Bạn đang đọc Xin Nghe Lời Thần Linh – Chương 41: Vương Quốc Minh Hà – Chú Thích Vụ 7 – Vương Quốc Minh Hà
*Cuốn sách của cái chết (: Book of the Dead) hay còn gọi là “Sách hướng tới ánh sáng” hoặc “Ai Cập sinh tử kỳ thư” là cuộn được táng cùng với người chết, sử dụng trong các tang lễ từ thời kỳ đầu của (khoảng 1550 TCN) đến khoảng 50 TCN. Đây là một loại tài liệu tôn giáo cổ của người Ai Cập tập hợp những bùa chú, phép thuật được ghi lại để giúp linh hồn người chết sang thế giới bên kia thông qua , hay còn gọi là âm phủ, và được viết bởi nhiều thầy trong thời gian khoảng 1000 năm.
“Quyển sách của cái chết” là một trong những bí ẩn nổi tiếng của nền văn minh , . Nó ẩn chứa nhiều quan niệm về và của người Ai Cập cổ đại. Ban đầu được khắc bằng trong các khu lăng mộ , chỉ phục vụ cho các vị . Đến thời kỳ New Kingdom được viết bằng tay bởi các thầy tư tế trên giấy papyrus, cả hoàng thân và quan chức cũng như tầng lớp thượng lưu trong xã hội Ai Cập bấy giờ đều sử dụng đến nó. Táng thư được để lại trong các lăng mộ cùng với người chết, và được đọc lên trong suốt quá trình ướp xác.
*Horus: Thần bầu trời của người Ai Cập cổ có dạng mình người đầu chim ưng, hoặc dạng chim ưng. Horus được biết đến nhiều nhất với vai trò bảo vệ người trị vì Ai Cập. Nhiều người tin rằng thần là con của Isis và Osiris. Sau khi Osiris bị Seth giết chết, Horus đã chiến đấu với Seth để giành quyền cai quản Ai Cập. Trong trận chiến, Horus mất một mắt và sau đó được phục hồi, con mắt trở thành biểu tượng của sự bảo vệ. Sau đó, Horus được chọn là vị thần cai quản thế giới người sống. Một trong những ngôi đền được bảo tồn tốt nhất Ai Cập là đền thờ Horus, nằm ở thị trấn Edfu.
*Người Ai Cập cổ mô tả nữ thần Isis dưới dạng một người phụ nữ đội vương miện hình ngai vàng. Đây là nữ thần bảo vệ, sử dụng những câu thần chú đầy quyền lực để giúp những người gặp nạn. Bà là vợ của Osiris và mẹ của Horus. Nữ thần thường xuất hiện với hình ảnh ôm Horus trên lòng. Isis có mối liên hệ với vương quyền do lòng bà là “ngai vàng” đầu tiên Horus ngồi lên. Đền thờ nữ thần Isis nằm ở Philae vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
*Set (Sutekh, Setekh hay Seth) là một trong của . Ông là con của thần đất và nữ thần bầu trời , là anh em với các thần , và , đồng thời cũng là chồng của Nephthys. Ông là vị thần của sa mạc, của những cơn bão, động đất và những hiện tượng thời tiết kỳ lạ đối với người cổ đại như , hay hiện tượng trăng khuyết mỗi tháng. Ông còn là chúa tể của sự hỗn loạn và những cơn thịnh nộ giáng xuống nhân loại.
Set thường hay bị nhầm lẫn với do cái đầu giống loài chó với cái mõm và đôi tai dài. Ông là hiện thân của chó rừng.
*Sobek (còn được gọi là Sebek, Sochet, Sobk, và Sobki), là Suchos (Σοῦχος) từ tiếng Suchus, là một vị thần mình người đầu cá sấu trong tôn giáo . Ông còn nhiều tên gọi như “Người yêu quý kẻ trộm”, “Răng nhọn”. Ông còn liên kết sức mạnh với các thần , và .
