Xà Đại Nhân

Chương 17: Dùng Rắn Trấn Áp Quan Tài


Bạn đang đọc Xà Đại Nhân – Chương 17: Dùng Rắn Trấn Áp Quan Tài


Dường như bà nội nghĩ đến điều gì đó, tôi muốn kéo bà lại nhưng bà đã chạy đi thật nhanh.
Tôi trở mình xuống giường muốn đuổi theo, nhưng vừa di chuyển tôi đã cảm thấy hoa mắt chóng mặt, may mà bám được vào cửa nên mới không ngã.
Có lẽ do nằm lâu quá, đột nhiên đứng lên nên bị choáng.
“Xà bà ra khỏi quan tài… thôn Hồi Long sắp bị trả thù rồi!” Mễ bà Tần cầm thùng rác, ném bộ quần áo vào rồi đốt ở hành lang bệnh viện.
Khói đen vừa bốc lên, những con rắn tơ đã chết dường như vẫn muốn bò ra ngoài.
Mặc Dạ hừ lạnh một tiếng, những con rắn tơ này mới bò vào trong đống lửa, từ từ bị đốt thành than.
Khói đen thu hút y tá tới, mễ bà Tần cũng sặc đến mức ho sắp tắc thở.
Y tá xách nước đến dập lửa vẫn còn đang cháy trong thùng rác, sau đó dặn chúng tôi không được đốt đồ bữa bãi rồi lại đi ngay.
Bệnh viện trên trấn nhỏ không có nhiều nhân lực, mà bệnh nhân vừa nhiều vừa phức tạp, họ cũng rất bận.
“Xà bà là gì?” Tôi đóng cửa lại nhìn mễ bà Tần: “Sao bà nội cháu lại lo lắng như vậy?”
“Tôi cũng không biết, cháu hỏi xà quân xem?” Mễ bà Tần lại lấy cây kim ra nghiêm túc khâu đồ, trông có vẻ như một chiếc gối nhưng lại rất đơn giản.
Tôi chỉ đành cúi đầu nhìn chiếc vòng ngọc rắn đen trên cổ tay, hình như Mặc Dạ và Liễu Đông Phương đều có liên quan đến quan tài rắn.
Lần này Mặc Dạ ra ngoài luôn, ngồi bên giường bệnh nhìn tôi: “Xà bà đại khái là một loại linh hồn bảo vệ quan tài, giống như những con rắn được quan tài rắn thả ra vậy.

Ta cũng không biết quan tài rắn là gì, thật ra Liễu Đông Phương cũng chỉ là một con rắn bảo vệ quan tài được nhà họ Long dùng để chôn con gái nhà họ Long thôi.”
“Người dẫn dụ quan tài rắn thật sự không phải Liễu Đông Phương, mà là con gái nhà họ Long.” Mặc Dạ nói đến đây thì nhìn tôi có chút lo lắng.
“Nếu quan tài rắn từ chối Long Thiền và biến cô ta trở thành xà bà, vậy có nghĩa là quan tài rắn vẫn sẽ đuổi theo em, đừng nói vẫn còn Liễu Đông Phương nữa, em phải cẩn thận một chút, đừng quan tâm những người thôn Hồi Long.”
“Nếu có con gái nhà họ Long dẫn dụ quan tài rắn thì tại sao còn phải thả con rắn Liễu Đông Phương vào?” Tôi cảm thấy chuyện hơi ngoài sức tưởng tượng, rõ ràng khác với những gì bác trai nói?
“Quan tài động bàn xà này đông con nhiều cháu.


Có rắn từ đời này qua đời khác, đời đời giàu có.” Mễ bà Tần cười lạnh lùng, quay đầu lại nhìn tôi: “Cháu không phát hiện trong thôn cháu có gì không đúng sao?”
“Có gì không đúng?” Tôi nhất thời chưa nghĩ ra.
“Phần lớn người thôn Hồi Long đều ra ngoài phát triển, ai không mạnh cũng giàu.

Nhưng nhà nào nếu không có người già ở lại thì sẽ để thế hệ lớn tuổi hơn về canh giữ thôn.” Mễ bà Tần nhìn tôi.
Bà trầm giọng nói: “Đây gọi là lấy người mượn thế, thôn các cháu mượn thế của quan tài rắn nên cứ 18 năm phải trả cho nó một người con gái của nhà họ Long.”
Tôi nghe xong toát mồ hôi lạnh nhìn mễ bà Tần: “Nếu không chôn con gái nhà họ Long thì sao ạ?”
“Sao bà biết?” Mễ bà Tần chớp chớp mắt, nhìn Mặc Dạ với vẻ đầy chế giễu: “Xà quân nói đi.”
“Nếu bà đoán không nhầm thì quan tài rắn đang báo thù rồi.

