Đọc truyện Truy Tìm Dracula – Chương 46
Bạn thân mến,
Hôm nay, sau khi đưa chúng tôi ngược lên hướng Bắc đến tận Târgoviste, người tài xế đã quay về với gia đình anh ta ở Bucharest, còn chúng tôi thì nghỉ lại một quán trọ cũ kỹ. Georgescu đúng là một người bạn đồng hành tuyệt vời; dọc đường ông đã làm tôi thích thú bằng cách kể tôi nghe lịch sử của miền quê mà chúng tôi đi ngang qua. Trong ngày hôm đó tôi đã học hỏi được nhiều vì kiến thức của ông rất rộng, bao trùm cả những lĩnh vực như kiến trúc và những loại thực vật của từng địa phương.
Târgoviste là một thành phố xinh đẹp, vẫn đậm dấu ấn thời Trung cổ và có hơn một quán trọ tử tế nơi khách lữ hành có thể rửa mặt bằng nước sạch. Bây giờ chúng tôi đang ở giữa lòngWallachia, một vùng bán sơn địa nằm kẹp giữa những rặng núi và vùng đồng bằng. Vlad Dracula cai trị vùng Wallachia nhiều lần trong hai thập niên 1450 và 1460; Târgoviste là thủ phủ của hắn. Trưa hôm đó, khi chúng tôi tản bộ quanh các phế tích quan trọng nhất còn sót lại trong cung điện, Georgescu chỉ cho tôi thấy những căn phòng khác nhau và mô tả chức năng có thể của chúng trong quá khứ. Dracula không ra đời ở đây mà là trong vùng Transylvania, tại một thị trấn có tên gọi là Sighişoara. Tôi không có đủ thời gian để đến tham quan nơi đó, nhưng Georgescu đã đến đó nhiều lần, ông cho tôi biết căn nhà nơi cha Dracula từng sinh sống – nơi Vlad ra đời – vẫn còn đứng vững.
Đáng chú ý nhất trong số các quang cảnh đáng chú ý mà chúng tôi nhìn thấy ở đây hôm nay, khi rảo quanh những con đường cũ kỹ và các phế tích, là những tháp canh của Dracula, hay đúng ra là những công trình phục chế khá xinh xắn của chúng được thực hiện vào thế kỷ mười chín. Georgescu, nhà khảo cổ học tài ba, hếch cái mũi lai hai dòng máu Scotland và Rumani, trỏ vào các công trình phục chế, giải thích là trong trường hợp này, những lỗ châu mai quanh đỉnh tháp đã được phục chế không đúng hoàn toàn; nhưng anh còn mong đợi được điều gì hơn nữa, ông hỏi tôi với giọng châm biếm, khi các sử gia bắt đầu sử dụng trí tưởng tượng của họ? Nhưng dù việc phục chế có hoàn toàn chính xác hay không thì những gì Georgescu kể với tôi về tòa tháp đó cũng làm cho tôi phải rùng mình. Tòa tháp đã được Vlad Dracula sử dụng không chỉ như một cứ điểm để canh phòng những cuộc xâm nhập thường xuyên của quân Thổ vào khu vực, mà còn như một địa điểm thuận lợi giúp hắn dễ dàng quan sát những cuộc hành hình đóng cọc xuyên người được thực hiện ở sân bên dưới.
Chúng tôi ăn tối tại một quán rượu nhỏ gần trung tâm thị trấn. Từ đó, chúng tôi có thể nhìn thấy các bức tường phía ngoài của cung điện đổ nát, lúc đang dùng bánh mì với món thịt hầm, Georgescu cho tôi biết Târgoviste là địa điểm thích hợp nhất, từ đó có thể di chuyển dễ dàng đến pháo đài nằm sâu trong vùng rừng núi của Dracula. “Khi chiếm lại ngai vàng xứ Wallachia lần thứ hai vào năm 1456,” nhà khảo cổ học giải thích thêm, “hắn đã quyết định xây dựng một lâu đài phía trên thượng nguồn sông Argeş, nơi hắn có thể tránh được những cuộc xâm lấn từ vùng đồng bằng. Các rặng núi giữa Târgoviste và Transylvania – và những khu vực hoang vu xứ Transylvania – bao giờ cũng là chốn thoát thân của người dân xứ Wallachia.”
Ông bẻ một miếng bánh mì, và dùng nó vét sạch đĩa thịt hầm, mỉm cười nói tiếp. “Dracula biết rõ ở đó có vài pháo đài đổ nát, được xây dựng ít nhất từ thế kỷ mười một, phía trên thượng nguồn dòng sông. Hắn quyết định xây dựng lại một trong số các lâu đài đó, Lâu đài Argeş cổ. Hắn cần lao động rẻ tiền – chẳng phải mấu chốt của những việc như thế này vẫn luôn là nguồn nhân lực sao? Vì vậy, hắn đã giở trò giả nhân giả nghĩa thường lệ của mình, mời tất cả các boyar – tức địa chủ trong vùng, anh biết đấy – đến tham dự một buổi lễ Phục sinh nhỏ. Bọn họ đã đến trong những bộ cánh đẹp nhất, tập trung ở cái sân lớn kia, ngay tại đây, tại Târgoviste, hắn đã cho bọn họ ăn uống thật no say, sau đó lạnh lùng giết hết những người mà hắn cho là vô dụng, và bắt những người còn lại – kể cả vợ con họ – lội bộ năm mươi cây số lên núi để xây dựng lại Lâu đài Argeş.”