Chính vì sự hung hãn, tàn bạo của loài cá sấu mà Sobek được xem là vị thần bảo trợ cho quân đội và các Pharaoh
Sobek là con trai của nữ thần và là anh em với ác thần , cả được sinh ra từ vùng nước nguyên sơ ở thời kỳ hỗn mang. Một số tài liệu ghi ông là con trai của thần . Không giống như người anh em của mình, tuy mang dáng vẻ của một con vật hung dữ nhưng thần Sobek vẫn có nhiều tính tốt. Sobek đã giúp nuôi nấng khi bà đi tìm xác của chồng là . Sobek còn cùng với Isis hồi sinh cho Osiris vốn bị giết hại bởi người em Set, cha của ông. Theo lệnh của thần Ra, ông đã cứu sống khỏi vùng nước nguyên sơ của thần .
Vốn là cá sấu nên đôi khi Sobek rất thích ăn thịt sống. Tương truyền, khi Set vứt các mảnh xác của Osiris trên khắp Ai Cập, ông đã vô tình ăn đi phần xác cuối cùng của Osiris. Vì thế, các thần khác trừng phạt bằng cách làm cho cái lưỡi của Sobek nhỏ đi. Đó là lý do tại sao cá sấu ngày nay có cái lưỡi vô cùng nhỏ, gần như là vô dụng.
*Ra là Thần mặt trời theo văn hóa Ai Cập cổ đại. Vào ông trở thành vị thần tối cao trong , và được miêu tả là ánh nắng mặt trời vào buổi trưa. Ý nghĩa của tên “Ra” chưa hoàn toàn chắc chắn, nhưng nhiều người nghĩ nếu nó không mang nghĩa là mặt trời thì nó có thể mang một số nghĩa liên quan tới sức mạnh sáng tạo hay là người sáng tạo.
Ra được thể hiện dưới nhiều hình dạng. Hình dạng phổ biến nhất là một người với đầu chim ưng và có đội vương miện với một đĩa mặt trời trên đĩnh đầu, ngoài ra còn ở dạng một người với đầu của Bọ hung (Thần Ra trong hình dạng của Khepri), hay là người với đầu của Cừu đực (hình dạng của Khnum). Thần Ra còn thường được miêu tả dưới hình dạng đầy đủ của một con cừu đực, bọ hung, phượng hoàng, diệc, rắn, bò đực, mèo, hay sư tử cũng như nhiều loài sinh vật khác. Ngoài ra, vầng hào quang trên đĩa mặt trời của thần Ra mạnh tới mức không người phàm tục hay vị thần nào có thể nhìn được.
*Osiris là một vị thần trong trong . Ông là con trai của thần đất và nữ thần bầu trời , là anh của 3 vị thần , và . Ông được coi là thần của thế giới bên kia, người cai quản âm phủ.
Osiris được miêu tả là có nước da màu xanh, mang bộ râu của pharaoh và xuất hiện dưới dạng xác ướp. Ông đội vương miện (vương miện trắng có gắn lông vũ ở hai bên), tay cầm và móc – biểu tượng của một pharaoh.
* Thoth (Tehuty, Tahuti, Tehuti, Techu, Tetu), là vị thần cai quản trong . Ông là thần của pháp thuật, văn tự và kiến thức, được gọi là “Vị thần của Thánh thư”.
Ông thường xuất hiện với hình dạng một người đàn ông với cái đầu của loài , hay một con (con vật thiêng của Ai Cập).
Trong khi Osiris và Isis là người đã mang nền văn minh đến cho nhân loại, thì Thoth là người tạo nên các văn bản về , và . Ông thậm chí được cho là đã phát minh ra (liên kết với ). Ông còn là thần bảo trợ của những người ghi chép. Theo truyền thuyết, vợ ông mới là người sáng tạo nên chữ viết và con số, Thoth là người dạy cho người dân cách viết và đọc. Ông cùng vợ mình chịu trách nhiệm trông coi “Thư viện của các vị thần”.
Ông có trách nhiệm ghi chép phán quyết của tòa án xét xử người chết dưới Duat và là một trong 42 vị thẩm phán tối cao. Thoth được gọi với nhiều tên như “Vị thần của sự căn bằng”. Ngoài ra, ông cũng là người ghi chép những chuyện của các vị thần, nên được gọi là “Giọng nói của Ra” hay “Cố vấn của Ra” (cùng với ), và thường cùng Ra đi trên con thuyền Mặt trời. Người ta cho rằng, Thoth được Ra cho quyền cai trị một phần của địa ngục, đại diện cho Ra ở thế giới bên kia Lúc này thì lại được xem là vợ ông.
