Bạn đang đọc Tung Hoành Nam Hạ – Chương 70: Trải lòng
Đã một tuần. Đã một tuần trôi qua kể từ khi Bạch Vân phân chia công việc ọi người. Ai ai cũng nhiệt tình tham gia. Nhưng mỗi người có một lối suy nghĩ riêng, phương thức làm việc cũng có quy tắc của riêng mình. Do đó có vô số tình huống làm Bạch Vân phải đau đầu không ít.
Đầu tiên là việc Bạch Vân ọi người tập thể lực, rèn luyện sức chịu đựng của họ. Gã bắt mọi người phải chạy từ dưới biển chạy lên, sau đó lại chạy xuống. Cứ như thế, sáng hay tối đều phải chạy suốt một canh giờ mới được nghỉ. Phải biết, chạy dưới biển mất sức nhiều hơn chạy trên bờ rất nhiều. Những người có sức khỏe, sự dẻo dai còn gắng gượng được. Thế nhưng đa số người tham gia chống hung nô lần này: lòng yêu nước thì nhiều nhưng sức chẳng có bao nhiêu. Bọn họ rất hăng hái tập luyện nhưng ngày thứ hai thì số người đến tập vơi đi khá nhiều, đến ngày thứ ba thì chỉ còn quá nửa số ban đầu. Long Phi Long cũng vì việc này mà ngủ chẳng yên giấc. Hắn đến vặn hỏi Bạch Vân:
“Bạch huynh đệ, việc tập luyện của mọi người dường như mang đến tác dụng trái ngược đó.”
Bạch Vân sau khi nghe qua tình hình, gã thấy sắc mặt Long Phi Long như muốn phát hỏa liền cười nói:
“Long bang chủ không cần lo lắng như thế.”
Long Phi Long trợn mắt:
“Ngươi cho họ chạy lên chạy xuống như thế khác nào đang phá sức mọi người. Hừ, bọn họ chạy mệt như vậy thì còn luyện bắn cung thế nào được? Ngay cả đám thuộc hạ của ta, đứng tập bắn mà hai chân cứ run lẩy bẩy…”
Bạch Vân chen vào:
“Tuy bây giờ rất gian khổ nhưng sau này Long bang chủ sẽ thấy được tác dụng nó. Việc rèn luyện sức chịu đựng là cấp thiết lúc này. Chúng ta đánh hung nô đâu phải là lấy cứng chọi với cứng. Nếu chúng ta cứ nhắm ngay bản doanh của chúng mà xông vào thì khác nào tự sát?”
Long Phi Long đảo mắt, hắn hỏi:
“Bạch huynh đệ cứ ăn nói nửa chừng làm ta nửa mừng nửa lo. Hãy nói rõ xem nào.”
Bạch Vân thấp giọng:
“Việc dụng binh quan trọng là bất ngờ. Nếu ta nói cho bang chủ nghe thì còn gì là bất ngờ nữa?”
Long Phi Long lắc đầu, hắn lớn giọng:
“Ngươi cứ giấu giấu giếm giếm. Nói cho ta biết để ta xoa dịu tinh thần mọi người, như vậy mọi người mới tận tâm mà tập luyện được. Nếu không bọn họ cứ hỏi: chạy làm gì? Chạy hoài thế, sao không tập cái khác? Chúng ta đi đánh giặc chứ đâu phải đi chạy giặc đâu mà tập chạy?…”
Bạch Vân đáp:
“Long bang chủ cứ nói với mọi người thế này: chúng ta sẽ chia quân ba đường. Tập trung trước doanh trại của địch, sau đó sẽ đồng loạt xông vào đánh úp. Vậy nếu mọi người không nhanh thì làm sao thắng trận được?”
Long Phi Long lại trợn mắt:
“Chỉ đơn giản như vậy?”
Bạch Vân gật đầu nói:
“Chỉ đơn giản như vậy!”
Long Phi Long còn đang suy tư thì Bạch Vân lại nói:
“Điểm trọng yếu của trận này chỉ một chữ: nhanh.”
Long Phi Long chưa kịp hiểu thì thấy bóng người nhoáng lên. Bạch Vân đã đặt tay vào yết hầu của hắn. Hắn vội nói:
“Có lý lắm. Nhưng nếu địch phòng thủ nghiêm ngặt thì sao?”
Bạch Vân cười, gã nói:
“Long bang chủ cứ phòng bị thử xem.”
Long Phi Long bị Bạch Vân đánh lén nên không phục. Bây giờ hắn lui lại ba bước, hạ thân người xuống, đưa chân ra, đứng thủ thế. Hai mắt hắn dán chặt vào người của Bạch Vân. Bạch Vân nhích người một cái, vừa đến trước mặt của Long Phi Long liền xoay người ra sau người của hắn. Tay gã lại đặt ngay yết hầu của Long Phi Long. Hai mắt Long Phi Long lóe lên vẻ kinh sợ rồi biến mất. Hắn biết: Bạch Vân là cao thủ đáng sợ nhất mà hắn từng gặp. Tuy theo dõi được bóng người của Bạch Vân nhưng sự di chuyển cùng sự biến hóa trong khinh công của Bạch Vân làm hắn không phản ứng kịp. Bạch Vân hỏi:
“Long bang chủ thấy sự bá đạo của chữ nhanh rồi chứ?”
