Tuổi Thơ Dữ Dội

Chương 7: Phần thứ ba


Đọc truyện Tuổi Thơ Dữ Dội – Chương 7: Phần thứ ba

1.

Trời sập tối.

Lượm và Tư-dát giục Mừng đến lần thứ tư:

– Cậu lên gặp đại đội trưởng ngay đi! ông sắp xuống dẫn trung đội ba đi phối hợp tấn công trường Thiên Hựu.

– Tối ni mà cậu không tranh thủ xin phép về thăm mạ thì chưa biết đến khi mô mới về được-.. Tớ vừa nghe điện thoại trên Mặt trận bảo là phòng
tuyến Ruồi bị vỡ rồi, quân ta đang rút về lập phòng tuyến sông Nong. CÓ
lệnh của đội trưởng, năm giờ sáng mai tất cả đội ta phái có mặt tại chùa Vạn Phước để chuẩn bị đi nhận nhiệm vụ mới.

– Lần ni mà mi không về gặp mạ thì chẳng còn khi mô được thấy mặt mạ nưa mô nghe!

– Tư-dát vừa cuộn áo quần thành nắm tọng đại vào ba lô, vừa nói với Mừng

– Tại răng rứa anh?

– Tao nghe được tin tối mật là chỉ một hai hôm nữa, chiến sĩ toàn Mặt
trận không kể người lớn con nít, mỗi người sẽ được phát một trái bom ba
càng

– Trung đoàn trưởng sẽ cho nổ một trái bom còn to hơn trái
nổ Ở cầu Tràng Tiền làm hiệu lệnh. Tất cả sẽ ôm bom ba càng hét xung
phong rồi lao thẳng vô vị trí giặc. Mạng đổi mạng.

– Cậu đừng tin cái miệng hắn.

– Lượm nói.

– Hắn nói chơi để dọa cậu đó.

Tư-dát nói với Mừng, giọng vẫn tỉnh khô:

Nếu cậu được về thăm mạ mà lỡ không lên kịp thì xuất bom ba càng của cậu tớ sẽ. lãnh luôn. Một mình tớ chơi hai trái mới đã sức! Cấm cậu không được đòi lại nghe?

– Không, răng tui cũng về kịp trước năm giờ sáng.

Mừng nói rồi cắm đầu chạy biến lên tầng gác, đến phòng của đại đội trưởng..

ông Thới đã nai nịt gọn gẽ, đang lúi húi bên ngọn đèn dầu, nạp đạn vào băng khẩu pạc-hoọc- Mừng rón rén bước vào phòng, đến đứng nghiêm trước mặt
ông, lắp bắp run rẩy nói:

-DẠ… dạ… thưa anh…. Anh cho em về thăm mạ em, sáng mai em trở lại sớm.

Miệng nói mà trong bụng em không chắc gì ông sẽ cho phép. Tối ni coi mặt ông nghiêm lắm mà tình hình Mặt trận lại đang gay go..

Ðại đội trưởng lắp băng đạn vào súng, ngẩng lên nhìn em, trán cau lại, hỏi?

– Về thăm mạ à? Tối tăm mưa gió thế này chú mày về thế nào được? Mà mạ Ở mô?

.- Dạ gần đây thôi.. dưới Bao Vinh. Tối tăm mưa gió mấy em cũng đi được… Tối chi bằng cái hôm đánh nhà thằng Lơ bơ rít.

– Ðược cho chú mày về, nhưng đúng năm giờ sáng mai là chú mày phải có mặt để tập trung về đội.

Thật -khó mà tả được- vẻ mặt mừng rỡ của em lúc này- Em vọt ra cửa quên cả
chào đại đội trưởng- Phải xuống báo ngay cho anh lượm biết, rồi mở máy
hết bộ giò mới có thể đi về kịp trong đêm nay. Em nghĩ vậy.

Lượm
là tổ trưởng thay vệ, Ngay chiều hôm Vệ theo chỉ huy trưởng đi vào mặt
trận phía nam, đội trưởng liền điều Lượm và tư dát ở mặt trận khu B về
bổ xung. Và cử Lượm làm tổ trưởng. Ra đến đầu cầu thang Mừng vấp phải
Lượm và Tư dát từ dưới chạy lên. H ai em định lên gặp đại đội trưởng để
xin giúp cho Mừng. Em chụp lấy tay hai bạn thì thào mừng rỡ:

– Được rồi được rồi, ông cho phép rồi. ông dặn năm giờ sáng mai phải có mặt.

Xuống đến chân cầu thang, Mừng bỗng đứng sững lại, gương mặt thẫn thờ, em buồn rầu nói:

– Tui ngu quá đem gởi bó lá tầm gởi cho anh So mất rồi, Chừ về thăm mạ mà chẳng có cái chi đem về cho mạ.

– Hay cậu mang về cho mạ tấm nhung đổ cậu Bồng cho dạo nọ.

– Tấm nhung tui cho Quỳnh mất rồi…

– Để tớ vào lục ba lô coi có cái chi mang về cho mạ.

Tư dát nói rồi chạy biến vào phòng. Lượm cũng chạy theo.

– Cậu chịu khó đứng chờ đay chút nghe!

Lóang một cái hai đứa chạy ra, tay cầm mấy thứ đồ vật linh tinh mà chúng nhặt nhạnh được ở những lần đi trinh sát khu vực giặc.

Tư dát trải xuống nền xi măng một miếng vải bạt rồi xếp vào đó ba cái dù
pháo tín hiệu, một tấm màn che cửa viền đăng ten,hai hộp thịt, một cái
gương soi và ba vỏ đạn dui xết. Luợm kêu:

hi, Mạ có phải con nít mô?

