Võ Lâm Tĩnh Hải

Chương 7: Ra Đi​


Đọc truyện Võ Lâm Tĩnh Hải – Chương 7: Ra Đi​

Trong bảo tọa trở lại một không gian tĩnh mịch. Thần sắc của Vân Phong cũng bất thường trở lên tái nhợt, miệng thổ một ngụm huyết lớn. Nguyễn Siêu vội đỡ lấy Thiền Sư ôn tồn hỏi:
– Đại Sư người có sao không?
Vân Phong Thiền Sư lắc đầu , tịnh tọa xuồn đáp:
– Chỉ là chút nội thương ! Không đáng lo ngại! Thí chủ hay mau qua xem xét mọi người.
Nguyễn Siêu chợt bừng nhớ ra.Quay qua nhìn thì gần 50 thương binh xông vào điện tọa cùng mình lúc đầu giờ hầu hết đều mang thương tích. Hắn lúc này toàn thân cũng đã mất lực .Nhưng thấy cảnh trước mắt trong người như bừng lên sức mạnh vùng đứng lên đi xem xét một lượt. Tiểu hòa thượng Chân Lưu cũng theo giúp hắn.
Bên ngoài 2 người Trịnh Minh và Lê Hân đã đi tự lúc nào.
Sau khi xem xét tình hình thương binh và dọn dẹp đống hỗn độn sau cuộc chiến , trong đó có 4 cái xác của 4 tên thích khách cần điều tra danh tánh. Nhưng khi hỏi đến thì chỉ còn 3 cái xác. Nguyễn Khanh Thành thì Nguyễn Siêu chả lạ gì. Còn hai anh em Thừa Tuyên và Thừa Khánh dù không có gì nổi bật nhưng vẫn là nhân vật có tên tuổi trong số cao thủ giang hồ nên cũng không khó nhận diện. Có điều cái xác thứ tư kia là ai! Vì sao lại mất tích thì quả là Nguyễn Siêu không sao lý giải được. Nhưng lúc này thương thế của Thiền Sư và mấy chục thương binh cũng không kém phần cấp bách nên hắn đánh gác qua chuyện tra xét sang một bên.
Màn đêm Đại La lại trở về yên tĩnh . những ngọn trúc xanh lại gục đầu ngủ dưới trăng và hương hoa sữa thoáng nồng trong gió , như chưa hề có cuộc đao binh nào. Sự yên tĩnh được xây dựng bởi máu và nước mắt của con dân Tĩnh Hải suốt hơn 1000 năm qua.
Nguyễn Siêu trở về gần bên Thiền Sư Vân Phong bây giờ đang tọa thiền thị thương vái thỉnh một cái nói:

– Thiền Sư chuyện hôm nay Dương Tam Kha ắt để trong lòng , ngày sau Thiên Linh Tự khó tránh khỏi lụy phiền.Không biết Thiền Sư đã có phương sách gì chăng.
Vân Phong tĩnh tâm đáp:
– Là phúc không phải họa! Là họa có tránh cũng không được. Hơn nữa bần tăng chỉ có một thầy một trò ! Giang hồ rộng lớn, ắt có chỗ dung thân. Thí chủ hôm nay ra tay tương trợ e rằng ngày sau cũng không tránh khỏi họa..thật là đã phiền đến người rồi !
Nguyễn Siêu thản nhiên nói :
– Nam nhi đại trượng phu, chí trong trời đất cái chết nhẹ tựa hồng mao. Có điều…
Nói đến đây chợt lặng đi một lúc nhìn về xa săm mới tiếp :
– Có điều gia khuyến còn cha mẹ già , hai huynh đệ và 200 gia thuộc… Tại hạ xưa nay hành tẩu giang hồ lấy nghĩa làm đầu, dù da ngựa bọc thây, phải chết vạn lần cũng quyết không thuần phục cái ác. Chỉ là võ công của Dương Tam Kha kia quả đúng là xuất thế e rằng có luyện võ hết kiếp này vẫn không phải là đối thủ của Y.
Vân Phong rời khỏi bảo tọa ngước nhìn về phương sao Bắc Đẩu lắc đầu thở dài kể.
– Võ công của người này bắt nguồn từ Thiên Sơn phái. Nhưng lại do tà luyện mà thành. Tà luyện âm độc lâu ngày đã ngấm vào trong tâm quả là đại họa của thiên hạ.

