Trường Ninh Tướng Quân

Chương 14


Bạn đang đọc Trường Ninh Tướng Quân – Chương 14


ếu ngài ấy ăn Nhiếp Chính Vương, nếu thật là vậy thì…
Hai tháng sau, tháng giêng năm Thiên Hòa thứ hai vừa hết.

Cái lạnh mùa xuân chưa giảm, tuyết đầy đường Trường An.
Ngày đại sự khiến cho bá tánh kinh thành nói say sưa cuối cùng đã đến.
Hôm nay, đương kim Nhiếp Chính Vương Kỳ Vương, sắp rước con gái An Bắc Đô hộ đại tướng quân Khương Tổ Vọng làm dâu, Trường Ninh tướng quân Khương Hàm Nguyên.
Liên quan đến Khương nữ, ở kinh thành năm xưa chẳng ai biết đến.

Vào ba năm trước, ở quận Nhạn Môn thuận theo triều đình một trận chiến đại thắng lấy được Thanh Mộc Nguyên, tên cô mới được người biết đến.
Nghe nói lúc ấy, vì không muốn đánh một trận ấy, chiến tướng dưới trướng Khương Tổ Vọng không đồng ý kiến.

Dưới ảnh hưởng đường hướng chiến lược trường kỳ lấy phòng ngự làm chủ của triều đình, hiển nhiên các tướng cũng lấy bảo đảm phòng thủ chiếm đa số, cô ấy lại như con nghé non mới sinh, là một trong số thuộc phe chủ chiến số lượng không nhiều ngày đó, cho rằng đã chuẩn bị đầy đủ, có thể đánh.

Cuối cùng cô chờ quân lệnh trạng lập xuống, dẫn một đội quân cảm tử tiền bộ ba trăm người, đêm ra Tây Hình quan, phát động tập kích, thành công xé rách tuyến phòng thủ của người Địch, theo đó đội quân tràn lên, giành đại thắng, đoạt lại tắc điểm trọng yếu, cắt đứt hai bên phòng tuyến nối liền, sau đó thành lập Thanh Mộc tắc, cô lãnh binh thường trú.

Chính sau trận đó, tên tuổi cô chấn động lớn trong quân, không ai không biết, hai năm gần đây, hoàng tử nước Địch Nam Vương Sí Thư đã từng mấy lần phái binh định đoạt lại Thanh Mộc tắc, đều không thể toại nguyện.
Thực ra từ xưa đến nay, hiếm có nữ tử tòng quân, người xuất chúng như thế càng là phượng mao lân giác, nên khi chiến báo về đến kinh thành đã gây tiếng vang lớn.

Lúc ấy Minh Đế còn tại vị cố ý hạ chỉ, phong hào Trường Ninh, khen thưởng riêng.

Sau khi nổi danh, có lẽ vì cô thân gái, lại phách liệt trên chiến trường như thế, thế là thêm mắm dặm muối, tin đồn các thứ liên quan đến đứa con gái của sói chuyển thế đêm trăng hóa thân nghe mà kinh sợ, cũng càng đồn càng thật.

Có điều qua một quãng, dần dần cũng đã bị người quên lãng, mãi đến gần đây, vì hôn sự này, cô mới lại trở thành nhân vật được trên dưới kinh thành chú ý nhất, ‘thân cao tám thước’, ‘eo rộng mười vi*’, ‘tiếng như kinh lôi’, ‘hổ đầu thái tuế’, còn thiếu miệng có thể phun lửa, ngày đi tám trăm dặm, phải nói người trên phố nói đến nước bọt tung bay, cứ như chính mình tận mắt thấy, về phần ‘sói cái hóa thân’ ‘trăng tròn khát máu’ kia, không cần nói, đồn đến phụ nữ trẻ em còn biết.
(*) vòng tay: độ dài của vòng khép kín hai ngón tay cái với hai ngón tay trỏ nối giáp nhau
Người người đều hiếu kì vô vàn, cuối cùng cũng chờ đến ngày hôm nay.