– Để mạ làm cán dao nhíp không tốt à?

Tư dát vừa trả lời vừa gói tất cả lại, lấy dây điện thọai ràng buộc cẩn thận, rồi dúi gói quà gửi mạ vào tay Mừng giục:

– Mi đi ngay đi mà về cho kịp Về không kịp tau lãnh mất xuất bom ba càng thì đừng có kêu!

– Cho tụi mình gửi lời thăm mạ nghe?

Mừng ôm gói đồ vào lòng, đi thẳng ra khu vườn bên trái doanh trại. Ngang qua một bụi chuối nó dừng lại sờ soạng tìm một tàu lá chuối nguyên lành,
ghé răng cắn đứt, rồi tách cọng lá Ở giữa làm đôi. Em luồn đầu qua lỗ
hổng, bẻ gập tàu lá chuối lại thành cái áo đi mưa. Ra đến đường em chạm
trán một tổ tuần tra mặt trận, các anh hỏi:

– Ai? Đứng lại.

Em trả lời dõng dạc

– Em là hên lạc đây!

Các anh hỏi mật khẩu:

– Kháng chiến!

– Em đáp:

– Quyết thắng.

Các anh để cho em đi. HỌ không lạ gì những chú liên lạc như em giờ này đi lại trong khu vực Mặt trận.

Một anh tò mò hỏi:

Em đi mô đó?

– Bí mật.

– Em trả lời đầu không ngoái lại.

Anh này cười hề hề.

– Nhóc mà cũng ra vẻ gớm?

Một anh nhìn hút theo em đang lặn sâu vào bóng tối, không biết nghĩ gì, buột miệng nói:

Cả đất nước gian truân ghê người!

2.


Khoảng hai giờ sau, vừa chạy vừa đi, Mừng về đến Bao Vinh.

Nhưng Bao Vinh bây giờ không còn giống như hôm em trốn nhà ra đi- đường xá
vắng tanh vắng ngắt. Nhà cửa hai bên đường cửa đóng im ỉm, không có lấy
một tiếng động, như nhà đã bỏ hoang lâu ngày.

Mấy hôm nay tin về
dồn dập bọn viện binh giặc đã chọc thủng phòng tuyến sông Ruồi và đang
ào ạt tiến về phía thành phố, nên đồng bào Ở đây đã chạy tản cư hết.

Mỗi xóm chỉ còn vài người già liều mạng không chịu đi, Ở lại trông nom nhà
cửa, vườn tược. Những người trai tráng thì xung phong lên Mặt trận.

Càng về đến gần nhà, Mừng càng thấy ruột gan bồn chồn. Em lo không biết mẹ
còn Ở nhà hay cũng đi tản cư mất rồi. Ðến chỗ con đường rẽ vào xóm thì
em bật vùng chạy. Con đường hẻm ngoằn ngoèo, tối như hũ nút, đầy những
vũng bùn nước. Em ngã chúi mấy lần nhưng gượng lại được và tiếp tục
chạy. Em về đến ngõ, kêu to: “Mạ ơi?” và vọt vào sân. Em đứng như chôn
chân giữa mảnh sân nhỏ bằng hai chiếc chiếu, nước mưa xăm xắp đến mắt cá chân. Nhà em cũng cửa đóng chặt, hoang vắng lạnh lẽo chẳng khác chi
ngoài đường. Trước đây, vào giờ này, bao giờ bếp vẫn còn sáng rực lửa-
Mẹ nấu xáo bò để ngày mai đi chợ sớm. Bây giờ thì cửa bếp đóng kín, giọt tranh rơi lách tách, đều đều nghe buồn đến đứt ruột.

Như người mất hồn em chạy đến vỗ liên tiếp vào cánh cửa liếp đóng kín, run rẩy gọi:

– Mạ ơi Mạ! Mạ ơi!

Em gọi một cách tuyệt vọng vì biết chắc rằng mạ đã đi tản cư mất rồi. Rồi
không nén được nữa, em òa khóc, khóc thật to. Tiếng gọi, tiếng khóc của
Mừng làm cho ông cụ Mộc – người độc nhất còn Ở lại trong xóm – Ở cách đó hai nhà, phải tỉnh giấc. Cụ nhổm dậy, thõng hai chân xuống bức phản
mọt, sờ soạng tìm đôi guốc đẽo bằng gốc tre, miệng lẩm bẩm:

– Lạ quá hè? Ðêm hôm khuya khoắt ri mà bên nhà chị Niệm có tiếng ai như tiếng con nít khóc, gọi chị ta.

Cụ sờ tìm bật lửa dưới cái gối mây bật lửa châm vào một thanh đóm củi
thông- Cụ đẩy cửa liếp, tay khum khum che ngọn lửa, đi sang nhà chị
Niệm. Trời đã ngớt mưa. Trên cao tít một vài ngôi sao xanh biếc lấp lánh hiện ra như những con đom đóm đang bay bổng bị vướng vào những đám mây
đen xỉn- Bước qua hàng rào, cụ trông thấy một thằng bé đầu đội mũ Vệ
Quốc đoàn. Lưng khoác tàu lá chuối loang loáng nước mưa. Cụ ngạc nhiên
cất giọng khản đặc những đờm, hỏi:

– Chớ đứa mô đứng khóc đó?

Thằng bé quay lại, mắt ráng mở nhìn cụ qua ánh lửa đóm lay lắt, khẽ kêu:

Cụ Mộc!

Cụ Mộc bước-đến gần hơn, đưa ngọn lửa soi vào giữa mặt Mừng, cặp mắt cụ hấp hem nhìn mãi vẫn không nhận ra.

