Đọc truyện Vợ Ơi! Cho Anh Xin Lỗi – Chương 22: Đàn bà xây tổ ấm
Do Nhã Trúc đột nhiên ngất xỉu nên cô quyết định xin nghỉ nửa buổi đi khám. Ba mẹ có mình cô, nên cô không thể bệnh được. Ngồi chờ khám, thử máu, siêu âm các kiểu, kết quả Nhã Trúc mang thai được 4 tuần. Do lao lực quá sức nên ngất xỉu. Nhìn sổ khám bệnh mà cô chẳng biết vui hay buồn, đứa bé đến vào lúc này, còn bao việc cô chưa giải quyết xong…..Nhã Trúc về nhà thăm ba mẹ, cô len lén nhìn ba mình, như muốn hỏi gì đó. Ông Nhật liếc sơ là biết con gái mình có tâm sự rồi. Ông kêu vợ đi chợ mua mấy món, ngoắc con ra ngồi bên khoảng sân đầy nắng, nhìn con đầy yêu thương và hỏi chuyện.
– Con gái có gì muốn nói với ba phải không? Hay thằng Ân nó ăn hiếp con?
– Ba, hồi đó có bao giờ ba lỡ bị say nắng bên ngoài không ba?
– À….ừ….nói nhỏ hai cha con mình nghe thôi nhé. Hồi ba bằng tuổi con, ba có quen một cô cũng đẹp và sành điệu lắm. Nhưng hai gia đình không chấp nhận vì ba nghèo. Rồi ba gặp mẹ. Mẹ con là một phụ nữ giỏi giang và có cá tính, cứ nghĩ kiểu người như mẹ sẽ không làm được nội trợ, nhưng sau khi lấy chồng, một mình mẹ con quán xuyến nhà cửa, lo lắng cho ông bà nội. Ba đi vượt biên, bặt tăm tận 5 năm trời, mẹ con vẫn chung thủy chờ chồng. Khi ba về, con cũng được 4 tuổi. Ba đợi cho con lớn chút thì bảo lãnh hai mẹ con qua Mỹ luôn.
– Vậy lúc ba lấy mẹ, ba có gặp mối tình đầu của ba không?
– Có chứ, cô ấy thành đạt và xinh đẹp, lại khéo cư xử. Có lúc ba tưởng chừng như sa ngã, thì chính mẹ con bằng sự khoan dung và nhẫn nhịn đã kéo ba về.
– Ui! Mẹ con giỏi thế. Vậy mẹ đã làm gì hả ba?
– Mẹ xây tổ ấm.
– ?????
– Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Ba và mẹ cùng đi làm, toàn ăn cơm hàng,cháo chợ. Nhà cửa cũng ít dọn dẹp nên bề bộn và lạnh lẽo. Riết ba không muốn về nhà, mẹ con cũng trở nên cáu gắt, cứ gặp nhau là cằn nhằn quát tháo. Không khí gia đình ngột ngạt, ba đi làm về trễ hơn. Có khi mọi người ngủ hết. Ba mới lê thân mệt mỏi về nhà. Rồi ba gặp lại cô ấy, tự tin và thành đạt, nói năng nhỏ nhẹ. Đặc biệt, cô ấy nấu ăn rất ngon. Có lần ba mẹ cãi nhau, mẹ ôm đồ về ngoại. Ba buồn đi nhậu đến say mèm, cô ấy chở ba về nhà mình, vì không biết nhà ba ở đâu.
– Hả? Vậy ba….ba và cổ….
– Không có nhanh vậy đâu con. Kha…kha….kha…..
– Hú hồn, con tưởng ba phản bội mẹ rồi. Hihihi.
– Ba thức dậy ở một nơi xa lạ, nhưng cảm thấy ấm áp. Căn phòng ngăn nắp, sạch sẽ, thơm thoang thoảng mùi lài. Mở cửa ra ngoài là mùi mì gói hành ngò thơm phức. Nhung đang đứng nấu mì gói, nghe tiếng mở cửa nên xoay lại, nở nụ cười thật tươi, nụ cười dịu dàng và tỏa nắng làm cho ba chết nửa hồn người. Ba mới nhận ra điều mà ngôi nhà mình bấy lâu nay chưa hề có, đó là mùi của vợ, hơi ấm của gia đình. Sáng đó, ba được ăn tô nui rất ngon, mang hương vị rất nhà.
