Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 16: Công Tội


Bạn đang đọc Việt Hùng Diễn Nghĩa – Chương 16: Công Tội


Công tội xưa nay khó luận bàn
Một thời một khắc há nhìn xuyên?
Ai người đã từng mang tiếng ác
Bây giờ lại thấy khoáng thế công?
Anh hùng khi trước danh vang vọng
Trăm năm nhìn lại hóa ác long.
Thế nhân ai sẽ xem trăng cổ,
Đối đãi công bằng với ‘tổ tiên’?
(P/s: Câu thứ 7 biến tấu từ Bả Tửu Vấn Nguyệt của Lý Bạch
Có điều đây không phải nội dung chính của truyện nên không tính là tác đạo văn nhá)
Ngay lúc bọn người Thái Ung đang bàn tán vui vẻ thì một con ngựa từ hướng Nam lao tới, người trên lưng ngựa hô to:
“Xin hỏi Đồng lão có ở phía trước sao?”
Đồng Uyên biết đây là ai, quay lại đáp:
“Từ huynh đệ đó a!
Lão Đồng ta ở đây!”
Người này cũng trong nhóm đi truy tìm Thái Ung mấy hôm nay, có điều không phải gia tướng của Hồ gia, mà chỉ là một vị giang hồ nghĩa sĩ đồng hương với gia chủ nhà họ Hồ thôi.
Sau khi Đồng Uyên rời đi không lâu, Hồ gia chủ cũng để cả bọn xuất phát sớm, đồng thời xin nhờ vị nghĩa sĩ họ Từ này đi trước dò đường:
“Đồng lão đã ở đây thì tốt quá!
Mọi người rất nhanh liền tới”
Phi ngựa lại gần, Hoàng Hùng nhìn thấy đây rõ là một thanh niên cao lớn, bắp tay rất lớn, biểu hiện của những người dùng vũ khí nặng, không hề phù hợp với cây thương trong tay chút nào.
Thanh niên xuống ngựa nhìn Đồng Uyên đứng chung với một đám người thì hớn hở hướng Đồng Uyên nói:
“Đồng lão, ngươi tìm được Thái tiên sinh rồi sao?”
Thái Ung cười chắp tay cuối chào:
“Thái Ung có tài đức gì mà để nhiều nghĩa sĩ vì ta bôn ba như vậy.
Xin hỏi nghĩa sĩ danh tính, để cho Thái Ung ghi nhớ trong lòng”
Thanh niên vội chạy tới đỡ Thái Ung lên nói:
“Thái tiên sinh chớ làm như vậy!
Học sinh Từ Hoảng, ngưỡng mộ tiên sinh từ lâu, muốn vào Lạc Dương cầu học.
Ngờ đâu thế sự xoay vần để chúng ta gặp nhau chốn này”
Cách nói chuyện thật không hề hợp với vẻ bề ngoài chút nào, rõ ràng là cái giang hồ vũ phu lại nói năng như người đọc sách.
Hỏi ra mới biết Từ Hoảng xuất thân hàn môn nho sinh, cha vốn là cái thầy nho nghèo, cưới con gái của một vị thợ săn, có ngón nghề múa búa rất điêu luyện, Từ Hoảng từ nhỏ thì vừa theo cha đọc sách vừa theo mấy cậu bên ngoại học võ, bây giờ đã thành tài, xem như văn võ song toàn.
Mấy người nói chuyện không được bao lâu lại có đám người Hồ gia đuổi tới, chỉ là Đồng Uyên còn chưa kịp giới thiệu thì người nam trung niên dẫn đầu đã mở miệng:
“Thái sư! Thái sư!
Học sinh Vệ Trang tới trễ”
(P/s: Tên bịa, không liên quan tới Tần thời đâu, Trang trong trang bức, tức là xạo ke)
Thái Ung nghe ra tiếng thì cười đáp lại:
“Bá An đó a!
