới từ tốn cất tiếng nói:

“Nếu từ phía biển vào sẽ đi qua cổng chào có tên Hải cảng nước Tây. Nơi cha con đang ngồi ở đây cổng phía biển là Trạm đăng ký nhập hộ tịch. Cổng mặt tiền đường là Trạm quản lý hàng hải nước Tây.

Còn gian nhà bên kia đường hướng mặt biển là Nơi đăng ký đấu giá, và bảng hiệu mặt tiền đường là Trạm quản lý trao đổi vật phẩm giao lưu của nước Tây.

Ngoài chức năng đấu giá và nhập hộ tịch, thì cả bên đây và bên đó đều có chỗ cho khách xa đến đấu giá ngủ lại, và cũng là nơi tiếp đón các quý tộc, văn sĩ của các nước khi đến nước Tây giao lưu…”

Đài phát thanh Bá An được mở hết công suất, hai cha con đã lược bớt mấy ngàn từ và tóm gọn lại để tự hiểu đại ý là: Họ đã xuyên thời không cách cả ngàn năm, và đang ở một không gian và thời gian hoàn toàn khác với đất nước Việt Nam.


Mặc dù nơi này sử dụng cùng một ngôn ngữ nói giống Việt Nam nhưng có thể khẳng định không liên quan gì đến Việt Nam.

Nơi đây được ví như một món quà để quên của các vị thần, vùng đất rộng bao la bát ngát này được hình thành từ lúc nào không ai biết đến, cũng không ai tìm hiểu cặn kẽ được, vì có tìm hiểu cũng sẽ không tìm ra chỉ tổ mất thời gian và công sức.

Mọi người có thể tưởng tượng theo cách đơn giản, Việt Nam là hình chữ S thì nơi này là hình chữ O. Có một dấu cộng nằm bên trong chữ O. Dấu cộng chính là biển, bốn phần xung quanh dấu cộng là rừng, còn vòng ngoài chữ O là từng dãy núi, khối núi cao chót vót chọc trời bao quanh.

Bốn khu vực xung quanh dấu cộng được chia thành bốn nước riêng biệt, ranh giới là vùng biển. Lấy tên nước theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc để phân biệt.

Trải qua bao thế hệ rất nhiều người từng lập đội, nhóm, từ vài người đến vài chục người bỏ thời gian để đi xuyên rừng, vượt các dãy núi để ra ngoài khu vực chữ O này. Nhưng đa số họ đều không thực hiện được.

Theo như từ thời tổ tiên của Bá An kể lại, duy nhất có một đội lớn trên một trăm người của nước Nam, họ đi từ lúc con anh em của họ mới được một tuổi, đến khi đứa bé ấy hơn ba mươi tuổi mọi người mới quay về.

Nhưng điều đáng nói là chừng ấy thời gian nhưng họ chỉ mới ra được khu rừng, leo được lưng chừng vài dãy núi, nhưng còn rất nhiều những dãy núi trùng điệp vây quanh, thì họ đã cạn kiệt ý chí và sự kiên trì để có thể khám phá tiếp phía sao những dãy núi là nơi nào.

Khí hậu và thiên nhiên rất ưu đãi con người ở nơi đây. Quanh năm chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ luôn ở mức mát mẻ không quá nóng cũng không quá lạnh. Chưa từng có thiên tai hay dịch bệnh gì xảy ra, mọi người dân sống ở đây rất khỏe mạnh, hiếm khi bị bệnh vặt.

Cho nên cả bốn nước các bác sĩ đều không có đất dụng võ nhiều. Nếu có gặp bác sĩ thì cũng chỉ có tầng lớp lao động chân tay không có điều kiện dùng ngọc thể, hoặc do bị ngoại lực tác động như tai nạn không mong muốn. Bác sĩ nơi này mọi người gọi là “Đại y”.

Đa số mọi người sống gần khu vực biển và phía ngoài rừng. Biển này được xem là con đường giao thương quan trọng giữa bốn nước.

* High: Là một trạng thái khác thường của bộ não, một trạng thái mà không thể diễn tả bằng lời nói hay hình ảnh, thường sẽ xảy ra khi dùng các chất kích thích. Nguồn https://ogstation.store/blogs/news/high-o-mot-goc-nhin-khoa-hoc-tam-linh


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.