Georgescu đưa mắt nhìn quanh bàn ăn, dường như để tìm thêm một miếng bánh mì khác. “Chậc, nhưng thực ra sự việc phức tạp hơn nhiều – lịch sử Rumani bao giờ cũng vậy. Trước đó nhiều năm, người anh lớn của Dracula, Mircea, đã bị các đối thủ chính trị của gia đình giết chết tại Târgoviste. Khi lên cầm quyền, Dracula ra lệnh quật mồ, đưa quan tài của anh mình lên và phát hiện người anh xấu số của mình đã bị chôn sống. Đó là lúc hắn gửi lời mời tham dự lễ Phục sinh, kết quả là đã trả thù được cho anh mình, cũng như có được nguồn lao động rẻ tiền để xây dựng tòa lâu đài trong vùng núi non. Hắn cho xây lò nung gạch gần pháo đài cũ, những người sống sót sau chuyến hành trình đều bị buộc phải làm việc ngày đêm, vận chuyển gạch và xây tường và tháp. Những bài hát xa xưa thuộc khu vực này kể rằng những thứ quần áo đẹp đẽ của các địa chủ đã rách tả tơi trước khi công trình hoàn thành.” Georgescu đã vét sạch đĩa thức ăn. “Tôi nhận thấy ngoài việc là một kẻ ác độc, Dracula còn là một người thực tế.”
Vì vậy, anh bạn ạ, ngày mai chúng tôi sẽ đi theo con đường mòn mà những nhà quý tộc bất hạnh từng phải đau khổ cuốc bộ qua, nhưng chúng tôi sẽ đi bằng xe ngựa.
Thật kỳ lạ khi nhìn thấy những nông dân mặc trang phục dân tộc họ giữa những thứ trang phục hiện đại hơn của dân thành thị. Cánh đàn ông thì sơ mi trắng với áo vest màu sậm, mang dép da to có dây buộc lên đến đầu gối, giống như những người chăn cừu La Mã thời xưa đột ngột sống lại. Phụ nữ, phần đông cũng có nước da sậm màu như cánh đàn ông và thường khá đẹp, mặc váy dày và áo cánh, dưới một chiếc áo khoác bó sát, thứ trang phục nào cũng thêu họa tiết sặc sỡ. Có vẻ như họ là những con người sống động, luôn cười to và sang sảng bàn luận công việc làm ăn mua bán ngay giữa chợ, nơi tôi đã kịp lướt qua sáng hôm qua, lúc mới đến.
Ở đây, tôi cũng không có cơ hội để gửi thư qua đường bưu điện, vì vậy bây giờ tôi sẽ phải nhét kỹ nó vào túi xách thôi.
Người bạn chân thành của anh,
Bartholomew
Bạn thân mến.
Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến được một ngôi làng ven sông Argeş sau một hành trình vất vả dài cả ngày trời vượt qua những ngọn núi dốc đứng như huyền thoại trong chiếc xe ngựa của một nông dân mà tôi đã trả không ít tiền thuê. Kết quả là hôm nay dù trong lòng rất phấn chấn tôi vẫn thấy ê ẩm tận xương cốt. Đối với tôi, ngôi làng này quả là kỳ quan, một cái gì đó như trong truyện cổ Grimm chứ không phải là cuộc sống thực, tôi ước gì anh có thể đến đây, dù chỉ một giờ thôi, để cảm nhận khoảng cách bao la giữa nó với cả thế giới Tây Âu. Những ngôi nhà nhỏ bé, một số trông nghèo nàn và tồi tàn nhưng phần lớn khá vui mắt, những mái hiên thấp lè tè và trên đỉnh những ống khói to tướng là những tổ chim lớn, nơi trú ngụ của lũ cò vào mùa hè.
Trưa nay, khi cùng với Georgescu dạo quanh làng, tôi phát hiện quảng trường giữa làng là nơi tụ tập của dân làng, ở giữa có một giếng nước công cộng và một máng ăn lớn dùng để vỗ béo lũ gia súc hai ngày một lần trước khi đưa chúng ra thành phố. Dưới một thân cây xiêu vẹo là quán rượu, một chốn náo nhiệt nơi tôi đã mua không biết bao nhiêu lượt thứ rượu mạnh cay xè để chiêu đãi dân nhậu địa phương – anh hãy tưởng tượng đến thứ rượu này khi ngồi ở quán Chó Sói Vàng với thứ bia đen nhạt nhẽo kia! Trong đám dân nhậu, chỉ có một hai người chúng tôi thực sự có thể chuyện trò được chút đỉnh.
Trưa nay, khi chúng tôi mới vào làng, một vài người trong số những người đàn ông này còn nhớ mặt và chuyến viếng thăm sáu năm về trước của Georgescu, họ chào mừng bằng những cái vỗ thùm thụp lên lưng ông ta, trong khi những người khác lại có vẻ như tránh mặt. Georgescu cho biết chuyến đi lên pháo đài phải mất một ngày, cả đi lẫn về, nhưng không có người nào muốn đưa chúng tôi đến đó. Họ xầm xì về lũ chó sói, gấu và lẽ dĩ nhiên cả lũ ma cà rồng – pricolici, theo ngôn ngữ địa phương. Tôi đang dần thành thạo một vài từ tiếng Rumani, và toàn bộ mớ vốn liếng tiếng Pháp, Ý và Latin của tôi đều rất có ích khi nỗ lực giao tiếp với họ. Chiều hôm nay, khi hỏi thăm mấy ông lão đầu tóc bạc trắng đang khề khà bên ly rượu, gần như cả làng đều quay sang nhìn chúng tôi chòng chọc, chẳng mấy giữ kẽ – các bà nội trợ, những anh chàng nông dân, đám trẻ con lóc nhóc đi chân trần, và các nàng thiếu nữ – nàng nào cũng có cặp mắt huyền đẹp tuyệt trần. Tôi bị vây quanh bởi đám dân làng vờ như đi lấy nước hoặc quét các bậc cấp trước nhà hoặc hỏi han chủ quán rượu chuyện này chuyện nọ, có lúc họ vây quanh tôi đông đến nỗi tôi phải bật cười, và điều này lại khiến tất cả mọi người trân trối nhìn tôi hơn.
