Đọc truyện Võ Lâm Ngũ Bá – Chương 12Hải Vân Tử Để Bạt Tịnh Đồ
Vương Trùng Dương đọc xong mặt hơi biến sắc nói :
– Thưa sư phụ, té ra Cửu Âm chân kinh ẩn giấu trong bụng con cá trong sơn khê tại Hoa Sơn…
Chưa nói dứt câu, Thanh Hư chân nhân bỗng quát lớn :
– Tên nào cả gan, dám tới đây rình mò.
Vừa nói dứt lời, Thanh Hư chân nhân giơ tay nhắm hướng cửa sổ đánh ra một chưởng, tay vừa đưa ra, thốt nhiên ở ngoài cửa sổ năm trái tròn vừa xanh vừa trắng nhằm thẳng vào chân nhân phóng tới, sức mạnh vô cùng.
Sự việc xảy ra rất bất ngờ, Thanh Hư chân nhân cười gằn một tiếng rồi gồng khí công để chống đỡ.
Vương Trùng Dương tay trái cầm vững họa đồ, tay áo bên phải phất lên kịp thời dùng ngón Phi Tụ Lưu Vân phất rơi ngay mấy cái ám khí đó xuống đất, đến khi nhìn kỹ lại đó là năm trái “Thiết Tật Lê” lớn bằng quả đào, màu xanh chung quanh đầy gai mọc ngược.
Những trái Thiết Tật Lê ấy mỗi trái ít nhất nặng hai lạng. Trong giới giang hồ người xủ dụng được thứ ám khí nặng nề như vậy thật là hiếm có.
Vương Trùng Dương vừa phất rơi Thiết Lê vừa để tấm bản đồ xuống trước mặt sư phụ, rồi nhún mình dung thuật kinh công nhảy vọt xuyên qua cửa sổ ra ngoài nhanh như chớp.
Chàng vừa ra khỏi cửa thì thấy sư đệ là Chu Bá Thông nằm thẳng dưới đất cách căn phòng của sư phụ chừng ba trượng, còn cách xa mười mấy trượng lại có một tăng nhân đầu đội “Giương Giáo Mão” chạy nhanh như bay nhắm thẳng về hướng cửa hang Bách Cầm Vương Trùng Dương thoáng nhìn hình dáng Chu Bá Thông biết ngay bị người ta điểm huyệt. Chàng tự thấy mình cần phải bắt tên hung đồ vì bí mật của “Cửu Âm chân kinh” bị y nghe lóm được thật là nguy hiểm.
Vương Trùng Dương vận hết chân khí, triển khai thượng thặng kinh công quăng mình vọt đi nhanh như điện xẹt, chỉ thoáng một cái đã đuổi theo đến gần sau lưng của tăng nhân ấỵ
Vương Trùng Dương lúc đầu tưởng tăng nhân đó là người của Thiếu Lâm tự, nhưng khi đến gần nhìn kỹ thấy vị hòa thượng này da màu đồng cổ, trên mặt lại để râu quai nón, mặc bộ cà sa hình thức rất kỳ lạ, khác hẳn với các vị hòa thượng của Trung Thổ, Vương Trùng Dương vận khí đơn điền quát lớn :
– Tăng nhân hà phương đáo lai, cả gan lén vào hang Bách Cầm đả thương người, mau ngừng lại, nếu không chớ trách tại hạ vô lễ.
Quái hòa thượng ấy thấy Trùng Dương đuổi gần đến nơi, thốt nhiên ngừng lại, nhưng không hề ngoảnh lạị Trùng Dương phi than chồm tới, chàng thấy Quái hòa thượng đứng yên không nhúc nhích, cũng chẳng có vẻ gì chống cự, thì rất lấy làm lạ.
Họ Vương có vẻ cẩn thận không dung độc thủ, chỉ dung Kim Cương chỉ công, tả chưởng đưa ra dung ngón đòn “Dạ Sai Thám Hải” lấy hai ngón tay hướng ngay vào Phong Phủ huyệt ở sau vai của hòa thượng điểm tớị
Kim Cương chỉ công là một môn tuyệt kỹ của Toàn Chân phái, tuy không lợi hại bằng Nhất Dương chỉ, nhưng uy lực cũng rất ghê gớm, ngón tay đâm vào gỗ đá cũng phải thủng, dù kẻ địch có luyện tập “Thiết Bố Sam” hay “Kim Chung Chạo” nếu bị Kim Cương chỉ chạm một cái lập tức ngoại công bị phá tan.
Vương Trùng Dương dùng Nhất chỉ hướng bả vai nhằm huyệt đạo của hòa thượng điểm tới, nếu trúng, nhất định tay phải của hòa thượng bị trặc xuống.
Nào ngờ ngón tay của họ Vương vừa chạm vào vai đối phương thốt nhiên thấy thân thể hòa thượng như một trái khí cầu bơm đầy hơi huyệt đạo theo thớ thịt lẩn vào ngón tay của Vương Trùng Dương tuột xuống, thế là hoàn toàn giải được môn “Nhất Dương chỉ công” của Vương Trùng Dương thành ra vô hiệu quả.
Hòa thượng đột nhiên quay đầu lại, quắc mắt nhìn họ Vương, đôi nhỡn quang của hòa thượng long lanh sáng quắc, hòa thượng há miệng thổi một luồng lãnh khí trúng ngực của Trùng Dương.
Họ Vương thốt nhiên thấy người như bị điện giựt, chàng từ khi hạ sơn đến nay, đại phá Thiếu Lâm tự, dương uy ở Đại Lý Công, Yên Kinh kỹ phục quần hung, Đông Hải chấn phục khấu đạo, đến đâu thắng đó, toàn vô địch thủ, ngoài ra đánh nhau với Hoang Cổ ba chưởng ở trên hoang đảo tại Hoàng Hải, bất phân thắng phụ, có thể nói là chưa có địch thủ.
