Vị Khách Lúc Nửa Đêm

Chương 14


Đọc truyện Vị Khách Lúc Nửa Đêm – Chương 14

Tông Anh bước ra khỏi biệt thự, chờ ở vườn hoa bên ngoài.

Vừa
ngẩng đầu liền bắt gặp cửa sổ thuỷ tinh sạch sẽ của phòng khách tầng
hai, rèm cửa dày gần như che kín cả phòng, chỉ để lọt vài sợi nắng mỏng
manh.

Cô thu lại tầm mắt, cuối cùng cũng có cơ hội lấy bao thuốc lá ra hút một điếu.

Cây cối mùa hạ xanh ngắt, ve kêu không biết mệt mỏi, toà dinh thự thật bình yên, dường như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, chỉ tồn tại trong
trạng thái nó yêu thích.

Nhưng không như mong đợi, lúc này phòng
khách tầng hai bị lấp đầy bởi lo âu, phẫn nộ và ân oán, định kiến đã có
từ lâu. Quá nhiều mâu thuẫn, thậm chí chỉ cần chạm vào liền bùng nổ ngay lập tức.

Thịnh Thanh Nhượng giải thích cho mọi người hiểu, chiến
tranh là điều không thể tránh khỏi; anh còn chịu sự uỷ thác từ Hội Uỷ,
dùng quan hệ cá nhân hòng thuyết phục anh cả Thịnh Thanh Tường một lần
nữa, hi vọng ông bố trí di dời nhà máy ở đường Dương Thụ Phổ, phía Nam
thành phố và các nhà máy khác trong Tô Giới công cộng vào nội địa.

Chỉ riêng vì chuyện này, Thịnh Thanh Nhượng đã tới đây khuyên nhủ mọi người không chỉ một lần hai lần. Ban đầu, anh cả không thèm để ý, nay phải
sứt đầu mẻ trán trước thế cục rối loạn, lại nhất quyết không chịu di dời nhà máy…

Dẫu sao cũng là công trình khổng lồ, đâu dễ gì chuyển dời như những gia đình bình thường khác.

Với những gia đình bình thường, chuyển nhà chẳng qua là thu dọn vài túi
hành lý, cả nhà thuận lợi lên xe lên thuyền, đến nơi nào đó tìm chỗ đặt
chân là được.

Nhưng đối với nhà máy quy mô lớn như nhà họ, một chữ “dời”, bao gồm tháo dỡ máy móc, đóng gói đồ đạc vào thùng, vận chuyển,
thuê nhà máy sau khi đến nội địa, còn bao gồm cả vận hành trở lại, khâu
nào cũng khó khăn, ấy là chưa kể đến chuyện, quyết định này liên quan
đến vô số người, tài chính là vấn đề thiết yêu cần giải quyết.

Trong giai đoạn chiến tranh, chẳng ai có kinh nghiệm dời một nhà máy lớn như
thế vào nội địa, chỉ nghĩ thôi đã thấy nhiều trông gai, sống chết chưa
rõ.

Chiếc gạt tàn nằm úp trên sàn nhà một cách im lìm, điếu thuốc
lá trên tay chồng chị hai đã tắt. Không có khói thuốc bốc lên, cả căn
phòng dường như rơi vào trạng thái ứ đọng.

Anh cả vùi thân hình
mập mạp của mình vào ghế sô pha bằng da, nghe Thịnh Thanh Nhượng tiếp
tục nói “điều lệ trợ cấp di chuyển”, mí mắt thoáng cụp xuống, khuôn mặt
hiện lên vẻ mệt mỏi.

Có lẽ đã muộn rồi, ông nghĩ.

Thay vì
bất chấp mạo hiểm, liều lĩnh dời nhà xưởng đến nội địa, chi bằng đánh

liều, có lẽ chiến tranh sẽ không kéo dài quá lâu, cũng có lẽ tổ tiên nhà họ Thịnh sẽ phù hộ, họ sẽ tránh được vụ oanh tạc.

Nghĩ tới đây, anh cả gần như đã đưa ra quyết định, vì thế những lời Thịnh Thanh Nhượng nói bỗng trở nên cực kỳ đáng ghét.