Ngày mai tôi sẽ viết nhiều hơn. Thật là thoải mái khi tâm sự cùng anh cả giờ đồng hồ bằng chính ngôn ngữ của tôi – của chúng ta!
Người bạn chân thành của anh,
Rossi
Bạn thân mến,
Tôi đã cảm thấy một nỗi kính sợ không thể nào xóa nhòa khi đến được rồi trở về từ pháo đài của Vlad. Giờ thì tôi đã biết lý do vì sao mình lại muốn nhìn thấy nơi này đến thế: nó khiến nhân vật đáng sợ đã chết mà tôi vẫn truy tìm – hoặc sẽ sớm truy tìm, ở đâu đó, khi nào đó, nếu mấy tấm bản đồ của tôi giúp được gì đó – có thực hơn một chút trong cuộc sống. Tôi sẽ cố gắng tả lại với anh chuyến đi của chúng tôi, bởi muốn anh có thể hình dung ra khung cảnh đó đồng thời cũng để ghi chép lại cho chính mình.
Chúng tôi lên đường lúc trời vừa hừng sáng trong chiếc xe ngựa của một nông dân trẻ người địa phương, anh ta là con trai của một khách quen của quán rượu, có vẻ có của ăn của để. Hình như người cha đã ra lệnh cho anh ta đưa chúng tôi đi nên xem ra anh ta chẳng mấy thích thú. Trong ánh rạng đông tại quảng trường làng, khi chúng tôi vừa trèo lên xe, anh ta đã vài lần chỉ tay về phía những ngọn núi, vừa lắc đầu vừa nói, “Poenari? Poenari?” Rốt cuộc, dường như rốt cuộc anh ta cũng buộc lòng phải chấp nhận công việc được giao phó, giục dây cương hai chú ngựa, hai cỗ máy màu nâu to lớn được giải phóng khỏi việc đồng áng trong một ngày.
Chàng thanh niên là người có dáng vẻ trông khá dữ dằn, cao lớn, hai vai bành ra dưới lớp áo choàng và áo vest len, khi đội mũ anh ta cao hơn chúng tôi hai cái đầu. Bộ dạng này có vẻ khá khôi hài so với thái độ nhút nhát của anh ta đối với chuyến đi, tuy vậy, có lẽ tôi chẳng nên cười nhạo nỗi sợ hãi của những người nông dân này, nhất là sau những gì đã chứng kiến tại Istanbul (như đã nói, khi nào gặp tôi sẽ đích thân kể cho anh nghe chuyện này). Georgescu cố gắng động viên tinh thần chàng nông dân trẻ trong suốt cuộc hành trình vào rừng sâu, nhưng anh chàng khốn khổ này cứ cầm dây cương, lặng im trong tuyệt vọng (tôi nghĩ vậy), chẳng khác gì một tử tù đang bị dẫn đến pháp trường. Thỉnh thoảng anh ta luồn tay vào bên trong áo sơ mi, tựa như đang mang trong đó một thứ bùa hộ mạng nào đó – tôi đoán vậy khi nhìn thấy sợi dây da quanh cổ anh ta và cố cưỡng lại ý định muốn nhìn xem đó là vật gì. Tôi cảm thấy thương hại anh chàng, những gì mà chúng tôi đưa đẩy anh ta vào đều ngược lại với mọi cấm kỵ trong nền văn hóa anh ta, nhất định tôi sẽ thưởng thêm tiền cho anh ta khi chuyến đi kết thúc.
Chúng tôi dự định ở lại qua đêm để có đủ thời gian xem xét mọi thứ và cố gắng hỏi thăm bất kỳ người nông dân nào sống gần khu vực đó mà chúng tôi có thể gặp, vì vậy cha của chàng thanh niên đã cung cấp mền và tấm trải, người mẹ thì lo một số bánh mì, pho mát và táo, tất cả được cột lại thành một bó để phía sau xe. Khi tiến vào rừng, tôi bất chợt cảm thấy rùng mình, rõ ràng chẳng vì lý do gì, chỉ là bản năng. Tôi còn nhớ nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết của Bram Stoker cũng lên đường vào những cánh rừng vùng Transylvania bằng xe ngựa tuyến – dù sao chăng nữa đó cũng là phiên bản hư cấu của những cánh rừng này – và chợt ao ước phải chi mình khởi hành vào lúc chiều tối để có thể thoáng nhìn thấy những đốm lửa bí ẩn trong rừng sâu và nghe được tiếng sói tru. Thật đáng tiếc, tôi nghĩ, khi Georgescu lại chưa từng đọc cuốn sách đó, nhất định tôi sẽ gửi cho ông ta một cuốn khi trở về Anh, nếu có bao giờ tôi trở lại cái chốn buồn chán ấy. Nhưng rồi tôi chợt nhớ ra cuộc chạm trán của mình tại Istanbul và tỉnh táo lại.
Chúng tôi chậm chạp vượt qua cánh rừng vì con đường bị lún đầy vết bánh xe và ổ gà, và hầu như bắt đầu dốc đứng. Những cánh rừng này rất sâu, ngay cả vào giờ trưa nóng nhất thì trong rừng vẫn chỉ sáng lờ mờ, cùng với cái mát lạnh kỳ dị của nội thất một giáo đường. Dong xe xuyên qua những cánh rừng này, người ta hầu như bị bao phủ giữa đám cây cối và một sự tĩnh lặng nặng nề; phía trước chiếc xe ngựa kéo này hàng dặm không thấy có gì, ngoại trừ những thân cây và bụi rậm nối tiếp nhau bất tận, dày đặc những gốc vân sam xen lẫn giữa nhiều cây gỗ cứng khác. Nhiều cây cao ngất ngưởng, tán lá sum suê của chúng như che mất cả bầu trời. Cũng giống như đi ngang những cây cột của một thánh đường bao la, nhưng là một thánh đường tăm tối, một thánh đường đầy yêu ma, nơi mà người ta thường nghĩ đã thoáng thấy bức tượng Madonna Đen(1) hoặc các thánh tử đạo trong mọi ngóc ngách. Tôi nhận ra có ít nhất một chục loại cây, trong đó có những cây hạt dẻ cao vút và một loại sồi tôi chưa bao giờ nhìn thấy.