*Anubis là tên cho vị thần mình người đầu có liên quan đến quá trình và trong văn hóa . Những hiểu biết cổ xưa nhất về ý nghĩa của Thần Anubis bắt nguồn từ thời , người ta gán cho Anubis trong việc các . Vào thời này, Anubis là vị thần tối quan trọng trong cái chết của người Ai Cập cổ. Nhưng nhiều thế kỉ sau, Anubis nhanh chóng bị thay thế trong thời Trung Vương Quốc bởi .
Anubis được liên tưởng tới với vai trò quan trọng của ông trong nhiều tang lễ, ông được nhấn mạnh như là người bảo vệ người đã chết và các lăng mộ, và danh hiệu Quan tư tế ướp xác, liên kết ông với các thủ thuật trong quá trình ướp xác. Cũng giống như nhiều vị thần trong văn hóa , Anubis có vai trò khác nhau trong từng trường hợp.
Anubis cũng là một trong số ít vị thần tham gia vào quá trình phán xét tội lỗi của con người ở cuộc sống sau cái chết, được gọi là “Weighing Of The Heart” (cân tim).
*Nephthys hay Nebthet, là một trong của . Bà là con gái của thần đất và nữ thần bầu trời , là em gái của các thần , và , đồng thời cũng là vợ của ác thần Set. Tên của bà có nghĩa là “Người đàn bà trong nhà”.
Bà thường xuất hiện dưới dạng một con diều hâu hoặc một nữ thần đội ngôi nhà trên đầu. Mái tóc của Nephthys tượng trưng cho những cuộn dùng trong việc ướp xác. Người ta nói rằng, 2 chị em Isis và Nephthys giống nhau đến nỗi chỉ khi đội vương miện vào thì mới phân biệt được 2 bà
Nephthys còn được coi là vị thần của những cơn mưa và nguồn của (liên kết với nữ thần ) và bảo vệ những sản phụ (cùng với Isis)
*Rãnh Mariana, còn gọi là vực Mariana hay vũng Mariana, là sâu nhất đã biết, và điểm sâu nhất của nó là nơi sâu nhất trong lớp vỏ . tối đa của rãnh này là 11.034 (36.201 ft) dưới theo phép đo gần đây nhất. Khi tính đến vĩ độ của rãnh Mariana và sự lồi ra ở khu vực của Trái Đất thì rãnh Mariana nằm ở khoảng cách 6.366,4 tính từ tâm Trái Đất. , có độ sâu chỉ khoảng 4-4,5 km, nhưng tính từ đáy thì Bắc Băng Dương lại ở khoảng cách chỉ xấp xỉ 6.352,8 km từ tâm Trái Đất, tức gần tâm Trái Đất hơn so với điểm sâu nhất của rãnh Mariana 13,6 km.
*Serket (hay Serqet, Selket, Selqet, Selkit, Selkis) là nữ thần bọ cạp của . Nọc độc của loài bọ cạp có thể gây tê liệt hệ thần kinh nên tên của bà mang ý nghĩa “Người siết cổ họng”.
Nữ thần Serqet thường xuất hiện dưới dạng một người phụ nữ đội vương miện bò cạp trên đầu. Bà có thể bảo vệ con người khỏi rắn độc và bọ cạp, chữa lành các vết thương do chúng gây ra, nhưng cũng có thể sai khiến chúng trừng phạt những ai dám mạo phạm bà, tương tự như nữ thần rắn .
* Maat hay Maat là tên của một nữ thần trong thần thoại . Bà là hiện thân của trật tự, công lý và chính nghĩa. Bà xuất hiện khi nổi lên từ vùng nước nguyên thủy của . Vì lẽ đó mà bà được coi là con gái của thần .
Chồng của bà là , thần Mặt trăng, vị thần của văn bản và trí tuệ.
Mỗi linh hồn đều phải tham gia xét xử tại , cõi âm của Ai Cập, nơi có một gian phòng gọi là “Đại sảnh của sự thật”. Tại đây sẽ có một cán cân lớn, một bên đặt chiếc lông vũ của Maat, bên kia đặt của người chết. Nếu quả tim nặng hơn chiếc lông vũ, thì người đó đã phạm nhiều tội lỗi, trái tim sẽ bị ăn bởi nữ thần . Còn nếu bằng, thì đó là trái tim của người xứng đáng và được tới – vùng đất mà thần cai quản. Tại phiên tòa này, Osiris sẽ là thẩm phán tối cao, ngoài ra sẽ có nhiều vị thần quan trọng cũng tham gia vào.
