Xạ Phi

Chương 13: Thăng Long phồn hoa


Đọc truyện Xạ Phi – Chương 13: Thăng Long phồn hoa

Đàm Hương xuống lầu, tự ý chọn một chỗ ngồi, rồi gọi đồ ăn sáng. Trong lúc ngồi đợi, nàng quan sát một lượt tiền sảnh, bắt gặp ánh mắt sặc mùi sát khí của tên trưởng quầy, nàng không ngần ngại đáp lại ông ta một nụ cười châm biếm. Hắn tuy tức nhưng cũng chẳng thể làm gì được nàng, hai tay nắm chặt thành đấm.

Xong xuôi, nàng lên xe ngựa rồi tiếp tục đi về kinh thành.

———————-

Trong Đông cung của Thái tử.

Lam Nhất phụng mệnh Lý Long Bồ đến cung Thái tử truyền lời.

” Hoàng đệ thế nào?” Thái tử nghe chuyện, lấy làm lo lắng.

” Bẩm Thái tử điện hạ, vương gia bị thích khách ám sát không thành, nhưng lại trọng thương, biến mất một thời gian, may mắn đã bình an trở về.”


Thái tử thở phào nhẹ nhõm, “Bình an là tốt, ta nhất định sẽ đề phòng Lý Mục. Tiểu Lục Tử, chuẩn bị dược liệu tốt cho Khai Quốc Vương.” hắn nhẹ nhàng quay sang, ra lệnh cho thái giám thân cận của mình.

Tiểu Lục Tử đưa Lam Nhất rời khỏi, Thái tử Lý Phật Mã thở dài một hơi, tay xoa xoa mi tâm đang nhíu lại. Đều là anh em máu mủ ruột thịt, chỉ vì ngôi báu mà cốt nhục tương tàn (Cùng chung huyết thống giết hại lẫn nhau) sao. Lý Mục cũng quá tham lam rồi, làm một vương gia an nhàn còn chưa thấy đủ, lại muốn làm thiên tử vạn người phải cúi đầu, đại nghịch bất đạo.

—————–

Cuối cùng cũng đã đến Thăng Long, cổng thành sừng sững uy nghi hiện ra trước mắt, đúng là được mở mang đầu óc. Nơi này quá sức hùng vĩ, quả không hổ danh kinh đô của Đại Việt ta. Trong lòng Đàm Hương hào hứng ngày càng có thừa.

Cổng thành hình vòm cuốn bằng gạch vồ và đá tảng được ghè đẽo hết sức công phu. Những viên gạch vồ và đá tảng được xếp chồng khít tới mức một sợi tóc cũng khó bề lọt qua. Còn chắc hơn cả xi măng trộn bê tông.

Khắp bề mặt tường thành từ ngoài vào trong đều được xếp phẳng tới mức đáng kinh ngạc. Tất cả những điều ấy cho thấy trình độ cao siêu của phường thợ xây thành Thăng Long thuở trước.

Lầu thứ hai nhìn có vẻ rất rộng rãi, được xây dựng theo lối vọng canh với hệ thống cửa trổ đều các hướng, các cột trụ đều sơn son, trên có khoảng chục lính đứng gác, ở trước sân giữa có một cái chuông lớn, sau nó là một cái lâu khá kín.


Tầng lầu thứ ba được dựng theo lối vọng lâu nóc hai tầng tám mái, các góc mái được trang trí bằng hình tượng rồng cuốn.

Vượt qua cổng thành, khung cảnh này còn khiến Đàm Hương ngạc nhiên gấp vạn lần. Từ đây nàng bắt đầu xuống đi bộ.

Trước đây từng nghe một câu đồng dao thế này:

” Đời vua Thái Tổ, Thái Tông

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”

Mặc dù không nhớ rõ là nhắc về triều đại nào, nhưng để miêu tả nơi này thì cũng không ngoa chút nào. Bởi đời sống nhân dân ở đây tương đối khá giả. Nhà cửa, các tửu lâu, khách điếm, hội quán đều xây lớn, công phu và tráng lệ. Các mặt hàng bày bán cũng rất đa dạng đặc biệt là đồ thủ công, vải dệt, trang sức, đồ gốm, rèn sắt, họa tiết trên vải nhuộm cũng rất bắt mắt, phong phú… Đường phố người người nhộn nhịp, ngựa xe tất tả đi lại, tiếng rao ” ngô nướng đây””ai kẹo hồ lô nào” “hoa quả đi khách quan”…nghe rất vui tai.

Đàm Hương quyết định nữ phẫn nam trang cho tiện dạo chơi đô thành. Từ y phục quán, một tiểu nam tử thân mặc bạch y bước ra, khí chất bất phàm. Gương mặt hơi ngăm mà thanh tú, trên tay cầm chiếc quạt họa tranh sơn thủy phe phẩy, tiêu sái bước đi trên đường.

Nếu thành Tràng An có Thanh Tiêu lâu đệ nhất quán, thì kinh đô Thăng Long lại có Mộng Nguyệt lâu, tuy chưa bằng được Thanh Tiêu lâu, nhưng nhờ vị trí đắc địa nên làm ăn phát đạt cũng không kém là mấy.

_______________________________


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.