Nghe nói, nhóm của nữ tướng quân đêm qua đã tới bờ sông Vị Kiều ở cửa Bắc quang môn, ở đó có khu dịch xá, mấy ngày trước đã dẹp người không có phận sự, vẩy nước rửa đường, dựng lều xung quanh cho lễ rước dâu.
Dầu hôm nay đường cấm, Thiên môn ti Địa môn ti và cấm vệ các doanh đều điều động người ngựa, ven đường cứ mấy chục bước một người, song vẫn không ngăn được bước chân người nhiều chuyện.

Kẻ rảnh rỗi không ngại đường xa, xôn xao ra khỏi thành chạy đến Vị Kiều, về phần trong thành, trên con đường lớn thông đến phủ Nhiếp Chính Vương và vùng gần Vương phủ sớm đã chật ních nam nữ già trẻ, đợi chờ Nhiếp Chính Vương rước nữ tướng quân, cảnh náo nhiệt còn muốn bằng tiết Nguyên tiêu.
Khương Hàm Nguyên một mình ở dịch xá, một thân mặc áo cưới, đứng trước cửa sổ.

Xa xa ngoài cửa sổ bóng cầu vồng ẩn hiện, đó là Vị Kiều, bắc qua hai bờ nam bắc sông Vị Thủy, là con đường chính từ Trường An thông đến rất nhiều châu quận Vị Tây Vị Bắc.

Trăm ngàn năm qua, muốn đi về phía tây, hay bắc, hoặc từ vùng ngoài xa xôi xông tới điện hoàng kim, tử mạch chốn hồng trần chính là nơi này, Trường An khách đến đến đi đi.

Người thất ý thì uống rượu ly biệt, kẻ đắc ý thì vó ngựa phóng nhanh, ngày qua ngày diễn ra trên cây cầu cổ xưa trên sông Vị Thủy, quanh đi quẩn lại, như nước sông dưới chân cầu, vĩnh viễn không dứt.
Hoàng hôn dần dày đặc, tuyết đọng trên cành liễu rủ nơi đầu cầu, ngọn đèn lồng thứ nhất đặc biệt treo lên cho hôm nay chợt sáng.

Tiếp đến, ngọn thứ hai, ngọn thứ ba… như muốn đan nhau lọt vào trong mắt, theo thứ tự đèn đầy cầu sáng lên, từng ngọn từng ngọn đỏ rực, như từng con mắt khổng lồ màu đỏ, trôi giữa màu tuyết nhàn nhạt trên không sông Vị Thủy, từ từ phiêu giạt.
Nghe tiếng gõ cửa bên tai.

Là thị lang Hà Thông tự mình đến mời, bảo địch xa* rước dâu Nhiếp Chính Vương đã đến, đang chờ bên ngoài.
(*) xe dùng lông trĩ trang trí dùng cho hậu phi cổ đại.
Cô đã biết.

Một chốc trước, tai đã nghe tiếng nhạc lễ chuông vang trang nghiêm mà hòa nhã.
“Tránh ra tránh ra!”
Xa xa người rảnh rỗi Trường An chen nhau đứng ở chỗ cao ngóng nhìn xôn xao.
Hoàng hôn mờ ảo, sắc đỏ đầy trời.

Hai người hầu dẫn đường phía trước cầm quạt lông trĩ vàng, nghiêng giao nhau, che chắn Khương nữ, nhưng một khắc ngắn ngủi khi người bước ra lều lọng đó, thoảng như vẫn có thể nheo mắt nhìn đại khái.
Dáng vẻ dường như cũng giống một cô gái bình thường, chẳng thấy bóng hình kim cang thân cao tám thước eo mười vòng tay trong truyền thuyết.

Đám người lại hỗn loạn, thất vọng có, kinh ngạc có, hoài nghi có, tiếng kinh ngạc ôi chao liên tiếp.
Địch xa đón cô đã dừng ngoài cửa.

Thân xe rộng, vàng bạc trang trí trước sau, vải đỏ phủ trên nóc xe, thêu đầy hoa văn vân địch bằng chỉ vàng, đến cả trên vành bánh xe cao lớn, cũng sơn bằng mực đỏ, ánh lửa trượng chiếu rọi chung quanh, vàng son lộng lẫy.
Khương Hàm Nguyên leo lên xe hoa.

Trong tiếng tán dương, màn xe phủ xuống.

