Truyện Ma Nguyễn Ngọc Ngạn

Chương 22


Bạn đang đọc Truyện Ma Nguyễn Ngọc Ngạn – Chương 22

Bà tuột nhanh xuống giường, xỏ guốc đi ra. öng Phú ngồi bật lên, trố mắt nhìn theo chờ đợi. Bà Phú vừa tháo then ngang, vừa nói lớn:
– Đứa nào đập cửa đấy? Từ từ rồi tao mở, làm cái gỉ mà inh ỏi lên thế?
Rồi bà mở rộng cánh cửa gỗ, con mèo liền đi ra, nhưng chỉ vài giây sau bước vào, nhẹ nhàng nằm khoang thai bên ông Phú. Bà Phú bước ra thềm, ngạc nhiên chẳng thấy ai. Bà đứng trên hiên, nhìn ra phía cổng, cũng chẳng thấy bóng người nào. Bà bực mình hỏi lớn:
– Đứa nào đập cửa nhà bà đấy?
Không có ai đáp lại, bà buột miệng nói:
– Lạ nhỉ? Rõ ràng là vừa đập cửa cơ mà, biến đi đâu mà nhanh thật đấy? Này này, con cái nhà ai mà nghịch như quỷ thế hả? Bà mà túm được là mày chết với bà đấy!
Bà đứng thêm một lúc rồi vén mùng quay vào nằm bên chồng, ông Phú hồi hộp hỏi:
– Bà có thấy đứa bé không?
– Có thấy gì đâu?
– Ơ! Mà rõ ràng cả hai lần nó gõ cửa bà đều nghe thấy chứ đâu phải là tôi ngủ mê! Lần trước tôi ra, thì nó đứng ngay trước mặt tôi, bận này bà ra thì lại không thấy, thế này là thế nào?
Cả hai cùng im lặng vì cả hai không tìm ra được câu trả lời, một hồi ông Phú hạ giọng nói như tự hỏi:
– Chả biết là người hay là ma?
Bà Phú đáp ngay:
– Ma với quỷ cái gì? Chắc đứa nào nó trêu mình!
Tuy bà nói thế nhưng lòng bà bắt đầu thắc mắc, vì bà biết làm gì có đứa nào dám trêu chọc bà ở giữa khuya khoắt như thế này? Ban ngày còn chả dám huống chi là ban đêm. Đắn đo một chút bà hỏi:
– Mà này ông! Thế ông thấy đứa bé thật à? ông có chắc không đấy?
ông Phú gắt nhẹ:
– Bà ơi, tôi ngần này tuổi. Cả đời có biết ma là cái gì đâu. Nhưng mà hôm nay… hôm nay thì tôi thấy lạ lắm….
Bà Phú ngắt lời:
– Tôi thì..tôi chỉ sợ ông ngáy ngủ, mắt nom không rõ thôi. Chứ ông nghĩ mà xem ăn xin gì… chả ai ăn xin vào lúc nữa đêm như thế này! huống hồ trẻ con thì giờ này ngủ say như chết ấy, lay không dậy nổi chớ đừng nói là giờ này lang thang ngoài đường!
ông Phú càng kinh sợ qua những lời vợ ông vừa nói thì rõ ràng là ma chứ không phải là người. Bà Phú bổng nhổm dậy, bước nhanh xuống giường, ông Phú hốt hoảng hỏi:

– Bà đi đâu đấy?
Bà Phú vừa xỏ guốc vừa đáp:
– Tôi đi gọi cái Thuần
Bà mạnh dạn bước ra tháo then cửa, khe khẻ hé mở, tiếng bản lề để lâu ngày rỉ sét, kêu lên kèn kẹt. bà mở to mắt nhìn xa xa, dĩ nhiên không thấy ai, sương vẫn dày đặc trong không gian mờ tối. Bà bước hẳn ra, đứng lại một lúc trên thềm không thấy động tỉnh gì, bà mới đi nhanh xuống bếp và gọi:
– Thuần ơi!
Chị người làm nằm trên cái giường kê sát cửa bếp, ngồi dậy vấn tóc và đáp:
– Ớ! Bà gọi con ạ? Có việc gì sớm thế ạ?
Bà Phú ngồi xuống bên cạnh và hỏi:
– Này, tối ngày hôm qua mày quên đóng cửa phải không?