Ta ở đây”
Vệ Trang xuống ngựa dẫn theo đoàn người đi tới cuối chào kể lễ:
“Học sinh phụ Lư sư nhờ vã đến hộ tống Thái sư trên đường bình an”
Lại thấy Đồng Uyên có chút khó chịu thế là hướng Đồng Uyên nói:

“Xin lỗi Đồng lão, ta cũng vì bất đắc dĩ chứ không hề có ý lừa dối ngài.
Chuyện này mà truyền ra ngoài thì gia tộc ta sống khó yên”
Thái Ung cũng thay Vệ Trang nói đỡ:
“Đồng huynh chớ giận.
Bá An năm đó từng cầu học thầy của ta Mã Dung, làm sao thầy ta khi đó đã bệnh nặng nên mới giao để ta và Tử Càn dạy bảo.
Bá An tuy xưng ta là thầy nhưng trên danh nghĩa thì hắn kỳ thực là sư đệ của ta.
Hà Đông Vệ gia xuất thân binh võ, từ sau thời Vũ Đế đã rất ít ra làm quan, rất khó cùng với thế gia Trung Nguyên tương bính …”
Đồng Uyên càng nghe Thái Ung nói càng nhiếu mày, nhắm mắt lắc đầu không nói rồi lại thở dài có chút thất lạc:
“Chuyện đã mấy trăm năm.
Thôi thôi đừng nhắc lại”
Đám người còn lại chẵng hiểu ra sao nhưng cũng biết Đồng Uyên hẵn là có nổi khổ nên cũng không đi sâu vào, chỉ có Hoàng Hùng lặng lẽ ghi nhớ việc này.
Nếu như Đồng Uyên chỉ là người quen bình thường thì hắn cũng không dại gì xía vào chuyện của người khác nhưng nếu như Đồng Uyên nhận hắn làm học trò thì chỉ cần có thể, hắn sẽ giúp đỡ Đồng Uyên một tay.
Tối hôm đó,
Đoàn người dừng chân tại ngoài thành chứ không vào.
Không phải không kịp mà là do cố tình không muốn vào, bởi Hoàng Hùng đã xác định có Huyền Kính Ty bám đuôi khi mang theo đám người lục quái vào thành hỏi dò tin tức và mua sắm chút vật tư.
Còn có một lý do là Vệ Trang đề nghị.
Hắn không dám vào thành sợ bị phát hiện chiêu thêm phiền phức, vừa vặn hắn mang theo một đống ngựa thồ, liền giả dạng làm lái buôn ngựa dựng trại ngoài thành.
Điều này để cho Hoàng Hùng đánh giá Vệ Trang là một người cực kỳ cẩn thận, đáng tin cậy.
Hắn dám nhận lời của Lư Thực đồng thời tự thân đi hộ tống Thái Ung đi đày nói rõ hắn có đảm đương, có tình nghĩa chứ không phải kẻ hèn nhát, xu nịnh.
Trên đường đi thì hắn vô cùng cẩn thận, từ việc giả làm thương buôn ngựa đến việc nói xạo với Đồng Uyên, Từ Hoảng, đều thể hiện ra một bộ chỉ cần có thể giảm xuống nguy hiểm liền giảm xuống nguy hiểm.
Đáng tiếc là năng lực không được tốt lắm, trí tuệ cũng chỉ ở mức trên trung bình, giả làm thương buôn ngựa thì xử lý không tốt làm chậm trễ thời gian, may mắn gặp được Đồng Uyên, Từ Hoảng, thì nhìn người không rõ, tiếp tục nói xạo để mất lòng nghĩa sĩ.
Nếu không có những khuyết điểm này thì hoàn toàn có thể ứng cử vào chức thứ sử châu quận.
Trong khi bọn người Thái Ung và Vệ Trang đang quây quần nói chuyện cổ kim trời đất thì Đồng Uyên mang theo Hoàng Hùng và Từ Hoảng đi ra một nơi vắng vẻ.
Ở thời đại này, người có tài nghệ đặc biệt rất kỵ việc đem tài học của bản thân bày ra nơi công cộng cho nhiều người xem, khi thu nhận học trò cũng vô cùng kén chọn.
