Đọc truyện Xác Ai Trong Ngày Cưới – Chương 12
Lái xe đến cách Kiên Lương khoảng vài cây số, Tư Xê tấp xe sát lề theo lệnh của Nguyệt Ánh, rồi cô ả bảo:
– Anh kiếm chỗ nào đó ở đỡ đi, rồi sáng mai đón xe đò lên Sài Gòn chờ tôi. Đây, anh cầm trước số tiền này mà xoay sở, rồi tôi sẽ cho thêm gấp đôi nữa!
Tư Xê cầm tiền mà lòng dạ rối bời. Như vậy thì coi như anh ta đã tự đập bể nồi cơm của mình, tự cắt đứt đường về để làm người lương thiện!
Thấy anh ta còn lững thững ở vệ đường, Nguyệt Ánh lại giục:
– Kiếm chỗ nào ẩn mặt đi, để thiên hạ thấy thì hư chuyện hết! Mọi thứ khác để tôi lo.
Cô ả ngồi vào tay lái và vù xe đi đầy tự tin.
Tư Xê như kẻ mất hồn, anh ta chưa kịp nhét số tiền lớn vào túi thì đã nghe ai đó gọi bên đường:
– Vào đây nghỉ chân đi anh Hai!
Nghĩ chắc ai đó thấy anh cầm tiền lại vừa trên xe hơi bước xuống, nên Tư Xê mau chân bước nhanh vừa nhét số tiền vào túi cẩn thận. Tuy nhiên, có một thiếu niên chạy xe đạp đuổi theo vừa gọi giật ngược:
– Có người quen của chú kêu đằng kia kìa!
Tư Xê nhìn lại thì giật mình, bởi người đang bước ra khỏi quán cóc bên đường có gương mặt quen quen… mà sau vài giây suy nghĩ, Tư Xê đã kêu lên thảng thốt:
– Út Thông!
Tuy chưa quen anh ta, nhưng đã một lần thấy mặt, hôm anh ta cãi nhau với Nguyệt Ánh, nên vừa nhìn thấy Tư Xê đã nhận ra. Nhưng tại sao anh ta lại ở đây? Không phải vừa rồi Nguyệt Ánh nói là gặp anh ta ở nhà hay sao?
Không còn cách nào hơn, Tư Xê đành phải quay lại. Đúng là Thông đang ngồi một mình trong quán lá, anh ta kéo vội Tư Xê vào và nói ngay:
– Tôi chờ anh ở đây đã lâu rồi!
– Nhưng… không phải cậu đang ở Rạch Giá sao? Út Thông nhìn trước nhìn sau rồi mới nói nhanh:
– Tôi đã ở Kiên Lương này từ chiều hôm qua và ra ngồi đây từ sớm!
Vậy mà cô Ba Ánh nói mới gặp cậu ở hiệu buôn Thuận Lợi. Hồi nãy chính tôi đã chở cô ấy tới đó, vào gặp cậu mà…
Út Thông rít lên:
– Con khốn nạn bày trò đó! Tôi… tôi làm sao còn ở đó được… Anh ta định nói gì đó, nhưng kịp dừng lại và đổi giọng:
– Tôi đến gặp anh để nhờ anh một việc, chẳng biết anh có bằng lòng giúp? Tư Xê ngạc nhiên:
– Tôi giúp gì được cho cậu?
– Được! Chỉ có anh là giúp được cho tôi lúc này thôi. Anh tới chỗ đám cưới chiều nay tìm cách… phá không cho họ cưới nhau!
Tư Xê nhìn sững anh ta:
– Sao cậu không làm mà nhờ tôi?
động!
– Bởi tôi mới chết, hồn chưa thể hiện ra được, phải nhờ qua anh để hành
lên:
Tư Xê đang ngồi trên ghế mà nghe câu nói đó anh ta ngã ngửa ra sau, kêu
– Cậu… cậu nói… nói gì?
– Tôi giờ là một hồn ma, do tôi mới chết nên chưa thể ra tay làm theo ý mình được. Tôi nhờ anh, tôi biết anh là người tốt, mong anh giúp tôi đòi lại sự công bằng! Anh biết không, con Nguyệt Ánh nó yêu tôi, lấy tôi và có thai được ba tháng rồi, bây giờ nó với ông già nó ham tiền, nên bỏ tôi đi lấy thằng con ông triệu phú ở Kiên Lương này, nó đành lòng, nhẫn tâm giết tôi chết chẳng khác giết một con gà con vịt!