Chị Thuần quả quyết:
– Ấy chết! Sao bà nói thế ạ? Con đóng cổng, cài then cẩn thận lắm, quên làm sao được ạ? Có cô Nhàn làm chứng, lúc đó cô con vừa tắm ở dưới ao lên, đi ra cổng cùng với con. Bà không tin thì hỏi cô con là biết ngay ấy.
Bà Phú ngồi thừ người im lặng, chị người làm sốt ruột hỏi thêm:
– Có cái gì thế bà? Có việc gì thế bà? Trộm vào nhà mình hở bà? hay là có chuyện gì không? Bà làm con lo quá bà ạ!
Bà Phú không muốn để chị người làm kinh hãi, sợ chị sẽ kể với hai đứa con, cho nên bà đứng dậy và bảo:
– Không, tao chỉ hỏi thế thôi!
Rồi bà bước ra sân, vừa đi vừa nhìn xung quanh một lần nữa.
ông Phú vẫn nằm nhắm mắt trên giường, nghe tiếng chân vợ vội lên tiếng:
– Bà kể với cái Thuần ấy à?
– Không, tôi chỉ hỏi nó là tối hôm qua nó có đóng cổng hay không thôi.
– Rồi nó bảo sao?
– Nó quả quyết là nó có đóng, có cả cái Nhàn ra cùng đóng cổng với nó.

Dứt lời, bà mén vùng chui vào, ngả người nằm xuống và nói bâng quơ:
– Lạ thật đấy, tôi thì tôi vẫn cứ cho là ông quáng gà chứ làm gì có đứa bé con nào?
ông Phú đã bình tĩnh trở lại, ông gắt nhẹ:
– Ừ thì cứ cho là tôi nhìn lầm đi. Nhưng cả hai lần nó gõ cửa, bà đều nghe thấy, chứ nào phải riêng tôi? hỏi bà ai gõ mới được chứ? Đây nhé, vừa nghe tiếng gõ cửa bà chạy ra ngay lập tức, mà không thấy ai, tôi hỏi bà cái sân nhà mình nó trống hốc ấy. Giả như có đứa nào nó cố ý trêu tôi với bà, thì nó núp vào đâu?Nó vừa gõ cửa, bà ra ngay cơ mà! Người mà chạy nhanh đến thế hay sao? Bà thử nghĩ xem!
Nghe những lời phân tích ấy, bà cho là chồng hoàn toàn có lý, buộc miệng nói theo:
– Ờ, sân nhà mình thì làm gì có chỗ núp ông nhỉ?
ông Phú càng tin là mình đã gặp ma, rồi từ đó hai người im lặng nằm bên nhau, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ. Mãi cho đến khi gà trong xóm rộn rã gáy khắp lượt, tiếng bước chân, tiếng nói chuyện huyên náo của dân làng kéo nhau ra đồng trên con đường đất rộng chạy ngang trước nhà. ông Phú mới mệt mỏi ngồi dậy ra thềm đứng nhìn khoảng sân gạch đang sáng dần trong ánh bình minh.
Mặt trời lên, làm ông thấy tỉnh táo hẳn, không còn sợ hãi như trong đêm. ông bước xuống sân thong thả đi ra cổng, và quả nhiên thấy cánh cổng vẩn còn khép kín, cài then trong với chiếc khóa đồng to bản vẩn nằm im ở vị trí thường lệ. Nhà ông từ mấy đời vì của cải khá nhiều nên xây tường bao quanh, và đêm đêm bao giờ cũng đóng then để đề phòng trộm cắp. Cổng khóa có nghĩa là người lớn không hề vào được, huống hồ là đứa con nít ba bốn tuổi. ông thơ thẩn quay vào, đi quanh một vòng.
Mặt trời lấp ló sau rặng tre, chiếu những tia nắng ban mai rực rỡ, in bóng ông chạy dài in trên nền gạch. ông bước lên hiên, uể oải ngồi xuống bậc thềm ngay chỗ sáng nay ông đúng nói chuyện với đứa bé lạ mặt. Con mèo đen lấm lét bước theo, rồi leo lên nằm trên đùi ông.
Bà Phú từ dưới bếp đi lên bưng khay trà toan bước vào nhà để đặt lên bàn cho chồng như thường lệ. Nhưng ông Phú vẫy bà, chỉ tay xuống sân và nói:
– Chỗ này nè bà! Nó đứng ngay chỗ này này.
