Uông Xưởng Công

Chương 26: Không đúng ở đâu?


Đọc truyện Uông Xưởng Công – Chương 26: Không đúng ở đâu?

– Đọc nhiều truyện hơn tại website ngontinhplus.com – – Đọc nhiều truyện hơn tại website ngontinhplus.com – Diệp Thân sao có thể chấp nhận? Nàng ta lập tức phản bác lại theo bản năng: “Mẹ, con không muốn…”

Chu thị ngắt lời con gái, khuyên bảo tận tình: “Kẻ thắng trên đời này không phải lúc nào cũng đi trước, mà phải biết tiến biết lùi. Lùi một bước rồi lại tiến hai bước. Thân nhi, con phải nhớ kĩ đạo lý này! Tạm thời nhẫn nhịn thì có gì khó nào?”

Năm đó, nếu không nhờ kiên trì nhẫn nhục thì sao bà ta có thể đánh bại mẹ kế của mình được? Sao có thể có được ngày hôm nay? Nhịn nhục chờ thời cơ rồi giáng một đòn thật mạnh thì sẽ đạt được mọi thứ như mong muốn.

Chu thị hiện giờ rất bình tĩnh và tỉnh táo. Bà ta hi vọng con gái mình cũng có thể giống như mình.

Cho dù Tuy3tỷ nhi đã trở thành đệ tử của Bích Sơn Quân thì bà ta cũng có thể khiến Tuy tỷ nhi bị đuổi ra. Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi!

Diệp Thân nghe xong lời khuyên giải, hoang mang nhìn Chu thị, dẫu trong lòng không can tâm nhưng vẫn gật đầu trong vô thức.

***

Đào thị nửa mừng nửa lo với việc Diệp Tuy được Bích Sơn Quân thu nhận.


Mừng vì Bích Sơn Quân là bậc thầy đương thời, được y đích thân dạy chơi đàn là phúc của Tuy nhi lo là vì tài đánh đàn của Tuy nhi rất kém. Bà làm mẹ nên lại càng cả nghĩ, nếu khiến Bích Sơn Quân không vui thì sao đây?

Thế nhưng, Diệp Tuy lại cười tủm tỉm đến gần Đào thị, làm nũng nói: “Mẹ, đây chẳng phải là chuyện tốt sao? Có Bích Sơn2Quân chỉ dạy, nói không chừng tài chơi đàn của con lại có tiến bộ vượt bậc đấy.”

Chính vì biết mẹ sẽ lo lắng nên Diệp Tuy mới cố ý không nhắc đến chuyện của Trưởng công chúa. Nếu mẹ nàng biết lí do Bích Sơn Quân nhận nàng làm đệ tử là vì bị ép buộc bởi uy quyền của Trưởng công chúa, sợ rằng bà sẽ càng nghĩ nhiều hơn.

Diệp Tuy không muốn nói thêm về chuyện này nữa, nàng chuyển hướng nhìn sang đám sổ sách trên tay Đào thị, hỏi: “Mẹ, mẹ đang tính toán sổ sách ạ?”

Vốn dĩ nàng hỏi vậy là để đánh lạc hướng Đào thị, nhưng sau khi thấy rõ nội dung trong sổ sách thì lại thực sự cảm thấy hứng thú.

Chắc hẳn mẹ nàng đang cân đối chi tiêu đây? Nàng nhớ hình như trong tay mẹ1nàng có không ít điền trang và cửa hàng. Những thứ đó đều là của hồi môn mà ông ngoại cho mẹ nàng, cũng là nguồn thu chính của Tam phòng.

Bằng không, với số lương bổng ít ỏi của cha, Tam phòng đã “thu không đủ chi” từ lâu rồi. Mấy năm nay, chi tiêu của Tam phòng hoàn toàn dựa vào tài sản riêng của mẹ nàng, hơn nữa ngày càng phải “giật gấu vá vai”.

Lý do không gì khác ngoài việc Chu phu nhân – người quản lý việc nhà họ Diệp lấy cớ quỹ chung cần chi tiêu nhiều nên thỉnh thoảng lại đến chỗ Đào thị vét kha khá tiền bạc.


Hiện tại vừa mới qua tết Trung thu mà mẹ nàng đã phải xem lại sổ sách chi tiêu, Diệp Tuy liền hiểu ngay là do chuyện gì. Nàng hỏi tiếp: “Mẹ, bác1gái lại tới vòi tiền ạ?”

Nàng nói không hề khách sáo, chẳng phải Chu thị đến vòi tiền thì là gì? Tuy mỗi năm quỹ chung trong phủ chi ra không ít nhưng chắc chắn chẳng nhiều như những gì Chu thị nói.

Nói trắng ra, Chu thị chỉ mượn danh nghĩa lo liệu việc nhà để liên tục vơ vét tiền của của Tam phòng mà thôi.

Đào thị gật đầu, nét mặt thoáng lo âu, đáp: “Đúng vậy. Giờ Ngu ca nhi đã vào Nghi Loan Vệ, theo quy củ phải nộp tiền cho quỹ chung trong phủ, nên mẹ đang phải cân đối lại.”

Diệp Tuy muốn nhắc nhở Đào thị, bèn cố tình giả vờ khó hiểu, hỏi: “Mẹ, hình như tiệc Trung thu trong nhà mình năm nay cũng không bày biện gì nhiều, quỹ chung cũng không chi ra bao nhiêu. Sao hàng tháng1chúng ta vẫn phải nộp nhiều tiền thế ạ?”