Khi mặt đất bằng phẳng trở lại, chúng tôi tiến vào giữa một khoảnh rừng toàn những thân cây màu trắng bạc, một loại gần như cây sồi mà người ta vẫn tình cờ gặp – dù rất hiếm – trong những khu rừng rậm rạp thuộc các thái ấp ở nước Anh. Chắc chắn anh đã nhìn thấy loại cây này rồi. Có khi khu rừng này trước đây còn là sảnh đường lễ cưới cho Robin Hood rồi cũng nên, với những thân cây kềnh càng đồ sộ làm cột chống cho chiếc mái làm bằng hàng triệu chiếc lá xanh nhỏ li ti, những lớp lá năm trước rơi đầy trên mặt đất làm thành một tấm thảm màu nâu nhạt phía dưới bánh xe chúng tôi. Anh chàng lái xe có vẻ như không có chút cảm hứng nào ngắm nhìn vẻ đẹp này – có lẽ khi phải sống trọn đời giữa những khung cảnh như thế này, người ta sẽ không còn cảm nhận đúng cái đẹp của thế giới mà họ đang sống. Georgescu bận rộn với một số ghi chú về công việc ông đang thực hiện tại Snagov, vì vậy tôi không có ai để chia sẻ, dù chỉ một lời, về vẻ đẹp xung quanh.
Sau khi rong ruổi trên xe gần nửa ngày, chúng tôi vào một cánh đồng trống, chỉ có hai màu: xanh và vàng dưới ánh nắng mặt trời. Chúng tôi đã lên rất cao so với ngôi làng, và từ đây có thể nhìn ra một khung cảnh cây cối rậm rạp, từ rìa cánh đồng đổ dốc thẳng đứng xuống phía dưới, bước hụt chân ở đó sẽ là một cú rơi thẳng đứng khủng khiếp. Từ đây rừng cây lại lao xuống một vực sâu và tôi lại nhìn thấy dòng sông Argeş, như một dòng bạc lấp lánh phía dưới. Phía bên kia bờ sông là những triền dốc bạt ngàn cây cối, trông có vẻ như không cách nào leo lên được. Đó là lãnh địa của lũ đại bàng, không phải dành cho con người, tôi chợt cảm thấy kinh sợ khi nghĩ đến nhiều cuộc đụng độ đã xảy ra ở đây giữa người Thổ và người Thiên Chúa giáo. Tôi nghĩ, với bất kỳ đế quốc nào, dù táo tợn đến đâu, chuyện nỗ lực xâm nhập vào vùng đất này cũng là việc cực kỳ điên rồ. Tôi đã hiểu lý do vì sao Vlad Dracula lại chọn khu vực này làm cứ địa: hầu như chẳng cần đến một pháo đài, nơi này vốn đã là một nơi bất khả xâm phạm.
Anh chàng đánh xe ngựa nhảy xuống và mở bao thức ăn ra, chúng tôi ăn bữa trưa ngay trên bãi cỏ lác đác những gốc tổng quán sủi và sồi. Sau đó, anh ta nằm dài ra bên dưới một gốc cây, đắp mũ che mặt lại. Georgescu cũng nằm thẳng dưới một gốc cây khác, tựa như đó là một việc làm tự nhiên, họ ngủ khoảng một giờ trong lúc tôi thơ thẩn dạo quanh bãi cỏ. Không gian hoàn toàn tĩnh lặng, chỉ có tiếng gió rền rĩ trong những khu rừng bất tận. Trên tất cả là bầu trời cao vút và sáng rực một màu xanh. Tản bộ qua phía bên kia bãi cỏ, tôi nhìn thấy một khoảng rừng thưa tương tự, khá xa phía dưới, ở đó chỉ có một người chăn cừu mặc quần áo trắng và đội một chiếc mũ rộng vành màu nâu nhạt. Bầy cừu trôi quanh anh ta như những đám mây, tôi nghĩ có thể anh ta đã đứng ở đó, trong tư thế tựa vào cây gậy cũng như vậy từ thời Trajan(2). Tôi cảm thấy một sự bình yên tuyệt vời bỗng bao trùm lên mình. Những tưởng tượng quái đản về chuyến đi đã dần mờ nhạt trong tâm trí, tôi nghĩ mình có thể đứng đó, trong đồng cỏ thơm ngát này mãi mãi, như người chăn cừu kia.
Vào buổi chiều, con đường càng lúc càng trở nên dốc, và cuối cùng dẫn vào một ngôi làng mà Georgescu cho biết là làng gần với pháo đài nhất; tại đây, chúng tôi ngồi nghỉ một lát ở quán rượu trong làng, cùng những ly rượu mạnh mà người ta gọi là pălincă. Người đánh xe nói rõ ràng là anh ta sẽ ở lại làng cùng với hai chú ngựa trong lúc chúng tôi leo bộ lên pháo đài; không có chuyện anh ta cùng leo lên đó, cũng như chẳng có chuyện qua đêm giữa đống phế tích đó cùng chúng tôi. Khi chúng tôi tỏ ý thuyết phục, anh ta gầm lên “Pentru nimica ỵn lime,” rồi đưa tay lên sợi dây da quanh cổ. Georgescu cho tôi biết câu đó nghĩa là “Tuyệt đối không.” Đối với chuyện này, anh chàng tỏ ra kiên quyết đến nỗi rốt cuộc Georgescu phải tặc lưỡi nói rằng quãng đường phải cuốc bộ cũng vừa phải và đằng nào đến đoạn cuối chúng tôi cũng phải cuốc bộ. Tôi hơi băn khoăn tự hỏi vì sao Georgescu lại muốn nghỉ qua đêm ngoài trời thay vì quay trở lại làng, và thật lòng thì dù không nói ra nhưng tôi không hoàn toàn thích thú với ý tưởng phải ngủ qua đêm trên đó.