Bà Phú đặt khay trà trên hè và cũng ngồi xuống bên cây cột gỗ lim. Bà lật hai cái cốc thủy tinh rồi rót nước trà, hơi nóng bốc lên nhè nhẹ. ông Phú có thói quen sáng thức dậy là phải uống ngay một cốc nước trà thật nóng và thật đặc trước khi ra hông nhà bếp xúc miệng rửa mặt. Nhìn nét ưu tư trong ánh mắt chồng, bà Phú tự hỏi:
– Hay là thật sự có đứa bé hàng xóm nữa đêm lẻn vào chọc ghẹo, cốt để làm cho vợ chồng bà sợ? Trẻ con làng này thì có thiếu gì đứa quấy phá thiên hạ.
Nghĩ thế, bà hỏi:
– Này, nó… nó… con cái nhà ai? ông thấy mặt mũi nó ra làm sao? ông có nhớ nó không?
– Nào tôi có biết. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy chắc một điều là nó không phải là đứa bé ăn xin. Con nhà ăn mày làm gì có quần áo trắng tinh như thế! Với lại bà nói đúng, bố mẹ nào mà xui con đi ăn xin mà lại đập cửa nhà người ta giữa nữa đêm như thế. Người ta đánh cho què chân chứ lị!
Tất cả những nhận xét của ông Phú, thật ra bà Phú đã nghĩ đến từ nãy đến giờ, nhưng không muốn nói ra sợ làm chồng càng thêm sợ, bà chỉ khẻ gật đầu tỏ vẻ đồng ý, ông Phú lại thêm:
– Bà ạ, tôi vừa ra coi lại ngoài cổng, thì cổng vẩn còn khóa
Bà Phú bưng cốc nước nóng xoay xoay trên tay quay sang nhìn chồng. Một người bản tính hung hăng như chồng bà mà từ lúc nhìn thấy đứa bé lạ mặt trong đêm khuya, bổng dưng biến thành con người khác với những sợ sệt không che dấu nổi, thì chắc hẳn đứa bé ấy có cái ma lực gì ghê gớm lắm. Có thể nó là một oan hồn từ khu nghĩa trang ngay sau vườn nhà bà hiện về chăng? Nhưng bà lại lắc đầu gạt đi vì bà nhớ lại 20 người chôn sau nhà bà không ai chết trẻ. Đó là điều làm cho bà vẫn còn ngờ ngợ, nữa tin nữa không tin. Bà phân vân hỏi chồng:

– Ý ông thì….thì ông nhất định cho rằng đứa bé ấy nó… nó… không phải là người à?
– Ma chứ không phải là người. Bà nhớ lại mà xem, có bao giờ con mèo nhà mình nó lồng lộn như đêm hôm qua đâu? Hễ nó gào lên, là lập tức có tiếng gõ cửa. Giống mèo nó nhận được ma ấy bà ạ! Bà không nghe người ta kể là quỷ nhập tràng hay sao?
– Có, có nghe! Nhưng mà quỷ nhập tràng nghĩa là quan tài người chết vẫn quàng trong nhà chưa đem chôn, nếu như mà có con mèo đen nó nhảy qua thì quan tài sẽ đứng bật dậy, rồi nắp quan tài bung ra, rồi người chết đuổi theo con mèo. Tôi thì tôi nghe người ta kể như thế.
Bất giác, ông Phú cuối xuống nhìn con mèo đen của mình đang nằm bên cạnh đùi ông. Và tự dưng ông thấy rờn rợn vì biết đâu nó chẳng biến thành tinh khi gặp quan tài người chết. Bà Phú uống ngụm nước, đặt lên, rồi trầm ngâm tiếp:
-..Tôi, thì tôi về ở với ông hơn hai mươi mấy năm rồi trong cái căn nhà này, chưa hề nghe nói nhà mình có mà bao giờ. Nhưng mà hôm nay nếu ông tin là có ma, thì để tôi bảo cái Thuần nó chạy đi mời Thầy, Thầy Lĩnh Quang ở bên Xuân Diễn ấy. Ngoài chợ người ta cứ đồn là Thầy Lĩnh Quang cao tay lắm. Thầy sai được cả âm binh và có phép mỡ mả chị thằng Trùng ấy. Để tôi thỉnh Thầy về cúng kiến xem sao, đuổi hồn ma đi khỏi quấy rầy nhà mình ông nhé.
