Đọc truyện Xác Chết Dưới Gốc Sồi – Chương 25
Alexandra không làm gì cả, có nghĩa là không có việc gì có ích, không có việc gì đạt kết quả. Cố ngồi ở chiếc bàn nhỏ, áp đầu vào hai nắm đấm của mình. Cô nghĩ tới những giọt nước mắt, những giọt nước mắt không ai thấy, không ai biết, những giọt nước mắt tuyệt vọng vì mọi người nhưng chúng vẫn cứ đến. Alexandra ôm chặt lấy đầu và nghiến răng. Tất nhiên khóc chẳng ích gì. Alexandra lại đứng lên. “Những người Hy Lạp là những người tự do, những người Hy Lạp kiêu hãnh”, bà cô nói thế. Bà già Andromaque nói như vậy, những mánh lới cả thôi.
Guillaume đã cầu xin được sống nghìn năm cùng bà. Thực tế, nếu ta tính toán đúng thì được năm. “Những người Hy Lạp tin vào những lời hứa của mình”, bà cô nói thế. Alexandra nghĩ rằng có thể, nhưng vậy thì những người Hy Lạp ngu ngốc. Bởi vì sau đó phải đi thôi, đầu hơi ngẩng cao, lưng hai thẳng, từ bỏ cảnh vật, những tiếng, những cái tên và một bộ mặt. Và đi với Cyrille trên những con đường sụt hỏng, đừng để vỡ mặt trong những đường mòn rối rắm của những ảo tượng tuyệt vọng. Alexandra dang hai cánh tay. Cô chán ngấy rồi. Như lông đuôi cò già. Về việc này, bắt đầu thế nào cái mánh khoé ấy? “Ta chán ngấy rồi, lông đuôi cò già, đoạn dây mảnh…” Cái đó đi thẳng tới “đất Nung, ma trơi, sữa bò” mất, nhưng sau đó là trắng toát. Alexandra liếc nhìn đồng hồ báo thức. Đã đến giờ đi đón Cyrille rồi. Juliette đã đề nghị với cô gái tiền cơm tháng để cho đứa bé ăn trưa tại tiệm Tonneau hằng ngày sau khi tan lớp. Vận may đã rơi vào những người như thế, như Juliette hoặc những nhà truyền giáo. Cô có được căn nhà nhỏ ấy gần họ và việc đó làm thư thái. Bởi vì tất cả bọn họ đang trong tình trạng rối rắm. Rối rắm thật. Pierre hứa tìm cho cô một việc làm. Tin tưởng Pierre, tin vào lời hứa. Alexandra xỏ nhanh đôi ủng, chụp lấy chiếc áo vét. Liệu có thể có cái gì sau “ma trơi, sữa bò” đây? Khóc quá nhiều làm cho đầu óc rối tinh. Cô dùng các ngón tay chải lại mái tóc và đi nhanh tới trường.
Tại tiệm Tonneau vào giờ nay có ít khách ăn nên Mathias dành cho cô chiếc bàn nhỏ gần cửa sổ. Alexandra không đói nên cô đề nghị với Mathias chỉ dọn cho đứa bé ăn. Trong lúc Cyrille ăn, cô đến gặp anh tại quầy rượu với nụ cười tươi. Mathias thấy cô gái này gan dạ và anh muốn cô ăn, để nuôi sự cả gan.
– Anh có biết sau “ma trơi, sữa bò” là gì không? Cái rìu gì đó? – Cô hỏi anh.
– Không – Mathias nói – Tôi nói về cái khác khi tôi còn bé. Cô có muốn biết không?
– Không, cái đó làm tôi rối trí.
– Tôi biết cái đó – Juliette nói – nhưng tôi còn chưa biết phần đầu.
– Cái đó sẽ kết thúc tốt bằng việc trở lại – Alexandra nói.
