Bạn đang đọc Vô Ưu! Ta Đói Bụng Rồi! FULL – Chương 6: Trở Về Tuổi Thơ
Vô Ưu mơ mơ màng màng nghe tiếng gọi bên tai.
– U u! U u! Dậy nào con! 6 giờ rồi.
Dậy chuẩn bị đi học nào!
Cô nặng nề mở ra đôi mắt, đập vào đầu tiên là gương mặt mỉm cười dịu dàng của người mà cô luôn luôn nhớ thương.
Đây là mơ sao? Cô tự hỏi mình.
Giọng nói quen thuộc lại vang lên.
– Đã chịu thức dậy chưa.
Mẹ có nấu cháo cá mà con thích ăn nhất này, còn không chịu dậy là chị Linh và em Thành ăn hết đấy!
Đúng rồi! Giọng nói này, gương mặt này!
– Mẹ! Mẹ! Mẹ đã trở về với con!
Vô Ưu ôm chầm lấy cổ mẹ và òa khóc.
Mẹ cô tưởng cô đã nằm thấy ác mộng nên an ủi vỗ về.
– Nào nào.
Mẹ đây! Mẹ đây! Mẹ không đi đâu cả.
Mẹ ở đây với con.
U U nín đi nào.
Chỉ là mơ thôi!
Được mẹ vỗ về một lúc Vô Ưu mới lấy lại tinh thần, đánh giá mọi thứ xung quanh.
Bàn ghế, giường tủ, cột nhà, nóc nhà….!Đây là nhà cô lúc còn nhỏ! Cô nhìn nhìn mẹ rồi nhìn nhìn lại mình, tay nhỏ chân nhỏ.
“A! Mình đã thật sự đã trở về lúc nhỏ sao?” Cô tự nhéo vô đùi mình.
“Đau! Là sự thật! Mình đã trở về tuổi thơ và đêm qua…!” Nghĩ tới hôm qua, một ngọn lửa giận nổi lên.
“Bông hoa chết tiệt.
Ăn mình năm sáu lần, ngất xỉu cũng không buông tha.
Một ngày nào đó mình sẽ cho nó biết thế nào là lễ độ.
Hừ!”
Trong không gian, Vạn Mị đánh cái hắt xì.
“Chắc Tiểu U U đang mắn thầm mình đây!”.
Thấy Vô Ưu vẻ mặt ngơ ngác của đứa bé mới tĩnh ngủ, mẹ cô không kiềm lòng được hôn lên má cô vài cái.
Bồng cô đi tắm rửa, cho cô ăn sáng rồi quay sang đút cháo cho em Thành.
Cô có một chị tên đầy đủ là Ngọc Lung Linh lớn hơn cô 3 tuổi, một em trai tên là Ngọc Kim Thành, bình thường cô chỉ gọi chị Linh và em Thành.
Em Thành năm nay được 2 tuổi có thể học tự mình ăn nhưng vì là con út nên hơi bị được ưu ái một chút.
Nhìn sang chị Linh đang thổi từng muỗng cháo nóng, cô không khỏi ngậm ngùi.
” Chị Linh có khuông mặt rất giống mẹ đặc biệt là đôi mắt to tròn hút lòng người.
Năm nay chị mới vào lớp 4, nhưng trên khuông mặt đã có nét xinh đẹp mỹ miều.
Chả trách năm chị lên lớp 7 lại có nhiều người theo đuổi như vậy.
Nhưng mà có lẽ hồng nhan bạc mệnh đi! Không được! Nếu đã trở lại thì mình tuyệt đối không để điều đó lặp lại lần nữa.
Mình sẽ không để chị chịu khổ nữa!”
Đang chìm trong suy nghĩ, thì bên ngoài có tiếng chó sủa, cùng với tiếng hứ hứ vui mừng của con Phèn.
Đây là việc quen thuộc không thể nào quen thuộc hơn nữa, là việc mà hàng đêm mỗi khi cô nhắm mắt lại thì sẽ nhớ về nó.
Cha cô đã về.
Cô vội bỏ chén cháo chạy ra ngoài, ôm chầm lấy cha cô, mặc cho vết bùn đất còn dính trên người cha làm bẩn người cô.
Biết bào lời vui mừng nhớ nhung cô muốn thốt ra nhưng không thể nào nói được chỉ có thể nghẹn kêu lên.