Cháu là thằng Mừng đây mà…

Thằng Mừng con mụ Niệm à? Trời ơi! Cháu còn sống thực đó hở Mừng- Tây cụ run
run cầm lấy cánh tay em kéo lại, cúi nhìn sát tận mặt xem có phải đúng
thằng Mừng thật không. Khi nhận đúng là thật rồi, ông cụ càng tỏ vẻ kinh ngạc hơn.

– Cháu Ở mô mà mò về được đây? Bấy lâu cả xóm tưởng cháu chết sông. chết hói rồi.

– Cháu có chết mô! Cháu đi Vệ Quốc Ðoàn.

– Cháu đi Vệ Quốc Ðoàn à? Cha cái thằng! Rứa mà làm mạ cháu khóc hết nước mắt nước mũi! Ði sang bên nhà ông rồi ông kể chuyện cho nghe! Mạ cháu
đi tản cư về làng Phò rồi, Ở nhà cái bà mệ nuôi của cháu ấy. – Cụ Mộc
cầm tay dắt nó về nhà. Cụ xuống bếp ôm lên ôm rơm,- đốt lên giữa nhà một đống lửa, bảo nó cởi quần áo vắt nước mà hơ cho khô.

Một già,
một con nít ngồi trước đống lửa ấm áp, khói cay mắt, nói chuyện. Cụ kể:
Cái hôm cháu bỏ nhà trốn đi, mạ cháu đi chợ về, chạy tìm khắp xóm. Tìm
không thấy, mạ cháu ra ngồi đợi trước ngõ suốt cả đêm hôm đó, khóc như
mưa như gió- Rồi suốt cả tuần liền, đêm mô mạ cháu, cũng ra ngõ đợi,
khóc hai mắt sưng húp như hai quả nhót- Cứ chiều chiều mạ cháu lại ra bờ sông, chạy dọc theo bờ, đầu tóc rũ rượi, hú hồn hú vía cháu. “Hu ba hồn bảy vía Mừng con ơi! Về với mạ, đừng bỏ mạ một thân một mình tội mạ lắm con ơi!”.

Cụ Mộc kể chừng nào, nước mắt Mừng chảy ra chừng đó-
Em ngồi không vững nữa, gục đầu vào cánh tay cụ khóc nấc lên. Cụ Mộc
cũng khóc, đặt bàn tay khô héo lên đầu nó, dỗ dành:

– Thôi, nín
đi cháu… Mạ cháu tản cư về làng Phò, cách đây chừng nửa ngày đường.
Cháu Ở lại ngủ với ông đêm nay rồi sớm sáng mai chạy ù về thăm mạ cho mạ cháu mừng, kẻo tội nghiệp.

Mừng quệt nước mắt, lúc lắc đầu, nói:

– Cháu không Ở lại được mô. Không gặp được mạ cháu cháu cũng phải về thôi. Kỷ luật của bộ đội nghiêm lắm.

– Chứ cháu về mô?

– Về bên khu vực Mặt trận C tê.

– Chứ bấy lâu nay cháu làm công việc chi?

– Cháu đánh Tây chứ làm chi nữa ông?đánh Tây à? Thằng con mụ Niệm giỏi quá hè. Cháu nhỏ rứa mà cũng đánh Tây được à?

– Nhỏ có việc nhỏ, lớn có việc lớn. ông không nghe nói là toàn dân kháng chiến đó à?

CÓ có, ông cũng có nghe nói. – Cụ gật gật mái đầu bạc phơ. – Cháu mới đi
bộ đội có ít lâu mà ăn nói khôn ngoan hẳn ra đó Mừng ạ. Cháu mà cũng
biết chuyện toàn dân kháng chiến à?

– Cháu được học chính trị-
Học chính trị còn biết được nhiều cái hay hơn nữa tề, cái toàn dân kháng chiến thì đã ăn thua chi ông.

– Cha cha! Cháu mà cũng biết cả chánh trị nữa à? ông tưởng cả nước Nam mình chỉ có Cụ HỒ mới biết chánh trị thôi chứ?

Chánh trị thì khó chi mà không biết- Cả đội cháu đứa mô cũng biết. Cháu còn
học cả quân sự nữa. Cháu biết bắn cả súng nữa, cháu được bắn ba phát
rồi.

– Rứa cháu bắn có chết được thằng Tây mô không?

– Dạ chưa..- suýt nữa thì chết. Tại cháu còn nhỏ, cầm súng tay còn run. Chứ mai mốt lớn lên, cháu bắn nhất định chết.

– Rứa cháu không Ở lại đây với ông để mai sớm về làng Phò thăm mạ thật à cháu?

Dạ, thật ông ạ- Ðại đội trưởng chỉ cho cháu về trong đêm ni. Năm giờ sáng
mai là cháu phải có mặt Ở đơn vị rồi- Ðã đi bộ đội là phải giữ đúng kỷ
luật ông ạ.

Ừ, rứa thì cháu cứ về đi- CÓ chi ông sẽ tìm cách nhắn tin cho mạ cháu biết.

Mừng đứng lên, mặc áo quần hong đã gần khô. Em quay mặt nhìn sang phía nhà
em, nước mắt lại ứa ra giọt ngắn giọt dài. Em đưa ống tay áo quệt vội
nước mắt, nói với cụ Mộc qua tiếng nấc:

– Cháu đi ông hí…

Cụ Mộc cũng đứng lên rơm rớm nước mắt.

– Cháu có đói không- ăn bát cơm nguội rồi về, cơm ông mới nấu lúc chiều ủ còn nóng.

– Thôi ông ạ-.. Chừ cháu chẳng thiết ăn uống chi hết.