Juliette dọn cho cô một đĩa ô-liu và Alexandra nhấm nháp trong lúc nhớ lại người bà già của cô dành cho những quả ô-liu đen một lòng mến mộ hầu như tôn giáo. Cô thực sự yêu quý bà già Andromaque và những câu châm ngôn tệ hại mà bà thốt lên bất cứ lúc nào. Alexandra dụi mắt. Cô chạy trốn, cô mơ mộng. Cô cần lại đứng thẳng lên, nói: “những người Hy Lạp phải kiêu hãnh”.
– Hãy nói cho tôi biết, Mathias – Cô nói – Sáng nay trong lúc mặc quần áo cho Cyrille, tôi trông thấy Cảnh sát trưởng đi cùng Leguennec. Có gì mới không? Anh có biết gì không?
Mathias nhìn Alexandra. Cô luôn tươi cười nhưng không lâu, cô chao đảo. Việc làm tốt hơn cả là nói chuyện.
– Vandoosler khi đi đã không nói gì cả – Anh nói – trái lại, chúng tôi bị rơi vào một gã kỳ cục với Marc. Một gã Christophe Dompierre đến từ Genève hoàn toàn kỳ lạ. Thật lộn xộn, một câu chuyện cũ đã mười lăm năm mà gã hy vọng chỉ một mình giải quyết với vụ giết Sophia. Một thủ đoạn cũ rích dâng lên trong đầu óc gã. Nhất là không một lời nói về Leguennec, chúng tôi đã hứa với gã. Tói không biết gã nghĩ gì trong đầu nhưng việc đó làm tôi buồn phiền nếu phản bội gã.
– Dompierre ư? Cái tên đó không nói được gì với tôi – Alexandra nói – Gã hy vọng gì?
– Gặp Relivaux, đặt cho ông ta những câu hỏi, để biết có phải có một người bất ngờ đến thăm không. Cuối cùng là không rõ ràng. Tóm lại, gã chờ Relivaux, đó là ý nghĩ dứt khoát.
– Gã chờ ông ấy ư? Nhưng Pierre đi vắng một số ngày… Anh không nói với gã chuyện đó ư? Anh không biết chuyện đó sao? Ta không thể để con người ấy chạy quanh trong phố suốt ngày cho dù người ấy khó khăn.
– Marc đã nói với gã rồi. Đừng lo ngại, chúng tôi biết gặp được gã ở đâu rồi. Gã ở một phòng tại phố Prévoyance. Cái tên thật đẹp, phải không? Métro Danube… Tôi đã trông thấy nó, Danube đích thực. Cái đó không nói được gì hết với cô, đó là nơi hang cùng ngõ hẻm của thành phố, kỷ niệm hình như thời thơ ấu của gã. Gã này thật kỳ lạ, rất mắc míu. Gã còn đến gặp ông cô ở Dourdan. Chúng ta phải báo cho gã khi Relivaux trở về, hết đấy.
Mathias đi vòng quầy rượu đến cho Cyrille một cốc sữa chua và một phần bánh kem mứt và vuốt tóc đứa bé.
– Thằng bé ăn tốt lắm – Juliette nói – Như thế là tốt.
– Còn cô, Juliette – Mathias hỏi trong lúc trở lại quầy rượu – Câu chuyện đó có nói với cô điều gì không? Một chuyến thăm bất ngờ ấy? Sophia đã không nói gì với cô ư?
Juliette suy nghĩ vài giây trong lúc lắc đầu.
– Không gì hết – Cô nói – Ngoài tấm bưu thiếp vẽ ngôi sao, không có gì hết. Dẫu sao chẳng có ai làm dì ấy lo lắng cả. Điều đó thấy rõ ở Sophia và tôi nghĩ rằng nếu có thì dì ấy đã nói với tôi.
– Không tránh khỏi – Mathias nói.
– Anh có lý, không tránh khỏi.
– Bắt đầu có khách rồi, tôi đi hỏi những yêu cầu của họ đây.
Juliette và Alexanđra còn đứng lại một lúc ở quầy.
– Tôi tự hỏi – Juliette nói – nếu cái đó do ngẫu nhiên không phải là “ma trơi, sữa bò, rìu đá” nhỉ?
Alexandra cau mày.
– Nhưng sau đó thì sao nữa? – Cô nói – Đá gì?
