Bạn đang đọc Trường Ninh Tướng Quân – Chương 82
Hôm sau, đại điện Tuyên Chính hoàng cung, cử hành buổi triều hội đã ngưng một thời gian dài đến mấy tháng.
Ngoài điện vẫn mưa tuyết không dứt, gió lạnh trận trận thi thoảng lại thổi qua đại điện, tăng mấy phần âm lãnh, nhưng bầu không khí trong điện lại có chút hòa hợp.
Thiếu đế lâu ngày không lộ diện hôm nay rồng cuốn lấy thân, tinh thần sáng láng, trông đã hoàn toàn khỏi bệnh.
Nhiếp Chính Vương thời gian qua vẫn luôn bôn ba bên ngoài ngồi nghiêm dưới Thiếu đế, bóng dáng vững chãi.
Bá quan người người mặc triều phục, hai tay ôm khuê, ai về chỗ nấy, triều hội bắt đầu, dưới dẫn dắt của Nhiếp Chính Vương cùng nhau hướng về chỗ ngồi Thiếu đế bái lễ diện kiến Hoàng đế, sơn hô vạn tuế.
Nom hết thảy chẳng có gì khác xưa.
Không chỉ như thế, căn bệnh của Thiếu đế khỏi hẳn, Nhiếp Chính Vương đốc chiến trở về, triều đình dùng binh đại thắng ở cuộc chiến tám bộ ở phương Bắc.
Trận chiến này chẳng những Bắc Địch thất bại, Đông Bắc đạt được yên bình, uy danh triều đình có thể giương cao.
Trong triều hội, Hồng Lư tự tấu, triều hội nguyên đán sang năm, đến giờ gồm có Thất Bá, Giao Châu, Lâm Ấp mười phiên quốc từ Tây Nam, lần lượt đưa tin, muốn tham dự triều hội nguyên đán sang năm, bái chúc Hoàng đế Đại Nguỵ.
Sứ đoàn họ đã lên đường.
Lại thêm các nước phụ thuộc ở Tây quan số lượng lớn nhất từ thời Minh đế lập quốc đến nay.
Đại triều hội Nguyên đán là triều hội long trọng nhất trong năm, mở ra năm mới, ý nghĩa phi phàm.
Tin tức từ Hồng Lư tự làm bá quan cảm thấy rất phấn chấn, xôn xao chúc mừng Hoàng đế.
Trên mặt Thiếu đế hiện ý cười nhận lời chúc xong, nhìn Ngự sử Trung Thừa đứng trong bá quan, mở miệng lệnh ông tấu lại chuyện đêm qua một lần.
Ngự Sử Trung Thừa ra khỏi hàng, theo lời mà nói.
Không chờ nói xong, không khí vui mừng ban nãy không còn sót lại chút gì.
Canh năm sáng nay đương lúc bá quan tụ tập ngoài điện chờ vào triều đã nghe tin.
Từ Phạm đứng trong hàng ngũ đầu đàn của sáu Bộ, địa vị hiển hách, sáng nay không xuất hiện.
Mọi thứ đều cho thấy việc là thật.
Đến giờ phút này, thấy nụ cười trên mặt Thiếu đế biến mất, Nhiếp Chính Vương bình tĩnh như nước, nào ai bên dưới can đảm nói tiếp, rối rít cúi đầu.
Nhiếp Chính Vương chậm rãi bước lên, lễ bái với Thiếu đế: “Thần phạm tội chết.
Xin bệ hạ giáng tội, thần cam tâm tiếp nhận.
“
Trong đại điện lâm vào không khí hoàn toàn tĩnh mịch, Thiếu đế bỗng từ ngôi vị đứng lên, nhanh chân xuống bậc cấp tự tay đỡ y dậy, lớn tiếng nói: “Liên can gì Nhiếp Chính Vương chứ! Nhiếp Chính Vương giúp trẫm giãi bày tâm sự, thịt nát xương tan, trẫm tuy không biết, nhưng cũng đã nhìn toàn bộ vào mắt, để hết trong lòng!” Cậu quyết tâm nắm tay lại, dùng sức gõ mạnh vào ngực mình hai lần kêu thùm thụp, “Đáng hận, là những kẻ tiểu nhân ẩn chứa lòng gian, có ý đồ ly gián, sợ thiên hạ không loạn kia!” Cậu nghiêm nghị nói xong, xoay sang Đại Lý Tự khanh: “Về mức độ con và con rể của Từ Phạm dám vọng luận, luận tội thế nào?”