Ngờ đâu hôm nay trở về Sùng Sơn bái kiến sư phụ, giữa lúc diện thụ cơ mật, gặp một địch nhân quái dị như thế nàỵ
Y phun ra một luồng lãnh khí. Vương Trùng Dương thấy trong người choáng váng, thần trí bất thanh, muốn ngất xỉu đi, may sao nội công của họ Vương rất thâm hậu, nguyên khí kiên định, lập tức chàng nhảy vọt về phía sau đến bảy tám bộ, vận khí cho lưu chuyển khắp than châụ
Thần trí hồi tỉnh lại Trùng Dương nổi giận muốn nhảy tới lần thứ hai vẫn thấy Quái hòa thượng thân hình bất động, thân thể cứng ngắt hai tay bỏ thõng xuống, nét mặt lạnh lùng không khác gì một xác chết, đôi mắt lõm sâu phát ra một luồng thanh quang như lân hỏa, họ Vương trông thấy nét mặt ghê gớm của y bỗng giật mình quát to :
– Tên Quái tăng ba phần người bảy phần quỷ kia, mi dám tới đây nghe trộm câu chuyện Cửu Âm chân kinh mà mi tưởng lầm ta không biết lai lịch của mi hay sao, mi có phải là môn đồ của Vân Nam Trúc Sơn Ngũ Âm giáo chăng?
Nguyên khi, Vương Trùng Dương khi tới nước Nam Chiêu đã từng ở lại Điền Nam Miêu Cương mấy tháng, biết được một môn phái là “Ngũ Âm giáo” nên chàng cũng nói đại rạ
Chẳng ngờ, vị Quái tăng nọ giật mình kinh ngạc, họ Vương nhân dịp lúc Quái tăng phân thần, tức thì quát lên một tiếng phi thân tới múa quyền nhằm đỉnh đầu y đánh tới, ngón đòn này là một thế tuyệt kỹ trong bài Kim Cương quyền pháp, uy lực rất ghê gớm, chỉ nghe thấy đánh “bùng” một tiếng, tay quyền đã đánh trúng đỉnh đầu của Quái tăng, nhưng thật lạ lùng cái đầu của hòa thượng bỗng rụt xuống.
Vương Trùng Dương hết sức kinh ngạc chàng định thần nhìn kỹ, và vội rút tay quyền về, cái đầu của hòa thượng lại ở dưới cổ nhô lên cao, quái nhân hòa thượng cười to lên một tiếng, há miệng thổi ra một luồng lãnh khí nhắm người Vương Trùng Dương bay tớị
Lần này họ Vương đã cố ý đề phòng, nên nhảy vụt về phía tay trái, vung tay đánh ra một chưởng vào sau lưng của Quái tăng.
Vương Trùng Dương đã dùng “Hỗn Nguyên Kình Lực chưởng” uy lực thực là khủng khiếp, mạnh như sét đánh, khí lực ước có ngàn cân, Quái tăng bị đánh trúng chưởng này chẳng khác chi con diều đứt dây, văng xa đến ngoài hai trượng.
Quái tăng ngã lăn xuống đất mặt mày xanh lét, lực quang trong đôi mắt mất hẳn, nên hắn vội vã lăn đi một vòng, đập chân xuống đất dùng thế “Kim Lý Xuyên Ba” nhảy vọt lên cắm đầu phóng thẳng ra ngoài cửa hang, chạy trốn nhanh như bay, Vương Trùng Dương quát to :
– Ác tăng chạy đâu cho thoát.
Dứt lời họ Vương triển khai phi hành, dùng tuyệt kỹ kinh công, lẹ như chớp tùng mình đuổi theo, Quái tăng về thuật phi hành còn kém họ Vương rất nhiều nên chỉ thoáng một cái Trùng Dương đã đuổi tới nơị
Quái tăng biết mình không thể nào trốn thoát, thét lên một tiếng ma kêu quỷ hú nghe ghê rợn, quay phắt mình lại, giơ hai tay phóng luôn mấy cái ám khí nhanh như điện xẹt.
Vương Trùng Dương biết ám khí của địch phóng ra là Độc Tật Lê thứ ám khí hình tròn, có nhiều gai sắc bén ở đầu có tẩm những thứ độc dược, mình tuy nội công cao siêu, cũng không thể chống cự lại được, chàng lập tức phất tay áo dùng chưởng phong đánh ra và quát to :
– Nguyên bích phục hồi, ác tăng hãy tiếp lấỵ
Năm cái ám khí “Thiết Tật Lê” bị chưởng phong đụng mạnh bay ngược trở lại, đánh trúng vào thân thể của Quái tăng, hình như Quái tăng không có cảm xúc gì vẫn y như thường và đưa cái bàn tay to lớn nhằm Trùng Dương chộp tới, họ Vương vội vàng vung tay nhằm huyệt Minh Mạng ở sau lưng hòa thượng đánh tới, chỉ nghe thấy “Bịch” một tiếng, hòa thượng vẫn như thường.
Đánh trúng luôn mấy quyền mà Quái tăng cũng không hề hấn gì thì biết ngay là Quái hòa thượng đã luyện tập một thứ nhu công rất quái dị, thân thể mềm như bông, lại như cái khí cầu bơm đầy hơị
Tất cả các loại như “Điểm huyệt”, “Bắt Mạch Cầm Nã”, “Kim Cương chỉ”, “Ưng Trảo công”… nếu gặp loại nhu công này cũng trở nên vô dụng, chỉ có thể dùng “Lãng Công Mãnh Đả Trọng Thủ Pháp” mới có thể đả thương y được, một quyền vừa rồi của Vương Trùng Dương đánh đúng vào huyệt “Minh Mạng” của Quái tăng, lập tức hòa thượng thổ ra một búng máu, té ngửa xuống đất nằm yên không cựa quậy gì được nữạ
Họ Vương không ngờ quyền sau này lại có thể đả tử hòa thượng ấy, chàng cũng e dè hòa thượng giả tạo nên dùng chân đá tiếp luôn một ngọn vào thân hình của Quái tăng, khiến cho cái thây bắn ra xa ngoài hơn hai trượng.