Mừng ôm cái gói đồ biếu mạ vào lòng, lui cui bước ra khỏi nhà.

Cụ Mộc tựa cửa nhìn theo em cho đến lúc mất hút vào khoảng tối, lòng bỗng
thấy buồn lạ; buồn chẳng khác chi cái hôm nhìn thấy cả xóm sập liếp, cài cửa mạ mô con nấy, gồng gánh, bế bồng kéo nhau đi, chỉ còn độc một mình cụ Ở lại.

3.


Cũng đêm hôm đó trung đoàn trưởng đi kiểm tra tình hình Mặt trận. Cùng đi có em Nghi, liên lạc của ông.

Trung đoàn trưởng vóc người tầm thước, mảnh khảnh, nhiều dáng dấp thư sinh
hơn là một người chỉ huy quân sự- ông trạc ba mươi tuổi. ông đội mũ cứng Tiếp Phòng Quân, mặc bộ quân phục ka ki màu cỏ úa, khoác áo đi mưa,
cưỡi con ngựa tía cao lớn. Con ngựa tên là Ca-rô-lin, nòi Anh Cát Lợi,
trước đây là của Vua Bảo đại. NÓ là con ngựa qúy nhất của Bảo đại, y
thường cưỡi đi săn hoặc đi dạo.

Nghi cũng trạc lứa tuổi với các
đội viên Thiếu niên trinh sát, khoảng mười ba, mười bốn- Em cưỡi con
ngựa lông đen tuyền, thấp nhỏ, cụt đuôi, vai khoác khẩu cạc-bin, báng
súng chạm trỗ rất đẹp. Khẩu súng này trước cũng của Bảo Ðại, ta lấy được cùng một lần với khẩu súng săn voi của Chỉ huy trưởng Mặt trận C – Tuy
mới mười ba tuổi nhưng Nghi đã là một kỵ sĩ khét tiếng của Trung đoàn-
Tài cưỡi ngựa của Nghi ngay cả Vệ-to-đầu cũng vì nể- con ngựa đen cọc
đuôi em cưỡi là của Nhật, nghe đâu nòi ngựa chiến Mông Cổ. Con ngựa thấp nhỏ vậy nhưng dữ như một con báo, chuyên môn cất hậu, sa tiền, cắn, đá, thường giở chứng quẳng người cưỡi xuống đất- Cả đơn vị kỵ binh của
trung đoàn không ai dám cưỡi, thế mà chú bé liên lạc này đã trị được nó- Thấy Nghi cưỡi ngựa giỏi, các anh lớn tò mò hỏi mới biết, trước khi gia nhập vệ Quốc Ðoàn em Ở chăn ngựa cho một chủ xe ngựa.

Trung đoàn trưởng và chú bé liên lạc cho ngựa nước kiệu trên con đường rải đá vắng tanh vắng ngắt, sáng trắng nhưng vũng nước mưa Bỗng xa xa phía trước
mặt có tiếng khóc vẳng lại Khi ngựa đến gần hơn, ông nhận ra tiếng khóc
con nít- ông rất ngạc nhiên, trong khu vực Mặt trận. giữa đêm hôm mưa
lạnh. tối tăm, vắng vẻ thế này sao lại có một em bé nào khóc- ông thúc
ngựa rút, cây đèn bấm trong túi áo đi mưa. bấm rọi thẳng về phía trước
Một bó ánh sáng màu vàng nhạt từ mặt kính đèn bấm tuôn ra thành hình cái loa. khoét thủng một quãng dài bóng tối Giữa cái loa ánh sáng ấy hiện
ra một chú bé đang cắm cúi bước. quay lưng lai phía ông- Chính chú bé
này đang vừa đi vừa khóc Chỉ thoáng nhìn. trung đoàn trưởng cũng đoán
biết chú là liên lạc viên của bộ đội. một trong hàng nghìn chiến sĩ của
ông Chú bé đội mũ cứng.

mặc chiếc áo trấn thủ rộng thùng thình
phủ kín mông đít, cái quần người lớn cắt ngắn ống đáy rộng như cái váy.. – ngang lưng thắt lưng da to bản có dắt quả lựu đạn O.F.

ÐÓ là thứ
binh phục quen mắt của các chú liên lạc nhỏ mà ông thường gặp trên khắp
các mặt trận khu A, B, C. ông thúc gót ủng cho ngựa phi đến gần sát sau
lưng chú bé, cất tiếng hỏi:

– Này, chú bé! Chú đi đâu về mà khuya khoắt thế này?

Chú bé còn mải khóc nên không nghe tiếng vó ngựa, cũng không chú ý tới ánh
đèn- Nghe gọi đột ngột, nó giật bắn người quay ngoắt lại- Chú đưa ống
tay áo, quệt vội nước mắt, chớp chớp nhìn. Chú đã nhận ra người cưỡi con ngựa cao lớn đang đứng trước mặt là ai. Chứ vội rút chân về tư thế đứng nghiêm, ngước cặp mắt nhòe ướt lên nhìn ông, cố nuốt tiếng nấc, trả
lời.

Dạ.-. Em được cấp chỉ huy cho phép về thăm mạ.

Nhìn
cái dáng vội vã đứng nghiêm với gương mặt con nít nhòe nhoẹt nước mưa
lẫn nước mắt của chú bé liên lạc, ông thấy nó tội quá- Ong dịu dàng nói:

Cho em “nghỉ“. Em gặp chuyện gì buồn mà phải khóc thế?

– Dạ.-. Em được cấp chỉ huy cho về thăm mạ. nhưng em về nhà thì mạ em đi tản cư mất rồi.