– Thiên Sơn phái? – Nguyễn Siêu ngạc nhiên hỏi lại- Tại hạ chưa từng nghe tới môn phái này!
– Thiên Sơn phái bắt nguồn từ núi Tuyết phía bắc. do Thiên Sơn Tử và Nghĩa muội của ông ta là Cổ Tuyết Lan sáng lập ra. Tương truyền hai người này khi chu du thiên hạ đến núi Tuyết gặp một đôi Tiên Đồng trên trời hạ phàm. Vì cảm mến mà truyền lại công phu tuyệt thế . Thiên Sơn phái chính tông gồm 2 trực hệ : chí âm là Cửu Âm Thần Công , chí dương là Hỏa Long Huyền Pháp. Hai vi Tiên Đồng lúc rời trần tục về cõi tiên có dặn rằng. Âm Dương nghịch chuyển bất đắc tương thông sẽ sinh tà tâm, nhất thiết 1 người không được cùng luyện 2 loại tâm pháp này, nếu không hậu quả khó lường. Cả đời Thiên sơn Tử và Cổ Tuyết Lan Chỉ nhận 3 đồ đệ.Đại đệ tử là Phong Chấn Tử. Người này tài năng thiên bẩm được Thiên Sơn Tử truyền cho Hỏa Long Huyền Pháp. Người thứ hai là Yên Nam Tử . Ngườ này tư chất thông minh, phẩm chât hiền lương được Thiên Sơn Tử rất yêu mến. Người thứ ba tên là Cầm Thánh . Nữ nhân này cầm kỳ tuyệt luân được Cổ Tuyết Lan truyền cho pháp quyết Cửu Âm Thần Công .Phong Chấn Tử là kẻ tâm cơ nham hiểm , tham lam muốn chiếm cả bí kíp Cửu Âm Thần Công. Khi Cổ Tuyết Lan luyện tầng thứ 9 của Cửu Âm Thần Công đã lẻn vào mật đạo đánh lén sư nương Cổ Tuyết Lan ăn cắp bí thư. Cổ Tuyết Lan bị tàu hỏa nhập ma thụ thương rất nặng nhưng vẫn dùng Cửu Âm Thần Công đối phó với y.Cuối cùng trong khi giao đấu đẩy y rơi xuống vực sâu. Cổ Tuyết Lan vì vận lực quá sức , lại đang đại tổn kinh mạch,cuối cùng sinh khí đã cạn ,tử vong nơi giao chiến. Thiên Sơn Tử lúc này mới đến nơi ,biết được sự tình vô cùng ân hận .Ông cảm thấy chính mình là kẻ gây ra cái chết của sư muội. Đã đem hai cuốn bí cấp này giao lại cho Yên Nam tử dặn rằng: ngày sau thu đồ phải cẩn trọng, chớ để thần công rơi vào tay ác nhân. Yên Nam Tử thụ mệnh trở về phương nam. Còn bản thân Thiên Sơn Tử chống kiếm đứng canh mộ cho sư muội đến lúc sức tàn. Cuối cùng chết bên mộ sư muội…
Giọng Thiền Sư Vân Phong càng về sau càng thấm đậm vẻ tiếc thương. Nguyễn Siêu nãy giờ lặng yên nghe câu chuyện cũng than lên rằng:
– Thiên Sơn Tử đối với Muội Muội của ông ta quả thật là tri kỷ! Đại Sư , tại hạ vẫn không hiểu một chuyện. Dương Tam Kha mang trong mình Hỏa Long Đại Pháp và Cửu Âm Thần Công không lẽ nào lại là đệ tử của Yên Nam Tử lão tiền bối?
Vân Phong lắc đầu nói:
– Chuyện này hoàn toàn không thể ! Yên Nam Tử vì chuyện của hai sư phụ cả đời ông ta không nhận một đồ đệ nào. Còn Cầm Thánh theo ta được biết thì khi Cổ Tuyết Lan mất người này mới chỉ luyện đến tầng thứ 6 của Cửu Âm Thần Công. Chỉ có một khả năng Phong Chấn Tử sau khi rơi xuống thẳm vực vẫn còn sống.
Nguyễn Siêu tham kiến nói :
– Vừa rồi khi giao đấu Đại Sư dùng võ công Phật Môn chiếm thế thượng phong. Người trong giang hồ đều ngợi ca võ học thiên hạ xuất Thiếu Lâm. Lẽ nào không có cách đối phó.
Vân Phong thở dài