Đại Lý Tự khanh cuống quýt ra khỏi hàng cúi bái: “Đây là tội đại bất kính, tội chết, theo luật nên chém.”
Mắt Thiếu đế lộ sắc đỏ rực, đằng đằng sát khí.
Cậu không nói, từ từ lướt mắt qua mặt bá quan.
Lại một cơn gió lạnh thổi vào đại điện.
Bá quan chỉ thấy lông gáy dựng đứng, ý lạnh bức người.
Bình thường Từ Phạm làm việc có chừng mực, dang vọng thuần khiết, trong triều dĩ nhiên có không ít quan hệ.
Những đại thần từng giao hảo với ông giờ đây người người cảm thấy bất an, thầm rỉ mồ hôi lạnhm.
Đồng hồ nước trong đại điện chầm chậm nhỏ nước như thường lệ.
Song thời gian trong điện, lại chậm như đang đưa người ta lên bàn ủi nung đỏ, mỗi giọt nước của đồng hồ nhỏ xuống như đã dằn vặt hồi lâu.
Đương lúc khó khăn, Hiền Vương nãy giờ vẫn lặng thinh bỗng ra khỏi hàng, tấu Từ Phạm hiện giờ đang đợi tội ngoài điện, ngại gì không để ông vào điện, nghe tự ông biện bạch.
Hiền Vương đã mở miệng, dĩ nhiên Thiếu đế tuân theo.
Chỉ thấy Từ Phạm hốt hoảng đi vào, phủ phục quỳ xuống, bảo con trai con rể say rượu nói xàm, sau khi tỉnh rượu đã vô cùng hối hận biết tội.
Rồi ôm tội vào người, tình nguyện thay mặt nhận tội để vơi bớt cơn giận của Hoàng đế cùng Nhiếp Chính Vương.
Ông than thở khóc lóc, dùng sức dập đầu, chốc lát, trán mặt da tróc thịt bong nhuộm đầy máu.
Nhìn rất chật vật, nào còn nửa phần dáng vẻ cẩn thận như thường lệ.
Thiếu đế đăm đăm nhì Từ Phạm thật lâu, quay sang Hiền Vương: “Ý Hoàng bá tổ thế nào?”
Hiền Vương lại bước ra khỏi hàng nói: “Nhi tế của Từ Phạm say rượu nói bậy, phạm phải tội chết đại bất kính, nguyên phải chịu hình theo pháp.
Song bình thường Từ Phạm căng nghiệp thủ chức, lại có công với triều đình.
Từ năm Cao Tổ bổn triều đăng cơ từng có lời, lấy nhân lập chính.
Dù rằng bệ hạ tuổi còn nhỏ song anh tài ngút trời, chuyện này, ắt bệ hạ đã sớm tự có quyết đoán, lão thần không dám xen vào.”
Thiếu đế nhìn Từ Phạm còn phủ phục dưới bậc, lạnh lùng nói: “Vốn là tội chết khó tha, song Hiền Vương đã cầu tình cho ngươi, nể tình xưa nay người trung thành mẫn cán, miễn cho nhi tế của ngươi tội chết, phạt năm mươi trượng, tù lưu vong ba ngàn dặm.
Ngươi thân là trưởng bối, quản giáo không thoả đáng, làm cha chịu tội liên quan, tước y quan, tước chức thả đi!”
Vừa dứt lời, Từ Phạm khóc ròng, không dám lộ cơn vui sướng ra ngoài, chỉ dập đầu khóc không ra tiếng: “Tội thần đa tạ bệ hạ ân điển! Tội thần đến đó, chắc chắn sẽ dốc hết sức lực tạo phúc trong thôn, tạ ơn bệ hạ tái tạo!”
Đến tận đây, trong số bá quan, có vài kẻ âm thầm thất vọng không dứt, nhưng cũng không ít người, sắc mặt đại biến ban nãy đã từ từ khôi phục – phải biết rằng những câu nói bừa say rượu gây tai họa của nhi tế Từ Phạm kia cũng không phải là cá biệt.
Vài người đứng trong điện ngày hôm nay, do từng cực kỳ thất vọng mà ít nhiều trong lòng cũng từng nghĩ tới.