ông Phú giơ tay ngăn lại:
– Hẳng khoan bà, tôi không muốn cái chuyện này ầm ỉ lên. Từ từ xem thế nào đã. Cần thì cũng phải mời nhưng thư vài hôm nữa xem sao.
Bà Phú đồng ý ngay:
– Thì tôi sợ ông lo quá rồi thành bệnh nên tôi mới đề nghị ông như thế, chứ thật ra tôi đâu muốn chuyện này nó lan ra ngoài cho thiên hạ biết đâu. Miệng đời nó ác dộc lắm! Người ta lại bảo là nhà mình thất đức bị trả quả báo.
Hai chữ thất đức, bà Phú nhấn mạnh để ám chỉ chính ông chồng những năm tháng đã qua. ông Phú dường như cũng biết ý vợ nên chớp mắt nâng ly trà hớp một ngụm lớn rồi không nói gì. Bà Phú liếc mắt nhìn chồng, thấy ông đã tỉnh hẳn chứ không lạnh người như trong đêm. Tuy vậy ánh mắt ông vẫn nặng trĩu ưu tư và da mặt sáng nay chợt xanh xao như người sốt rét lâu năm. Để trấn an ông, bà quay về với luận ngữ cũ hy vọng giúp chồng quên hẳn nổi sợ hãi vừa xảy ra, bà bảo:
– Trời ơi, đêm qua ông làm tôi sợ quá, tôi tưởng ông lên cơn sốt rét.
ông Phú gật đầu rồi nói:
– Bà nhớ đấy nhé, bà đừng dể hở cái câu chuyện nhà mình cho người ngoài nghe đấy nhé! Con Thuần, cái Nhàn, thằng Hoành, bà không được nói với chúng nó.
Bà Phú đồng ý ngay, bà nhắc lại:
– Với lại đã chắc gì là ma? ông bảo sáng nay ông nom thấy đứa bé đứng ở đây xin cơm, nhưng mà khi tôi mở cửa ra, tôi chả thấy đứa bé nào cả. Tôi thì tôi chỉ sợ lúc ấy ông ngái ngủ, mắt nhắm mắt ngủ, trời lại lắm sương mù cho nên ông nom cái nọ nó xọ ra cái kia chăng?
Ông Phú cũng mong như thế, mong rằng hình ảnh đứa bé sáng nay ông thấy đứa bé trước cửa nhà ông cũng như người đàn bà đứng ngoài cổng, đều chỉ là ảo giác. Nhưng rõ ràng không phải, ông nom thấy thật, ông ônở nụ cười héo hắt bảo vợ:
– Tôi là chúa ghét chuyện nhảm nhí, ghét những chuyện mê tín dị đoan, bà thì còn hay tin vớ vẩn chứ bà có thấy tôi tin ma quỉ bao giờ? Ấy thế mà bây giờ chính tôi lại gặp.
ông vừa dứt lời thì từ dưới bếp, chị người làm và hai đứa con cùng kéo lên, cái Nhàn hơn 20 tuổi, con gái cưng của bà Phú. Thằng Hoành 16 tuổi, học chữ Quốc ngữ hết lớp ba bậc Tiểu học thì trường làng không còn lớp cho nó tiếp tục nên đành quanh quẩn ở nhà. Nhàn ngồi xuống bên cạnh mẹ và hỏi một cách lo lắng:
– Nhà có việc gì thế hở mẹ? Đêm qua có trộm hay sao mà sáng nay con thấy mẹ xuống bếp đánh thức chị Thuần sớm thế?
ông Phú đưa mắt nhìn vợ làm hiệu, bà Phú vội xua tay phân trần:
– Trộm đâu mà trộm, mẹ chỉ hỏi chị Thuần là có quên khóa cổng hay không thôi.
Cái Nhàn thắc mắc hỏi:
– Ơ… nhưng mà rõ ràng con nghe tiếng bố nói chuyện với ai ngoài hè cơ mà? Lúc đó con giật mình thức dậy, con tính con chạy ra con thấy mẹ chạy xuống bếp gọi chị Thuần.
Bà Phú cười đẩy con:

– Bố mày mê ngủ đấy chứ có nói chuyện với ai đâu! Chuyện vãn gì nữa đêm vậy?