Nhất là đối với những người có năng lực cao như Đồng Uyên.
Lý do thứ nhất là vì quan niệm thầy trò,
Học trò học được tài nghệ của thầy thì cũng cùng nhau hưởng vinh nhục, học trò dỡ thì trò mất mặt, học trò làm điều càn quấy thì thầy cũng gánh tội chung, cho nên mới nói thầy cũng như cha.
Bởi vậy mà người ta không tùy tiện truyền tài nghệ của mình sợ nhiều người thì sinh ra tạp, liên lụy đến danh tiếng và đạo đức của bản thân.
Giống như Thái Ung vậy, ký danh đệ tử có một đống lớn nhưng học trò chính thức chỉ có ba người, được ông dốc lòng tương trợ dạy bảo, hy vọng họ thành người thành tài.
Lý do thứ hai là vì tư tưởng hiếm thì quý,
Bởi vì suy nghĩ vị kỷ tồn tại cố hữu từ thời xuân thu đến giờ, các thế gia và môn phái thường có tranh đấu nên đều không muốn đem đồ vật trân quý của mình, ví như tri thức và kỹ thuật, truyền bá khắp nơi, sợ đối thủ học được rồi phá giải, vượt qua mình.
Nho gia có thể chiến thắng bách gia cũng có một phần nhỏ là nhờ có nhiều học sinh nho gia theo phò tá Lưu Bang dựng triều, lại thông qua năng lực thu thập tri thức của triều đình đến tổng hợp tri thức bách gia rồi phá giải, xuyên tạc, chỉ trích để cho hoàng đế chán ghét bách gia.
Tựa như Đông Quán lưu giữ một đống lớn sách vỡ dù không ai đọc nhưng Lưu Hoành chưa từng nghĩ đến việc công khai.
Thế gia cũng có thư viện riêng của mình, trừ người trong nhà và những thông gia thân thiết thì rất khó đào moi tri thức từ thế gia.
Đối với Hoàng Hùng, đây là một hình thức ngu dân, kém chậm sự phát triển của quốc gia, nhưng không thể không nói là rất có hiệu quả trong việc bảo vệ địa vị của tầng lớp thống trị.
Đương nhiên hắn sẽ không làm như vậy, tất cả kiến thức mà hắn học được và cả không học được rồi đây sẽ đến với từng ngõ ngách sơn cùng thủy tận, từng nhà từng người đều có thể học.
Đó mới là động lực để thế giới phát triển, nhưng lại là chuyện tương lai.
Về phần hiện tại thì cứ chiều theo Đồng Uyên đi.
Từ Hoảng cũng muốn thỉnh giáo Đồng Uyên, bởi vì căn cốt thiên phú rất tốt cộng thêm tính tình mang hơi hướng giang hồ hào hiệp rất hợp tính Đồng Uyên.
Nói đến Từ Hoảng, dựa theo lời kể của chàng thanh niên này thì hắn vốn làm một nha lại trong huyện, nhờ sức mạnh hơn người cùng với biết chữ, đọc qua chút sách vỡ nên nghiễm nhiên trở thành đầu lĩnh của đám sai nha.
Có một lần giặc phỉ kéo tới một thôn trang cướp của bắt người, sự tình này kỳ thật không phải chuyện hiếm nhưng hiếm là việc một vị tráng sĩ họ Quan tự xưng là gia thuộc của nạn nhân, biết được hành tung của giặc phỉ, đi báo quan lại bị đuổi đánh, trong lúc chống trả thì lỡ tay đánh chết người.

Từ Hoảng đối với việc quan phỉ cấu kết cũng biết từ lâu, ngặt vì trong nhà có người phụ thuộc, không dám manh động, khi ấy cảm động nghĩa cử của vị tráng sĩ nọ nên hỗ trợ thả đi, mặc dù làm việc không chỗ sơ hở nhưng cũng bị lấy cớ vô dụng mà miễn chức, về nhà làm thợ săn, tiều phu kiếm sống.