Mathias đưa đơn đặt món ăn và Juliette đi vào bếp.
Lúc này có quá nhiều tiếng ồn. Họ không thể bàn chuyện ở quầy nữa.
Vandoosler đi qua. Ông tìm Marc nhưng anh không còn ở vị trí của mình nữa. Mathias nói rằng có thể Marc đói và đó là việc bình thường vào lúc đã một giờ chiều. Vandoosler càu nhàu và lại ra đi trước khi Alexandra có thể hỏi ông có chuyện gì. Ông gặp cháu mình trước cổng song sắt căn nhà tồi tàn.
– Cháu bỏ đi ư? – Vandoosler nói.
– Cháu xin bác đừng nói như Lucien – Marc nói – Cháu đi mua bánh mì kẹp nhân, cháu lảo đảo rồi. Chết tiệt. Cháu đã làm việc cả buổi sáng vì bác rồi.
– Vì cô ta, Thánh Marc ạ.
– Cô nào?
– Cháu biết rõ là ai rồi. Alexandra. Luôn ở trong tình thế khó khăn. Leguennec lưu tâm đến những thiệt hại của ống bố Elizabeth nhưng ông ta không thể quên hai sợi tóc trong xe. Cô ta có lợi giữ được bình thản. Chỉ một chút lầm lạc là gẫy rắc.
– Đến mức ấy ư?
Vandoosler gật đầu.
– Cái lão Breton của bác ngu ngốc.
– Marc tội nghiệp – Vandoosler nói – nếu tất cả những kẻ ngã lăn xuống ngang đường chúng ta ngu ngốc thì sẽ rất hay. Cháu không mua bánh mì kẹp nhân cho ta à?
– Bác đã không nói với cháu rằng bác trở về. Chết tiệt, bác chỉ cần gọi điện thoại.
– Chúng ta không có điện thoại.
– A phải, đúng thế.
– Hãy ngừng nói “chết tiệt” với ta bất cứ lúc nào. Từ đó làm ta bực mình. Ta đã là cảnh sát khá lâu và từ đó để lại cho ta những dấu ấn.
– Chắc chắn. Chúng ta vào chứ? Cháu chia cho bác nửa chiếc bánh mì kẹp nhân và cháu kể cho bác câu chuyện về ông Dompierre. Đó là phân chim bồ câu của cháu sáng nay đấy.
– Có lúc cháu thấy nó rơi à.
– Xin lỗi, chính cháu tóm được nó trên không. Cháu đã đánh lừa. Nếu cháu không lao nhanh xuống cầu thang, cháu đã mất nó. Nhưng cháu hoàn toàn không biết đó có phải là phân chim bồ câu tốt không. Có lẽ chỉ là phân chim sẻ gầy guộc. Bác muốn nghĩ gì tuỳ bác nhưng cháu báo trước cho bác là cháu thôi việc giám sát đấy. Cháu đã quyết định ngày mai đi Dourdan.
*
Câu chuyện về Dompierre làm Vandoosler hết sức quan tâm nhưng ông không biết nói sao. Marc nghĩ ràng ông không muốn nói ra. Ông già đọc lại nhiều lần tấm thiếp cài dưới đồng năm frăng.
– Cháu không nhớ quyến rũ của Moby Dick chứ? – Ông hỏi.
– Không, cháu đã nói với bác rồi. Đó là một câu hay vừa kỹ thuật vừa trữ tình, với những khoảng rộng trong đó, nhưng câu nói đó không có gì liên quan tới công việc của ông ta. Loại người triết lý, tìm kiếm cái không thể có được, và tất cả là mánh khoé.
– Tuy nhiên – Vandoosler nói – Ta rất muốn cháu tìm lại cậu ấy cho ta.
– Bác không hy vọng rằng cháu sẽ đọc lại cả cuốn sách để tìm cho bác câu đó, phải không?
– Ta không hy vọng chuyện đó. Ý nghĩ của cháu đi Dourdan là tốt, nhưng cháu đi dò dẫm. Theo những gì mà ta biết, điều làm ta sẽ ngạc nhiên nếu Siméonidis đã nói với cháu điều gì đó. Và Dompierre chắc chắn đã không nói với bà ấy “vài chuyện nhỏ nhặt” mà ông ta đã thấy được.