Tư Xê kêu lên:
– Không thể có chuyện đó! Bởi hồi sáng tôi thấy cô ấy lên nhà cậu chỉ khoảng nửa tiếng thì trở xuống, cô ấy còn nói cậu phụ tình cô ấy, chối từ đứa con trong bụng cô ấy khi được cô ấy báo tin!
Út Thông dúi vào tay Tư Xê một nắm tiền:
– Anh lấy số tiền này, rồi làm một việc hợp với lương tâm, giúp người bị nạn. Anh coi đây là tiền công cũng được, hoặc là món tiền tôi cho anh để nghỉ làm cho nhà Thuận Thành cũng được!
Thấy Tư Xê vẫn còn nhìn mình với ánh mắt hoài nghi, Út Thông nói như van lơn:
– Anh hãy giúp giùm tôi đi, tôi chết mà vong hồn ở chín suối vẫn luôn nhớ ơn anh! Anh còn chưa tin phải không, đây nè, anh hãy nhìn cần cổ của tôi xem, có phải nó phù to ra không? Đó là hậu quả của hành động đổ xái á phiện đang nấu sôi vào miệng tôi của Nguyệt Ánh. Lúc sáng khi cô nàng lên lầu gặp, tôi đang hút á phiện, cô ta giả vờ ngồi xuống châm thuốc cho tôi, rồi bất ngờ lấy nguyên lọ thuốc phiện đang nấu trên ngọn đèn dầu phộng đổ vào miệng tôi, làm tôi sặc thuốc và tử vong ngay! Cách giết người này chỉ có Nguyệt Ánh mới biết vì có lần tôi kể cho cô ả nghe. Ả rắp tâm làm vậy là để dễ dàng đi lấy chồng khác! Anh xem đây…
Vừa dứt lời thì… đã chẳng còn thấy anh ta đâu nữa! Tư Xê ngơ ngác:
– Cậu Út!
Chỉ nghe văng vẳng tiếng anh ta bên tai:
– Tôi sẽ mượn hình hài anh mà tới chỗ đám cưới, xong việc thì anh trở về nguyên vẹn, chẳng ai hại gì anh, đừng sợ!
Rồi anh ta đã như sương khói, biến mất không để lại dấu vết gì…
Đây là cách anh ta chứng minh cho Tư Xê thấy những gì anh ta nói là
đúng sự thật! Và điều đó có nghĩa là…
Tư Xê ngẩn ngơ một hồi lâu rồi đưa tay sờ hai túi quần, cả hai xấp tiền còn nằm đó, anh ta tự hỏi:
– Nghe ai đây?
Dẫu chưa biết phải làm theo lời ai, nhưng cuối cùng Tư Xê vẫn quyết định đi ngược về hướng Kiên Lương. Lúc đầu đi bộ, sau anh gọi một chiếc xe lôi và chỉ về hướng thị trấn…
Giả làm người dọn bàn cho tiệc cưới. Tư Xê đã qua mắt được mọi người. Kể cả ông chủ Thuận Thành ngày ngày ngồi xe cho Tư Xê lái cũng không nhận ra anh tài xế của mình, Tư Xê khá yên tâm lẩn vào trong đám đông tham dự tiệc.
Bữa tiệc sáu giờ mới bắt đầu vậy mà mới năm giờ quan khách đã tới gần như đủ mặt. Vợ chồng ông Thuận Thành suốt sáng đã đứng ngồi không yên bởi sự vắng mặt của cô con gái, nhân vật chính của buổi lễ, bà cứ cằn nhằn ông chồng:
– Tôi đã nói rồi, cứ chờ nó về rồi đi luôn mà ông không chịu, cứ đòi lên đây trước. Rồi bây giờ không biết nó tới đâu rồi? Lỡ… nó nổi chứng, không về thì chẳng biết lấy cô dâu đâu mà giao cho người ta đây!