Lúc ấy, thân thể của hòa thượng chẳng khác chi một đống thịt, nằm dí xuống đất bất động, Trùng Dương vội chạy tới sờ vào xác Quái tăng thấy lạnh ngắt.
Lúc đó, Vương Trùng Dương mới yên tâm là Quái tăng ấy đã chết, bèn kéo thây qua một bên rồi mới trở vào hang Bách Cầm.
Chàng trông thấy sự phụ là Thanh Hư chân nhân sắc diện biến đổi, ngồi bên cạnh Chu Bá Thông dùng “Nguyên Dương chân khí” của mình, vận động trên hai bàn tay đang giải cứu cho họ Chụ
Hồi lâu, Chu Bá Thông mới mở mắt rạ Thanh Hư chân nhân thấy Trùng Dương trở về thì cất tiếng hỏi :
– Đồ đệ con có đánh chết lão Quái tăng đó không, những yêu nghiệt của Ngũ Âm giáo chuyên môn hại người, nếu con gặp bọn chúng phải diệt trừ đi để trừ hại cho dân chúng không nên nương nhẹ với bọn chúng.
Vương Trùng Dương vội đáp :
– Thưa sư phụ, đệ tử đã đánh chết tên ma giáo đó rồị
– Con có bổ óc nó ra không?
Vương Trùng Dương ngạc nhiên hỏi :
– Thưa sự phụ tên yêu nghiệt đó đã chết còn phá óc nó ra làm gì?
Thanh Hư chân nhân thở dài một cái rồi than rằng :
– Thôi rồi, con đã nhầm rồi, tên yêu nghiệt đó chưa chết hẳn đâụ Nó chỉ giả chết mà thôị
Vương Trùng Dương lấy làm lạ hỏi rằng :
– Thưa sự phụ, chính con đã xem lại cẩn thận rõ ràng nó chết hẳn rồi, sao lại co sự kỳ lạ như thế.
Thanh Hư chân nhân nói :
– Con chưa biết rõ để ta kể lại cho mà nghẹ
Nói xong, Thanh Hư chân nhân bèn kể lại tất cả mọi việc kỳ lạ của Ngũ Âm giáo cho Vương Trùng Dương nghẹ
Về phía Tây tỉnh Vân Nam có một ngọn núi tên là Đại Trúc sơn, nó chỉ là nhánh của Cao Lệ Cống Sơn (tức Dã Nhân sơn) ngang qua một vùng Điền Việt núi sâu rừng rậm, ít người qua lạị
Đại Trúc sơn có một giống dân gọi là Đồng nhân. Trước kia, Đồng tộc ngụ tại Quảng Tây, đời nhà Tống vua Tống Nhân Tôn cử đại tướng Địch Thanh mang quân đi dẹp nước Man, giết được vua Nam Man là Nùng Chí Caọ
Những người Đồng Nhân đó trốn sang Vân Nam và cư trú tại đó, một phần thì lên núi Đại Trúc.
Họ có một thứ tà thuật gọi là Nhiếp Thanh Thuật, thứ tà thuật này rất là kỳ dị quái gở. Họ nằm trong mồ mả, hay quan tài người chết để luyện tập, nhờ có dị thuật này mà Đồng tộc có thể chống lại sự sự xâm lăng của các giống dân khác, nhờ đó dân tộc này mới không bị tiêu diệt.
Ngũ Âm giáo cũng phát sinh ở Đồng tộc mà rạ Thứ võ công của họ gọi là Âm Nhu công, người muốn luyên Nhu Công này phải nằm trong Cổ Mộ hay là cái hòm không của xác chết đã lâu, hút thâu thiên địa và âm chi khí luyện thành võ công, nếu công phu luyện tới đợt thứ nhất, có thể tự do rút cả đầu hoặc tứ chi vào trong thân thể, tránh được sự đả kích của đối phương, lại có thể khiến cho tất cả bộ phận của mình khi vận khí lên mềm nhũn như bông gòn.
Ngoài ra, còn có bài âm độc thủ pháp tấn công kẻ địch khiến cho kẻ địch bị hôn mê cũng như lúc nãy luồng lãnh khí của tên yêu đạo đó đã phun vào người Vương Trùng Dương tên là “Phụ thây khí”.
Người tầm thường bị y phun trúng, lập tức thấy thân thể giá lạnh, người hít phải lãnh khí đó ngất xỉu ngay lập tức, và bị khí lạnh làm cho tứ chi cứng lạị
Bởi thế cho nên Chu Bá Thông bị thứ “Phụ thây khí” phun nhằm ngất xỉụ
Còn họ Vương lẽ ra cũng không sao tránh thoát nhưng nhờ xưa kia Vương Trùng Dương ăn được Trùng Sâm. Thứ sâm này nó bổ phẩm Trùng Dương, bởi thế cho nên dương khí của Trùng Dương rất mạnh, nên không bị ám hạị
Quái hòa thượng đó thuộc loại Đồng tộc, không phải Hán tộc.
Y lén vào trong hang Bách Cầm, phun đảo Chu Bá Thông, và nghe được bí mật của Cửu Âm chân kinh, nhưng bị Thanh Hư chân nhân phát giác kịp thời và bị một chưởng cách ngang cửa sổ té lăn xuống đất.
Tiếp theo đó bị Trùng Dương đuổi theo, y biết không thể nào trốn được vì thuật kinh công của Vương Trùng Dương cao hơn y quá nhiềụ Bởi thế nên y mới giả chết để lừa gạt Trùng Dương.
Cách giả chết của Ngũ Âm giáo hết sức là khéo léo, chỉ cần vận Âm khí lên là toàn thân giá lạnh, không cần hô hấp nên không có hơi thở nữa, mà thân thể cũng cứng đơ như xác chết.
Thường thường các võ gia nội công tinh thục có ngưng thử cũng chỉ được độ mười hay hai mươi phút, nhưng riêng về phái Ngũ Âm giáo là họ có thể ngưng thở liên tiếp hàng mấy khắc đồng hồ.
Dù cho có chôn họ xuống đất họ cũng có thể bới đất mà chui lên được.