Cuối cùng chúng tôi đành để chàng trai ở lại với ly rượu mạnh và bầy ngựa bên máng nước rồi tiếp tục lên đường với đồ ăn và chăn mền trên lưng. Khi bước dọc con đường làng chính, tôi lại nhớ đến câu chuyện các địa chủ ở Târgoviste, hình dung lại cảnh họ đang lê lết leo lên cái pháo đài đổ nát đầu tiên, và sau đó lại nghĩ đến những gì mình đã chứng kiến – hoặc tin rằng mình đã chứng kiến – tại Istanbul, và một lần nữa cảm thấy day dứt một cảm giác khó chịu.
Chẳng bao lâu, con đường đã hẹp lại thành một đường mòn chỉ vừa cho một xe ngựa nhỏ, rồi tiếp theo là một lối mòn nhỏ băng qua khu rừng, gần như dựng đứng trước mặt chúng tôi. Chúng tôi chỉ phải leo đoạn dốc đứng sau cùng, và đã dễ dàng vượt qua. Đột nhiên chúng tôi đã ở trên một gờ đá lộng gió, một chiếc xương sống đá sắc cạnh nhô vút lên trên cánh rừng. Ngay trên đỉnh chiếc xương sống này, bám chặt trên đốt sau cùng cao hơn hẳn các đốt khác là hai ngọn tháp và một cụm những bức tường đổ nát, đó là tất cả những gì còn lại của Lâu đài Dracula. Quang cảnh thật ngoạn mục, dòng sông Argeş lấp lánh trong vực sâu bên dưới và rải rác đây đó những làng mạc trên những dốc đá dọc dòng sông. Xa về phía Nam là những ngọn đồi thấp, Georgescu nói đó là những cánh đồng của vùng Wallachia, và về hướng Bắc nhô cao lên những đỉnh núi, một số trắng xóa tuyết phủ. Chúng tôi đã đến nơi loài đại bàng ngự trị.
Georgescu đi trước, trèo qua những tảng đá ngổn ngang và cuối cùng chúng tôi đã đứng giữa đống phế tích kia. Tôi nhận ra ngay đây là một pháo đài nhỏ từ lâu đã bị bỏ hoang cho trời đất, đủ mọi loại hoa dại, địa y, rong rêu, nấm mốc và đám cây nảy mầm từ hạt giống gió mang đến đã định cư bên trong tự thuở nào. Hai ngọn tháp còn lại vẫn đứng như hai bóng đen xương xẩu trên nền trời. Georgescu giải thích thoạR tiên ở đây có năm ngọn tháp, từ các ngọn tháp đó bọn lính thuộc hạ của Dracula có thể canh phòng những cuộc xâm nhập của người Thổ. Khoảnh sân chúng tôi đang đứng từng có một giếng nước sâu, đề phòng trường hợp bị vây hãm, và cũng – theo truyền thuyết – là một lối đi bí mật dẫn đến một cái hang xa bên dưới, trên bờ sông Argeş. Qua lối đi bí mật này, Dracula đã thoát khỏi tay người Thổ năm 1462, sau năm năm sử dụng không liên tục pháo đài này. Hình như hắn đã không bao giờ quay Rrở lại nơi này. Georgescu tin rằng mình đã xác định được căn nhà nguyện của lâu đài ở một đầu sân, ở đó chúng tôi nhô đầu nhìn vào một khung vòm đổ nát. Chim chóc bay lượn vào ra các vách tường ngọn tháp, rắn rết và các loài Rhú nhỏ chạy sột soạt và biến mất trước mắt chúng tôi, tôi có cảm giác chẳng bao lâu nữa thiên nhiên sẽ chiếm hết những gì còn lại của cơ ngơi này.
Vào lúc bài học khảo cổ của chúng tôi kết thúc, mặt trời đã lơ lửng bên trên những ngọn đồi phía Tây, quanh chúng tôi bóng các tảng đá, cây cối và ngọn tháp đã đổ dài. “Chúng ta có thể quay trở lại ngôi làng vừa rồi,” Georgescu đăm chiêu nói. “Nhưng rồi sáng mai sẽ lại phải leo lên nếu muốn xem xét lại nơi này. Tốt hơn chúng ta nên cắm trại ở đây, anh thấy thế nào?”
Ngay lúc đó tôi cảm thấy tốt hơn là không nên, nhưng Georgescu trông có vẻ quá Rhản nhiên, quá khoa học, rạng rỡ nhìn tôi với cuốn sổ ghi chép cầm trong tay, tôi không đành thốt lên tiếng không. Ông bắt đầu thu nhặt các cành khô quanh đó, tôi giúp một tay, và chẳng bao lâu chúng tôi đã có một đống lửa cháy tí tách trên phiến đá đã được cẩn thận gạt bỏ các lớp rong rêu trong khoảnh sân xưa cũ kia. Georgescu có vẻ như rất mê đống lửa, hết thổi phù phù vào ngọn lửa lại tới chỉnh các cành củi cho ngay ngắn, dựng một cái bếp nguyên thủy để đặt cái nồi mà ông lấy trong ba lô ra. Chẳng bao lâu, ông đã xong món thịR hầm và vừa cắt bánh mì vừa mỉm cười nhìn ngọn lửa, lúc ấy tôi mới nhớ ra ông không chỉ là người Scotland, mà còn là dân Gypsy nữa.