Bác trai cháu bị ung thư, còn những người nhà cháu đang phát triển ở ngoài sợ là cũng đã dần xảy ra chuyện rồi.” Mễ bà Tần có vẻ rất chắc chắn.
Bà ấy cười mỉa mai: “Con người luôn không có lợi thì không dậy sớm, một khi không thuận lợi sẽ tìm kiếm vấn đề từ mồ mả tổ tiên và vận may, không bao giờ nghĩ xem liệu mình làm có đúng hay không.

Đánh mất tâm tính lương thiện ban đầu, làm sao may mắn được!”
“Vậy xà bà ra khỏi quan tài thì sẽ thế nào ạ?” Tôi nghĩ lại bà nội đã về thôi mà lòng vẫn lo lắng.
Mễ bà Tần không phải người thôn Hồi Long nên không biết xà bà sẽ thế nào.
Tôi quay đầu nhìn Mặc Dạ, hắn cũng lắc đầu.
Nghĩ đến dáng vẻ quái dị của Long Thiền, còn có ba tôi nổi giận đêm qua, chắc chắn người trong thôn gây áp lực rất lớn cho ông.
Tôi suy nghĩ một hồi thấy vẫn không an tâm, bèn gọi điện cho bà nội.
“Long Duy, chú bảy của cháu vừa mua đồ cho đám tang, bà đi nhờ xe nó về rồi.


Cháu ở lại bệnh viện nhé, đói thì bảo mễ bà Tần đặt đồ ăn giúp cháu.” Bà nội nói rất dứt khoát.
Tôi không nhớ ra chú bảy là ai, nhưng sao bà vừa ra bệnh viện đã gặp?
Cô vội nói với bà nội: “Cháu đau lắm bà ơi, bà mau quay lại đây đi.”
Bà nội còn định nói gì đó nhưng hình như cô còn nghe thấy bà “ưm” một tiếng.
Sau đó một giọng nói trầm thấp truyền đến: “Long Duy , chú là chú bảy của cháu.”
“Không còn nhớ nữa đúng không? Chú là người được ba cháu giới thiệu mở công ty du lịch hồi Tết Nguyên Đán đó.

Ba cháu còn nói chờ cháu thi đại học xong sẽ tìm tới tour của chú cho gia đình cháu đi du lịch kìa.” Giọng nam đó rất sảng khoái.
Nhưng giọng nói đó lại trầm thấp: “Hôm nay trong thôn có tang, ba mẹ cháu không ở đây, cháu cũng nên về báo hiếu đi.”
Tôi nắm chặt điện thoại: “Bà nội tôi đâu?”
“Ồ, thím hai à, không có chuyện gì đâu.

Dù sao đêm đó bác cháu cũng chỉ bảo mấy thím cùng thôn nói chuyện với bà ấy thôi.

Lần này chú cũng chỉ dùng chút thuốc để bà ấy ngất đi thôi.” Giọng chú bảy lạnh lùng.
Ông ta trầm giọng bảo: “Nhưng lần này trong thôn có hoạ rắn, mấy người đã chết rồi, bà nội cô đã lớn tuổi, rơi xuống nước hay bị rắn cắn chết hoặc là chịu kích thích gì đó rồi tự sát thì chúng tôi không biết đâu, vậy nên cô đi theo đi.”
Tôi nghe mà lòng hừng hực lửa giận: “Long Thiền quay lại rồi, chắc các người cũng đã nhìn thấy.


Cô ta đã thành xà bà, bà nội tôi về là để nhắc nhở người trong thôn sắp xảy ra hoạ lớn.”
Chú bảy cười khẽ: “Long Thiền đã rơi vào quan tài rắn làm sao về được? Xà bà có gì phải sợ, quan tài rắn chúng tôi còn chẳng sợ.

Nếu cô không về thì dù sao hôm nay cũng có đám tang, nhiều quan tài lắm, dù trong quan tài nào đó có thêm thi thể cũng chẳng ai biết.”
Nói xong ông ta cúp máy.
Tôi nghe thấy tiếng “tút tút” ở đầu bên kia, gọi lại thì ông ta đã tắt máy.
“Tất cả người dân trong thôn Hồi Long đều mượn thế của quan tài rắn, họ cho rằng họ có thể làm giàu ở bên ngoài đều nhờ quan tài rắn.” Mễ bà Tần vẫn khâu vá, vuốt kim trên tóc.
Mặc Dạ cũng cười nhạt: “18 năm trước em không bị chôn vào, nhưng họ chia vàng bạc châu báu trong quan tài thì cũng thôi.