Đại đội nghi trượng* trước dẫn sau theo, trước xe một người mặc truy y** vào chỗ, vung roi, một hàng tuấn mã phía trước khoác lên kim lạc ngọc bí*** liền lên vó, xe lăn tăn tiến lên.

(*) vật trang hoàng nơi công đường, cung thất, dinh thự, hay rước theo kiệu, võng khi vua, quan ngự giá; gồm có: tàn, lọng, cờ, quạt, binh khí.
(**) triều phục cổ đại, dùng màu đen trắng.
(***) bộ hàm thiếc dây cương khảm vàng ngọc.
Trời tối hẳn, một vầng trăng tròn sáng như khay bạc treo lên trên bầu trời đêm Trường An.
Địch xa xuyên cổng thành mà vào, tiếng vui cười trộn lẫn gọi nhau, tiếng huyên náo chợt phóng đại như sóng lớn đánh từ bốn phương tám hướng tới, hoàn toàn đánh chìm mọi người.

Phố xá Trường An, vốn đã nhà nhà thắp đèn, đêm nay càng thêm huy hoàng rực rỡ, lửa trượng chiếu sáng nửa thành, cướp đi ánh trăng, đỏ thấu tuyết đọng.

Ánh sáng kia thấm qua màn gấm phủ ngoài xe, khiến trong xe mơ hồ, con người như trôi giữa cảnh trong mơ hư ảo.
Bánh xe không nhanh không chậm lăn qua khe hở những viên đá lát đường, hơi xóc nảy.

Từ khi Khương Hàm Nguyên lên xe đã thấy hơi rã rời, dựa vào nhắm mắt, bỗng, xen lẫn tiếng la liên hồi “Thiên tuế vĩnh an”, hai bên đường phía trước lại hô lên như sấm.

Ấy là dân chúng vì phong thái của vị Nhiếp Chính Vương đang cưỡi ngựa giữa đường, tự phát reo hò.
“Mẹ! Nữ tướng quân đâu! Sao con chẳng thấy? Ngài ấy sẽ hóa sói vào đêm trăng tròn ạ? Mẹ xem, đêm nay trăng tròn này! Nếu ngài ăn thịt Nhiếp Chính Vương, vậy phải làm sao đây —— “
Giữa tiếng hô như biển phía trước, cạnh đoàn xe bỗng một tiếng kêu non nớt của trẻ con mơ hồ bay tới.

Tiếng trẻ chưa dứt, đã chợt tắt, hẳn đã bị mẹ bên cạnh bụm miệng.
Khương Hàm Nguyên vốn bị xe ngựa tròng trành muốn buồn ngủ, giọng kêu của đứa bé đổi lại đã làm cô tỉnh táo đôi chút.

Đột nhiên cô cảm giác, chuyến đi thật dài, khiến cho người ta ngoài trừ mệt mỏi thì cũng chỉ có mỏi mệt này, hình như cuối cùng đã thoáng trở nên có mấy phần thú vị, bởi câu nói con trẻ hồn nhiên không kiêng kỵ này.
Nghe nói Thúc Thận Huy rất được lòng dân.

Xem ra đúng là thế.

Đêm trăng tròn, đến cả trẻ con ngây thơ trong thành Trường An còn lo lắng giùm y.
Yên tâm.
Khóe môi cô hơi câu một vòng, cũng không rõ là nói cho đứa bé lo lắng kia hay là cho bóng lưng đang đón nàng đến phủ Nhiếp Chính Vương trong lúc này.
Xem như cái người tên Khương Hàm Nguyên kia, thật sự có thể hóa thân đêm trăng, cô ấy cũng sẽ không ăn thịt người đó.

Từ ngày đầu cô biết chuyện, cô đã hiểu, lên chiến trường chốn Tu la này, cô không có bất kỳ ưu thế trời ban nào.

Ưu thế duy nhất của mình, chính là nỗ lực nhiều hơn, tâm chí càng kiên nhẫn hơn người khác.

Tay mài bong bật máu, thì sao nào, tự sẽ kết vảy khép lại.

Lại mài hỏng, lại chảy máu, lại kết vảy.