Nước mắt chú bé lại ràn ra. Chú lại đưa tay quệt vội nước mắt.

– Thế mạ em tản cư về đâu có biết không?

– Dạ- Tận dưới làng Phò tê.

– Thế em không ngủ lại nhà rồi sáng mai về làng Phò thăm mạ có được không?

– Cấp chỉ huy chỉ cho phép em đi đến năm giờ sáng mai là phải có mặt Ở đơn vị…

– Em Ở đơn vị nào?

– Dạ, đơn vị đóng Ở trường Kỹ Nghệ.

– Ðại đội anh Thới phải không?

– Dạ phải.

– Thế thì được. Anh sẽ cho em thêm một ngày phép nữa. Bây giờ em quay lại nhà ngủ, sáng mai về làng Phò thăm mạ. Anh viết cho em cái giấy. Lúc
trở về đơn vị, em đưa giấy cho anh Thới là không việc gì hết. Em tên là
gì?

– Dạ, em tên là Mừng.

Trung đoàn trưởng mở nắp chiếc
xà cột da đeo bên hông, định lấy giấy bút viết mấy chữ cho đại đội
trưởng Thới- Mừng bỗng rụt chân lại đứng nghiêm, giọng run run nói:

– Dạ thưa anh, anh có viết giấy em cũng chẳng Ở lại đi thăm mạ được mô…

Sao lại thế? – Trung đoàn trưởng ngạc nhiên hỏi.

– Em không muốn về thăm mạ nữa à?

– Dạ em muốn lắm -.. Nhưng chiều này có lệnh của đội trưởng là sáu giờ
sáng mai tất cả đội phải có mặt tại Chỉ huy sở Mặt trận khu C để nhận
công tác mới- Em sợ về trễ mất một ngày, các bạn nhận hết công tác, em
không được nhận.. Trung đoàn trưởng ngồi sửng trên lưng ngựa. Vẻ mặt và
giọng nói của người chiến sĩ nhỏ bé của ông làm ông xúc động. ông chỉ
muốn nhảy xuống ngựa ôm chú vào lòng mà vỗ về an ủi như một người cha.
ông nói:

– Anh là trung đoàn trưởng mà chẳng thể làm gì giúp được em sao?

– Chẳng ai giúp được cho em hết…- Mừng quệt nước mắt, miệng mếu xệch. – CÓ trời cũng chẳng giúp được cho em-.. Em vừa muốn về thăm mạ lại muốn
về cho kịp để được đi công tác với đội… hu hu hu… Mừng òa khóc to.

– Dạ em, em có thể giúp được bạn ấy. – Em Nghi từ nãy đến giờ gò ngựa
đứng cạnh trung đoàn trưởng, lúc này mới lên tiếng. – Ðề nghị anh cho
phép em chở Mừng về làng Phò thăm mạ, xong em lại trở về đơn vị- Thế nào chúng em cũng về kịp đơn vị trước năm giờ sáng.

Trung đoàn trưởng vui vẻ gật đầu:

– được Nghi làm như thế rất tốt! Nhớ đi cho cẩn thận!

Em đưa khẩu cạc-bin đây anh mang về trước cho. Con ngựa ấy hai em cưỡi có được không?

– Dạ được anh ạ. Nhưng em sợ hơi nặng, nó phi không được nhanh.

Thế thì anh đổi cho hai em con Ca-rô-lin.

Trung đoàn trướng và Nghi cùng xuống ngựa. Nghi trao dây cương con ngựa đen, khẩu cạc-bin cho ông, và dặn:

– Anh nhớ, chú ý nó hay sa tiền lắm. Lúc nào anh thấy nó hơi khuỵu hai chân trước xuống, anh cứ quất thật mạnh vào cho em.

Nghi nhanh nhẹn phóc lên lưng con ngựa của trung đoàn trưởng- Mừng chưa được cưỡi ngựa bao giờ, lạch mãi mới trèo lên được, ngồi sát sau lưng bạn.
Trung đoàn trưởng còn đứng dưới đất, nói với Mừng:

– Cho anh gửi lời thăm mạ nghe!

– Dạ…

Nghi kéo dây cương quay ngược về phía sau. Con ngựa thấy phải quay lại đường cũ, dậm vó liên tiếp xuống đường, hý lên ầm ĩ tỏ vẻ phản đối- Em quất
cho một roi vào sườn ba. Con ngựa cất cao vó, lao như bay về phía trước- Tiếng vó nện xuống đường đá nghe rầm rập- Nghi hét to:


– Cậu quàng tay ôm chặt ngang lưng tớ không thì ngã đấy!

Ngồi trên yên ngựa sát sau lưng bạn, Mừng bắt chước nhún người lên xuống
theo nhịp ngựa phi. Thích chí em bật cười khanh khách. Bao nhiêu buồn
khổ đã làm em khóc hết nước mắt phút chốc vụt tan biến đi đâu hết- Em
vui sướng kêu to:

ôi chà, ôi chà! êm đít quá! êm đít quá!

Lây nỗi vui thích của bạn. Nghi cũng phá lên cười giòn giã. Tay nới dây cương cho ngựa phi nước kiệu, Nghi quay đầu lại hỏi:

Cậu chưa được cưỡi ngựa bao giờ à?

Chưa! Con mạ Niệm bán bún bò làm chi có ngựa mà cưỡi… Dạo Ở nhà tớ được
cưỡi dê một lần, còn chó thì cưỡi luôn. Một bữa tớ cưỡi con chó mực nhà cụ Mộc, định thúc chó nó phi; nó nổi cáu đợp cho tớ một cú vô bắp chân
còn sẹo đây này.

Nghi vung roi lên cười khanh khách, nói giọng ngang tàng.