– Biển học bao la.võ học Thiếu Lâm quả thật sâu rộng . Chỉ tiếc là lão tăng kiến thức nông cạn dù đã gắng sức cũng chỉ hiểu được năm phần trong Dịch Cân Kinh. Cũng may là Dương Tam Kha chỉ mới lãnh hội đến tầng thứ năm của tà luyện, nếu không e rằng lão tăng cũng đã mất mạng rồi.
Nguyễn Siêu phục xuống bái một bái nói :
– Tại hạ nay là kẻ đã cùng đường. Cúi xin Đại Sư thu làm đồ đệ ngày xau hi vọng có thể nghiên cứu phật học , dẹp được mối lo cho thiên hạ.
Vân Phong ôn tồn nói :
– Ta không thể nhận người !
– Tại sao ?- Nguyễn Siêu băn khoăn thắc mắc
Vân Phong đáp :
– Thí chủ nghiệt duyên hồng trần kiếp này còn chưa dứt,không thể tịnh tu giới phật. Hơn nữa Phật học còn tùy duyên lĩnh ngộ.Ta với đồ nhi sáng mai cũng sớm lên đường hóa duyên tứ hải. Người đi theo quả không được tiện nghi.
Nguyễn Siêu nghe đến đây chỉ biết than dài :
– Chẳng phải kiếp này Siêu ta không thể báo ơn cha mẹ sinh thành rồi sao !

Vân Phong mỉm cười nhân từ phân trần :
– Tuy lão tăng không thể thu nhận thí chủ nhưng giang hồ rộng lớn còn có một người thí chủ có thể bái làm sư.- Vân Phong vừa nói mắt vừa dõi về phương nam.
– Yên Nam Tử chân nhân !- Nguyễn Siêu có chút bàng hoàng hỏi lại- Chẳng phải Đại Sư nói người này cả đời không nhận đồ đệ?
– Lão tăng sẽ viết một lá thư gửi cho Yên Nam Tử . Bảo đảm khi đọc xong thư nhất định sẽ thu nạp người.
Nói xong liền sai tiểu tăng Chân Lưu vào lấy giấy mực.Tâm thư viết xong ngoài hừng đông cũng dần hé sáng.Nguyễn Siêu nhận phong thư cất kỹ vào trong áo vái sâucảm tạ. Bên trong bảo tọa tiểu tăng Chân Lưu cũng đã mang hành lý ra, hành lý đơn sơ là mấy bộ tăng bào cũ kỹ và hai chiếc bát đồng. Hai tăng nhân một già , một trẻ bước ra ngoài đại thiền tự. Trong tự có đến vài chục vị tăng nhân khác đã quỳ hướng ra tự lúc nào. Nguyễn Siêu cùng đám kỵ vệ cũng đứng trước tự dõi theo cho đến khi bóng hai người khuất hẳn.
Nguyễn Siêu ngửa mặt nhìn lên trời xanh mây thẳm, lại nhìn về trời nam. Lòng trai day dứt bồi hồi. Ngày hôm qua trôi qua như đổi thay bao nhiêu điều trong tâm hắn. Mới chỉ hôm qua bầu trời với hắn không rộng đến thế. Mây không xanh đến vậy. Hôm qua thôi hắn còn nghĩ mình là vị đại tướng quân đầu đội trời, chân đạp đất , hùng cứ một phương. Vậy mà lúc này đây đứng nhìn trời cao hắn lại thấy minh quá ư nhỏ bé. Dặn dò đám cận vệ xong hắn toan lên đường thì chợt nhớ ra điều còn chưa kịp hỏi Vân Phong Thiền Sư về đường lên Thiên Sơn. Toan quay ngựa lại đuổi theo thì đã thấy Tịnh Dạ Đại Sư vẻ mặt nhân từ nở nụ cười đứng sau hắn tự bao giờ. Hắn cảm cái ơn hôm qua vội vàng xuống ngựa vái tạ sâu một cái. Vị Thiền Sư già vội đỡ hắn dậy. Tiện lời hắn hỏi luôn.
– Núi Thiên Sơn phía nam nghe nói là nơi u linh huyền diệu , Không biết Đại Sư có biết đường tới đó chăng?
Vị sư già cười đáp
– Phía Nam hành dã. Tới chân núi ắt có đường!
Hắn nghe xong tâm thần phấn chấn vái tạ từ biệt rồi lên ngựa nhằm hướng nam mà đi


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.