Anh cả nhíu chặt mày, lạnh lùng nói: “Mày không cần nói nữa, ra ngoài đi!”

Thịnh Thanh Nhượng không đứng dậy, chỉ ngồi lặng thing, vẻ mặt xanh xao ốm yếu ẩn chứa vài phần thất bại.

Thấy không khí trở nên căng thẳng, Thanh Huệ đứng một bên nói xen vào: “Anh ba, chúng ta ra ngoài uống cà phê đi.”

Thịnh Thanh Nhượng không tiếp lời cô, anh lặng lẽ đặt mấy tấm vé đang cầm
trong tay lên bàn trà: “Đây là vé tàu đi Hồng Kông ngày 17, tên hiệu
Rajputana, tổng cộng có năm chỗ ngồi, có lẽ mọi người sẽ cần.”

Giọng của anh rất trầm, không hề mang tính chỉ trích, hoàn toàn xuất phát từ sự quan tâm đầy thiện chí.

Chị hai, người vẫn im lặng từ bấy đến giờ, hừ mũi: “Vé tàu của người Anh,
mày có ý gì? Cho bọn tao biết mày có quan hệ với người ở cục Giao Thông
Vận Tải à?”

Thịnh Thanh Nhượng xách cặp tài liệu đứng lên, lảo đảo ra cửa, đưa lưng về phía mọi người trong phòng, dừng một lúc rồi nói:
“Nhà máy ở đường Dương Thụ Phổ trực tiếp giáp mặt với kẻ địch, đây được
coi là nơi nguy hiểm nhất. Nếu bị thiệt hại, có thể ký công văn chuyển
nhượng cho người Đức trên danh nghĩa, chỉ cần tìm cách đảo lại ngày
tháng, đến lãnh sự quán Đức ký kết là được. Tối thiểu có thể đòi một ít
bồi thường từ quân Nhật, giảm bớt tổn thất.”

Nói xong, anh mở cửa ra ngoài, đi được hai bước thì bắt gặp cháu trai.

Đứa bé kia ngẩng đầu nhìn anh, cố ý ném quả cầu thủy tinh trong tay xuống đất, đúng lúc đập vào chân anh.

Thịnh Thanh Nhượng khom người nhặt quả cầu lên, dùng sức nắm chặt, chỉ nói
một câu “Đừng ném đồ chơi lung tung”, rồi vòng qua người thằng bé xuống
dưới nhà.

Mặt trời toả nắng chói chang, bên ngoài chẳng có lấy một ngọn gió.

Tông Anh đứng ngoài cửa hút thuốc, Thịnh Thanh Nhượng bước đến bên cô, mùi
sữa thơm mát hoà lẫn với khói thuốc lá nhanh chóng chui vào xoang mũi.

Thấy anh đến, Tông Anh lập tức dập tàn thuốc, vô thức liếm đôi môi khô khốc, nếm được hương vị ngòn ngọt của tàn thuốc vương trên đầu lưỡi.

“Ta đi chứ?” Cô hỏi.

“Đi thôi.” Thịnh Thanh Nhượng nhìn cô nắm tàn thuốc trong lòng bàn tay,
định nói nhưng lại thôi, cuối cùng chỉ cúi đầu đi ra ngoài.

Chú
Diêu mở cửa cho họ, hai người lại ngồi vào xe. Lúc này, trong xe có thêm một mùi nóng cháy như thể thứ gì đó bị mặt trời chói chang hun nóng,
nhiệt độ tăng dần lên.

Lái xe hỏi: “Sau đâu tiên sinh có muốn đi đâu không?” Thịnh Thanh Nhượng nói: “Số 33 đường Tứ Xuyên.”


Nói xong, anh nhắm mắt lại, Tông Anh không biết anh muốn đến Hội Uỷ báo
cáo, nhưng cô không hỏi, chỉ im lặng ngồi nhìn ra ngoài. Xe tiến về phía trước, cảnh phố phường cứ thế trôi về phía sau, tiêu điều thì tiêu
điều, nhưng dẫu sao vẫn gió yên sóng lặng.