Lặp đi lặp lại, cuối cùng sẽ có một ngày, đến khi cả hai tay phủ kín vết chai dày, sẽ không còn cảm giác được đau đớn.
Năm ấy cô mười ba tuổi, đọc binh thư, tham gia qua chiến đấu, giết qua người, lăn lê bò lết cả ngày cùng một đám quân tốt.

Cô luôn im lặng, từ sáng sớm đến tối mịt, đầy mặt đầy cổ là bùn đất, trên người đầy vết bầm máu ứ, còn có mùi bùn đất trộn lẫn mồ hôi vĩnh viễn tắm rửa không sạch, xem ra, so với những tiểu tốt vì nhà nghèo không nơi nương tựa mà không thể không dấn thân sớm vào quân ngũ chẳng có gì khác biệt.

Người chung quanh cũng quen thuộc với sự tồn tại của cô —— đứa con gái được sói sớm từ bé của đại tướng quân, đương nhiên trời sinh khác hẳn người thường.

Thảng như cô đã trở thành một người siêu việt đặc thù về giới tính.

Ngay khi rất nhiều người trong họ còn chưa tới, cô đã ở đó.
Mùa thu, Võ Đế phái Tam hoàng tử An Nhạc Vương bắc tuần vùng biên giới, đến Tây Hình quan quận Nhạn Môn.
Năm ấy An Nhạc Vương vừa tròn mười bảy, chưa đủ hai mươi, vóc dáng thiếu niên, mặt mũi tuấn tú mà trong trẻo, cử chỉ cao quý mà thanh nhã, ai cũng nghĩ y sẽ cao cao tại thượng, Khương Tổ Vọng càng lo lắng hơn cả.

Bộ mặt người trong hoàng gia thế nào, ông quá rõ.
Nhưng rất nhanh, theo An Nhạc Vương đến, mọi lo lắng đều tiêu tan, bất kể là trong yến ẩm y vừa tới đã xuống cùng quân sĩ trong doanh nói cười cùng uống tiêu sái hiền hoà, hay là tài năng và phong độ biểu hiện sau đó, đều khiến trên dưới quân doanh lấy đó mà tin phục.
Y dừng lại nơi này nửa tháng, Khương Tổ Vọng vốn tưởng y sẽ chỉ ở loanh quanh Tây Hình quan để tuần sát, tiện bảo thành nội chuẩn bị một chỗ tinh xá, nào ngờ vừa qua ngày đầu, y đã bỏ nghi trượng, xuôi theo bắc cảnh, đi khắp từng tắc điểm trọng yếu, không bỏ sót một chỗ, đến tối, nếu còn trên đường, liền cắm trại ngay đất hoang.

Đến khi trở về, y lại ra Tây Hình quan, đến Thanh Mộc Nguyên lúc ấy còn bị người Địch chiếm đóng, leo lên cao quan sát địa hình và bài bố phòng ngự đối diện từ khoảng cách gần.
Hôm đó thời tiết trong xanh, trạm canh Bắc Địch rất nhanh phát hiện người ở chỗ cao bèn dẫn tới cung binh, cùng bắn liên tục, trong phút chốc tên bay đầy trời phóng từ phía đối diện tới, mũi tên dày đặc xé không vun vút, như trận bão, phủ ngay xuống đầu.
Cách quá xa, đám tên cuối cùng chỉ phóng đến dưới sườn núi ở chỗ cao, cắm vào đất, nhưng chiến trận thế cũng đủ khiến người đẫm mồ hôi, trong đó không ít người biến sắc theo chúng, nhưng y lại đầy vẻ tự nhiên, tay chân không hề động mảy may.

Quân canh giữ người Địch cuối cùng từ bỏ việc bắn tên, song không cam lòng, bèn học theo Trung Nguyên lớn tiếng chửi rủa, tiếng mắng khó lọt tai theo gió mơ hồ truyền đến.
Lúc ấy đám người đi cùng, có cả Khương Tổ Vọng, biến sắc, lên cơn tức giận sợ An Nhạc Vương bị mạo phạm, định gọi cung binh, lấy khiên bảo vệ, ra trước hơn mười trượng tổ chức đánh trả, như thế, tên nên có thể bắn tới đối diện, không ngờ, lại bị ngăn cản.
“Hôm nay có bắn chết toàn bộ đám tiểu tốt nhảy nhót trước mắt này, phỏng ích lợi gì?”
An Nhạc Vương với vóc người thiếu niên còn mang theo mấy phần gầy gò, nhìn quân Địch đối diện không ngừng chửi rủa trêu cười nhục mạ, bình tĩnh nói thế.
“Đại tướng quân, tên tạm giữ lại, đợi ngày khác, cùng bắn trả, cũng không muộn.”
Thật vậy, tổ chức bắn trả vốn chỉ đánh vì thể diện, chẳng có ý nghĩa thực tế.