Giờ thấy hai người vì vậy mà gặp cực hình, không khỏi xúc động lây, như đao đang rơi xuống đầu mình.
Dĩ nhiên, bá quan trong điện dù suy nghĩ gì trong lòng, giờ cũng toàn bộ phủ phục quỳ xuống, tán tụng Hoàng đế anh minh.
Thiếu đế giận dữ khiển trách tên nô bộc họ Từ có dã tâm đáng giết, tội không thể tha, lệnh roi đánh xác năm trăm cái, chém đầu vứt xác vùng hoang dã.
Không chỉ thế, người trong cửu tộc cũng chịu tội toàn bộ, tất cả lưu vong vùng hoang vu để răn đe.
Buổi triều hội cuối cùng kết thúc trong tiếng đồng thanh khen ngợi của đám đại thần.
Thúc Tiển vừa về ngự thư phòng, đã nhận tin Lan Thái hậu tìm tới, cho người lui xuống nói: “Bệ hạ, cả nhà Từ Phạm đại nghịch bất đạo, sao buông tha dễ dàng như thế? Người cho rằng chỉ mỗi nhà hắn nghĩ thế sao? Mẫu hậu nói người nghe, quãng thời gian người xuất cung, không biết bao nhiêu kẻ giống như chúng! Đây là cơ hội cho bệ hạ lập uy! Trong mắt chúng chỉ có người kia thôi! Hôm nay bệ hạ không dùng cực hình sẽ chỉ làm bọn chúng gan càn lớn, xem như rằng bệ hạ bị hắn nắm trong tay, nhận định bệ hạ e ngại hắn.
Đấy là tai họa của người! Chưa kể, bệ hạ còn xử lý tên nô bộc kia nữa! Cứ tiếp tục thế này thế, nếu tương lai hắn muốn làm loạn, tất cả đều là một phe của hắn, ai dám can đảm lên tiếng vì bệ hạ, làm việc cho bệ hạ?”
“Bệ hạ bị hắn che mắt sâu quá rồi.
Hôm nay ngài vốn nên giết một kẻ răn trăm người! Chúng đều là người của hắn! Người thả đi, bọn chúng cũng sẽ không cảm kích người mà sẽ chỉ cảm kích người kia thôi! Người… Người quá hồ đồ rồi…”
Lan Thái hậu nói xong câu cuối, giọng hơi phát run, lộ vẻ giận dữ.
Thúc Tiển vẫn luôn ngồi bên bàn vùi đầu lật xem tấu chương, lúc này giương mắt, lạnh lùng thốt: “Sao, Thái hậu muốn tát trẫm một tát nữa sao?”
Lan Thái hậu nghẹn họng.
“Còn nữa, ta ngược lại thật không hiểu, ngài nói rõ cho trẫm xem nào, “hắn” mà người luôn miệng nói kia, đến cùng là ai?”
Lan Thái hậu bắt gặp ánh mắt của con trai hùng hổ dọa người, chần chừ một lúc rồi nặn ra nụ cười, hạ giọng: “Bệ hạ đã biết, còn cần mẫu hậu nói sao? Triều đình giờ đây lòng người hướng về hắn, tám chín phần đại thần đều là tâm phúc của hắn, nghe lệnh hắn.
Bệ hạ có gian khổ thế nào chúng cũng làm như không thấy, lẽ nào bệ hạ không cảm thấy? Còn nữa, nếu không phải hắn lợi dụng lòng tin của tiên đế và bệ hạ cố sức dẫn dắt, sẽ có cục diện hôm nay ư?
“Thái hậu!”
Thúc Tiển đột nhiên biến sắc, gầm một tiếng, vỗ bàn đứng dậy, ném mạnh tấu chương đang xem trong tay xuống đất.
“Người là một phụ nữ trong hậu cung sao lại rõ chuyện triều đình như lòng bàn tay vậy? Chuyện trẫm không biết cũng muốn vạch giúp ta sao?” Cậu chằm chằm nhìn Lan Thái hậu, “Hẳn là sau lưng người còn cao nhân nào khác chăng? Hay gọi hắn ra đây, thẳng thắn cùng trẫm, không tốt hơn sao?”
Lan Thái hậu giật mình, liên tục phủ nhận.
Thúc Tiển thở mấy hơi, đợi cơn tức giận trong lồng ngực mới bị moi ra lắng lại, lạnh lùng nói: “Mời Thái hậu về cung, tự nhi tử sớm tối đến vấn an.