Thằng Hoành ngồi xuống bên cạnh chị, chăm chú theo dõi nhưng không nói lời nào, chị người làm lên tiếng đổi đề tài:
– Hôm nay bà với cô Nhàn có đi chợ không ạ? Để con mang quang gánh ra cho bà.
Bà Phú quay sang hỏi con gái:
– Đi hay ở nhà con?
Nhàn ngạc nhiên nhìn mẹ và đáp:
– Đi chứ mẹ! Chợ phiên mà! Mẹ bảo là mẹ mua vải may cho con và thằng Hoành mỗi đứa hai cái áo cánh mà!
Bà Phú thở dài:
– Ờ… ừ… thì đi, nếu đi thì phải đi cho sơm con ạ. Hôm nay sương nhiều, chốc nữa nắng to phải biết.
Rồi bà quay sang chồng:
– Thế ông có cần mua cái gì không?
ông Phú uể oải đáp:
– Bà xem trong tủ có còn chè mạn sen không? Hết thì mua cho tôi mấy gói.
Bà Phú đứng dậy bước vào nhà và nói:
– Ừ, để tôi xem coi
Rồi bà giục con gái chuẩn bị lên đường, bà bảo chị người làm:
– Lấy cái thúng được rồi. Có mua gì nhiều đâu mà cần quang với gánh.
Chị Thuần và Nhàn xuống bếp, thằng Hoành ra vườn sau xem tổ chim trên cây bưởi, chỉ còn mình ông Phú ưu tư ngồi trên
thềm nhìn ra cổng, không nói lời nào. Nổi lo sợ trong đêm gần như tan biến hết dưới ánh sáng mặt trời. ông ngẩm nghĩ mãi về cuộc đời, ông không hiểu tại sao ông lại gặp ma, hay đúng hơn là tại sao ma lại đến với ông?
Những câu chuyện về thế giới bên kia, về oan hồn vươn vấn dương gian. Ai mà chả từng nghe kể, mà chỉ toàn là tưởng tượng, là hoang đường, chứ có ai tận mắt gặp phải hồn ma bao giờ? Cả đời ông vẫn tin như thế cho đến đêm qua thì suy nghĩ của ông rẻ hẳn sang một khúc quanh khác. Chuyện tiếp xúc với cõi âm là có thật, chứ chẳng phải là ảo giác thêm mắm thêm muối cho hấp dẫn người đời. ông mong rằng câu chuyện sẽ kết thúc ở đây, đừng tái diễn thêm một lần nào nữa. ông thở mạnh, vói tay lấy cái điếu cày, rồi tình cờ ngước lên ngọn cây soan mọc ở đầu nhà, trên một nhánh khác có con quạ đen đậu từ lúc nào, mắt đăm đăm nhìn ông. ông vung tay đuổi, con quạ vẫn lì lợm đứng tại chỗ, ông tìm cục đá nhỏ quăng lên, con quạ vỗ cánh đảo một vòng rồi trở về chổ cũ và vẫn nhìn ông soi mói, khiến ông hoang mang, đứng dậy bỏ vào nhà.
Một ngày trôi qua rất nhanh, buổi trưa ông thơ thẩn đi bách bộ trên thềm nhà dưới mái hiên dịu mát. Bà Phú và Nhàn đi chợ chưa về, con mèo đen đang lửng thửng bước theo ông trên trên hè bổng dưng thét lên rồi chạy vụt ra cái cổng chính, rồi cứ thế nó nhảy chồm lên cào vào cánh cổng như đang quần thảo với một kẻ thù vô hình nào đó rất hung dữ. ông Phú đứng trên nhà, toàn thân nổi da gà, trố mắt nhìn ra dù không thấy gì ngoài con mèo một mình gầm thét và cào cấu.
Một lúc sau, con mèo ngừng kêu, đứng lặng im trước bụi tre một lúc rồi quay vào với ông. ông thở hổn hển, ngồi xuống bậc thềm xoa lưng nó bởi biết rằng hồn ma vừa hiện vào cổng trước nhà ông, nhưng có lẽ vào ban ngày, ông không thấy được. Tuy nhiên, nhìn vào cảnh tượng ấy, ông cũng thấy rõ là người xưa nói không sai: chung quanh người sống, có biết bao nhiêu hồn người chết đang lởn vởn bên cạnh, mà mắt trần gian không trông thấy được.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.