Vừa rồi Hoàng Hà lũ lớn, Hà Đông địa thế trũng, bị hại rất nặng, nhà họ Từ vô cùng thê thảm, ngoại trừ hắn cùng một người cậu tên là Dương Phụng đang đi săn trên núi, còn lại đều mất cả.
Sau cơn lũ lụt, đám quan lại còn đang bận hùa nhau phối hợp hạch tội Thái Ung, không có bỏ bao nhiêu công sức đi quan tâm nạn dân, khiến cho dịch bệnh đói rét lan tràn.
Đau xót căm hận, Dương Phụng rũ Từ Hoảng đi gia nhập đạo Thái Bình, Từ Hoảng làm người đọc sách, đối với tà đạo phù thủy thì không chút yêu thích, thế là một mình lưu lạc giang hồ.
Nếu đúng như những lời này thì Thái Ung và Từ Hoảng đều là hai loại người bị hại điển hình trong đợt thiên tai vừa rồi.
Một đại diện cho tầng lớp trí sĩ yêu dân bị vu oan đổ tội, một đại diện cho tầng lớp cùng khổ bình dân bị trực tiếp phá hủy gia đình.
Song cả hai đều xem như may mắn,
Thái Ung không chết, không tan cửa nát nhà, còn thu được rất nhiều tiếng ủng hộ nơi dân gian và nho lâm.
Mặc dù bị đày nhưng có khi rời đi Lạc Dương lại hay, thoát khỏi tranh đấu tránh điều nhiễu nhương, tuy có mấy lần bị ám sát nhưng trên cơ bản là một cọng lông măng cũng không rớt.
Từ Hoảng cũng mất đi người thân giống như bao nạn dân khác, nhưng ít nhất là hắn còn sống khỏe, còn có một thân bản lĩnh để tiếp tục sống sót thậm chí làm nên công danh sự nghiệp, chứ không đến mức bị tham quan tặc phỉ tiếp tục hành hạ bóc lột hoặc bị Thái Bình đạo dụ vào con đường không có tương lai.
Sau khi biết được thân thế của Từ Hoảng, Hoàng Hùng đã nảy sinh ý định chiêu mộ hắn làm gia tướng.
Quay lại với khảo hạch của Đồng Uyên dành cho Hoàng Hùng.
Bởi vì Hoàng Hùng có thiên phú phụ trợ từ khí vận của thế giới, cộng thêm việc đã tập võ từ nhỏ nên không có gì bất ngờ, quá hợp cách, thậm chí ngoài mong đợi của Đồng Uyên.
Bất kể là sức lực, độ bền, độ dẽo dai, ngộ tính, ánh mắt, cơ sở đều không chê vào đâu được, khiến cho Đồng Uyên xuất hiện ảo giác là một thân bản lĩnh của mình chỉ sợ không đủ để Hoàng Hùng học bao lâu, có khi hành trình hộ tống này đi đến đích thì hắn đã hoàn thành 7-8 phần 10.
Cái này không phải vì Đồng Uyên kiến thức ít hơn Thái Ung, người vẫn còn có cái để gỏ đầu Hoàng Hùng, mà là vì võ học khác với những tri thức khác.
Võ học chú trọng thiên phú, ngộ tính và luyện tập.
Thiên phú và ngộ tính đến thì thậm chí có thể làm đến vừa học là biết, vừa biết là tinh thông, sau đó chỉ việc tiếp tục luyện tập là được, quá trình luyện tập hầu như không cần thầy dạy kèm cặp.
Đương nhiên võ học cũng có cái khó của võ học,
Nếu thiên phú và ngộ tính không đủ thì học mấy cũng vẫn yếu ớt như người mới nhập môn, chứ không thể giống bên văn, chỉ cần nuốt sách là kiến thức cũng gia tăng phần nào, lại ngu đi nữa, đọc nhiều cũng thành lão học giả.
Đồng thời luyện tập võ nghệ sẽ tạo thành tiêu hao rất lớn cho thân thể, biến tướng đại biểu cho lượng ăn nhiều, đôi lúc còn cần bổ trợ thêm các thứ trân vật quý giá có tiền cũng mua không nổi, không phải nhà giàu là học không nổi.