Mặt trời lặn trước khi bữa ăn tối sẵn sàng, và khi nó khuất hẳn sau dãy núi, khu phế tích cũng chìm vào bóng tối, những ngọn tháp ảm đạm nổi lên trên nền ánh chiều hôm tranh tối tranh sáng. Con gì đó – lũ cú? hoặc dơi? – vỗ cánh bay vào bay ra qua các lỗ châu mai trống rỗng, từ nơi đó, ngày xưa những mũi tên đã lao về phía đám quân Thổ. Tôi lấy chăn ra và trải sát gần đống lửa, nhưng vẫn giữ khoảng cách an toàn. Georgescu đã dọn ra một bữa ăn cực kỳ hấp dẫn và lại kể về lịch sử của nơi này trong lúc chúng tôi ăn uống. “Một trong những câu chuyện buồn nhất về huyền thoại Dracula xuất phát từ chốn này. Anh đã nghe nói về người vợ đầu tiên của Dracula rồi chứ?”
Tôi lắc đầu.
“Những người nông dân sống quanh đây kể một câu chuyện về bà ta, mà tôi nghĩ có lẽ là có thực. Chúng ta đã biết vào mùa thu năm 1462, Dracula bị người Thổ đuổi ra khỏi pháo đài này, sau đó hắn cũng không quay trở lại chốn này khi trở lại nắm quyền cai trị vào năm 1476, ngay trước khi bị giết. Các bài dân ca từ các làng mạc ở đây cho thấy vào đêm mà quân Thổ chiếm được vách đá đối diện đằng kia” – ông chỉ tay vào cánh rừng đen như nhung – “bọn chúng đã đóng quân tại pháo đài cũ của Poenari, và cố triệt hạ tòa lâu đài của Dracula bằng cách bắn đại bác qua sông. Bọn chúng không thành công, vì vậy sáng hôm sau, viên tướng chỉ huy đã ra lệnh tổng tiến công chiếm lâu đài.”
Georgescu ngừng kể, khơi cho ngọn lửa sáng hơn; khi ánh sáng nhảy múa trên gương mặt ngăm đen và những chiếc răng vàng, những lọn tóc đen của ông bỗng Rrông giống như những cái sừng. “Trong đêm, một nô lệ trong doanh trại quân Thổ, vốn là bà con của Dracula, đã lén bắn một mũi tên vào một khoảng trống của ngọn tháp trong lâu đài, nơi anh ta biết đó là phòng riêng của Dracula. Gắn trên mũi tên là một lá thư cảnh báo Dracula nên trốn thoát khỏi lâu đài trước khi hắn và gia đình bị bắt làm tù binh. Người nô lệ kia có thể đã nhìn thấy gương mặt người vợ của Dracula đang đọc lá thư dưới ánh nến. Trong các bài dân ca cổ, những người nông dân kể rằng vợ của Dracula đã bảo với chồng là bà thà để cá dưới dòng sông Argeş ăn thịt chứ không làm nô lệ cho quân Thổ. Anh biết đấy, người Thổ chẳng tử tế gì với tù binh của họ.” Sau đĩa thịR hầm, Georgescu cười với tôi một nụ cười bí hiểm. “Sau đó bà ta chạy lên các bậc cấp ngọn Rháp – có lẽ là ngọn tháp đằng kia – và gieo mình xuống. Lẽ dĩ nhiên Dracula đã trốn thoát qua lối đi bí mật.” Ông thản nhiên gật gù. “Đoạn này của dòng sông Argeş còn gọi là Riul Doamnei, nghĩa là Sông của Bà Hoàng.”
Như anh có thể hình dung, tôi đã rùng mình – trưa hôm đó, tôi đã liếc qua cái vực thẳm đó. Cú rơi từ trên đó xuống dòng sông bên dưới hầu như không thể tưởng tượng nổi.
“Dracula có con với người vợ này chứ?”
“Ồ, có.” Georgescu múc thêm cho tôi mộR ít thịt hầm. “Con trai của họ là Mihnea Đê Tiện, đã cai trị vùng Wallachia vào đầu thế kỷ mười sáu. Lại là một nhân vật hấp dẫn nữa. Dòng dõi của gã là một loạt những kẻ như Mehnea và Mircea, tất cả đều đáng ghét. Sau đó Dracula lại lấy vợ, lần thứ hai với một phụ nữ Hungary có bà con với Matthias Corvinus, vua Hungary. Chúng sinh ra mộR lô một lốc Dracula.”
“Có người nào còn sinh sống tại vùng Wallachia hay Transylvania không?”
“Tôi nghĩ là không. Nếu có, hẳn tôi đã tìm ra họ.” Ông xé mộR mẩu bánh mì rồi đưa cho tôi. “Dòng dõi thứ hai định cư tại vùng Szekler và tất cả đã hòa nhập với người Hungary. Những người cuối cùng trong số này đã kết hôn với gia đình quý tộc Getzi và cũng đã biến mất.”
Trong lúc ăn, tôi đã ghi tất cả các chi tiết này vào sổ tay dù không tin tưởng chúng có thể dẫn mình đến bất kỳ ngôi mộ nào. Điều này lại khiến tôi nghĩ đến một câu hỏi cuối cùng mà tôi hoàn toàn không muốn nêu ra trong cái bóng đêm dày đặc thăm thẳm này.
“Liệu có thể nào Dracula được chôn cất ở đây, hay xác hắn đã được chuyển từ Snagov về đây, để giữ cho an toàn?”
Georgescu cười khúc khích. “Anh vẫn hy voọn, đúng không? Không, lão già đó nằm đâu đó tại Snagov, hãy chú ý lời tôi. Lẽ tất nhiên, cái nhà nguyện đằng kia cũng có một hầm mộ – có một khu vực trũng xuống, với một vài bậc cấp đi xuống. Nhiều năm trước tôi đã khai quật hầm mộ đó, trong chuyến đầu tiên đến đây.” Ông cười tươi. “Hồi đó đám dân làng không thèm bắt chuyện với tôi cả mấy tuần lễ. Nhưng hầm mộ đó trống không. Thậm chí chẳng có lấy một mẩu xương.”