Những người biết rõ tà thuật của chúng chỉ có cách bổ đầu lấy óc của chúng nó ra thì nó không thể hồi dương được nữạ
Sau khi nghe Thanh Hư chân nhân nói rõ nguồn gốc của phái Ngũ Âm giáo, Vương Trùng Dương tỉnh ngộ, chàng vội vàng chuyển mình dùng thuật phi hành phóng nhanh như bay ra của hang Bách Cầm, quả nhiên xác chết của Quái tăng đã mất hẳn, dấu máu dưới đất vẫn còng và biến thành màu tím đen. Vương Trùng Dương dậm chân xuống đất mà than rằng :
– Lần này thật là Bát Thập Lão Nương bị thằng trẻ gạt, thật là mắc lỡm của thằng trọc ấy rồị
Sau này, Vương Trùng Dương vì bị Quái tăng giả chết đánh lừa cũng bắt đầu luyện tập ngừng thở, học bản lãnh giả tử ở Yên Hà Động.
Nhờ đó, mới giả chết dụ Tây Độc Âu Dương Phong đến trộm Cửu Âm chân kinh chàng dùng thuật Nhất Dương chỉ phá được thuật Hấp Ma Công của Âu Dương Phong.
Đó là chuyện saụ
Đây nhắc lại Vương Trùng Dương bị mắc kế của Quái hòa thượng, buồn bã trở về Cổ Thụ Lâm kể lại tất cả sự việc cho Thanh Hư chân nhân nghẹ
Thanh Hư chân nhân đã biết trước nên không làm lạ chỉ thở dài, người lại hỏi hình dáng của Quái tăng đó ra sao, và sự giao đấu của hai người thế nàọ
Vương Trùng Dương nhất nhất kể lại từ đầu đến cuối rõ ràng. Thanh Hư chân nhân than thở :
– Quả thật Quái hòa thượng ấy là đồ đệ của Trúc Sơn Lão Quái Đạt Ni Mạ
Ngay khi, Trùng Dương ở Điền Nam đã từng nghe được tên tuổi của Trúc Sơn lão quái, nên hỏi lại sư phụ :
– Thưa sư phụ, có phải mười năm về trước Đạt Ni Ma đã bị “Tẩu hỏa nhập ma” nửa mình bị tê liệt nằm trong Cốc Long Lãnh. Đồ đệ nghe nói ông ấy bị ác đồ bức lấy bí quyết không được, đã giết ông ta bằng cách giải phân thân thể. Như thế tên ác tăng vừa rồi là đồ đệ của Đạt Ni Ma, hắn tên là gì?
Thanh Hư chân nhân lại thở dài nói rằng :
– Trúc Sơn Lão Quái có tất cả ba nghiệt đồ. Sư phụ chúng nó chết rồi thì ba tên ấy tha hồ tung hoành ngang dọc. Ta nghe nói sau đó gặp một số người hiệp sĩ chính phái ở tỉnh Côn Minh giết chết hai tên. Có một đứa thoát khỏi có lẽ là Quái tưng hôm nay đến hang Bách Cầm dò lạ
Tên yêu nghiệt đó mấy hôm nay ta thường thấy xuất hiện ở gần Sùng Sơn lẩn lút trong rừng núi, ta chỉ tưởng đấy là phường trộm cướp quyển kinh bí cấp mà thôi, nào ngờ y lại hướng vào ta mà hạ thủ.
Nhưng đồ đệ đánh trúng nó hai cái Kim Cương chưởng đó thì thương tích của nó cũng đã tràm trọng lắm rồị
Trong một trăm ngày nó phải tìm được thuốc cải tử hồi sinh là Hà Thủ Ô thì nó mới bảo toàn tính mạng được.
Nói tóm lại, ta chỉ hy vọng nó không tìm được thứ thuốc, và sẽ chết trong vòng một trăm ngày thì ta mới khỏi lo về sau mà thôị
Hai thầy trò nói chuyện về Quái tăng và Ngũ Âm giáo xong rồi, thì Thanh Hư chân nhân lại nói qua Cửu Âm chân kinh.
Trước kia, Thanh Hư chân nhân thường nhàn du đây đó, một ngày kia ông đến Hoa Sơn ở tỉnh Thiểm Tây kiếm một người bạn.
Người đi đến gặp người bằng hữu đó, thì người đó lại đúng lúc đi xa nên không gặp, vì muốn gặp người bạn cố tri ấy, nên Thanh Hư chân nhân ở lại Hoa Sơn dạo khắp nơi danh lam thắng cảnh như Hoàng Long Động, Thượng Thiên Thê, Bách Chuyển Phong..v..v…
Một hôm Thanh Hư đang dạo chơi tại núi Thái Hoa, thấy cuồng phong thổi mạnh, mây đen kéo đầy trời, như sắp có trận mưa lớn, Thanh Hư chân nhân sợ ướt hết quần áo thì phiền lắm, nên tìm nơi trú ẩn.
Sau khi rảo bước xuống Huyền Võ Nham thấy tại nơi đây có một cái kệ thiên nhiên, dốc chừng mấy thước sâu, vào chừng một trượng.
Đỉnh kệ có mọc những loại thảo mộc nhỏ, Thanh Hư chân nhân lập tức đi vào trong cái kệ đó, gió càng thổi mạnh, sấm chớp liên hồi chỉ một lát trời mưa như trút nước. Thanh Hư chân nhân tự nghĩ :
– May mà mình trú được ở đây nếu không thì ướt hết.
Mưa ngày càng mau gió ngày càng lớn. Thanh Hư chân nhân ngồi trên một hòn đá, thốt nhiên từ trong hang văng vẳng đưa ra tiếng đàn tranh.
Tiếng đàn điêu luyện, tiết tấu thật là kỳ ảọ Thanh Hư chân nhân giật mình kinh ngạc, thầm nghĩ :
– Sao ở nơi cùng cốc thâm sơn này lại có người gảy đàn tranh.