Thế nhưng bản thân võ học lại không thể kiếm tiền được, cho dù là Hạ Lan Kiếm Thánh Vương Việt mở lò võ cũng chả kiếm được mấy đồng bởi vì học phí cao thì kén học sinh, cộng thêm đám công tử thế gia nhà giàu phần đông không coi trọng đạo này hoặc có bản thân gia truyền võ học.
Giang hồ khách giống như Đồng Uyên lưu lạc khắp nơi cũng không phải vì bọn họ giàu thật, rãnh quỡn đi du lịch chơi, mà là vì hy vọng có thể bắt gặp cơ duyên, bỏ ít chi phí công sức tìm được chút trân vật quý giá, gia tăng thực lực bản thân, cũng có thể đem bán, cái gọi là hành hiệp trượng nghĩa nhiều là vì tiện tay thôi.
Hoàng Hùng nhìn hai vị này võ công đầy mình lại một nghèo hai trắng thì sinh lòng chiêu mộ:
“Thầy! Nếu không ngài và Từ huynh đều đến nhà ta ở thế nào?
Tất cả chi phí luyện võ đều từ nhà ta lo.
Đãi ngộ bình thường theo quy cách của trưởng lão”
Đồng Uyên nghe vậy phì cười:
“Tiểu tử ngươi!
Ngươi biết cái trước mời ta làm gia tướng là Nhữ Nam Viên thị sao?”
Hoàng Hùng cãi chày:
“Không phải gia tướng, là trưởng lão.
Lại nói gia tướng của nhà ta cũng khác gia tướng nhà khác.
Ngài cũng thấy sáu vị ca ca đi theo ta, mặc dù bọn họ kính xưng ta công tử, ta cũng quen mồm xưng bọn hắn là lão này lão kia.
Nhưng trong lòng ta thì Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn đều là ca ca của ta, có phúc cùng hưởng có họa cùng chịu”
Đồng Uyên ngẫm nghĩ rồi nói:
“Nói thật là đề nghị của ngươi cũng không sai, có điều ta còn chưa tìm được một đệ tử ưng ý phát dương quang đại võ học của ta.
Ngươi tuy cốt cách tinh kỳ, thiên phú tuyệt luân nhưng có chút quá mức rồi.
Ta cảm thấy đợi ngươi trưởng thành thì ngươi nên dùng kích hoặc thiết thương.

Lại nói ngươi trước bái Thái tiên sinh làm thầy, tự nhiên là muốn theo đường văn, an bang tế thế, cho dù ra chiến trường cũng là nho soái ngồi trong màn trướng, nào có nhiều cơ hội để phát huy võ nghệ.
Như vầy đi, nếu sau này ta không còn muốn đi ngao du nữa thì ta có thể đến Kinh Tương tìm ngươi.
Chỉ là hy vọng đến lúc đó ngươi đừng chê ta già”
Hoàng Hùng khoát tay lây lẫy cười to:
“Sao có thể! Sao có thể!
Ngài đến ta mừng còn không hết.
Ta là thật tâm mời ngài đến trong nhà để ta cung phụng cho đủ nghĩa thầy trò”
Nói như vậy nhưng trong tim thì Hoàng Hùng đã vạch ra một kế hoạch bóc lột sức lao động người già hiệu xuất cực cao, ví như đưa võ thuật vào thư viện, học đường, cải tiến võ học cơ bản, toàn dân tập võ từ đó cải tiến thân thể người lao động, đề cao sức khỏe, giảm bệnh tật, tăng cao năng suất lao động, vân vân.
Trong khi Đồng Uyên đột nhiên thấy lạnh tóc gáy, ngỡ là gió Bắc thổi qua thì Từ Hoảng lại đang xoắn xuýt vì những đề nghị của Hoàng Hùng quá mức mê người nhưng hắn cho rằng bởi vì có Đồng Uyên ở đây nên hắn mới được thơm lây thôi, bây giờ Đồng Uyên từ chối thì liệu hắn có được đãi ngộ tương tự?
