Đọc truyện Uông Xưởng Công – Chương 47: Nghiệt duyên
– Đọc nhiều truyện hơn tại website ngontinhplus.com – – Đọc nhiều truyện hơn tại website ngontinhplus.com – Nghe vậy, ánh mắt của Diệp Tuy dừng lại trên người Cam Diệu lần nữa. Thấy nàng ấy hoạt bát đứng ở đó, trong lòng nàng bỗng dâng lên dũng khí. Nàng nhất định phải biết được kết quả cuối cùng, bèn kéo Thẩm Văn Huệ đi về phía Cam Diệu.
Xung quanh Cam Diệu là Diệp Thân và đám chị em họ. Họ đang thảo luận về điểm quan trọng của việc làm thơ, bởi vì Diệp Tuy nghe thấy có cô nương nói: “Người làm thơ, đầu tiên phải nắm được niêm luật*, trong đó quan trọng nhất là vận dụng được những âm cổ, vần cổ…”
(*) Niêm luật: là bộ quy tắc về sự tương hợp vần bằng trắc, cũng như những quy tắc khác trong thơ phú cổ theo Đường luật (nói chung).
Diệp Tuy tiến đến gần, ngoài mặt vẫn thản nhiên nhưng trong3lòng rất không tán đồng với ý kiến của cô nương này. Phải biết rằng, âm và vần thay đổi theo thời đại, tương lai coi trọng hiện tại, còn hiện tại lại coi trọng ngày xưa. Đó là sức sống mạnh mẽ của thơ, ở đâu ra âm cổ, cổ cổ đích thực đây?
Nếu cứ khăng khăng dùng các âm vần đã bị loại bỏ thì khác gì đào mộ trộm xác, cuối cùng cũng chỉ là cố gò cho thành “cổ” mà thôi, kiểu thơ gò kiểu âm vần này không khác gì thơ chết.
Diệp Tuy liếc nhìn Cam Diệu đang chăm chú lắng nghe, lên tiếng: “Làm thơ chú trọng niêm luật, nhưng không thể câu nệ vào niêm luật. Thơ nói lên tâm tình, thơ luận thế sự, thơ nói lời thật lòng mới chính là thơ hay. Còn cường điệu nỗi buồn,2là thơ dở. Mọi người nghĩ sao?”
Thẩm Văn Huệ tất nhiên là gật đầu thật mạnh, vốn những cô nương khác cảm thấy lời này rất đúng, nhưng thấy người nói là Diệp Tuy thì đồng loạt ngậm miệng, không muốn nói gì thêm.
Trái lại, Cam Diệu tỏ vẻ tán đồng, nhẹ giọng nói: “Những lời này rất đúng, thơ nói lên tâm tình, thơ luận thế sự, quả thực là như vậy. Vị cô nương có kiến thức sâu rộng, xin hỏi cô là?”
Cam Diệu nhìn kĩ Diệp Tuy, không khỏi tán thưởng trong lòng: Đúng là một cô nương xinh đẹp! Đẹp đến nỗi khiến người ta không thể không chú ý!
Dung mạo của cô nương này không dịu dàng nền nã như những cô gái khác mà giống như mẫu đơn đang nở rộ, vô cùng rực rỡ động lòng người.
Nàng đã gặp rất1nhiều cô nương ở hai phủ Kinh Triệu và Thái Nguyên, nhưng chưa thấy ai đẹp như nàng ấy, là kiểu xinh đẹp tràn đầy sức sống. Còn chuyện quá tươi đẹp sẽ thành dung tục? Mỗi người một quan niệm mà thôi.
Nghe Cam Diệu hỏi mình, Diệp Tuy đang định tự giới thiệu thì Diệp Thân lại xen ngang, nói: “Cam tỷ, đây là em họ Diệp Tuy của muội.”
Trong tình huống này, Diệp Thân đương nhiên sẽ không khen ngợi Diệp Tuy, nhưng cũng sẽ không hạ thấp nàng. Hội thơ Minh Chiếu của nhà họ Diệp, không thể xảy ra bất cứ sai sót gì, hai cô nương của nhà họ Diệp không thể “đối đầu” trước mặt người ngoài.
Nếu không, cả nhà họ Diệp sẽ mất mặt.
Diệp Thân đã nghe mẹ nhắc nhở những lời tương tự như thế khá nhiều lần. Hội1thơ Minh Chiếu có rất nhiều phu nhân nhà quyền quý đến, tuy người ta không nói ra, nhưng vẫn đang dõi mắt vào từng cử chỉ lời nói của các cô nương.