Chẳng bao lâu sau ông đã ngáp dài. Chúng tôi kéo sát đồ đạc vào đống lửa, cuộn tròn trong túi ngủ và nằm lặng yên. Trời đêm lạnh buốt, Rôi mừng vì đã mặc bộ quần áo ấm nhất của mình. Nhìn lên bầu trời đầy sao một lát – dường như chúng gần với vách núi đen thẫm kia đến kỳ lạ – tôi lắng nghe tiếng ngáy của Georgescu.
Cuối cùng hẳn tôi cũng đã thiếp đi vì khi mở mắt ra tôi thấy đống lửa gần tàn và một đám mây bao phủ đỉnh núi. Tôi rùng mình, và trong lúc chuẩn bị đứng lên để châm thêm củi thì chợt nghe tiếng sột soạt sát gần một bên. Máu tôi như đông lại. Như vậy, không chỉ có một mình chúng tôi giữa đống phế tích này, và bất kể là thứ gì đang chia sẻ với chúng tôi cái lâu đài tăm tối kỳ dị này thì cũng đang ở rất gần. Tôi từ từ đứng lên, nghĩ đến việc đánh thức Georgescu nếu cần thiết, và băn khoăn tự hỏi không biết ông ta có mang Rheo loại vũ khí nào trong chiếc túi Gypsy đa dụng kia không. Một sự im lặng chết chóc vây phủ xung quanh, chỉ vài giây sau sự hồi hộp đã quá mức chịu đựng của tôi. Tôi dun vào đống lửa một nhánh cây lấy từ đống củi, khi nhánh cây bắt lửa tôi đã có một ngọn đuốc, tôi cẩn thận giơ cao nó lên.
Đột nhiên, tận phía trong sâu thẳm của khu vực nhà nguyện đầy cây cối, ánh đuốc làm ánh lên một đôi mắR rực đỏ. Bạn thân mến, sẽ là dối trá nếu tôi nói rằng lúc đó tóc tai mình không dựng đứng lên. Đôi mắt di chuyển tới gần hơn một chút và tôi không thể nói chúng cách mặt đất bao xa. Nó đăm đăm nhìn tôi một lúc lâu, tôi cảm thấy, một cách phi lý, rằng dường như nó biết rõ chúng tôi, biết tôi là ai và đang thăm dò tôi. Sau đó, có tiếng xô đẩy trong bụi rậm, một con vật to lớn xuất hiện, đảo mắt nhìn quanh rồi phóng vào bóng đêm. Đó là một con chó sói to lớn dị thường; trong ánh sáng mờ mờ tôi nhìn thấy bộ lông bờm xờm và cái đầu to tướng của con vật, chỉ trong một thoáng trước khi nó lủi biến mất khỏi khu phế tích đổ nát.
Tôi lại nằm xuống, lúc này không còn muốn đánh thức Georgescu vì mối nguy hiểm có vẻ như đã trôi qua, nhưng vẫn không tài nào ngủ lại được. Tôi thấy đi thấy lại – ít ra là trong tâm trí mình – đôi mắt sắc bén quen thuộc đó. Tôi nghĩ cuối cùng mình cũng sẽ thiếp đi, nhưng khi nằm đó tôi nghe có tiếng động xa xa, có vẻ như chúng vọng đến từ trong bóng tối của khu rừng. Cuối cùng cảm thấy quá bức bối, không thể nằm yên trong đống chăn mền, tôi lại đứng lên, rón rén băng qua mảnh sân um tùm bụi rậm để nhìn qua bức tường. Như tôi đã mô tả, chỗ dốc đứng phía trên vực thẳm kia hướng xuống sông Argeş, nhưng bên trái là một khu vực với những cánh rừng ít dốc hơn, tôi nghe có tiếng rì rầm từ phía dưới đó và nhìn thấy ánh sáng chập chờn giống như những đống lửa trại. Tôi tự hỏi phải chăng đó là trại của đám dân Gypsy; sáng mai tôi phải hỏi Georgescu mới được. Tựa như ý nghĩ trên đã đánh động ông ta, người bạn mới của tôi đột ngột xuất hiện, như một bóng mờ bên cạnh tôi và vẫn còn ngái ngủ.
“Có chuyện gì không ổn à?” Ông ta nhìn chòng chọc qua bức tường.
Tôi trỏ tay chỉ. “Có thể nào đó là trại của người Gypsy không?”
Ông ta bật cười. “Không, người Gypsy không ở quá xa với nền văn minh như vậy đâu.” Theo sau câu trả lời là một cái ngáp dài, nhưng trong ánh sáng của đám lửa đang tàn đôi mắt ông ta sáng lên và đầy cảnh giác. “Dù vậy, cũng kỳ lạ đấy. Ta qua đó xem thử xem sao.”
Tôi chẳng mặn mà với ý kiến đó chút nào, nhưng vài phút sau, chúng tôi mang giày vào và rón rén đi xuống con đường mòn hướng về phía tiếng động. Âm thanh nghe dần to hơn, cao lên rồi thấp xuống, một nhịp điệu kỳ quái – tôi nghĩ, không phải là lũ chó sói mà là tiếng người. Tôi cố gắng không giẫm lên các cành cây. Có lúc tôi quan sát thấy Georgescu cho tay vào áo khoác – ông ta có súng, tôi thầm nghĩ và cảm thấy yên tâm. Chẳng bao lâu chúng tôi nhìn thấy ánh lửa lập lòe sau các thân cây, ông ta ra dấu cho tôi khom người rồi ngồi xổm xuống cạnh ông, trong bụi cây.