Nàng từng trông coi việc nhà và quản lý cả một gia tộc lớn như nhà họ Cố, nên quả thực hiểu quá rõ, không khó để hợp lý hóa những khoản tiền dùng chung chi cho việc riêng. Nàng chẳng tin là Chu thị sẽ không thâm thụt quỹ chung.

Đào thị gấp sổ sách lại, nghiêm mặt nói: “A Ninh, sao con lại có suy nghĩ tồi tệ như vậy? Chúng ta nhận được sự che chở của gia tộc, bản thân cũng phải biết đóng góp công sức, như thế gia tộc mới hưng thịnh được, con hiểu chứ? Nếu mọi người đều chỉ biết lấy không biết cho thì đào đâu ra tiền nuôi dạy con cháu đây?”


Diệp Tuy thoáng ngẩn ra, nhưng vẫn cố nói: “Mẹ, dĩ nhiên con biết những điều này. Chỉ là mẹ từng dạy con rằng, trong nội trạch đâu đâu cũng có tính toán, con không có ý kiến gì với việc nộp quỹ chung, mà là bác gái…”

Nàng không nói hết câu mà nhỏ giọng dần, như thể sợ Đào thị tức giận nên không dám nói tiếp.

Không ai hiểu con gái bằng mẹ, Đào thị sao lại không hiểu ý của nàng được? Thực tế thì chính bà cũng nghĩ như vậy, và gần đây cũng dạy Diệp Tuy như thế.

Thôi đành vậy, Tuy nhi cũng đã đến tuổi rồi, sau khi xuất giá cũng sẽ phải lo liệu việc nhà, có vài chuyện cũng chẳng cần phải giấu giếm con bé nữa.

Đào thị ngẫm nghĩ rồi nói: “Tuy nhi, tiền nộp vào quỹ chung nhất định vẫn phải đưa. Nhưng đưa bao nhiêu thì cần tính toán kĩ. Giờ mẹ đang đối chiếu sổ sách, là để thắt chặt túi tiền…”

Đào thị nói với Diệp Tuy về tình hình ruộng đất và cửa hàng. Bà không nói tỉ mỉ, nhưng đủ để Diệp Tuy biết được tình hình hiện tại của Tam phòng.

Nghèo thật đấy!

Tuy nguồn thu từ ruộng đất, cửa hàng trong tay mẹ nàng cũng đủ để Tam phòng chi tiêu, nhưng số tiền này đối với Diệp Tuy mà nói thực sự là quá là ít, quá ít rồi!

Nhớ lại lúc nàng vẫn là lão thái quân nhà họ Cố, số tiền tài mà nàng quản lý còn nhiều hơn thế này ngàn vạn lần…

Sống qua hai kiếp, Diệp Tuy hiểu tiền bạc quan trọng như thế nào. Càng là danh gia vọng tộc thì nhu cầu tiền bạc càng nhiều, dù có thanh cao, đáng quý đến đâu cũng vậy thôi.


Nào là “cùng văn phú võ*”, gia tộc lớn nhiều đời muốn bồi dưỡng con cháu văn võ song toàn, muốn xây dựng quan hệ trong triều đình, muốn làm việc thiện lưu lại tiếng tốt, có việc nào lại không cần dùng đến tiền?

(*) Cùng văn phú võ: Đây là một câu nói xưa, nghĩa là người không có tiền thì vẫn có thể chịu khó đọc sách học hành thành tài thi lấy công danh được. Nhưng muốn học võ thì phải là người có tiền, vì có tiền thì mới bái được thầy, mới được thầy chỉ dạy cho.

Những gia tộc có tầm nhìn xa đích thực sẽ gắng hết sức mở rộng các lĩnh vực kinh doanh trong dòng họ để kiếm tiền. Kẻ nào chê bạc sặc mùi tiền mới thực sự là ngu xuẩn.

Nhìn số tiền ít ỏi trong tay mẹ mình lúc này, người xưa nay quen chi tiêu dư giả như Diệp Tuy hơi phiền não. Không có tiền sẽ khiến rất nhiều chuyện không thực hiện được, hoặc không làm được tới nơi tới chốn.

Xem ra, từ giàu về nghèo thật khó! Bạc ơi, bạc à, giá mùa xuân chôn mi xuống trồng, mùa thu mi lớn lên mi mọc ra bạc thì tốt rồi.

Có cách nào để mẹ kiếm thêm chút tiền, để Tam phòng dư dả hơn được không nhỉ?

Nhìn dáng vẻ con gái, Đào thị mỉm cười, nét lo âu trên mặt cũng vơi bớt: “Tuy nhi, con đang đăm chiêu ủ dột đấy à? Con yên tâm đi, tuy thu nhập từ điền trang trong tay mẹ không nhiều, nhưng vẫn còn hai cửa hàng trên đường Trường Long. Chỗ đó gần phủ Kinh Triệu, buôn bán rất được…”

Diệp Tuy cảm thấy có gì đó lóe lên trong đầu, nhưng nó lướt qua quá nhanh nên nàng còn chưa kịp nắm bắt, không nhịn được bèn hỏi lại: “Mẹ, mẹ nói gì ạ? Hai cửa hàng? Mẹ nói chậm lại cho con được không ạ?”

Cửa hàng trên đường lớn Trường Long, phủ Kinh Triệu… Diệp Tuy cảm thấy có điều gì đó rất quan trọng về thông tin này, nhưng nhất thời lại không nghĩ ra đó là gì.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.