Cũng may là tới giữa trưa thì Nguyệt Ánh về tới. Bà Thuận Thành là người duy nhất trong nhà biết chuyện cái thai oan nghiệt của con gái, nên bà trách nhẹ con:
– Bụng dạ như vậy mà còn đi đứng hấp tấp, bộ không sợ nó động cái thai sao! Mà nè, đã nai nịt cẩn thận chưa, đừng để khi mặc áo cô dâu mà cái bụng “thè lè” ra đó thì có nước… độn thổ!
Nguyệt Ánh vẫn tỉnh như không:
– Chuyện đâu còn có đó, lo làm gì cho mệt!
Biết tính ngang bướng, ẩu tả của con, nên bà Thành xẵng giọng:
đâu!
– Mày mà làm hư bột hư đường là ông giết chết liền đó, chẳng phải chơi
– Chết là cùng chứ gì!
Bà Thành hạ thấp giọng hỏi:
– Mày dàn xếp vụ thằng Thông chưa? Nó có chịu im tiếng để mày lo cho xong vụ này chưa?
Vẫn giọng tưng tửng, cô ả đáp:
– Xong hết rồi! Chẳng những im qua vụ này, mà còn im vĩnh viễn nữa! Bà Thành tròn mắt nhìn con:
– Mày nói sao? Vĩnh viễn là gì?
– Là không bao giờ còn làm phiền người khác nữa!
Cô ả nói xong thì đứng lên đi thẳng vào phòng riêng. Đây tuy là nhà của bà nội, nhưng vốn là con gái cưng, đứa cháu rượu của bà nội, cho nên Nguyệt Ánh được dành cho mọi đặc quyền, thậm chí bà nội còn tuyên bố là về sau này nếu cô ả muốn thì cả gia sản, cơ ngơi này sẽ là của cô ta? Bởi vậy đám cưới của cô được tổ chức ở đây thay vì ngoài Rạch Giá cũng là điều tự nhiên, chẳng ai thắc mắc gì.
Bà Thành vẫn chưa yên tâm, bà chạy theo con vào tận phòng riêng, thấy Nguyệt Ánh có vẻ mệt, bà gọi ra ngoài:
– Đứa nào nói bếp dọn cơm lên cho cô Ba ăn nghe chưa. Dọn thẳng vào phòng này luôn!
Cô ả không muốn ăn, nhưng do bụng đói cồn cào, bởi từ sáng đến lúc này chỉ có hai cái bánh dừa trong bụng, nên cũng muốn ăn cho no rồi còn tính tiếp chuyện chiều nay. Hình như đoán được ý con, bà hỏi khẽ:
– Mày tính gì vậy Nguyệt Ánh? Nói cho má nghe coi, đừng có làm bậy…
Cô ả không nói, cứ để nguyên đồ nằm lăn ra ngủ. Bà Thành phải dỗ mãi cô nàng mới chịu hé lộ:
– Chiều nay con đợi cho họ nhà trai trao cho ba má cái giấy nợ xong rồi thì con tuyên bố trước mọi người là con… đã có thai với người khác, hãy hủy đám cưới ngay!
Bà Thành hoảng hốt:
– Đừng! Đừng làm vậy con ơi! Con có biết nếu con mà làm vậy thì ba con đứng tim chết liền. Bà nội con cũng không sống nổi nữa! Dẫu gì thì con cũng đã hy sinh rồi thì cứ hy sinh cho trót. Thằng này cũng đâu phải cùi đui sứt mẻ gì đâu mà con chê. Nó vẫn còn hơn thằng Út Thông về cả tư cách lẫn sự giàu có. Hơn nữa theo má biết thì nó hiền lành, khờ khạo lắm, sẽ không biết chuyện con có thai trước mấy tháng đâu. Khi đã cưới nhau rồi má sẽ có cách giúp con ém nhẹm vụ cái thai, đừng lo.
Nguyệt Ánh đang mệt mà cứ nghe lải nhải hoài, cô ta nói như hét lên:
– Thôi, má đừng nói nữa! Con biết phải làm gì rồi. Xong vụ này chẳng những con thoát khỏi mối này, mà cả vụ thằng Út Thông con cũng thoát luôn. Cái chết của hắn cũng có người đứng ra gánh chịu giùm con rồi! Chỉ hai hôm nữa là con trở lên Sài Gòn, tiếp tục cuộc sống tự do của mình và từ nay ba má đừng bận tâm gì tới con hết.