– Cháu cũng muốn mình có ý nghĩ về người vợ thứ hai và người con rể. Bác có thể thay phiên giám sát chiều nay không? Cháu cần suy nghĩ và để hết tê cứng.
– Đi đi, Marc, còn ta, ta cần ngồi. Ta mượn cửa sổ của cháu nhé.
– Khoan đã, cháu có cái cần thiết phải làm trước khi đi.
Marc trèo lên gác của mình rồi lại xuống sau ba phút.
– Xong rồi chứ? – Vandoosler hỏi.
– Gì cơ? – Marc nói trong lúc mặc chiếc áo vét đen.
– Các việc cần thiết của cháu.
– À vâng. Đó ià từ nguyên của từ “cái bị”. Bác có muốn biết không?
Vandoosler lắc đầu, hơi nản lòng.
– Nếu bác sẽ xem thật đáng công đấy. Dòng 1327, người ta gọi cái đó là những cái giỏ trong đó người ta gửi đi những quả vả và nho của vùng Midi. Thật lý thú phải không?
– Ta không cần – Vandoosler nói – Bây giờ đi nhanh lên.
Vandoosler qua thời gian còn lại trong ngày để nhìn ra phố. Việc đó làm ông rất vui nhưng câu chuyện của Marc và của Dompierre làm ông lo lắng. Ông thấy đáng chú ý là Marc có sự thôi thúc bắt lại người đàn ông ấy. Marc khá hay trong sự xung động. Mặc dầu những cách cư xử ngầm của anh, kiên quyết và cả quá trong sáng cũng dễ thấy đối với ai biết rõ anh, Marc đi một chút trong mọi hướng trong những sự phân tích bay bổng của anh, nhưng những khoảng cách nhiều lý trí và tâm trạng của anh lại có thể tạo những hiệu quả quý giá. Marc đã rình qua khuyết điểm của tư tưởng thoát tục ngang với khuyết điểm trái với sự thiếu kiên nhẫn. Ta cũng vẫn có thể trông cậy ở Marc, không phải như kẻ dịch mật mã mà như kẻ chiếm đoạt. Vandoosler nghĩ về Thánh Matthieu như một kiểu mộ đá, một khối đá to, tĩnh, thiêng liêng nhưng tiêm nhiễm mà không biết đủ loại sự kiện nhạy cảm, hướng những phân tử mi-ca theo hướng gió. Dẫu sao cũng phức tạp để miêu tả. Bởi vì cùng lúc có thể từ những hành động nhanh nhẹn, đua chạy, táo tợn đến những lúc quyết định sáng suốt. Còn Lucien, một kẻ lý tưởng chủ nghĩa phân tán trên mọi cung bậc có thể thái quá từ những việc kêu la om sòm chói tai đêm hạ thấp chỉ thấy tiếng vo vo. Trong sự khuấy động chối tai của anh ta, không tránh khỏi tạo nên những động chạm, những xung đột khác nhau có khả năng làm nổi lên những tia sáng bất ngờ.
Còn Alexandra?