Nghĩ đoạn, Thanh Hư cất tiếng nói to :
– Bạn nào ở trong thạch động đàn tranh, xin cho tại hạ được diện kiến.
Liên tiếp nói luôn mấy lần, không thấy ai trả lời, mà tiếng đàn vẫn liên tiếp chẳng ngừng, Thanh Hư chân nhân lấy làm kỳ lạ rõ ràng tiếng đàn phát ra từ trong vách đá.
Tự nhiên Thanh Hư chân nhân nghĩ ra một đạo lý, bèn thối lui lại mấy bộ vận nạp khí đơn điền, đưa hai tay để vào vách đá, nơi sinh ra tiếng đàn tranh đều đều kỳ lạ đó vận dụng thế Kim Cương Cự Linh Chưởng hết sức xô mạnh một cái, thật quả là ghê gớm sức xô của Thanh Hư chân nhân nghe đánh “ầm” một cái, một tảng đá ở sát vách tức thì di chuyển có đến hơn ba thước.
Một cảnh lạ lùng hiện ra trước mắt, té ra ở sau tảng đá là một căn phòng, hình như cái đấu, rộng chừng sáu thước vuông, chính giữa có bộ xương người, hai tay hạ thùy coi tựa tăng đạo tĩnh tọạ
Trước bộ xương người đó có để một cái đàn tranh, hình dáng kỳ cổ, cái đàn này chắc làm bằng thép, đen sì lóng lánh, không có bị sét gỉ, dây huyền còn mới, đỉnh phong có một cái lỗ nhỏ, nước mưa từ cái lỗ đó rơi xuống sa trên giây huyền, phát ra tiếng “tình tính tang tang” thay đổi âm điệu một cách kỳ ảo, chẳng khác chi có người gảy đàn.
Đã vén được màn bí mật tiếng đàn trong vách đá phát ra Thanh Hư chân nhân không nhịn được tức cườị
Đột nhiên Thanh Hư chân nhân có một ý nghĩ khác, tại sao xương người này lại ở trong thạch thất?
Vị trí của tảng đá là do nhân lực tạo thành, đóng lại cửa vào thạch thất. Nói tóm lại không phải tự người này di chuyển tảng đá để tự giam mình, ắt đã bị người khác di chuyển tấm đá để ngăn cửa, khiến cho ngạt thở mà chết.
Nghĩ như thế, Thanh Hư chân nhân không còn do dự gì nữa, bèn lấy trong người ra “Thiên lý dạ minh hỏa hồng” đốt lên.
Trong phòng sáng rực, trông rõ ràng không sót một vật gì, lúc đó Thanh Hư lại phát hiện một sự kiện mới lạ nữa, ở đằng sau bức xương người có treo một bức họa đồ.
Đó là một bức thủy mạc vẽ phong cảnh núi Hoa Sơn, giấy họa tuy đã vàng, nhưng không nổi mùi mốc, hoặc hư hỏng, nét vẽ vẫn nguyên vẹn, không hề bị phai bạc. Cái trục họa đồ bằng thứ gỗ quí bóng láng vẫn tốt đẹp.
Ngay ở trên tường có khắc mấy hàng chữ, Thanh Hư chân nhân không giám tự ý xông tới, nhờ phản quang của những nước mưa ở ngoài động, chú ý nhìn vào thì thấy hàng chữ viết như sau :
“Tại hạ là thượng môn của phái Không Động biệt danh kêu Hải Vân Tử, dùng hết sức đời để bảo tồn Cửu Âm chân kinh miên sao để khỏi nguy cho các giới võ lâm. Đã ba mươi năm qua không đổi chí, đến khi mình sắp chết, muốn hủy kinh mà không dám dìm nó xuống khe, chỗ giấu chân kinh để trong họa đồ, tặng kẻ có duyên”.
Khắc trước khi chết “Đức Hữu Ngũ Niên”
Lúc đó Thanh Hư chân nhân mới biết rằng bộ xương người đó chính là Hải Vân Tử đã mang Cửu Âm chân kinh qui ẩn một trăm năm về trước.
Ông ta bảo toàn Chân kinh, đến khi mình sắp chết mới dấu một nơi bí mật lại e dè võ học quí báu nên không dám hủy đị
Nhưng e có những kẻ xấu lấy được làm hại đến võ lâm, giữa hai sự nan giải ấy, không tìm được kế vẹn toàn, nên trước tiên mang ẩn dấu Chân kinh vào chỗ dấu họa đồ, khiến kẻ có duyên sau này tóm được, dụng tâm chịu khổ, Thanh Hư chân nhân nghĩ đến đấy bất giác thấy lòng cảm phục, lập tức hướng về hài cốt của vị võ lâm tiền bối đó vái lạy mấy cáị
Thanh Hư chân nhân lạy hài cốt đó rồi mới đứng dậy, mở bức họa đồ trên tường xuống, cuốn lại để trong túị
Lại còn e có di vật gì khác để lại chăng, Thanh Hư chân nhân cẩn thận đào bới khắp cả mặt đất cả nửa ngày chỉ thấy có mấy cái ám khí ở trong phòng đã rỉ sét cả, trông không ra hình dạng gì cả.
Thanh Hư chân nhân lúc đó mới ra khỏi Huyền Võ Nhan đi xuống Hoa Sơn, mang theo họa đồ hình ra nghiên cứụ
Không bao lâu Thanh Hư chân nhân tìm ra sự bí mật ở trục họa đồ. Lúc đó, mới biết rõ Hải Vân Tử đã dìm họa đồ đó xuống khe núi Hoa Sơn.
Thanh Hư chân nhân có ý định đến Hoa Sơn tìm kiếm, nhưng Thanh Hư chân nhân lại tự nghĩ :
– Là một chưởng môn của Toàn Chân phái võ công đã tới độ cao siêu, tìm ra được Cửu Âm chân kinh chưa chắc có ích lợi gì, mà trong họa đồ vẽ rất kỳ ảo cao thâm, tìm kiếm cũng chưa thể thấy nơi tàng ẩn chốn nàọ
Do đó Thanh Hư chân nhân thấy thọ nguyên đã tận, mới đem họa đồ giao lại cho đồ đệ là Vương Trùng Dương và thuật lại hết đầu đuôị Vương Trùng Dương nghe sư phụ rứt lời thấy trong lòng rất xúc động.