Hoàng Hùng đoán được suy nghĩ của Từ Hoảng, hắn cười nhìn chàng thanh niên chỉ chừng 17-18 này:
“Từ huynh cũng giống thầy ta, chê nhà ta trói buộc sao?
Nếu vậy thì Từ huynh yên tâm, trưởng lão khác họ trong nhà ta rất nhiều, bọn họ ngao du khắp miệt Giang Nam thậm chí Thục Xuyên đều được.
Chỉ cần mỗi lần vào Trung Nguyên thì phải báo cáo thôi, chủ yếu là vì gia nghiệp của chúng ta ở Trung Nguyên rất ít, rất khó hổ trợ các ngươi, tình hình Trung Nguyên lại quá mức phức tạp.
Nhà họ Hoàng chúng ta tuy giàu có nhưng cũng không hy vọng mất công bồi dưỡng nhân tài cuối cùng lại vô duyên vô cớ bị chết hoặc mất tích”
Từ Hoảng cũng nhanh trí, nghe lời nói thì biết Hoàng Hùng vẫn giữ lời hứa mời hắn làm trưởng lão thế là cảm động hành lễ quân thần nói:
“Từ Hoảng nguyện đi theo chủ công”
Hoàng Hùng giật mình trố mắt.
Đây là lần đầu có người trực tiếp hành lễ quân thần nhận chủ với hắn.
Ở phương Nam hắn cũng mời nhiều gia tướng, trưởng lão khác họ vào Hoàng gia song bọn họ đều là bái vào Hoàng gia chứ không phải Hoàng Hùng chính mình.
Xưng hô đều là công tử hoặc Hoàng công tử, nào giống như Từ Hoảng trực tiếp hô chủ công.
Thấy Hoàng Hùng trơ ra, Từ Hoảng lại hỏi:
“Chẵng lẽ chủ công không chịu nhận ta?”
Hoàng Hùng lúc này mới lấy lại bình tĩnh bước đến đỡ Từ Hoảng lên, cầm tay cảm động nói:
“Từ ca có lòng!
Chỉ là ta đối đãi với người trong nhà xưa nay không yêu cầu lễ này.
Sau này Từ ca muốn gọi ta thế nào thì tùy nhưng tuyệt đối chớ làm trọng lễ như vậy.
Ta biết Từ ca tin tưởng, coi trọng ta nên mới làm thế.
Nhưng mỗi người nên giữ lòng tự tôn của bản thân cao một chút, trừ phi tình thế thật sự bắt buộc nếu không thì chớ có khom lưng uốn gối”
Từ Hoảng cảm nhận được sự trân trọng trong lời nói và hành động của Hoàng Hùng thì cảm động lắm, có chút sụt xùi trong mắt mũi.
Cái này cũng không phải mít ướt hay ngu ngốc mà là sự khác biệt về phong tục của Bắc Nam.
Bắc trọng lễ quân thần, đối xử với nhau có thứ bậc trật tự trên dưới, còn Nam lại trọng tình thân gia đình, thường lấy anh chị em đồng bào để xưng nhau.
Vậy nên khi Từ Hoảng được chủ công đối xử như người nhà thay vì thuộc hạ thì y vui mừng vua cùng, ấy hẵn là cái vui của đám người đi theo Lưu Bang ngày trước.

Lưu Bang là một người rất giỏi mua chuộc lòng người, thường cùng kẻ dưới xưng huynh gọi đệ, cư xử tự nhiên như người nhà, không cần lễ tiết chi, đến nổi một cơ số kinh sách chép rằng ông ta có tác phong của kẻ giang hồ du đãng.
Hoàng Hùng không giống vậy, hắn đối xử với mọi người như người nhà là thật lòng, cũng tôn trọng ý kiến của họ thật sự chứ không phải tùy tiền, hắn thể hiện ra sự tôn trọng ấy không chỉ trong câu nói, cử chỉ mà còn cả trong tư tưởng.
Vì đó là truyền thống đồng bào của người phương nam, không phải tác phong giang hồ của một tay họ Lưu nào đó, bất kể đó là Bang hay bao hay Bị, và cũng không phải quân thần chi nghĩa.