Khi một Pharaoh băng hà, Maat sẽ tạm thời biến mất và thế giới lại chìm trong sự hỗn mang, cho đến khi có sự lên ngôi của một vị Pharaoh mới.
*Quần thể đền Karnak, thường gọi tắt là đền Karnak, là một nổi tiếng nằm ở thành phố , kinh đô cũ của . Di tích này gồm nhiều tàn tích của những ngôi đền, những bức tượng khổng lồ, những sảnh thờ và những tòa tháp. Trước đây có tên gọi là Ipet-isut (tạm dịch: “Nơi được chọn”).
Việc xây dựng khu đền bắt đầu từ triều đại của vua (). Mãi cho đến khi Ai Cập bị thì ngôi đền vẫn được trùng tu và được xây dựng thêm. Ngày nay, quần thể đền Karnak nằm tọa lạc tại El-Karnak, thuộc tỉnh , cách 2,5 km về phía bắc.
Thành phố cổ Thebes và các di tích khảo cổ tại đó đã được công nhận là vào năm 1979.
*Apep (trong còn gọi là Apophis) là một con quỷ khổng lồ độc ác, kẻ cai trị bóng đêm và sự hỗn loạn của . Kẻ thù lớn nhất của nó chính là thần mặt trời .
Được cho là đã có mặt từ thời nguyên thủy, nhưng Apep không được nhắc tới cho đến thời kỳ . Vào thời kỳ , Apep mới xuất hiện trong các văn bản tang lễ dưới địa ngục Duat. Là đại diện của những cái xấu xa nhất, Apep được gọi với nhiều cái tên: “Con thằn lằn độc ác”, “Kẻ quấn lấy thế giới”, “Kẻ thù của Ra”, “Con rắn của sự tái sinh”. Apep không bao giờ bị đánh bại hoàn toàn, nó chỉ tạm thời thất thế trước Ra và lại tái sinh vào đêm hôm sau, bắt đầu một cuộc chiến . Apep bị người ghét bỏ, nhưng có 2 vua khi đăng quang đã đặt tên ngai theo Apep, đó là pharaoh và .
*Người Ai Cập tin rằng mỗi con người được cấu tạo từ các bộ phận cơ thể và phần linh hồn. Ngoài cơ thể, mỗi người còn có một swt (bóng), một ba (tính cách hay linh hồn), một ka (sức sống), và một cái tên. Trái tim chứ không phải là não được coi là nơi chứa đựng những suy nghĩ và cảm xúc. Sau khi chết, phần hồn sẽ được giải phóng khỏi cơ thể và có thể lang thang một cách tự do, nhưng nó cần một cơ thể khác (hoặc thay thế, chẳng hạn như một bức tượng) để làm một ngôi nhà vĩnh viễn. Mục tiêu cuối cùng của người đã khuất đó là đoàn tụ lại được với ka và ba của mình, để có thể trở thành một akh. Để điều này xảy ra, người đã khuất phải trải qua một phiên tòa, trong đó trái tim của họ được đem cân với một “”. Nếu được coi là xứng đáng, người đã khuất có thể tiếp tục tồn tại trên trái đất dưới dạng phần hồn
* Bastet (Baast, Ubaste, hay Baset) là một trong những vị thần được người dân tôn sùng nhất, mang hình dáng một người phụ nữ có cái đầu .
Vào (2890 TCN), vị nữ thần này đã được thờ cúng rộng rãi. Ở vùng thuộc , Bastet là vị thần của , trước khi các nền văn hóa Ai Cập cổ đại được thống nhất. Trong , Bastet được biết tới dưới cái tên Ailuros ( là “mèo”). Nữ chiến thần ở về sau được đồng nhất với nữ thần Bast.
*Trong , Jörmungandr, thường được gọi là Jormungand hay “Mãng xà trần gian”, “mãng xà Midgard”, là một con rắn biển khổng lồ, đứa con thứ hai của người khổng lồ và . Theo như văn xuôi , đã bắt ba đứa con của Loki là chó sói , Jörmungandr và nữ thần địa ngục . Jörmungandr bị ném xuống đại dương bao quanh . Con mãng xà lớn đến mức nó cuốn quanh cả thế giới và ngậm được cái đuôi nó. Khi nó trở mình thế giới sẽ lụi tàn. Kẻ thù lớn nhất của Mãng xà trần gian là thần .