Thanh Hư chân nhân nghiêm nét mặt nói :
– Vương Trùng Dương, điều thứ ba con đã hiểu rồị Sau này con đến núi Hoa Sơn tìm kiếm Cửu Âm chân kinh, điều cần nhất con phải làm ngay là sau khi con tìm kiếm thấy Cửu Âm chân kinh tập luyện độ mười hay hai chục năm, con phải khởi hành đến Tây Nhạc mà tìm cuốn Võ lâm Bí cấp, con gắng ghi nhớ.
Vương Trùng Dương kính cẩn vâng lời, Thanh Hư chân nhân lại trao cái rương gỗ cho chàng và thở dài một cái như trút hết mối ưu tư.
Hai hôm sau Vương Trùng Dương túm tóc làm đạo sĩ trước mặt sư phụ, Thanh Hư chân nhân biết rằng số mạng ông đã tận, nên mang hết khẩu quyết bí truyền và cách giàn bày trận Thiên Cương Bắc trận pháp giảng giải thật cặn kẽ cho Trùng Dương.
Lúc đó, Châu Bá Thông cũng không còn nhỏ dại gì nữa, nên cũng quanh quẩn suốt ngày bên sư phụ và chịu lắng tai nghe sư phụ giảng giải nên chàng ta cũng thu lượm được nhiều bí quyết võ công.
Thời gian thấm thoát, thoáng một cái đã hai mươi năm ngày qua, Thanh Hư chân nhân gọi hai môn đồ đến bảo rằng :
– Nếu ta có thác đi rồi, chúng con hãy cố luyện tập lại võ công, và hết sức giữ mình cho đạo đức, đừng để cho ba chữ Toàn Chân phái bị mất đi trong giới võ lâm. Có như thế ta mới yên lòng nhắm mắt nơi suối vàng.
Thanh Hư chân nhân nói xong, đôi mắt nhắm lại hai tay để trên đầu gối, ngồi xếp bằng tĩnh tọa trên cái nệm tròn, chưa đầy mười phút thì hồn qui tỉnh thổ.
Vương Trùng Dương thấy sư phụ không thở nữa mới giật mình hoảng hốt lại coi và mó vào tay chân của Thanh Hư chân nhân thấy chân tay lạnh như băng, biết rằng sư phụ đã vũ hồn đi rồi, bất giác thương cảm buông rơi hai hàng nước mắt. Chu Bá Thông lại gần hỏi thăm :
– Sư phụ đã tịch rồỉ
Trùng Dương sụt sùi gật đầu, Châu Bá Thông nghe dứt lại oa lên khóc, tiếng của Bá Thông cứ rống lên từng hồi nghe thật là thảm thiết.
Trùng Dương cũng không cản ngăn được sự thương tiếc. Nhớ lại những ngày Thanh Hư chân nhân khổ công luyện tập và khuyên răn dạy bảo, tuy không có công sinh nhưng có công dưỡng, sinh dưỡng đạo đồng, lại càng làm cho Trùng Dương đau xót như ai cắt ruột, bào gan. Chàng ôm lấy người sư đệ mà than khóc.
Khóc mỏi mòn hai người mệt quá cùng thiếp đi lúc nào không biết, đến nửa ngày mới tỉnh, di thể của Thanh Hư chân nhân vẫn ngồi đấy, trông thần sắc như lúc còn sống, Trùng Dương thở dài, lắc đầu nói :
– Thôi thôi, duyên tận kim sinh, chúng ta hãy chôn cất sư phụ cho rồị
Trong rừng sâu không có quan tài, đạo gia thường dùng cách hỏa táng.
Hai huynh đệ Vương Trùng Dương và Chân Bá Thông bèn vào rừng đốn củi khô chất đầy chung quanh thi thể Thanh Hư chân nhân, phóng hỏa, ngọn lửa cao ngất, không đầy một tiếng đồng hồ, thi thể của Thanh Hư chân nhân đã thành đống tro tàn. Hai huynh đệ lấy cái chĩnh đựng cốt đã dự bị sẵn từ trước kia, đựng di khô vào trong và trôn tại một nơi hẻo lánh trong hang Bách Cầm.
Vương Trùng Dương chôn cất sư phụ xong, chàng và Châu Bá Thông theo thể chế của người xưa giữ mộ ba năm.
Trùng Dương tuân theo lời dặn của sư phụ trước kia còn sinh thời, coi Châu Bá Thông như là em ruột của mình, hết sức truyền thụ võ công của Toàn Chân phái cho họ Châụ
Châu Bá Thông chăm chỉ rèn luyện nhưng thật ra chịu khó khổ luyện chỉ có bốn chục phần, còn sáu chục phần là nhờ vào sự thiên phú thông minh của mình, bởi thế cho nên dầu sao về võ thuật của họ Châu vẫn kém xa Vương Trùng Dương.
Quang âm thấm thoát đã qua ba năm trời, kỳ hạn giữ mộ của Trùng Dương đã hết.
Hang Bách Cầm bây giờ đã có thêm ba nam một nữ, đó là Mã Ngọc, Khấu Phùng Xuân từ Yên Kinh đến, Tôn Phượng Cô và Đàm Thiên Thoại từ Đông Hải tớị
Trùng Dương hỏi lại chuyện của Mã Ngọc, thì chàng cho biết, sau khi bái sư rồi đem gia tài phân phát cho tất cả những kẻ bần cùng, chỉ để lại một số tiền làm phí dụng rồi đến ẩn tại Ngọc Tuyền Sơn ở ngoại ô Yên Kinh, cách xa với nơi phồn hoa đô hội, chuyên luyện nội công như Vương Trùng Dương đã truyền bảo liên tiếp trong ba năm trời, đúng kỳ hạn mới khởi hành về phía Nam.