Nơi đây không phải chỗ người nên tới, từ hôm nay, đừng để ta lại bắt gặp người!”
Lan Thái hậu nhìn khuôn mặt lạnh lùng lạ thường của con, cảm giác mình không thể nào còn nắm chắc bừng lên trong lòng.
Từ lúc cậu ta xuất cung trở về, như đã đổi thành người khác.
Vì lấy lòng con, bà chẳng những không hề đề cập tới chuyện lập hậu, còn đưa người cung nữ trước đây điều đi trả về.
Bà cho rằng mình đã bồi dưỡng lại tình cảm mẹ con.
Cho tới giờ, bà mới chợt giật mình, con trai như ngày đêm nhổ giò, chân dài rộng, nhanh chóng cao vượt mình.
Bên môi con, chẳng biết lúc nào đã có chút ria mép hơi xanh.
Vẻ mặt cậu lộ vẻ đầy chán ghét và lạnh lùng.
Nhìn qua chẳng chút khác biệt một người trưởng thành.
Trước mặt con trai, bà chẳng những thấy lạ lẫm mà còn có mấy phần sợ hãi.
Lại nghĩ đến tai họa ngập đầu lúc con trai trốn đi mang đến, quãng thời gian lo lắng ngày đêm như xác không hồn, mọi bất mãn và cơn giận bà tiêu tan.
Bà đỏ mắt lên, giọng run run nói, “Tiễn Nhi đừng buồn, mẫu hậu đi”, rồi chậm rãi rời khỏi.
Thúc Tiển đứng sau bàn, vẫn không nhúc nhích, thái giám và cung nữ hầu hạ bên này đang tụ tập bên ngoài, từ xa nhìn thấy mặt cậu đông cứng dữ tợn, không gọi nào dám vào, chỉ rối rít quỳ xuống, còn không dám thở mạnh.
Hiền Vương quá cẩn thận.
Đêm qua lúc cùng Ngự Sử Trung Thừa tấu với cậu, dáng vẻ nghiêm túc mà e sợ thật chẳng tương xứng với ngôi vị ngài ấy, suýt khiến Thúc Tiển bật cười tại chỗ.
Hiền Vương cho cậu là ai chứ, bị mấy lời này ảnh hưởng sao, sẽ nghi ngờ Tam hoàng thúc sao? Không khỏi quá coi thường cậu rồi.
Trên đời này, người khó hai lòng với cậu nhất, chính là Tam hoàng thúc.
Cậu cảm kích Tam hoàng thúc, gặp chuyện này mà không có ý giấu giếm.
Giao cho cậu, chính là tin tưởng cậu.
Ngài ấy đã tin tưởng mình, dĩ nhiên mình cũng lấy đó đối xử ngang ngửa.
Cậu muốn để cho Tam hoàng thúc và tất cả đều thấy rõ, bất kỳ lời đồn đãi xúi giục gì cũng không thể chi rẽ cậu.
Con và con rể của Từ Phạm tự dưng cuốn Tam hoàng thúc vào thị phi, muôn lần chết cũng không đỡ hết tội.
Song hai người này lại không thể giết.
Nếu giết, sẽ là chính thức bắt đầu chia rẽ mình và Tam hoàng thúc.
Cậu hy vọng đáp án mình đưa ra hôm nay có thể làm Tam hoàng thúc cảm thấy hài lòng.
Ngài là Tam hoàng thúc thân thiết khả kính của cậu, Nhiếp Chính Vương nâng đỡ cậu đến giờ.
Điểm này, vĩnh viễn sẽ không thay đổi.
Nhưng hiện giờ, trong lòng cậu, chẳng biết tại sao, lại tràn đầy một cảm giác như mất mát và vô lực không chỗ xả.
Cậu đứng đó một lúc lâu, cuối cùng nắm chặt quyền, xua tan bóng ma trong lòng, đi đến nhặt tấu chương vừa quẳng, rồi ngồi lại bàn tiếp tục phê duyệt.
Một án báo vốn làm Hiền Vương cũng cảm thấy nan giải vô cùng cứ vậy qua đi.
Tuy kết quả có bất ngờ song nghĩ lại, lại hợp tình lý.
Chỉ một câu xào xáo vô tri như thế, sao có thể rung chuyển lòng tin và tình cảm nhiều năm chú cháu của Thiếu đế và Nhiếp Chính Vương.