Thật kinh ngạc, chúng tôi đã đến một khoảnh rừng thưa rấR đông đàn ông. Họ đứng thành hai vòng tròn quanh một đống lửa, nhìn vào ngọn lửa và tụng kinh. Một người, hình như là chỉ huy, đứng gần đám lửa, mỗi khi bài tụng đến đoạn vút cao lên, mỗi người trong họ lại giơ thẳng tay lên chào, bàn tay còn lại đặt lên vai người đứng kế bên. Gương mặt bọn họ khắc nghiệt và nghiêm nghị, ánh lên một màu cam kỳ lạ trong ánh lửa, mắt họ sáng lấp lánh. Họ mặc một loại giống như đồng phục, áo khoác sậm màu bên ngoài sơ mi xanh và cà vạt đen. “Chuyện gì vậy?” tôi thì thầm hỏi Georgescu. “Họ đang nói gì vậy?”
“Tất cả cho tổ quốc!” ông ta thì thầm vào tai tôi. “Ngồi im, nếu không là chết đấy. Tôi nghĩ đây là bọn Binh đoàn Tổng Thiên thần Michael.”
“Là gì vậy?” Tôi cố gắng chỉ mấp máy môi. Thật khó hình dung một thứ gì đó khác thiên thần hơn những gương mặt sắt đá và những cánh tay vung thẳng cứng nhắc kia. Georgescu vẫy tay ra hiệu cho tôi lùi lại và chúng tôi lại bò vào rừng. Nhưng trước khi quay đi tôi để ý thấy một cử động ở phía bên kia khoảnh rừng thưa, và càng kinh ngạc hơn khi nhìn thấy bóng dáng một người đàn ông cao lớn mặc áo choàng, mái tóc đen nhánh, gương mặt bủng vàng sáng lên từng lúc dưới ánh lửa. Hắn đứng bên ngoài những vòng người mặt đồng phục, vẻ mặt hoan hỉ, có vẻ như đang cười. Sau đó một giây tôi không còn nhìn thấy hắn nữa, và nghĩ rằng hắn đã lủi vào đám cây cối, và rồi Georgescu lại kéo tôi ngược lên dốc.
Khi đã về lại khu phế tích an toàn – thực là kỳ lạ và phi lý, giờ tôi lại cảm thấy an toàn – Georgescu ngồi xuống bên cạnh đống lửa, châm tẩu thuốc tựa như để tìm chút khuây khỏa. “Trời ơi, anh bạn,” ông hổn hển. “Đây có thể là ngày tàn của hai chúng ta.”
“Bọn họ là ai vậy?”
Ông quăng que diêm vào đống lửa. “Bọn tội phạm,” ông ta trả lời cụt lủn. “Chúng còn gọi là Binh đoàn Thép. Chúng càn quét các làng mạc trong khu vực này, bắt thanh niên và biến họ thành những kẻ chỉ biết căm thù. Chúng đặc biệt căm thù và muốn loại bỏ người Do Thái ra khỏi thế giới này.” Ông rít một hơi thuốc dữ dội. “Người Gypsy chúng tôi biết rằng ở đâu người Do Thái bị giết chóc thì người Gypsy cũng luôn bị tàn sát theo. Và sau đó sẽ còn nhiều người khác nữa, thường là vậy.”
Tôi tả lại gương mặt kỳ lạ mà mình đã nhìn thấy đứng bên ngoài vòng người.
“Ồ, nói thật ra là,” Georgescu thì thầm, “chúng thu hút đủ mọi loại thành phần lạ lùng ngưỡng mộ chúng. Chẳng bao lâu nữa tất cả đám dân chăn cừu trên núi sẽ quyết định đi theo chúng.”
Phải mất một lúc lâu chúng tôi mới có thể dỗ lại giấc ngủ, nhưng Georgescu trấn an là một khi đã bắt đầu các nghi thức thì rất ít khả năng đám Binh đoàn này leo lên núi. Tôi chỉ chợp mắt trong chốc lát và thấy nhẹ nhõm khi ánh bình minh lại trở về trên vùng đất chỉ có chim đại bàng làm tổ này. Lúc này, trời vẫn còn mù sương và thậR yên tĩnh, cây cối xung quanh lặng yên vì không một chút gió. Ngay khi ánh mặt trời sáng tỏ hơn, tôi cẩn thận đi đến chỗ khung mái vòm đổ nát của nhà nguyện để xem xét dấu vếR con sói. Chúng hiện rõ sát bên cạnh nhà nguyện, lớn và nặng nề, trên mặt đất. Điều lạ lùng là chỉ có một loạt những dấu chân, từ khu vực nhà nguyện đi ra, bước thẳng ra từ cái đáy lõm của hầm mộ, không có dấu vết cho thấy con sói đã vào đó Rheo đường nào – hoặc có lẽ tôi đã không thể quan sát đầy đủ dấu vết của nó ở đám bụi cây phía sau nhà nguyện. Sau khi ăn sáng xong, tôi vẫn còn bối rối nghiền ngẫm điều này một lúc lâu nên đã vẽ vài bản phác thảo, chúng tôi lên đường xuống núi.
Một lần nữa tôi phải dừng bút ở đây, và từ vùng đất xa xôi này tôi xin gửi đến anh những lời thăm hỏi nồng nhiệt nhất.
Rossi
Chú thích:
1. Black Madonna: chỉ những bức tượng hoặc tranh vẽ Đức Mẹ Mary có nước da sẫm hoặc màu đen, đặc biệt là những tranh, tượng ra đời trong hoặc trước thời Trung cổ tại châu Âu. (Không phải là hình ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh da đen phổ biến Rrong cộng đồng Thiên Chúa giáo châu Phi hoặc nơi có nhiều người da đen sinh sống).
2. Tên đầy đủ là Marcus Ulpius Nerva Traianus, thường biết đến với tên Trajan (53-117); Hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 98 cho đến khi qua đời năm 117.