– Cũng chỉ là tô mì thôi mà ba khen cô ấy dữ vậy. Mẹ đi làm có tiền, nấu bao nhiêu tô không có. Đi làm đã mệt, về nhà còn phải làm việc nhà, không cáu gắt mới lạ. Ba thiệt là….không tâm lý mà toàn dùng lý lẽ biện minh thói gia trưởng của mình.
– Chu choa, hôm nay con gái lớn rồi nhỉ? Dám nói ba luôn cơ đấy.
– Con sống theo thời đại 4.0 rồi, làm gì có kiểu phụ nữ phải ở nhà nội trợ mới là người vợ tốt chứ?
– Con nói đúng. Mẹ dư sức mua hàng chục gói mì, ba cũng có thể mua được, nhưng con biết không con gái, vị của vợ và mùi của gia đình không mua được bằng tiền con à.
Nhã Trúc mở to mắt nhìn ba mình, ông Nhật hề hà, vỗ vai con. Ông nhìn đồng hồ, như nhớ ra gì đó vội đứng lên đi vô trong nhà. Lát sau bưng ra thố đồ ăn, đặt trên bàn đá. Ông mở ra, bên trong là tim hấp gừng. Trái tim heo khá to, bị xiên bởi 7 gai bưởi nhọn hoắc. Ông Nhật rút hết gai, rồi dùng dao cắt ăn ngon lành. Nhã Trúc nghe mùi gừng không sao, nhưng khi ông Nhật cắt quả tim, mùi nồng của máu bốc lên làm cô khó chịu, buồn nôn. Ông Nhật vội đậy nắp thố, vỗ vỗ lưng cho con.
– Có sao không con gái? Ba quên con đang có thai nhỉ. Ông ngoại hư quá.
– Con không sao, con không chịu được mùi tim.
– Ừ. Ba cất rồi. Mẹ con không biết nghe ai bày, bảo ăn 7 trái tim xiên 7 gai bưởi sẽ khỏe, không bị bệnh tim nữa. Con coi hoang đường không?
– Ba biết vậy sao ba vẫn ăn? Ba không ngán sao?
– Ngán chứ. Nhưng nó mang vị yêu thương, vị của vợ nên rất ngon. Hahahah. Mẹ con vì lo cho ba, tất tả kiếm gai bưởi, mua tim chưng cất. Đó không phải là món ăn bình thường, mà là minh chứng hương vị của “nhà”. Hahahaha.
– À, hồi nãy ba chưa kể sao ba dừng lại kịp?
– Từ buổi sáng đó, ba cảm thấy phấn chấn, muốn tới nhà gặp cô ấy nhiều hơn, tận hưởng chút hạnh phúc của tổ ấm. Rồi mẹ con có thai, nên mẹ nghỉ hẳn việc ở nhà, vì thai yếu. Lúc đó, ba và cô ấy đã có được giấy tờ đi vượt biên, nên ba cũng xin nghỉ làm, đợi ngày đi. Chính trong thời gian ít ỏi này, mẹ con đã xây lại tổ ấm, cho ba nhận ra đâu là nhà của mình.
– ?????
– Mẹ nấu ăn rất ngon, và cũng rất dịu dàng. Mỗi sáng, mẹ đều dậy sớm nấu ăn sáng, sau khi ăn sáng xong, ba lau dọn, còn mẹ chuẩn bữa trưa. Chiều chiều, ba mẹ cùng tản bộ, trân trọng từng khoảnh khắc bên nhau, vì chuyến đi này, không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra. Mẹ không cáu gắt nữa, lúc nào cũng dịu dàng tươi cười, dù con hành ghê lắm. Một tháng trôi qua nhanh chóng, ngày ba lên xe, nhìn ánh mắt của mẹ con mà ba chỉ muốn nhảy xuống, chạy ào lại ôm mẹ. Chưa rời xa mà ba nhớ mẹ cồn cào.
– Còn cô Nhung?