– Cha ơi! Cha ơi! Cha đã về!
Nước mắt vui mừng không tự chủ được lại trào ra.
Dù đã từng nói là không bao giờ khóc nhưng hôm nay hãy cho cô phá lệ một lần đi.
Vì nước mắt lần này là nước mắt của sự vui mừng.
Thấy thái độ kỳ lạ của con gái, cha cô không khỏi lo lắng.
Bình thường cô rất ghét mùi bùn, hễ trên người cha cô có mùi bùn là cô sẽ tránh thật xa.
Nên mỗi khi đi làm ruộng về hay như hôm nay đi thả lưới bắt cá về thì ông phải tắm thật sạch trước mới được ôm ôm con gái.
Ngược lại với sự giống mẹ của chị Linh, Vô Ưu lại sở hữu gương mặt giống với cha như khuông đúc, nên lúc nào cũng được cha cưng chiều nhất.
Ông bỏ lưới, bó rau và cái giỏ cá xuống khom người bồng cô lên, nhéo cái mũi xinh xắn của cô cười nói.
– Cục U của cha bữa nay bị mẹ mắn hay sao mà nhõng nhẽo đây.
Còn không sợ dơ nữa, ôm cha dính đầy bùn trên người rồi.
Lát phải tắm nữa mới cho đi học nga!
Cô đô đô miệng.
– Con không phải cục u!
Cục U là tên mà cha cô hay gọi.
Vì cha nói lúc mẹ sinh ra cô, cha cô không cẩn thận đụng vào cột u đầu nên từ nhỏ đến lớn đều gọi cô như vậy.
Lúc trước cô cảm thấy rất phản cảm nhưng giờ đây, cô lại cảm thấy vô cùng ấm áp.
Nhưng mà, cô vẫn theo thói quen phản đối.
Mẹ cô vừa cho em Thành ăn, vừa cười nói vọng ra.
– Sáng nay cục U của anh nằm mơ thấy anh với em bỏ nó hay sao ấy? Mà thức dậy cũng ôm em nhõng nhẽo một chập.
Giờ tới lượt anh chắc còn ám ảnh đi!
Nghe xong, cha cô xoa đầu cô và lại hôn vài cái vào má cười nói.
– Cục U ngoan.
Cha mẹ không bỏ cục U á! Chừng nào cục U lỳ lợm không nghe lời cha mẹ mới bỏ!
– U U mới không lỳ!
Cô cố làm ra giọng điệu trẻ con để phản bác.
Cha cô cười cười lại hôn hôn vài cái nữa mới bỏ cô xuống, rồi cầm giỏ cá và lưới đi ra sau nhà.
Tất nhiên là bó rau đã bị Vô Ưu cầm chạy trước rồi.
Là rau đắng đất a, ăn với cháo cá là hết sảy bà bảy luôn.
Không chờ cha cô chỉ, cô tự động lấy rổ và thau chạy lại lu nước rửa rau.
Bây giờ, có lẽ một đứa bé sáu tuổi mà biết rửa rau hẳn là rất hiếm.
Nhưng vào những năm đầu thập niên 90 trở về trước, đặc biệt ở vùng nông thôn như Vô Ưu lại rất bình thường.
Thậm chí còn có thể nấu cơm bằng bếp củi, làm việc nhà, giỏi hơn nữa có thể làm cả việc đồng án đấy.
Ai…! Thời nào theo thời ấy.
Lúc đó đất nước đang ở thời kỳ khôi phục nên nhà máy, xí nghiệp còn rất ít, công nghệ chưa phát triển.
Đô thị hóa cũng chưa lan đến vùng nông thôn.
Nhà Vô Ưu ở một xã thuộc huyện vùng ven ngoại ô thành phố, nhưng cũng thuộc vùng nông thôn, kinh tế chủ yếu từ cây lúa.
Đồ ăn hằng ngày cũng chỉ có cá tự bắt, rau dại tự hái, lâu lâu mới được ăn thịt một lần.
Nhưng rất sạch a.
Điều là tự nhiên không nhiễm hóa chất độc hại như bây giờ.
Vô Ưu rửa hai nước, sau đó múc nước mưa rửa lại một nước nữa, rồi mới để vào rổ, xóc lên cho ráo nước, hốt một phần bỏ vào tô đem lên ăn.