Diệp Thân cho rằng giới thiệu đơn giản như vậy là đã nể mặt Diệp Tuy rồi.
“Thì ra là muội muội của nhà họ Diệp. Ta là cô nương của nhà họ Cam ở Vĩnh Châu. Lời muội vừa nói rất có lý.” Cam Diệu cười nói, mặt mày vui vẻ, ánh mắt trong veo.
Có thể nhìn ra được đây là một cô gái rất lương thiện. Người như thế này càng không thể vào địa ngục nhà họ Cố.
Diệp Tuy cũng cười với Cam Diệu, tán tụng: “Cam tỷ thật dịu hiền! Không biết là ai có phúc, sau này lấy được Cam tỷ đây?”
Nàng nói với giọng điệu cảm khái đầy tò mò,1không hề khiến các cô nương khác cảm thấy bất ngờ. Suy cho cùng, những lời hâm mộ kiểu này rất hay xuất hiện trong các buổi tụ họp của các cô nương.
Có cô nương nghe thấy liền cười nói: “Diệp muội vẫn chưa biết sao? Cam tỷ đã đính hôn với người ta rồi, là công tử của nhà họ Cố ở Nam Bình, Cố Nhị gia!”
Sau đó, cô nương ấy còn lạnh nhạt liếc nhìn Diệp Tuy một cái, như thể đang muốn nói “Tin tức của cô thật chậm, đến điều này mà cũng không biết.”
Diệp Tuy quả thực không biết, nhưng khi nghe thấy ba chữ “Cố Nhị gia”, lòng nàng liền chùng xuống, bước chân cũng mơ hồ cảm thấy trĩu nặng.
Thật sự là Cố Nhị gia – Cố Nhiễm! Kiếp này Cam Diệu vẫn đính hôn với Cố Nhiễm, vậy thì số mệnh kiếp trước cũng vẫn tiếp tục. Lẽ nào, số phận của nàng ấy không thể thay đổi? Kiếp trước nàng ấy thê thảm như vậy, mà kiếp này vẫn không được trời cao chiếu cố?
Nàng đã sống lại kiếp này và thay đổi rất nhiều chuyện, nhưng số mệnh của Cam Diệu vẫn như cũ, phải làm sao đây?
Bấy giờ, có cô nương kinh ngạc khẽ kêu lên, ánh mắt lấp lánh hỏi: “Cố Nhị gia, không phải chính là ‘công tử Chu Sa’ sao? Cam tỷ, tỷ thật có phúc!”
“Công tử Chu Sa? Là công tử Chu Sa tuổi còn trẻ mà danh tiếng đã vang xa phải không? Còn là người nhà họ Cố, gia tộc lớn ở Nam Bình. Cam tỷ quả là may mắn!” Có cô nương nhỏ giọng bày tỏ sự ngưỡng mộ, khiến mấy các cô nương khác cười khúc khích.
Cam Diệu đỏ mặt khi nghe những lời này, liền giơ quạt lụa che nửa mặt theo bản năng. Rõ ràng mặt mũi đang đỏ bừng mặt nhưng vẫn xen lẫn chút ngọt ngào. Hiển nhiên nàng rất vừa lòng với phu quân tương lai của mình.
Có mấy ai không vừa ý với công tử Chu Sa của nhà họ Cố?
Cam Diệu thẹn thùng, hai mắt sáng lên khi nhắc đến “công tử Chu Sa” khiến lòng Diệp Tuy thêm nặng nề. Nàng thấy hoảng loạn và mỉa mai thay.
Kiếp trước, trước khi chết Cam Diệu đã bi thương phẫn uất khẩn cầu đời đời kiếp kiếp sau sẽ không có quan hệ gì với nhà họ Cố, nay lại vì một người họ Cố mà toát ra vẻ e thẹn của một cô gái nhỏ.
Diệp Tuy rất muốn nói gì đó, muốn nói kiếp trước Cố Nhiễm đã tra tấn nàng ấy mỗi ngày, muốn nói nhà họ Cố ở Nam Bình không phải mối lương duyên, mà là nghiệt duyên.
Song, nàng không nói được gì cả. Điều nàng có thể làm là kìm nén sự kích động trong lòng, suy nghĩ về nhân duyên lần này của Cam Diệu.
Đầu tiên, nàng phải làm rõ: Cố Nhiễm kiếp này có còn là Cố Nhiễm vẫn tàn nhẫn và khát máu của kiếp trước hay không?
Cố Nhiễm kiếp này là lương duyên hay nghiệt duyên của Cam Diệu?