Đương nhiên, quân thần chi nghĩa kể ra thì rất nhiều loại, tuy không giống với tình thân gia đình, đồng bào như đất Bách Việt ở phương Nam nhưng cũng có cái hay riêng của nó.

Lễ quân thần đã có từ thời Xuân Thu, khi đó gia tướng, gia đinh hay trưởng lão nuôi trong nhà đều gọi chung là môn khách, chủ nhân thì được gọi là chúa công, địa vị còn cao hơn cả quân vương.
Nếu như quân vương vô cớ giết chủ công của họ thì những môn khách trung thành hoặc là sẽ tự tử hoặc thậm chí liều mạng đi hành thích quân vương.
Ở một khía cạnh nào đó, loại trung nghĩa này giúp duy trì chính nghĩa, công bằng trong tầng lớp quý tộc, tuy có phần cực đoan.
Song văn hóa là không sai, trừ khi phản nhân loại!
Từng nét vẻ khác biệt tạo ra những màu sắc, phong thái đa dạng tô điểm phồn thịnh cho bức tranh văn minh nhân loại, nếu có một ngày giống loài bị hủy diệt thì những thứ lưu tồn này chính là chứng tích cho sự tồn tại của chúng ta.
(P/s: Có thể đọc Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo để biết thêm chi tiết.

Xem Hưng Đạo Vương đã vận dụng các tích quân thần thời Xuân Thu như thế nào)
Chỉ là từ khi Lưu thị thống nhất thiên hạ, nho giáo bị biến tướng theo học thuyết ‘thiên mệnh’, cổ xúy hoàng quyền quá đáng, khiến cho tinh thần trung nghĩa này cũng bị lệch lạc sang hướng cực đoan, dẫn đến cái gọi là ‘Trung nghĩa khó song toàn’.
Kỳ thật khó song toàn là bởi vì không đem chính nghĩa gắn liền với trung quân ái quốc, khiến cho nhiều người tuy có tài có đức nhưng bị tư tưởng cổ hủ kiềm chế, cứ mãi trung trinh bất chấp với tầng lớp thống trị độc ác, ích kỷ, uống phí một đời.

Theo Hoàng Hùng, cái trung tối cao không phải là trung với vua, với chủ hay với một thế lực, tầng lớp nào, mà là trung với chính nghĩa, nghĩa quốc gia có thể phế hôn quân, nghĩa muôn dân có thể trảm gian thần.
Tại trong thực tế, chính nghĩa có thể vì thời vận không đủ mà thua cho ác ôn, nhưng tại trong lòng thì không thể như vậy.
Những ai còn nhập nhằng giữa trung và nghĩa thì chỉ là vì hiểu biết về chữ trung chưa đủ sâu sắc, tâm hướng chính nghĩa còn chưa đủ kiên định mà thôi, Thái Ung cũng từng là ngươi như vậy.
(P/s: Muốn biết thêm, có thể tìm hiểu về Nguyễn Bỉnh Khiêm luận ‘Trung Tân’)
Trong khi hai người Hoàng Hùng và Từ Hoảng đang vui mừng vì quan hệ hai bên tiến thêm bước mới càng khăng khít thì xem độ có ai đó rất không vừa mắt vừa tai:
“Há! Ngươi nói hắn chớ có khom lưng uốn gối vậy ngươi gặp Lưu Hoành thì có quỳ không!?”
Hoàng Hùng quay sang nhìn thấy Đồng Uyên đang một bộ khó ở khó chịu, thầm nghĩ:
“Xem ra lại là một cái mang trong mình khúc mắc với tầng lớp cầm quyền nhưng không có năng lực phản kháng rồi giận lây sang ta.

Chẵng lẽ người già rồi đều sẽ hóa lão ngoan đồng sao?”.

Lão ngoan đồng trước là Thái Ung.
Nghĩ thế nhưng dù sao cũng là thầy mình, nên Hoàng Hùng cười hà hà nói:
“Quỳ là đương nhiên quỳ!