Nói đến nước, lúc này nông thôn chưa có nước máy nên nhà nhà sẽ có rất nhiều lu chứa nước, ai có tiền mới xây hồ.
Đa phần là để chứa nước mưa, mùa mưa thì xài tha hồ nhưng mùa khô thì nước mưa chỉ có thể để uống, nấu ăn ( nước mưa lúc đó còn sạch nên đa phần người ta dùng trực tiếp không qua lọc mà lúc đó cũng không biết lọc là gì).
Nước sinh hoạt thì dùng nước ao hoặc ở gần sông thì ra sông gánh, sau đó lóng phèn một ngày mới sử dụng.
Vì thế mà cứ chiều nào cha cô cũng gánh nước đổ đầy hai lu, có đôi khi chị em cô cũng phụ một vài nhưng trẻ con vẫn cứ là trẻ con.
Phụ gì chứ? chủ yếu là ra sông tắm thì có.
Mặc dù nhà cũng có ao nhưng cô vẫn thích ra sông, nói là sông, thực tế là một con kênh rộng khoảng 20m, đầu kênh có một cái cống cũng là cầu để điều tiết lượng nước ra vào giúp phục vụ nông nghiệp.
Cách cống một khoảng mới chính thức gọi là sông, nhưng lúc nhỏ Vô Ưu chưa dám ra đó bao giờ vì cô sợ sóng a.
Đem thùng 5 lít ra múc nước vô tới nhà chỉ còn lại 1/ 3 thùng, mặc dù từ sông vào nhà chưa tơi 50m.
Nhưng cảm giác buổi chiều 3, 4 giờ đi tắm sông cùng mấy đứa hàng xóm thật sung sướng làm sao, cũng có thể tập bơi á!
Trở lại nồi cháo cá còn đang nóng hỏi, lúc này trên bàn đã có một tô rau đắng nữa.
Cha cô cũng tắm xong, trên người chỉ mặc một chiếc quần tà-lỏn ( mấy ông già hay mặc), cầm chén múc cháo cũng múc cho mẹ, chị và Vô Ưu.
Sau đó bỏ rau đắng vào, chang một ít nước mắm tỏi ớt và bắt đầu ăn ( Tác giả: Trời ơi! Thèm quá chắc mai ra chợ mua cá lóc về nấu cháo thôi! Mà rau đắng đất kiếm đâu ra a? Ăn đỡ đắng biển vậy! ????????????).
Vô Ưu cũng làm giống như cha, mẹ cười nói.
– Đắng lắm đó con ăn được không nè?
Vô Ưu tự tin gật đầu.
– Con ăn được!
Kiếp trước, lúc nhỏ tuy thích ăn cháo cá nhưng không bao giờ ăn rau đắng.
Từ sau khi cha mẹ cô mất, cô lại vô cùng thích ăn rau đắng, chẳng những ăn với cháo còn thích nấu canh, luộc chấm nước mắm tỏi ớt càng cay càng ngon.
Có lẽ khi mất đi người thân mới hiểu ” ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung trời kỷ niệm chợt thèm rau đắng nấu canh (còn thương rau đắng mộc sau hè – Bắc Sơn)”.
Cái vị đắng ấy có lẽ giúp cô tìm về những ký ức đẹp khi ở bên cha mẹ đi!
Thấy Vô Ưu ăn ngon lành, chị Linh cũng muốn ăn thử, nhưng mới bỏ vào miệng thì đã nhăn mặt nhả ra.
– Đắng quá!
Vội chạy đi uống nước cho bớt vị đắng trong miệng, làm cả nhà đều cười.
Cha còn mở miệng trêu chọc.
– Ha ha.
Ngọc Lung Linh của cha vậy mà thua em Cục U.
Lêu lêu nhục quá đi!.
Truyện Mỹ Thực
Nếu là Vô Ưu có lẽ đã chu mỏ phản bác rồi nhưng chị Linh ngược lại rất hiền, chỉ gãi gãi đầu cười cười rồi mới trở lại ăn cháo.
Có lẽ do tính cách như vậy nên sau này lấy chồng chị mới khổ đi.
Nhưng kiếp này Vô Ưu sẽ không để điều đó xảy ra, cô sẽ thay đổi tính cách của chị giúp chị trở nên mạnh mẽ hơn..