Vandoosler châm một điếu thuốc lá và trở lại cửa sổ. Marc muốn cô gái này, có thể lắm, nhưng hắn còn quá vướng vào những dấu vết của vợ hắn đã bỏ đi. Vandoosler có khó khăn đi theo đứa cháu của mình trong những đường cơ bản của hắn, hắn là con người không bao giờ giữ được những lời thề quá ba tháng trong khi cam kết hàng nửa thế kỷ. Hắn cần gì để đưa ra biết bao lời thề như vậy? Bộ mặt người đàn bà trẻ mang nửa dòng máu Hy Lạp ấy làm hắn xúc động. Về những gì ông nhận thấy, ở Alexandra có một cuộc chiến đấu lý thú giữa sự dễ bị tổn thương và sự gan dạ, những tình cảm xác thực và kìm nén, những sự thách thức dữ dội, đôi khi lại lặng lẽ. Dồn lại cái nét hung hăng ấy chuyển sang dịu dàng mà ông dã tìm được và yêu lâu dài trước đây dưới một hình thức khác. Rồi ông buông thả tư tướng trong nửa giờ. Ông lại như trông thấy bà ấy lời xa trên sân ke ga ấy với hai đứa trẻ sinh đôi, cho tới khi họ chỉ còn là ba cái chấm nhỏ. Ba cái chấm nhỏ ấy hiện đang ớ đâu? Vandoosler lại đứng lên và nắm lấy thanh ngang ban công. Từ mười phút trôi qua, ông không nhìn ra phố nữa. Ông ném điếu thuốc lá đi và lập lại nối tiếp danh mục những lập luận không đáng kể mà Leguennec dựng lên chống Alexandra. Giành giật thời gian và những sự kiện mới nhằm làm chậm lại kết cục cuộc điều tra của người Breton. Dompierre sẽ có thể làm công việc này.
Marc về muộn, sau một chút là Lucien đi mua bán và là người hôm trưóc đã chuyển cho Marc nhiệm vụ phải có được hai kilô tôm hùm nếu chúng còn tươi, và tất nhiên đối với Marc có thể thực hiện được việc lấy cắp.
– Thật không dễ dàng – Marc nói trong lúc đặt lên bàn một túi to tôm hùm. Không dễ dàng chút nào. Thực tế, mình đã xoáy trộm chiếc túi của kẻ đứng trước mình.
– Tài thật – Lucien nói – Chúng mình thực sự có thể trông cậy ở cậu.
– Lần sau, hãy gắng có những ước muốn đơn giản hơn – Marc nói.
– Đó là tất cả tính toán của mình – Lucien nói.
– Cậu sợ không làm được người lính có năng lực, hãy để mình nói với cậu điều đó.
Lucien dừng phắt lại trong công việc nấu nướng của mình và nhìn đồng hồ đeo tay.
– Chết tiệt – Anh kêu lên – Đại chiến!
– Gì nữa, Đại chiến ư? Cậu bị động viên à?
Lucien bỏ con dao làm bếp xuống, nét mặt rụng rời.
– Hôm nay là mùng tám tháng sáu – Anh nói – Tai họa, những con tôm hùm của mình… Mình có bữa ăn tối để kỷ niệm tối nay, mình không thể bỏ được.
– Để kỷ niệm gì? Cậu làm mình rối trí đấy, ông bạn ạ. Vào thời kỳ này trong năm, đó là về Thế chiến thứ hai, là ngày mùng tám tháng năm chứ không phải mùng tám tháng sáu. Cậu lẫn lộn hết.
– Không – Lucien nói – Tất nhiên bữa ăn tối kỷ niệm cuộc chiến tranh ba chín, bốn lăm (1939-1945) phải diễn ra ngày mùng tám tháng năm. Nhưng họ muốn mời dự những cựu chiến binh đầu bạc của Thế chiến thứ nhất, vì tầm rộng lớn của lịch sử, cậu hiểu chứ. Nhưng một cựu binh già bị ốm. Thế là họ lùi lại một tháng bữa tiệc tối dành cho những cựu chiến binh. Như vậy đó là tối nay đấy. Mình không thể bỏ lỡ việc này, rất quan trọng: một trong hai người già đã chín mươi lăm tuổi và còn minh mẫn. Mình phải gặp ông ấy. Đó là một sự lựa chọn: Lịch sử hoặc những con tôm hùm.
– Cậu hãy đi với Lịch sử – Marc nói.
– Tất nhiên – Lucien nói – Mình đi mặc quần áo đây.
Anh đưa mắt nhìn lên bàn với vẻ thực sự tiếc rẻ rồi trèo lên đến gác ba của mình. Anh chạy đi vừa yêu cầu Marc dành phần tôm hùm cho anh tối nay khi anh trở về.
– Cậu sẽ quá say vì cái loại tế nhị này đấy – Marc nói. Nhưng Lucien không nghe bạn nói nữa, anh chạy về phía năm mười bốn-mười tám (1914-1918).