Còn Tôn Phượng Cô và Đàm Thiên Thoại hai người dần dần giải tán bớt thảo khấu của Hắc Phượng bang, lại thảo phá tất cả doanh trại trên Thừa Tứ Quần Đảọ
Lúc đó, hai người mới dời khỏi đảo Kim Ngao, đến tại đảo Sùng Minh tại tỉnh Giang Tô, luyện tập hai năm, rồi mới khởi hành đi Sùng Sơn.
Vương Trùng Dương thấy Mã, Khấu, Tôn, Đàm bất phụ sở khắc, thì mừng rỡ vô cùng, khen ngợi và khích lệ họ rồi cử hành lễ bái sư túm tóc.
Mỗi người được Vương Trùng Dương ban cho một đạo hiệụ Mã Ngọc lớn hơn hết, Vương Trùng Dương cho hiệu là Đơn Dương Tử, Khứu Phùng Xuân hiệu Trường Xuân Tử, đạo danh là Sử Cơ, Đàm Thiên Thoại hiệu là Trường Chân Tử, đạo danh là Sử Điển.
Chỉ có Tôn Phượng Cô là nhi nữ khó đổi tên tuổi, Vương Trùng Dương đang nghĩ ngợi cho nàng một cái một cái đạo hiệu, Tôn Phượng Cô bỗng lấy ra một miếng vải trong túi, trên vải có thêu một cái sọ người bằng chỉ tơ đen, cười nói :
– Thưa sư phụ, ba năm về trước sư phụ cho con một bức tranh này mà cải tà qui chánh, đệ tử thêu bức tranh này đeo ở ngực để nhớ sự khuyên dạy của sư phụ.
Vương Trùng Dương bỗng vỗ tay nói :
– Hay lắm, ta đặt đạo hiệu cho con là Tôn Bất Nhị.
Vương Trùng Dương đặt xong đạo hiệu cho bốn đệ tử, rồi bắt đầu từ ngày hôm ấy, họ Vương truyền cho bốn đệ tử căn bản võ công theo lối thiên phú của từng người và sự ưa thích riêng biệt của họ mà truyền dạỵ
Lúc đó, Vương Trùng Dương cảm thấy hang Bách Cầm quá chật hẹp, không đủ cho cả bốn người tập luyện võ công, bèn dọn đến Yên Hà Động ở đằng sau Thiếu Thất Sơn.
Yên Hà Động là một trong những thắng cảnh của Sùng Sơn. Hai mùa Xuân, Hạ, mây ở Sùng Sơn đa số là do một vùng ở đấy phát ra, suốt ngày trông như khói xương mù, bởi thế cho nên người ta mới đặt cho là Yên Hà Động.
Trùng Dương dọn đến nơi đây là thích Yên Hà Động, nơi hẻo lánh tĩnh mịch, không giống như hang Bách Cầm kế cận với Thiếu Lâm tự, thỉnh thoảng vẫn có người đi lại, mà còn nhờ những khối mấy mịt mù đó để luyện nhãn lực cho mấy môn đồ.
Ngày, tháng thoi đưa thấm thoát đã ba năm trời, tài nghệ của Mã Ngọc và bốn người so với trước đã tăng gấp bộị
Trong ba năm này, Vương Trùng Dương không hề rời khỏi Yên Hà Động nửa bước.
Những lúc rảnh rang, Vương Trùng Dương lại mang hai bản họa đồ một bức Hoa Sơn Tàng Kinh và một bức Thiên Cương Bắc Đẩu trận, khổ tâm nghiên cứụ
Lúc ấy, Vương Trùng Dương mới từ từ hiểu rõ, chàng nghĩ thầm :
“Thiên Cương Bắc Đẩu trận còn thiếu ba người, không thể bày luyện được, nay ta hãy tới Hoa Sơn tìm Cửu Âm chân kinh trước đã”
Sang năm thứ tư, Vương Trùng Dương quyết định tới núi Hoa Sơn, chàng bèn bảo sư đệ là Châu Bá Thông thây thế mình dạy bốn môn đồ, rồi chàng chọn ngày tốt khởi hành ra khỏi Sùng Sơn hướng về Hoa Sơn đi tớị
Sùng Sơn ở tỉnh Hà Nam, Hoa Sơn ở tỉnh Thiểm Tây, vừa là chỗ giáp ranh Trùng Tây Nhị Nhạc, đối diện với núi Hoa Sơn.
Trùng Dương trước đã từng đi qua hai lần, lần này là lần thứ bạ
Đi chưa được mười ngày, Trùng Dương đã tới chân núi Thiếu Hoạ Hôm ấy, gặp lúc đã chiều tà, Vương Trùng Dương bèn tìm tới nhà một người chuyên nghề săn bắn xin tá túc.
Đời nhà Tống bỏ võ, tu văn, phụng thờ đạo giáo làm quốc giáo, Trùng Dương là một đạo sĩ dĩ nhiên được mọi người tôn sùng.
Người đi săn tên Vương Phúc, ân cần chiêu đãị Vợ chồng chia nhau ra một người xuống bếp nấu cơm còn một người thì đứng hầu Trùng Dương.
Lúc đang chuyện trò, bỗng nhiên ngoài của có một thanh niên chưa đến hai mươi tuổi bước vào, dáng người hùng vĩ tuấn tú, lúc đó vợ của Vương Phúc nói vọng lên :
– Bân nhi, con đã về đó à, Đạo trưởng không ăn mặn, con hãy ra chợ mua ít thức ăn chay về đị
Vương Trùng Dương chưa kịp nói gì thì nghe thiếu niên đó nói lớn :
– Thưa phụ thân, thật là đáng tức, hôm nay, con tới núi Hoa Sơn săn bắn, lại xung đột với ba anh em họ Hoắc đấy!