Lúc đến sông Tô Châu, xe buộc phải dừng lại, lái xe nghiêng đầu nói: “Tiên sinh, xe không thể đi qua đây.”

Thịnh Thanh Nhượng mở mắt ra, Tông Anh cũng nghiêng đầu nhìn, trên cây cầu
hẹp chất đầy thiết bị máy móc chờ vận chuyển, đầu cầu bên kia chật ních
công nhân đến từ bờ Tô Châu Hà Bắc và dân chạy nạn, một con kiến cũng
không lọt.

Không còn lựa chọn nào khác ngoài đi đường vòng.

Lái xe đưa họ đi vòng một vòng lớn, mãi đến giữa trưa, cuối cùng mới tới
cao ốc số 33 đường Tứ Xuyên, tầng sáu của toà nhà này chính là trụ sở
làm việc tạm thời của Uỷ ban di trú.

Mới đi đến tầng năm, cả hai đã nghe thấy tiếng bước chân từ tầng trên vọng xuống, lộn xộn bận rộn.

Tông Anh dừng bước: “Nếu người ngoài không tiện có mặt ở đây, vậy tôi xuống
tầng dưới chờ, vừa hay tôi cũng đang đói bụng, muốn đi ăn chút gì đó.”

Thịnh Thanh Nhượng không ngăn cô lại, chỉ dặn dò “Đừng đi quá xa”, sau đó lên tầng.

Tông Anh thật sự xuống dưới, đi dọc theo đường Tứ Xuyên về hướng Bắc, vất vả lắm mới tìm thấy một cửa hàng bán đồ ăn còn mở cửa. Cô vào đó mua một
ít bánh quy và kẹo, đứng ngay tại cửa hàng mở túi bánh quy ăn một nửa,
mồm miệng đắng nghét.

Bên ngoài, mặt trời càng lúc càng gay gắt, tiếng ong ong từ đâu đó truyền tới khiến người ta lầm tưởng mình bị ù tai.

Cô quay lại số nhà 33, đợi ở tầng dưới một lúc, thấy Thịnh Thanh Nhượng vẫn chưa xuống, đành đi thẳng lên trên.

Trên tầng sáu, phòng làm việc nào cũng mở cửa, hành lang tấp nập người qua
người lại, trên tay nhân viên xét duyệt cầm một trồng tài liệu dày cộp,
bàn tính hạt châu trong tay kế toán kêu lách cách, chuông điện thoại
không ngừng vang.

Có người bưng chén nước, cúi đầu đọc tại liệu,
bước nhanh về phía Tông Anh, suýt nữa va vào cô. Cũng may cô nhanh chân
tránh ra, nhưng một ít nước trong chén vẫn văng ra ngoài theo quán tính, rơi xuống sàn nhà làm ướt đẫm một khoảng. Người nọ xin lỗi qua loa, đầu cũng không ngẩng lên, xoay người đi thẳng vào phòng.

Vào thời
điểm cấp bách này, tất cả mọi người gần như bận rộn quên mình, chỉ riêng Tông Anh là người ngoài cuộc, lặng yên ngồi trên băng ghế cuối hành
lang, ăn hết viên kẹo này đến viên kẹo khác.

Lúc Tông Anh trông thấy Thịnh Thanh Nhượng đã là năm giờ chiều.

Cô đứng dậy, ngẩng đầu nhìn anh, lấy một viên kẹo ra, im lặng bóc vỏ rồi
đưa tới: “Anh Thịnh, hiện tại lượng đường trong máu của anh rất thấp.”


Thịnh Thanh Nhượng đưa tay nhận kẹo, nhanh chóng xoay người nói: “Trước lúc
trời tối còn phải đến một nơi khác, chúng ta đi thôi.”

Vì vậy Tông Anh lại cùng anh xuống tầng dưới, chờ xe taxi đến, đi tới địa điểm tiếp theo.

Chỗ kia không nằm trong Tô Giới công cộng, mà ở Tiểu Đông Kinh – nơi kiều
dân Nhật Bản tập trung. Dọc đường có thể chứng kiến phụ nữ Nhật Bản mặc
kimônô, xách hành lý và dẫn con cái, dường như cũng chuẩn bị rời khỏi
Thượng Hải.