– Bà và cô ấy gặp lại lúc ở trại tị nạn, ở sát phòng nhau. Nơi đất khách, gặp lại đồng hương đương nhiên là mừng. Thời gian đầu qua đó là mùa đông, Ba xin làm cào tuyết thuê, cào ngày cào đêm, tay chân tê cóng. Về đến nhà chỉ muốn ngủ. Thỉnh thoảng, Nhung có nấu mì cho ba ăn, nhưng ba không cảm thấy ngon nữa, dù hương vị vẫm vậy. Với ba lúc đó, mỗi gói mì đều in đậm bóng hình của vợ, mà không ai có thể nấu ra được. Dần dà, cô Nhung phát hiện ra tình cảm của ba….nên âm thầm ra đi. Tụi ba xa nhau từ từ. 2 năm sau, Nhung lấy một người Mỹ chính gốc và được định cư chính ngạch, qua ở tiểu bang khác. Tụi ba mất liên lạc hẳn. 3 năm sau, may mắn mỉm cười khi ba được nhận nuôi bởi một người Mỹ gốc Việt, chính là ông nội nuôi của con. Năm xưa ông đi lính chế độ cũ, nên trốn qua đây định cư, vợ con ông đi sau bị cướp giết chết. Ba cắt cỏ thuê cho nhà ông, ông nhìn ba, nhớ tới con trai mình, nên nhận ba làm con nuôi, lo giấy tờ cho ba định cư hợp pháp. Sau khi ông bà nội mất, ba về Việt Nam bảo lãnh mẹ con con qua.
– Vậy là 5 năm năm trời, một mình mẹ sinh nở, chăm sóc ba mẹ chồng, vò võ nuôi con.
– Đúng là vậy. Nên ba rất thương mẹ, nó không phải tình yêu nam nữ đơn thuần, mà là tình thương sâu đậm của đạo vợ chồng.
– Hihihi. Vậy là trong vòng một tháng, mẹ đã chuyển từ tình yêu của ba sang tình thương to lớn hơn. Tình vợ chồng, nghĩa phu thê. Hehehe.
– Con bé này, cười gì kì vậy con? Phụ nữ không cần biết bên ngoài giỏi giang thế nào, nhưng khi đã có gia đình, con phải xây được tổ ấm, giữ một vị trí nhất định trong tim của chồng con. Ví dụ như khi nó ăn một món ăn, mà nó đã quen thuộc với vị con nấu, nó sẽ không thể ăn nơi khác được, chỉ còn cách chạy về nhà ăn. Hoặc khi vô tình nhìn từng ngõ ngách trong nhà, mọi nơi đều xuất hiện hình bóng của con, nó sẽ nhớ con da diết. Dù chồng con ở đâu, thì sự hiện diện của con là không thể trốn tránh, khi đó là con đã thành công đạt được hạnh phúc.
Nhã Trúc vừa nghe ba nói vừa gật gù. Cô nhìn ba nở nụ cươi toe toét. Ông Nhật cũng vui vẻ, xoa đầu con gái như thuở ấu thơ “mong là con sẽ chiếm trọn trái tim của Hoàng Ân”. Nhã Trúc ăn cơm với ba mẹ xong mới về nhà mình. Cô quyết tâm học theo mẹ xây tổ ấm cho riêng mình. Cô tin cô sẽ thuần hóa được Hoàng Ân. Trúc về nhà tầm 8 giờ tối, và Hoàng Ân vẫn chưa về. Nhã Trúc đặt sổ khám thai lên bàn, tắm rửa, mở youtube xem các bước phát triển của thai nhi chờ Hoàng Ân
Phụ nữ khi có con, sẽ sẵn sàng tự mình bẻ gẫy đôi cánh tự do, kiêu ngạo để chăm sóc nuôi dạy con. Nhưng đàn ông cho tới khi có con, họ chỉ là những đứa trẻ to xác, nên nếu bạn không báo họ nhiệm vụ của một người cha, thì hãy yên tâm rằng, bạn đang làm mẹ của hai đứa trẻ. Vợ chồng bình đẳng, có gì khúc mắt hãy ngồi xuống nói chuyện với nhau. Vì bản thân mình đôi khi còn không hiểu nổi mình, thì đừng mong người khác hiểu mình qua ánh mắt. Đừng áp suy nghĩ chủ quan lên người bạn đời của mình, tư rước phiền muộn để mua lấy sự thương hại. Ngay cả bản thân mình bạn không thương, thì không ai có thể thương bạn.