Bà Thành hỏi lại:
hả?
– Ai gánh vụ thằng Thông? Mà con nói sao, thằng Út Thông… chết rồi
Nguyệt Ánh đáp tỉnh queo:
– Nó bỏ mặc con với hậu quả đã gây ra thì phải trả giá thôi! Chỉ tội nghiệp cho thằng Tư Xê, nó vì khờ khạo nên bị con gạt, nó sẽ ghé nhà thằng Út Thông đưa thư, trong thư con viết rằng bởi con lỡ yêu thằng tài xế, nên hắn thông cảm, đừng tìm kiếm con nữa! Thật ra đó chỉ là những lời giả, chỉ để khi người ta khám phá ra cái chết của hắn thì cứ tưởng là Tư Xê tới tìm và giết Út Thông do ghen!
Bà Thành vốn cũng là người lấm mưu nhiều mẹo, vậy mà vừa nghe kể đã phải le lưỡi, rùn vai:
– Mày ác quá Ánh ơi! Thằng Tư Xê nó nghèo, còn mẹ già mà sao mày nỡ hại nó chi vậy!
Nguyệt Ánh vẫn bình thản:
– Sống chết đều có số cả. Mà số phận đã đẩy đưa hắn dính vào vụ này. Thôi, dẫu sao hắn cũng có được một số tiền lớn trước khi ở tù, lo gì!
Mọi lời nói của ả ta ngoài bà mẹ nghe ra, còn có một người nữa! Mà người đó không ai xa lạ, chính là… Tư Xê!
Trong vai giả làm người phục vụ tiệc, Tư Xê đã xung phong bưng cơm vào phòng của cô chủ và khi tới cửa, anh ta đã vô tình nghe hết cuộc đối thoại bên trong!
Và lời của Nguyệt Ánh vừa dứt thì ngoài này mâm cơm trên tay Tư Xê cũng vừa rơi xuống sàn! Anh ta bỗng ngã lăn ra, hình như có một cái bóng của ai vừa trong cơ thể anh thoát ra ngoài!
Khi bà Thành và Nguyệt Ánh mở cửa ra thì chỉ nghe anh ta thét lên vừa chỉ tay về phía cửa sổ:
– Út Thông! Út… Nguyệt Ánh hốt hoảng:
– Sao… sao anh còn ở đây? Vẫn chỉ tay và lắp bắp:
– Út… Út… Thông!
Rồi anh ta gục xuống, miệng sùi bọt mép… Nguyệt Ánh thất thần, miệng lẩm bẩm trong sợ hãi:
– Hắn… hắn chết rồi mà…
Chỉ nói được có thế, rồi cô ả lảo đảo, vừa ôm bụng kêu đau! Bà Thuận Thành kinh hải kêu to, đám gia nhân trong nhà cùng chạy tới, một mặt khiêng Nguyệt Ánh trở vào phòng còn Tư Xê thì được đưa ra nhà ngang, chỗ gia nhân cư ngụ. Từ đó đến khi lễ cưới diễn ra, anh ta cứ thỉnh thoảng lại kêu lên khe khẽ:
– Cậu Út… cậu Út… tôi không làm được…
Trong lúc đó thì giờ hành lễ đã đến, đằng trai tới đúng giờ và theo nghi thức thì cô dâu phải ăn mặc lễ phục ra chào và cùng lễ gia tiên. Nhưng do tình thế đột xuất như vậy nên sau khi bàn bạc với nhà trai, họ cũng đồng ý thông qua, lo cứu chữa cho cô dâu xong mới cử hành lễ. Thậm chí nếu Nguyệt Ánh không tỉnh lại, hai bên cũng không buộc cô dâu có mặt trong lễ lạy bàn thờ. Ông sui trai còn nói:
– Do thằng con tôi ở rể, nên thay vì đưa con vợ nó về bên nhà lạy gia tiên xong rồi trở lại đây ở luôn, nhưng nay như vậy thì chuyện về lạy bàn thờ bên nhà để lúc nó tỉnh lại đã, không sao!
Thế là lễ cưới diễn ra suôn sẻ…