Học trò cũng nói rồi đấy thôi, trường hợp bất khả kháng nha!
Không quỳ để bị chém đầu chết có phải chết vô duyên lãng nhách không.
Lại nói không quỳ thì giữ được cái gì?
Quỳ lại mất cái gì?”
Đồng Uyên thấy Hoàng Hùng cười khẩy, tưởng là châm chọc mình thì bực tức:
“Chẵng phải ngươi nói quỳ xuống mất đi tự tôn sao?”
Hoàng Hùng lại thu liễm nụ cười, lắc đầu ôn tồn nói:
“Ý của học trò không phải như vậy!
Đem mình đặt thấp hơn người khác, tùy tiện quỳ xuống mới đánh mất tự tôn.
Chúng ta chỉ mất đi sự tự tôn khi chúng ta không còn tôn trọng chính mình, nguồn gốc của mình, giá trị sống của mình.
Nếu làm như thế thì không chỉ đánh mất tự tôn mà còn đánh mất những khát vọng, hoài bão độc lập trong tim, từ đó không còn tiến thêm, thậm chí ngày càng thụt lùi.
Cho nên học trò khuyên Từ ca đứng lên nhưng cũng không trách hắn hành lễ quân thần với ta.
Bởi vì ta biết hắn không tùy tiện quỳ, mà là vì hắn thực sự kính trọng và tin tưởng ta.
Hắn sẽ không vì vậy mà mất đi khát vọng của ban thân, ngược lại, có ta giúp đỡ, hai chúng ta cùng nhau phấn đấu thì sẽ chỉ càng tiến xa hơn.
Về phần đương kim Hán đế, ta nếu như vô duyên vô cớ thất lễ với hắn để rồi vong mạng thì nói cái gì hoài bão, khát vọng nữa.
Không tôn trọng mạng sống mà cha mẹ trao cho chỉ để cố chấp cái tôi kiêu ngạo thì có được gì?
Nói là hy sinh chứ có thật là để lại tấm gương, bài học tốt gì cho hậu thế?
Hay chỉ là một ví dụ điển hình cho sự ngớ ngẫn, ngu ngốc mà thôi”
Đồng Uyên nhíu mày:
“Vậy theo ngươi thì phản kháng hoàng đế để bị vạ vào thân chính là ngớ ngẫn, ngu ngốc?”
Hoàng Hùng lại lắc đầu, trong tâm nghĩ “Đến rồi, không biết lý do của khúc mắc là gì?”, miệng thì nói:
“Cũng không phải!
Như học trò vừa nói, nếu như bị tội mà làm gương sáng cho hậu thế chiếu vào để tương lai ngày một tốt hơn thì không gọi là ngớ ngẫn.
Cái đó gọi là hy sinh, một sự hy sinh vô cùng cao cả!
Tuy là có tội với gia thuộc của chính mình, lại là có công với muôn đời vạn dân”
“Tuy là có tội với gia thuộc của chính mình, lại là có công với muôn đời vạn dân” Đồng Uyên không ngừng lẫm bẩm lời này, nét mặt khi vui khi buồn, khi kinh hỷ tựa như phát hiện điều gì vô cùng thú vị, mới mẽ, tốt đẹp, khi lại đau đớn thất lạc tựa như người lỡ làm sai không còn có thể quay đầu.
Hoàng Hùng lúc này tiến lại gần, bày ra một bộ ‘ta chính là Cố Ung’, vỗ bắp tay Đồng Uyên nói:
“Nếu có tâm sự thì thầy có thể nói với học trò.
Học trò không hứa sẽ giúp thầy giải quyết được, nhưng ít nhất thì nói ra vẫn nhẹ lòng hơn”
Đồng Uyên vô ý thức lắc đầu rồi không biết nghĩ sao lại ở miệng:
“Haizz! Thôi, chuyện cũng đã rất lâu, ta cũng đã nhận ngươi làm học trò, nói cũng chẵng sao.
Ta kỳ thực không phải họ Đồng, nhà họ Đồng …”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.