Đúng lúc đến quần thần cũng thấy nơm nớp lo sợ, Thiếu đế và Nhiếp Chính Vương đã nhìn nhau cười một tiếng.
Mọi hãm hại đều như mây bay che trăng sáng, gió thổi liền tan.
Trừng phạt đối với đám Từ Phạm cũng đúng mực.
Là cảnh cáo tàn khốc cũng không thiếu khai ân ngoại luật, càng nói rõ tình cảm Thiếu đế và Nhiếp Chính Vương bền chắc không thể phá.
Thậm chí, chuyện còn có một hiệu quả không tệ: vì biểu hiện hôm đó ở Tuyên Chính điện của Thiếu đế, khoan dung mà nghiêm khắc, sau đó, trong đại thần còn dấy lên một làn sóng khen ngợi, bảo cậu cơ trí anh minh, là đại hạnh đất nước.
Song chưa ai ngờ tới, khi làn sóng ngợi khen ngợi còn chưa hết ấm, nửa tháng sau, một làn sóng khác lại ập tới.
Ngày mười sáu tháng mười hai, sao chổi từ phía Tây, kéo dài như ban ngày.
Tiếp đó, quan chiêm tinh đã quan sát được Huỳnh hoặc thủ tâm*.
(*) Huỳnh Hoặc = sao Hỏa, Tam Túc = nằm trong chòm Scorpion.; hiện tượng sao Hỏa di chuyển đến gần ba ngôi sao Tâm Túc và dừng lại một thời gian.
Có tích thời Tần Thủy Hoàng.
Những điềm trên đều ở thế hung, thường thường vì thiên tử thất đức, trời cao cảnh báo.
Một đã là hung tướng, huống chi liên tiếp xuất hiện.
Đang lúc quan chiêm tinh sợ hãi vô cùng, ngay sau đó, khuya ngày mười bảy, dân chúng Trường An đang say giấc mộng cảm nhận được động đất.
Cả thành bừng tỉnh.
May thay, ngoài kinh hoàng to lớn ra, tổn thất thực tế do động đất không lớn.
Rất nhiều người được người nhà đánh thức, chưa kịp chạy ra sân, vùng đất rung động dưới chân đã yên tĩnh lại.
Theo báo cáo ngày hôm sau, cả thành cũng chỉ sập tầm mười căn lều gia súc lâu năm chưa tu sửa, đè chết mười mấy con heo dê và một người chăn heo xui xẻo đang ở trong lều lúc ấy.
Ngoài ra không có thương vong hay nhà sụp khác.
Trong mỗi nhà nội thành, nhiều lắm chỉ bể vỡ vài chén dĩa chưa cất kỹ thôi.
Trên dưới triều đình từ Thiếu đế đến mạt quan vừa thở phào, ngay sau đó, một tin khác ập tới.
Hoàng Lăng Đại Ngụy chỗ đất phong thủy quý báu ngoài Trường An mấy trăm dặm, mới là chỗ gánh chịu nặng nề trận động đất đêm qua.
Một tòa tế điện chứa y quan và khí cụ thời Cao tổ còn sống xảy ra chuyện.
Si Vẫn trên nóc điện lật ngửa ra đất.
Si Vẫn cao hơn trượng, nặng ngàn quân, phá đỉnh điện, giáng xuống, hủy đi thần đàn trong điện.
Quan thủ lăng hồn bay gan vỡ, khoái mã phi nhanh trong đêm về Trường An đưa tin.
Lần này Thúc Thận Huy về, việc triều chính thường ngày ngoài vài chuyện trọng đại cần giải quyết còn hỏi thăm, còn lại toàn bộ chuyển cho Thiếu đế để cậu tự giải quyết.
Cùng lúc đó, trận chiến mà từ thời Thánh Võ Hoàng đế từ lúc lên ngôi đã muốn đánh kia cuối cùng cũng lên lịch.
Y mô phỏng ưu nhược cuộc chiến thông báo bá quan, cho rằng thời cơ chín muồi, định năm sau xuất binh.
Mấy ngày qua, y tự thân theo dõi gắt gao việc chuẩn bị cho chiến sự, tính toán binh mã và điều phối lương thảo.