Ô tô rốt cuộc dừng lại trước một căn nhà nhỏ hai tầng, bề ngoài thoạt nhìn thiếu tu sửa.

Chỉ có một người giúp việc lớn tuổi ra mở cửa, trông thấy Thịnh Thanh Nhượng, ông nói: “Tiên sinh đã về.”

Thịnh Thanh Nhượng hỏi: “Chú Từ, nhà mình đã thu dọn hành lý chưa?”

Người giúp việc được gọi là chú Từ bất đắc dĩ lắc đầu: “Lão gia không chịu đi.”

Trong lúc nói chuyện, ba người đi vào phòng. Phòng khách hướng về phía Nam,
bên trong có một chiếc giường chìm trong khói thuốc, một người đàn ông
trung niên mặc áo dài nằm hút thuốc phiện, cửa sổ khép chặt, không khí
trong phòng hết sức khó ngửi.

Người đang hút thuốc trên giường ho khan dữ dội, phá tan cảnh tượng hỗn độn tối tăm và im ắng này.

Chú Từ nhíu mày, nói với người kia: “Ông chủ, thiếu gia đã trở lại.”

Người nọ vờ như không nghe thấy, một lúc sau đột nhiên khàn giọng la hét đầy
tức tối: “Đến đây làm gì?! Nó định bảo tao đi Tô Giới hay Hồng Kông?!”
Nói xong lại ho mạnh một trận: “Tao không đi, tao không đi đâu hết! Bảo
nó cút đi!”

Thịnh Thanh Nhượng im lặng đứng trong phòng, hồi lâu không nói câu nào.

Trong làn khói lượn lờ, song cửa sổ cắt ánh chiều tà thành những mảnh nhỏ, tựa như thời thơ ấu vụn vỡ của anh…

Mẹ đẻ không có danh phận, sau khi sinh ra, Thịnh Thanh Nhượng được đưa đến nhà họ Thịnh, đảo mắt lại bị đưa đến nhà bác cả làm con thừa tự. Bác cả và vợ đều hút thuốc phiện, tài sản được phân chia sau khi ra ở riêng
đều bị tiêu xài cạn kiệt.

Hút nhiều thuốc phiện, đánh anh; không có thuốc để hút, đánh anh; chơi mạt chược thua, lại càng muốn đánh hắn.

Lúc đó còn quá nhỏ, gầy yếu đến nỗi không đủ sức tìm lối thoát.

Trán Thịnh Thanh Nhượng rịn mồ hôi, lòng bàn tay càng ngày càng lạnh, mí mắt không kìm được muốn cụp xuống. Đột nhiên anh nhắm mắt lại, bước ra
ngoài, chú Từ cũng đi theo.

Anh giao một phong thư dày cho chú Từ: “Vé tàu, tiền, giấy thông hành, tất cả đều nằm trong này.”

Chú Từ nhận lấy, hai tay nắm thật chặt, chỉ biết cúi đầu: “Lão gia cứ thế
này, không biết chừng lại uổng phí sự sắp xếp của tiên sinh, để tôi tiếp tục khuyên nhủ ông ấy.”

Trời tối dần, Thịnh Thanh Nhượng không lên tiếng, quay lại xe ngồi thật lâu, lái xe hỏi anh muốn đi đâu, anh cũng không đáp.

Lúc này, Tông Anh ngồi bên cạnh nói: “Anh Thịnh, nếu không cần đến những chỗ khác, phải chăng chúng ta có thể về chung cư?”

Thịnh Thanh Nhượng đột nhiên lấy lại tinh thần nói “Xin lỗi”, rồi nói thêm: “Vậy ta về thôi.”

Ô tô khởi động, trời và đường phố dần hòa làm một màu, lác đác vài chiếc đèn đường bật sáng, người đi đường cũng thưa thớt.


Về chung cư 699, chẳng khác nào thuyền bè vào cảng, cho dù đường có dài đến đâu, nhưng chung quy vẫn về tới nhà.