Long Phi Long cười nói:
“Ha ha. Lần này bọn hung nô không chạy không xong.”
…
Tiễn Long Phi Long ra ngoài. Bạch Vân thở ra một hơi. Bây giờ gã mới cảm nhận được sự khó khăn khi phải “quản lý” người khác. Giờ gã mới hiểu vì sao muốn làm trưởng phòng, giám đốc phải cần có bằng cấp. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn thấy không đúng. Nếu chỉ cần có bằng cấp là có thể quản lý tốt thì tại sao lại có công ty bị phá sản? Nghĩ hoài vẫn không thông suốt, Bạch Vân ra bờ biển “hứng gió”.
Tháp canh bây giờ đã được dựng xong. Tháp được xây bằng gỗ cây, ột trăm mét, rộng mười mét. Xung quanh tháp được gắn những chiếc đèn lồng to bằng thân người để thuận tiện cho việc quan sát. Trên đỉnh tháp luôn có năm người túc trực trên đó để theo dõi động tĩnh. Có thuyền lạ đến liền rung dây báo động ọi người. Sợi dây được nối từ đỉnh tháp dài đến chợ, trên dây có gắn những chiếc chuông nhỏ và đèn lồng xen lẫn với nhau. Việc Bạch Vân cho gắn đèn lồng quá nhiều cũng gây không ít sự bàn tán, phản đối của mọi người. Nếu đã theo dõi người khác thì cần gì phải khoa trương, bắt mắt như thế? Tuy nhiên, theo Bạch Vân giải thích thì việc xây tháp canh không chỉ để dùng cho việc theo dõi thuyền địch mà còn tạo nên sự thu hút đối với những người khác, khi đến bãi biển này. Gã muốn sau này, sau khi đánh đuổi hung nô, bãi biển sẽ có nhiều người lui đến định cư. Như thế nơi đây sẽ ngày càng phát triển mạnh, mà việc tạo kỳ quan là việc không thể thiếu. Bây giờ một công hai việc, tại sao không làm?
Đứng bên hàng phi lao trên bờ biển quan sát tháp canh, những chiếc chiến thuyền đã được đóng. Bạch Vân cảm thấy người dân nơi đây thật phi thường. Tháp canh rất vững chắc, chiến thuyền lại càng làm người ta phải chép miệng khen hay. Những chiếc thuyền đánh bắt hải sản đã rất to rồi, thế mà chiến thuyền lại to gấp đôi. Chiến thuyền có đến ba cột buồm, mũi thuyền thì vuông chứ không nhọn, hai bên đều có hình đầu rồng chạm khắc rất tinh tế. Đang thầm khen ngư dân có chuyên môn rất cao thì có người khoác chiếc áo choàng lên người gã. Bạch Vân xoay người thì thấy Phạm Kiều Như đang mỉm cười với mình. Gã hỏi:
“Tối lạnh thế này, muội ra đây làm gì?”
Phạm Kiều Như đáp:
“Kiều Như thấy công tử đứng ngoài gió biển thì không an tâm nên mang thêm áo cho công tử.”
Bạch Vân cười nói:
“Đa tạ. Muội cũng phải lo cho bản thân mình.”
Phạm Kiều Như hỏi:
“Công tử đang có tâm sự chăng?”
Bạch Vân nhìn về bóng tối nơi chân trời. Một lúc lâu, gã ngâm:
“Sống nơi yên tĩnh, thảnh thơi lòng.
Xạc xào gió thổi, giữa cành thông.
Chiếu trải dưới cây, kinh một quyển.
Thanh nhàn hai chữ, có hơn không?”
Phạm Kiều Như mấp máy môi như đọc lại bài thơ. Nàng nhoẻn miệng cười:
“Cây cao bóng mát không ngồi, công tử ra giữa nắng rồi trách trời không râm ư?”
Bạch Vân nghe xong liền ngẩn người. Rồi gã cười phá lên, gã hỏi:
“Vì sao muội lại nói thế?”
Phạm Kiều Như chớp chớp mắt. Nàng nói:
“Hai năm nay, vùng biển này đã bị bọn hung nô giày xéo. Dân chúng bỏ đi, quan phủ bất lực. Ai ai cũng cho rằng: hung nô sớm muộn gì cũng chiếm trọn vùng biển này. Công tử một thân tuyệt kỹ, khí độ lại hơn người. Dù đi đến đâu cũng được người kính phục, mời gọi. Vinh hoa phú quý hưởng không hết. Thế mà công tử lại ở lại đây, kêu gọi mọi người cùng đánh hung nô. Như vậy chẳng phải tự chuốc lấy phiền toái hay sao?”
Bạch Vân nhìn Phạm Kiều Như, hai mắt gã sáng rực lên:
“Ta là người nước Đại Nam. Làm sao có thể giương mắt nhìn bọn hung nô xâm chiếm bờ cõi nước ta được.”