Bộ Binh bộ Hộ làm việc sáng nến cả đêm cho đến canh ba, y cũng theo, bỏ tâm trí hết vào chuyện này, nào ngờ tự nhiên xảy ra chuyện ngoài ý muốn.
Lăng tẩm Cao Tổ bị tổn hại trong cơn động đất là tin tức bất an chấn động bực nào.
Cùng ngày, y buông hết việc trong tay, dẫn người tự chạy tới Hoàng Lăng, xử lý hậu sự.
Sau khi y vừa đi, chưa tới đôi ngày, lời đồn đãi liên quan chuyện Thiếu đế đức hạnh không xứng ngôi vị, không phải thiên mệnh như mong mỏi, trời cao đã dùng tinh động địa động làm hỏng cả Hoàng lăng Cao Tổ để cảnh báo thiên hạ nhanh chóng truyền ra trong ngoài.
Không ai biết ngọn nguồn dư luận từ đâu mà tới.
Có lẽ là thuật sĩ xem thiên tướng nào đó, có lẽ là do con người do tin tưởng trời cao tác động mà sợ hãi, cần một lỗ phát tiết cảm xúc thôi.
Tóm lại, lời đồn đầy khí thế, rất nhanh sau đó, trong dân gian cũng bắt đầu xào xáo ầm ĩ, thậm chí ở nội thành Trường An còn có dân chúng cúng tiền, lập đàn khắp nơi hòng trừ tai ổn họa.
Lời đồn tất nhiên rồi cũng vào tai Thúc Tiển.
Đây là chuyện xưa nay cậu chưa từng chật vật trải qua.
Cậu không tin chuyện trời cao có tác động song lại không thể bỏ qua được những chỉ trích long trời lở đất đối với mình.
Mấy ngày sau đó, lúc cậu lên triều, có lẽ là thật, mà cũng có lẽ chỉ do cậu tự chột dạ mà cậu cứ cảm giác ánh mắt của văn võ bá quan cứ nhìn mình kì lạ như ước gì cậu có thể lập tức thoái vị, để bình định cơn giận của trời.
Cậu cảm thấy mình không cần phải làm hoàng đế nhưng nếu giờ cứ chấp nhận số mệnh thì lại không cam tâm.
Vào đêm cậu bắt đầu mơ thấy ác mộng, thấy mình không vào được cửa cung, bị cung vệ và đại thần nhốt bên ngoài.
Giấc mộng thật đáng sợ, cậu như bị cả thế giới ruồng bỏ, biến thành cô hồn không chỗ về.
Cậu tỉnh lại, mồ hôi lạnh chảy ròng ròng, ban ngày có phần không tập trung tinh thần, không có tâm trí làm việc, lại không muốn tấu chương chồng chất trên bàn không thể xử lý kịp thời — thời Tam hoàng thúc còn quản lý tuyệt đối không xảy ra tình huồng giống vậy.
Cậu bèn đem tấu chương về tẩm cung phê duyệt đến thâu đêm suốt sáng.
Cứ thế sau mấy ngày liền ngã bệnh, ban đầu giấu mọi người, đến đến ngày thứ ba, phát sốt kịch liệt, canh bốn đi ngủ qua quýt, muốn canh năm lên triều sớm, xuống giường bị té xỉu, kịp lúc được cung nữ người Nhạn Môn kia bắt gặp, mọi người mới biết.
Thúc Tiển hôn mê hai hôm, chiều hôm đó, cậu tỉnh lại trong tẩm cung của mình, chậm rãi mở mắt, bắt gặp một bóng người quen thuộc ngồi trước bàn giấy.
Người kia đứng quay lưng về phía cậu, đầu hơi cúi, lật tấu chương trên bàn, tay kia cầm bút, đang tập trung giúp cậu phê duyệt tấu chương.
Là Nhiếp Chính Vương Tam hoàng thúc của cậu đã về!
Thúc Tiển yên lặng nhìn sườn mặt ung dung này, mãi mới nhẹ giọng hỏi: “Tam hoàng thúc, tinh biến và động đất, có phải báo hiệu rằng, ta không xứng làm Hoàng đế Đại Ngụy?”
“Trời đất biến động, từ xưa không dứt, có gì đáng sợ?”
Thúc Thận Huy đáp.
Y đặt bút, chậm rãi xoay lại đối mặt với ánh mắt của Thúc Tiển, mỉm cười.
“Quan trọng nhất, là ứng đối thế nào.”.