Tông Anh tựa bên cửa sổ xe, chậm rãi thở phào nhẹ nhõm, cô quay đầu lại,
bỗng bắt gặp gò má của Thịnh Thanh Nhượng, anh mím môi, mí mắt khép
chặt, trạng thái thoạt nhìn rất tệ.

Lúc xe đi qua đường Tứ Xuyên,
Tông Anh lại trông thấy trụ sở làm việc tạm thời của Uỷ ban di trú, nó
vẫn lặng lẽ sáng đèn trong đêm tối.

Như thể ma xui quỷ khiến, cô đột nhiên lên tiếng: “Vì sao?”

Nghe thấy tiếng cô, anh mở mắt ra, hỏi ngược lại: “Tông tiểu thư?”

Tông Anh quay đầu lại, nhìn khuôn mặt đang chìm trong bóng tối của anh, hỏi: “Vì sao lại phí công phí sức làm chuyện không có kết quả như vậy?”

Thịnh Thanh Nhượng cũng trông thấy toà nhà cao tầng đang sáng đèn kia, anh
suy nghĩ thật lâu, chậm rãi trả lời cô bằng giọng khàn khàn: “Nền công
thương nghiệp của Trung Quốc tựa như cây non trong tuyết, vốn hết sức
yếu ớt. Thượng Hải rất rộng, tổng cộng có năm nghìn nhà máy, nếu tất cả
bị hủy hoại bởi khói lửa chiến tranh, hoặc rơi vào tay kẻ địch, đối với
giới công thương nghiệp mà nói chẳng khác nào rét lạnh gặp sương giá.
Huống hồ… Nếu chiến tranh thiếu sự ủng hộ của công thương nghiệp, thì
sao còn cơ hội thắng đây?”

Tông Anh im lặng, đưa tay vào túi sờ bao thuốc lá.

Lúc này, Thịnh Thanh Nhượng đột nhiên nói: “Tông tiểu thư… Không cần để ý đến tôi.”

Tông Anh thoáng do dự, cuối cùng vẫn lấy bao thuốc lá ra, quẹt diêm châm một điếu. Đó là một điếu thuốc toàn thân đen nhánh, chỉ có một đường viền
trang trí màu vàng rất mảnh, vỏ điếu thuốc in chữ Black Devil – Ác quỷ
bóng tối.

Nó bùng cháy trong bóng đêm, mùi khói ngòn ngọt vấn vít
xung quanh, Tông Anh nhíu mày hỏi: “Vậy tôi có thể giúp gì cho anh
không?”

Hiển nhiên, Thịnh Thanh Nhượng không ngờ cô sẽ nghĩ vậy.

“Tông tiểu thư, cô không liên quan đến thời đại này, tôi không hy vọng cô mạo hiểm.” Anh nói như thở dài, “Cô biết đấy, đây là ngày hoà bình cuối
cùng của Thượng Hải.”

Lời tác giả:

1. Sau sự kiện
cầu Lư Câu năm 1937, dưới áp lực trên nhiều phương diện, quốc phủ không
thể không lập kế hoạch kháng chiến, một trong số đó có dự án của Uỷ ban
Tài Nguyên (tên gọi tắt là Hội Tư Uỷ), tổ chức Uỷ ban hợp tác kỹ thuật,
gồm 12 tổ – máy móc, thiết bị điện, hoá chất, công trình dân dụng, thiết bị công cộng, tài chính, kinh tế, pháp luật, vân vân, mỗi tổ gồm 5 uỷ
viên, tổng cộng là 60 người.

(*) Sự kiện cầu Lư Câu: Ngày 7 tháng 7 năm 1937, Nhật bất ngờ tấn công vào phía Tây Nam cầu Lư Câu, Bắc Bình,
Trung Quốc, nay là Bắc Kinh, cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân
Trung Quốc bắt đầu từ đây.

2. Ngày 17 tháng 8, hàng trăm người Anh ngồi chuyến tàu tên hiệu Rajputana đi Hồng Kông.

3. “Đây là ngày hoà bình cuối cùng của Thượng Hải” – Câu này được viết một bởi phóng viên thông tấn xã Pháp tên là Harmsen.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.