Vương Phúc hừ một tiếng, rồi quay lại nói với Trùng Dương :
– Thưa Đạo trưởng, thằng này là con của lão phu tên là Vương Nguyên Bân, vì mẹ nó nuông chiều, nên hay gây lộn với ngườị
Vương Nguyên Bân vội nói :
– Thưa phụ thân, ba anh em họ Hoắc ấy thường tự khoe mình quyền bảng tinh thông, coi người bằng nửa con mắt, tự xưng là vô địch trong thiên hạ, nên con phát ghét mới cùng chúng gây chuyện đánh lộn, nếu một chọi một con đâu có sợ.
Nhưng đằng này, bọn chúng cả ba đứa áp lại đánh một mình con. Chúng cậy có bài quyền Tam Tinh Liên Tọa quyền mà cả ba đứa cũng hợp nhất lại cùng đánh, nên con đành chịu thuạ Bọn chúng đáng ghét lạ, cứ thấy con từ đằng xa đã sửa soạn đánh nhau với con rồi, như thế phụ thân bảo con có tức không?
Vương Phúc thấy con mình ở trước một vị đạo sĩ mà ăn nói lỗ mãng chỉ kể chuyện đánh nhau, muốn cất tiếng mắng, thì Vương Trùng Dương bỗng cất tiếng cười ha hả nói :
– Con ưa đánh lộn lắm sao, ta thử ngồi tại đây, cho con đánh thử một quyền xem saỏ
Vương Phúc vội nói :
– Thưa Đạo trưởng, thằng con bất hiếu của lão phu vô phép lắm, xin Đạo trưởng đừng giỡn với nó.
Vương Nguyên Bân đã ngắt lời cha, hỏi họ Vương :
– Thưa Đạo trưởng, người kêu tôi đánh thử một quyền chẳng hay có dụng ý gì?
Trùng Dương lại cười ha hả nói :
– Diệt nhi, con cứ đánh ta một quyền, ta sẽ dạy con cách đánh bại ba anh em họ Hoắc.
Vương Nguyên Bân tuổi còn trẻ, tính háo động, nghe thấy Đạo trưởng nói như vậy thì cả mừng, chẳng nói chẳng rằng đưa ngay quyền nhằm ngực nhằm ngực Vương Trùng Dương tống tới một trái rất mạnh, thế võ đó là trích trong bài Hắc Hổ quyền pháp, Vương Phúc trông thấy vội quát to :
– Súc sanh sao vô lễ như thế!
Vừa nói Vương Phúc vừa toan đứng lên cản Vương Nguyên Bân lại, nhưng mới đứng dậy đã nghe tiếng Đạo trưởng họ Vương quát lên một tiếng “té” và tiếp theo đó hai tiếng “bịch bịch” vang lên, thân hình của chàng Vương Nguyên Bân đã bị Trùng Dương dùng tay áo phất một cái ngã ngửa ra đằng sau đến bảy tám bộ.
Hóa ra, lúc Vương Nguyên Bân đấm vào ngực Trùng Dương, họ Vương liền dùng thế Thủy Tụ Lưu Vân, tay áo phất ra, cuốn chặt lấy người mượn sức của cậu đánh lại cậu tạ
Năm xưa, Trùng Dương cũng đã dùng tuyệt kỹ công phu này đại náo La Hán Đường làm ngã một lúc mười tám mộc nhân La Hán của Thiếu Lâm tự, hôm nay Trùng Dương lại mang bài đó ra để đối phó với Nguyên Bân, võ nghệ của Nguyên Bân hãy còn thô thiển chống sao được, nên mới té ra ngoài đất.
Vương Nguyên Bân thấy Trùng Dương chỉ dùng có tay áo đánh ngã mình và lại thấy toàn thân đau nhức thì vội vàng đứng dậy và thưa :
– Đạo trưởng, bản lĩnh người rất cao cường, so với anh em họ Hoắc gấp mấy chục lần, tiểu diệt kính phục Đạo trưởng rồi, xin Đạo trưởng dạy cho diệt nhi vớị
Vương Trùng Dương cất tiếng cười vang hỏi :
– Mày muốn ta dạy mày để đi đánh lôn với ba anh em nhà họ Hoắc thì mày phải kể rõ cho ta nghe ba anh em họ Hoắc là người như thế nào, vì sao mà lại gây sự đánh lộn với màỵ Hãy nói hết cho ta nghe thì ta mới dạy mày được chứ?
Vương Nguyên Bân vội vàng mang hết đầu đuôi câu chuyện nói lại Vương Trùng Dương nghẹ
Nguyên ở dưới chân núi Thiếu Hoa, có nhiều thợ săn ở đấy, họ toàn là những người bản xứ có căn bản võ công, là một nhà săn bắn là phải biết võ rồi vì như thế mới có thể chống lại với thú dữ trong khi săn bắn.
Vương Phúc trước kia cũng thuộc về hạng khá võ thuật, con trai là Vương Nguyên Bân cũng được cha truyền thụ nên cũng khá giỏị
Trong bọn thợ săn thì gia đình họ Vương săn được nhiều thú vật nhất, nhiều người mang con tới xin Vương Phúc dạy bảo võ nghệ chọ
Nhưng cách đây vào khoảng nửa năm, có ba anh em họ Hoắc về ở dưới chân núi Thiếu Hoạ Ba người hãy còn ít tuổi, người thứ nhất tên là Hoắc Văn Quí, người thứ hai tên là Hoắc Văn Phú, người thứ ba tên là Hoắc Văn Định.
Ít lâu sau, ba anh em họ Hoắc nói với bọn thợ săn là võ nghệ của họ Vương còn thô thiển vô dụng, học tới già cũng chẳng có ích lợi gì, trái lại, nếu theo học ba anh em chúng có thể nói mau tiến phát, danh tiếng sẽ nổi như cồn.
Vương Phúc tuổi đã già nên tính tình điềm đạm, tuy nghe thấy cũng chẳng nói gì, trái lại, Nguyên Bân còn thanh niên khí thịnh không chịu khuất phục, lập tức kiếm ngay ba anh em họ Hoắc đánh lộn, thoạt tiên chàng và Hoắc Văn Định giao đấu có đến mười hiệp, chàng đã tặng cho Văn Định một quyền bể lỗ mũi.