Trong (chương cuối của thần thoại Bắc Âu), trước ngày tận thế, Thor và Jörmungandr đã có trận tử chiến cuối cùng. Thor bị Jörmungandr cuốn chặt nhưng với chiếc đai lưng phép thuật, Thor lật ngược được tình thế và vung nhát búa chí mạng giết chết Jörmungandr. Tuy nhiên máu từ vết thương của Jörmungandr là chất kịch độc, Thor chỉ đi được 9 bước thì chết. Jörmungandr đại diện cho sự hỗn loạn còn Thor là hiện thân của trật tự. Trật tự và hỗn loạn luôn xung khắc và tự tiêu diệt lẫn nhau trong thời khắc tận thế là ý nghĩa của câu chuyện trong thần thoại Bắc Âu.
*Ouroboros là một biểu tượng cổ đại biểu thị sự vô tận được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều nền văn hóa khác nhau trên khắp thế giới trong suốt chiều dài lịch sử. Biểu tượng được miêu tả dưới dạng một con rắn ăn cái đuôi của chính mình. Từ “Ouroboros” là sự kết hợp của hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ: oura (đuôi) và boros (ăn).
Trong thần thoại Bắc Âu, Ouroboros xuất hiện dưới hình dạng con rắn Jörmungandr, một trong ba đứa con của Loki. Jörmungandr lớn đến nỗi cơ thể nó có thể quấn một vòng quanh Trái Đất, để miệng ngậm vào đuôi.
Ở Ấn Độ cổ đại, Ouroboros được dùng để ám chỉ “vòng tròn luân hồi” trong Phật giáo. Nó còn được sử dụng để miêu tả luồng năng lượng hỏa xà Kundalini trong Yoga.
Thời Trung Quốc cổ đại, người ta tin rằng Vũ trụ được tạo thành bởi sự kết hợp hai thái cực đối lập, Thiên và Địa. Hai thực thể mạnh mẽ này hợp nhất lại với nhau để tạo ra vũ trụ.
*Trong thần thoại Ấn Độ, có 8 vị thần rắn ưu việt nhất là Shesha, Adisesha hay còn gọi là Seshnaga, Ananta, Vasuki, Manasadevi, Astika, Kaliya, Padmaka hay còn gọi là Padmanabha và Kulika
Shesha, Adisesha hay còn gọi là Seshnaga có nghĩa là “phần còn lại”, được người ta tin là được sinh ra từ những gì còn sót lại sau khi vũ trụ và con người được tạo ra. Seshnaga được tôn kính như là vua của loài rắn, nó có đến 1000 cái đầu tạo thành một cái đầu rắn khổng lồ. Người ta tin rằng Seshnaga phun ra ngọn lửa độc phá hủy tất cả các tạo vật vào cuối mỗi kiếp và được thờ cúng như là hiện thân của Vishnu.
*Theo thì Hydra là một con rồng có 7 hoặc 9 đầu, là con của và . Khi chém đứt đầu nó thì từ chỗ bị đứt liền mọc ra hai cái đầu mới.
Một trong 12 chiến công của là tiêu diệt con rồng này. Văn học và thơ ca Hy Lạp đã nhiều lần nhắc đến quái vật Hydra với các phiên bản, nhưng nó được biết đến nhiều nhất chính là con quái vật đã bị dũng sĩ Hercules tiêu diệt. Con quái vật Hydra này được biết đến với cái tên “Hydra của Lerna” bởi vì nó sống ở trong một đầm lầy thuộc vùng Lernaean, Hy Lạp.
*Ở phía tây bắc hải ngoại, phía bắc sông Xích Hà, có ngọn núi tên Chương Vĩ. Có vị thần, mặt người, thân rắn, toàn thân đều là màu đỏ, cơ thể dài một ngàn dặm, con mắt dựng đứng, mí mắt hợp thành một cái khe, nhắm mắt lại chính là đêm đen, mở mắt ra chính là ban ngày, không ăn đồ vật không ngủ cũng không hô hấp, chỉ nuốt gió và mưa. Ông có khả năng soi sáng nơi cực kỳ u ám tối tăm, ông chính là vị thần Chúc Long trong truyền thuyết.