Còn tớ thì sống nửa đời trên lưng ngựa! – Câu nói này Nghi học được của một tay anh chị làm nghề đánh xe ngựa hồi còn đi Ở chăn ngựa.

Mừng bỏ một tay ôm bạn ra, vỗ vỗ vào hông con ngựa, hỏi:

Con ngựa ni là ngựa chi mà to dữ ri cậu?

– Cậu chưa biết à? NÓ là con ngựa qúy nhất của vua Bảo đại. Trước kia chỉ có vua mới được cưỡi nó thôi.

Chỗ cậu đang ngồi là đúng chỗ trước -kia vua Bảo đại ngồi đó nghe!

– Rứa à? – Mừng kêu lên ngạc nhiên. Em gục vào vai bạn cười ngặt nghẽo. – Hơ hơ! Ai ngờ thằng Mừng con mạ Niệm bán bún bò Ở chợ Bao Vinh, bữa ni
lại được ngồi đúng vô chỗ vua Bảo đại ngồi! Hơ hơ! hớ hơ! – Em vừa reo
vừa nhổm đít lên dằn đít xuống mấy cái liền cho hả cơn khoái.

Nghi cũng lây nỗi vui bồng bột của bạn, cười to nói- Nhưng cậu cũng chưa bằng tớ? Tớ đã được làm vua rồi nghe!

– Thôi đi! Cậu chỉ nói trạng thôi!

– Tớ nói thật mà! Tuần trước tớ vô Ðại Nội đưa thư của trung đoàn trưởng cho ông Chủ tịch ủy ban tỉnh.

Tớ lẻn vô điện Cần Chánh, tót lên ngai vàng ngời vắt chân chữ ngũ làm vua chơi.

– Rứa cậu có vuốt râu không?

– Hứ! Vuốt râu cái chi?

– Tớ đi xem hát bội, thấy vai vua ra là vuốt râu.

Nhưng tớ làm cóc chi có râu?

vuốt giả đò ấy mà.

Hai đứa cùng cười rúc lên. Con ngựa phi nước kiệu đều đều Con đường loang
loáng những vũng nước mưa trôi dưới chân ngựa. Mừng bỗng nghe bạn vừa
lắc lư đầu miệng vừa rì rầm ti tỉ cái gì, nghe không rõ. Em lay lay vai
bạn, hỏi:

Cậu hát à? Hát bài chi, hát to lên cho tớ hát cùng với.

Tớ làm thơ.

– Làm thơ là làm cái chi?

– Cậu không biết thơ à? Bài thơ thường in trên các tờ báo, câu ngắn, câu
dài, có vần với nhau, đọc lên nghe như câu hò chèo đò, câu hát ru em ấy
mà.

– Rứa thì tớ biết rồi. Ó đội tớ có cậu Tư-dát học giỏi nhất,
cũng biết làm thơ nghe! Cậu ấy đọc lên gì gì nghe hay lắm. Làm thơ có
khó không cậu? Cậu học ai mà làm được thơ tài rứa?

– Hồi Ở Mặt
trận An Khê, có một anh nhà báo nhận tớ làm em nuôi, dạy tớ làm thơ. Anh ấy bị đạn đại bác Tây, chết mất rồi. Thơ anh ấy hay ghê lắm. Mỗi lần
nghe anh ấy ngâm thơ là nước mắt tớ cứ chảy ra.

– Như lúc ăn ớt cay ấy à?

– Không phải

– Như lúc về phép thăm mạ mà không được gặp mạ ấy.

– Rứa cái thơ cậu làm đã xong chưa? Ðọc lên cho tớ nghe với.

– Không phải cái thơ mà bài thơ. Cậu chẳng biết cóc chi hết!

– Giọng Nghi trách bạn âu yếm

– Mình làm bài thơ kể chuyện tụi mình tối nay. Tớ đọc thử cậu nghe có xuôn tai không nghe…

Nghi thả lỏng dây cương cho ngựa chạy chậm lại cất giọng ngâm nga:

Lóc cóc, lóc cóc cóc.

Có hai vệ quốc quân

Cưỡi một con ngựa hồng

Bốn vó mềm như sắt.

Nhỏ hơn một con rồng…

Ngựa này xưa của vua.

Tên là Bảo Ðại ngốc.

Cách Mạng và bác Hồ.

Bắt vua xuống đi đất.

Còn ngựa lấy đem cho.

Hai cháu liên lạc nhóc.

Cưỡi phi về làng Phò.

Thăm mạ bán bún bò…

Lóc cóc, lóc cóc cóc.

Nghi ngâm thơ xong một lúc lâu mà không thấy bạn nói gì, khen, hoặc chê, cứ
ngồi im thin thít sau lưng – Em sốt ruột quay đầu lại hỏi:

– Cậu thấy thơ tớ nghe có xuôi tai không?

Mừng bồng gục đầu vào vai bạn, giọng run run:

Mạ tớ bán bún bò mà cũng được cậu làm vào trong cái thơ… Cậu tốt quá!

Con Ca-rô-lin đã đưa hai chú bé liên lạc về đến đầu làng Phò. Trời xem
chừng đã khuya lắm, có lẽ phải quá nửa đêm. Xóm làng tối hăm chín Tết
năm đó như một người nửa thức nửa ngủ- Nhiều nhà cửa đóng im ỉm- Một vài nhà còn thấp thoáng ánh lửa. Trên đường cái làng thỉnh thoảng có người
gồng gánh đi lại. Giữa cảnh tịch mịch, chốc chốc lại vang lên tiếng quát giật giọng- “Ai! Ðứng lại!” đó là tiếng hô của các anh chị dân quân tự
vệ canh gác đầu các ngã đường. Phía thành phố súng vẫn nổ rền như mọi
đêm- Nhưng Ở đây nghe tiếng súng hiền lành hơn; không chí chát dữ tợn
như Ở ngoài Mặt trận. Chốc chốc từ một góc nào đó trong thành phố vọt
lên trời một quả pháo hiệu đỏ lòm như một hòm than đậm lửa văng ra từ
một bếp lò rèn khổng lồ.