Bây giờ chắc chắn ai đó thấy nhiều người quá sống không tốt nên họ đang nghĩ là do năm đó em không bị chôn cùng quan tài rắn.”
“Tình cờ năm nay em lại 18 tuổi, là đợt chôn cùng quan tài rắn lần thứ hai, lại thêm chuyện bác em đầu sỏ gây nên những chuyện này, chắc chắn sẽ ép em về.” Giọng Mặc Dạ từ từ chuyển lạnh.
Lòng tôi cũng lạnh dần, muốn gọi cho ba mẹ nhưng họ đang chạy trốn làm sao gọi được.
Tôi chỉ đành thay giày chuẩn bị về thôn, mễ bà Tần thở dài: “Cứu bà nội cháu thôi là được, đừng nghĩ tới việc cứu người trong thôn.”
Bà đưa cho tôi túi vải đã may sẵn: “Túi đựng gạo đấy.”
Bây giờ tôi mới phát hiện nó là một bọc vải, quàng qua cổ, có túi ở hai đầu, lủng lẳng trước ngực rất dễ lấy gạo ra.
Mễ bà Tần lại lấy một túi gạo trên bàn đầu giường nữa: “Bà nhờ người mang từ nhà đến đấy, được trộn với tro hương rồi.”
Tôi bỏ túi gạo vào khăn vải, nhìn mễ bà Tần muốn nói gì đó nhưng lại thôi.
“Thôn Hồi Long không chào đón bà, bà cũng không muốn cứu những kẻ mất hết lương tâm đó.” Mễ bà Tần ngẫm nghĩ rồi vẫn xuống giường: “Nhưng bà có thể gọi người tiếp ứng cháu ở ngoài thôn.”
Tôi đổ đầy gạo vào bọc vải, nhìn bà rồi nói: “Còn thứ gì có thể ngăn rắn không ạ?”
“Rắn độc cỡ nào cũng không thể độc bằng lòng người.

Có xà quân ở đây, cháu cần đề phòng người chứ không cần phòng rắn.” Mễ bà Tần hừ lạnh, nhìn Mặc Dạ: “Điều này xà quân đã được cảm nhận sâu sắc rồi đúng không?”
Hai mắt Mặc Dạ nặng nề, chỉ nhìn tôi nói: “Tự tạo nghiệt không thể sống, ta chỉ có thể cứu họ một lần, không có lần thứ hai.


Cũng không thể đảm bảo thôn Hồi Long hưng thịnh mãi mãi!”
Ý Mặc Dạ rất rõ ràng, hắn sẽ không bao giờ giúp nữa.
Tôi nhìn hắn, nghĩ lại Liễu Đông Phương từng nhắc đến cái chết của Mặc Dạ.
Và cảnh tượng Mặc Dạ kéo tôi chạy về thôn, giải cứu người dân trong thôn.
Có lẽ cái chết lần trước của Mặc Dạ có liên quan đến việc cứu người trong thôn Hồi Long.
Tôi đổ đầy gạo vào hai đầu bọc vải rồi ra khỏi bệnh viện, chuẩn bị bắt taxi về.
Vừa ra khỏi cửa, một chiếc ô tô màu đen đã dừng lại cạnh tôi, người lái xe là một khuôn mặt quen thuộc, ông ta đã từng tới nhà tôi chôn lợn chết, cũng từng đến nhà mễ bà Tần.
Chính người này đã gọi tôi về gặp bác trai khi tôi đang ở mộ.
Ông ta mở cửa xe, trầm mặt nhìn tôi: “Long Duy , lên xe đi.”
Tôi không ngờ người trong thôn lại suy nghĩ chu toàn thế, còn phái xe chờ tôi ở đây, cho dù bà nội không muốn về thôn chắc họ cũng sẽ nghĩ cách trói bà đi.
Người đó lên xe rồi khởi động máy: “Lão Thất sắp xếp người chờ cô ở cổng bệnh viện nên tôi tới đây.”
Bây giờ tôi không có bất kỳ hảo cảm nào với người thôn Hồi Long, chỉ “ừm” một tiếng.
Người kia có chút nghẹn ngào: “Lần này cô về thôn, bọn họ…”
“Sẽ lại chôn tôi lần nữa.” Tôi đã biết chuyện này nên không có gì để nói cả.
Người trong thôn sẽ không nhớ đêm đó cô vốn đã chạy thoát rồi, nhưng vì nghe thấy tiếng họ la hét thảm thiết mới quay lại cứu họ.
Tất cả những gì họ nghĩ chỉ là tôi vốn nên bị chôn trong quan tài rắn để đổi lấy sự giàu có đời đời của họ!
Người lái xe nhìn tôi, trên mặt là sự hổ thẹn nhưng cũng chỉ im lặng lái xe, dù sao hắn cũng là người thôn Hồi Long…
Trong đầu tôi đang nghĩ nếu tìm được bà nội thì sẽ làm sao để trốn thoát, làm sao để khống chế người trong thôn.
Vì có đám tang nên Ngưu Nhị tới giúp đỡ, không canh giữ ở cổng thôn nữa nên xe đi thẳng vào trong.
Xe vừa đến đường làng đã thấy cờ trắng treo khắp lối, cứ một đoạn đường lại thấy có một chiếc quan tài.
Nhưng trấn áp quan tài không phải gà trống mà là từng con rắn chết rũ rượi trên quan tài, giống như một tấm áo quan sặc sỡ..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.