– Nhà cậu Ở đường mô? – Nghi ghìm cương lại hỏi:

– Cậu cứ đi thẳng, lúc nào nhìn cái giếng xây cạnh cây bồ đề thì quẹo qua trái một khúc là đến nơi.

– Cậu nhớ vô thăm mạ một phút rồi phải trở ra ngay để- về cho kịp nghe.

Mừng ghé vào tai bạn thì thầm.

Tớ lo quá cậu ạ. Chốc nữa gặp mạ e tớ không về được đơn vị thôi. – Tại răng rứa? Mạ bắt cậu phải Ở nhà à?.

Mừng không trả lời mà chỉ gật đầu. Dáng bộ em trở nên ủ rũ, buồn bã.

– Mạ có bắt thì cứ vùng ra mà đi, sợ chi? Cậu cứ nói là nếu mạ không cho
trở về đơn vị thì bộ đội sẽ về đây bắt con đi Ở tù. Chắc mạ phải sợ mà
cho cậu đi.

Nhưng chỉ sợ đến lúc thấy mạ thấy mạ nằm lăn ra giữa
nhà đập đầu thìch thịch vào cột nhà rồi khóc như mưa như gió, e tớ
thương mạ quá mà không đi được thôi cậu ạ.


Trời tối quá, không nhìn
thấy mặt bạn, nhưng nghe giọng nói Nghi cũng đoán được lúc này bạn đang
bối rối buồn khổ ghê gớm… Em liền cho ngựa dừng lại, lo lắng hỏi:

– Rứa cậu định Ở lại với mạ chứ không trở về đơn vị nửa à?

– Không, không mô… Không đời mô–. Cậu có cách chi giúp cho tớ với!

– Hai đứa ta nhảy xuống cho ngựa nghỉ lưng một tí rồi bàn coi có cách chi không?

Hai đứa xuống ngựa, dưới chân chúng lép nhép những bùn.

Mừng đứng nép vào bơ tre, khóc thút thít, Nghi cố moi óc nghĩ cách giúp bạn
nhưng không nghĩ được cách gì- Chà.-. chuyện này rắc rối quá. Mừng bỗng
cầm tay bạn lay lay, nói:

– Nghi này, hay là tớ chỉ nhà cho cậu,
cậu vô thăm mạ giúp tớ. Cậu nói với mạ: thằng Mừng,của mạ vẫn còn sống.
NÓ đi Vệ Quốc đoàn đánh Tây bên Mặt trận khu C. -. NÓ đang mắc công
tác trinh sát, liên lạc nên chưa về thăm mạ được. NÓ xin mạ đừng giận nó mà tội nghiệp. Bữa mô rỗi việc nó sẽ xin phép cấp chi huy về thăm
mạ…“.

– Rứa còn cậu?

– Mình đứng ngoài đường giữ ngựa, chờ cậu ra..

Nghi một tay cầm cương ngựa, một tay nắm chặt tay bạn, giọng nghe chừng muốn khóc:

Khổ cậu hè.

-. Cậu có biết chữ không?

– Chưa. Hồi còn Ở nhà mình có đi học bình dân học vụ sắp đọc được viết
được thì mạ bị đau, lên cơn suyễn nặng. Mình phải bỏ học, tối tối phải
rang muối chườm ngực mạ. Rứa là mình quên hết mặt chữ…

– Tiếc quá hè- Nếu biết chữ cậu viết cho mạ cái thư tớ mang vô cho mạ, chắc mạ sẽ càng tin hơn, mừng hơn.

Mừng sực nhớ gói đồ đeo lủng lẳng bên vai, liền cởi ra đặt vào tay bạn:

Mình có cái gói ni nhờ cậu đưa cho mạ..

– Gói chi ri?

– Nghi vừa hỏi vừa bóp bóp cái gói-

– Mấy thứ lặt vặt của anh Lượm với anh Tư-dát góp lại gửi về biếu mạ.
Chừ mình đưa cậu đến trước ngõ nhà kẻo sợ trời tối quá cậu tìm không ra.

Nhưng lỡ cậu trông thấy mạ, cậu thương quá khóc to lên mạ nghe tiếng thì nguy!

– Tớ có khóc cũng phải bặm môi lại, cậu đừng lo- Ó đội đêm tớ nằm ngủ với thằng Vệ, thằng Quỳnh, nhớ mạ quá tớ khóc mà chẳng đứa mô nghe tiếng
cả. CÓ tài không?

Mừng đi trước dẫn đường, Nghi dắt ngựa theo sau.

đang đi ngoằn ngoèo trong con đường kiệt tối ngửa bàn tay không thấy, Mừng bỗng đứng sững lại, nói như bị hụt hơi.

– đến nhà rồi..

– đó, cái nhà trước cổng có cây sầu đâu ( Cây xoan) cao cao tê

– Trong nhà không thấy có đèn lửa chi, chắc mạ với mệ đi ngủ rồi.

Nghi đưa dây cương ngựa cho bạn, giục:

– Cậu dắt ngựa quay lại đứng chờ tớ Ở chỗ lúc nãy nghe.

– Cậu cho tới đứng ngoài hàng rào, chờ lúc mạ ra, ngó mặt mạ một tí tì ti thôi. Mạ ra đến giữa sân, tớ dắt ngựa chạy lui cũng còn kịp…

Nghi ứa nước mắt thương bạn. Em đưa tay tìm tay bạn trong bóng tối, siết chặt.

– Úi chao, răng tay cậu run dử ri? Hay cậu đau?

Không.. – Tại tớ ăn có một cái chân gà -.. – Mừng thì thào qua nước mắt.

– Mạ dặn ăn chân gà phải ăn cả hai chân. ăn một chân thì mắc bệnh run tay run chân. Bữa đó tớ mới ăn một chân thì gặp thằng Thúi bị di ghẻ đập
đuổi ra đường. Tớ thương quá cho nó một chân, chứ mới khổ ri.

Hai đứa dắt nhau đi đến trước cổng ngôi nhà có cây sầu đâu.

– CÓ ai trong nhà ra cho tui hỏi nhờ một chút!

Nghi gọi to.

Gọi hai, ba lần thì trong nhà có tiếng hỏi vọng ra:

Ai kêu chi ngoài đó rứa?

– Dạ em! Em Ở bộ đội hỏi thím Niệm bán bún bò Ở Bao Vinh tản cư về đây. Không biết thím có nhà không?

Trong nhà lóe sáng ánh đèn- Tiếng cánh cửa kẹt mở. Một người đàn bà mặc áo
cộc, trùm khăn, tay cầm cây đèn dầu hỏa, một tay chị khum khum che gió,
bước ra sân.

Mừng rúc đầu vào cái lỗ trống hàng rào bông cẩn, cố mở to mắt nhìn vào sân- Con ngựa dẫm vó lộp cộp ngay phía sau lưng.

Vùa trông người đàn bà bước ra, Mừng nức nở thì thào gọi qua lỗ trống:

– Mạ? Mạ! Con đây mạ!

Nghi khẽ suýt:

– Chạy ngay đi! Mạ sắp ra rồi đó? – Rồi em bước nhanh qua cổng đón gặp người đàn bà trước sân.

Mừng như bị ai đuổi, túm chặt dây cương, lôi con ngựa chạy biến vào khoảng bóng tối dầy đặc trước mặt.

Em vừa chạy vừa khóc.

Ra đến chỗ bụi tre lúc nãy, em dừng lại, nép sát vào một bên lề- Em đứng
chờ một lúc rất lâu vẫn không thấy Nghi trở ra. Ruột gan em cồn cào như
lửa đốt. Em đoán chắc lúc ni Nghi đang ngồi nói chuyện với mạ. Mạ rót
nước cho Nghi uống, lấy bánh tét, bánh ít cho ăn.

Còn mình là con của mạ thì phải đứng dưới bụi tre dọc đường “Ủi chao, con cực quá mạ
ơi” Ý?ĩ đó làm cho Mừng khóc òa lên thành tiếng.

Em thấy mình không còn đủ sức để đứng chờ thêm nữa.

Thôi, mình cứ liều chạy vô thăm mạ. Nếu mạ có bắt Ớ lại cũng đành chịu. Em
dắt ngựa, cúi đầu xăm xăm bước. Mới bước được mấy bước đã nghe tiếng
Nghi.

– Mừng ơi! Mừng!

– Tớ đây?- Mừng chạy lại đón bạn, hỏi không kịp thở.

Mạ hỏi cậu chuyện chi? Cậu có nói như tớ dặn không?

– CÓ có hết! Chút nữa tớ sẽ kể cho nghe. Chừ phải lên ngựa phi thật nhanh không thì về đơn vị trễ mất.

Hai đứa trèo lên lưng ngựa. Nghi ra roi, cho ngựa phi mỗi lúc một nhanh.

– Té ra mạ đã biết chuyện cậu còn sống, đang Ở Vệ Quốc Ðoàn. Mạ kể là
cách đây hơn nửa tháng, có một anh bộ đội tên là… anh chi hè? Anh So? – đúng rồi, anh So. Anh tìm vô nhà gặp mạ, kể với mạ anh ấy gặp cậu đang
theo đội đi qua bên Mặt trận, rồi đưa cho mạ bó lá thuốc suyễn của cậu
gửi. Mạ vô buồng lấy bó lá ra cho tớ coi Mạ khen lá hay lắm, mới sắc
uống có hai chén mà bệnh đã đỡ nhiều- Tớ nói với mạ y như lời cậu dặn.
Mạ khóc ghê quá làm tớ cũng khóc theo luôn. Mạ dặn nói lại với cậu mạ
không giận chuyện con trốn nhà đi Vệ Quốc Ðoàn mô- Nghe tin con còn sống mà lại nên người, mạ mừng lắm. Khi mô rảnh rang công việc của Mặt trận
thì gắng xin phép cấp chỉ huy về nhà cho mạ thăm…

– Mạ còn dặn chi nữa không?

– Ó mạ còn dặn là làm việc chi cũng phải làm cho chăm chỉ, đùng để cho
người ta chê bai mình. Với lại không được đầu trần mà đi giang nắng, lỡ
cảm đau thì mạ khổ lắm.

Lúc tớ Ở nhà mạ cũng hay dặn như rứa…

Mạ ngó bộ hiền quá cậu hí – Mạ cứ ôm chặt lấy tớ mà khóc suốt- Nước mắt mạ rớt xuống mặt tớ nóng phỏng-..

Nghi bỗng đưa tay lên sờ má, tưởng như nước mắt của ngươi mẹ vẫn còn nóng ướt trên hai má em.

Gần năm giờ sáng, Nghi đã đưa được Mừng về đến khu vực trường Kỹ Nghệ.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.