Khương Tổ Vọng an bài đến mức ấy cũng chỉ vì đối phương nhục mạ quá mức, muốn trước mắt bao người bảo toàn thể diện vị hoàng tử trước mặt này thôi.
Ông nào ngờ, đối phương lại thốt lời như vậy.
Mặc dù chuyến tuần biên lần này đã khiến Khương Tổ Vọng nhìn vị hoàng tử thiếu niên này sinh ra rất nhiều kính ý, nhưng trong giây lát ông vẫn kinh ngạc khi đối phương biểu hiện vẻ ẩn nhẫn tỉnh táo không tương xứng với độ tuổi của y.
An Nhạc Vương nói bình thản như lời thuận miệng, nhưng ngay khắc ấy, Khương Tổ Vọng chợt có cảm giác, thảng như tương lai triều đình có thể có người làm chủ như An Nhạc Vương, vậy thì trong lúc sinh thời đời mình, sau hai mươi năm phòng thủ đằng đẵng mãi không thấy điểm đầu, có lẽ có một ngày, rốt cuộc ông có thể đợi được hy vọng xuất kích.
Hiển nhiên, mọi chuyện chẳng liên quan đến Khương Hàm Nguyên, có điều, cứng rắn mà nói, đúng là không hẳn hoàn toàn không có.
Do An Nhạc Vương đến mà ông ngoại cô cũng sớm từ Vân Lạc chạy tới, dự buổi gặp mặt.
Toàn bộ hành trình đã xong, ông ngoại ra về, cô đi đưa tiễn, đã đi thật xa song còn lưu luyến không rời quay về.

Nhớ lúc đó vừa chạng vạng tối, trời chiều như lửa, ở một chỗ hoang vắng cách đại doanh Tây Hình hơn mười dặm trên đường về, đã gặp đoàn An Nhạc Vương.
Y thường phục khoái mã, góc yên treo cung, bên cạnh là người bạn phò mã Đô úy Trần Luân đi cùng, dẫn theo bảy tám tùy tùng, đều là thị vệ.
Cô biết tại sao y lại xuất hiện ở chỗ này.
Việc khác đã xong, ngày cuối trước khi về kinh muốn du hành một mình một phen, bảo Khương Tổ Vọng không cần đồng hành.

Lúc này đoàn người hẳn phải trên đường về, không biết vì sao, lại dừng ngựa giữa đường, như đang bàn tính chuyện gì.
Ngày đầu tiên y đến, Khương Hàm Nguyên cách một đại đội lớn từ xa có nhìn thoáng y, nhận ra người, không muốn chạm mặt, chuyển ngựa định đổi tuyến đường rời đi, song bị người đối diện nhìn thấy, một thị vệ gọi với về phía cô, “Ngươi, tới đây!”
Khương Hàm Nguyên đành xuống ngựa, đi tới, thi lễ với người ngồi trên lưng ngựa được vây giữa kia.
“Lính của Tây Hình đại doanh?” Y quan sát cô.
“Vâng.”
“Doanh nào?”
“Bộ tốt.”
“Bao lớn?”
“Mười bốn.” Cô nói dối.
Mấy năm đó tạm thời chưa có chiến sự lớn, triều đình vì kế sách sinh sôi dân số, có điều khoản quan phủ không được chiêu mộ nam đinh chưa đầy mười bốn.

Song trong dân gian có rất nhiều nhà nghèo túng, hoặc vì miếng cơm, hoặc vì cầu công danh, vẫn có những nam đinh nhỏ hơn tuổi này dấn thân vào ngũ, nếu trong quân doanh tra ra, bình thường cũng mắt nhắm mắt mở buông tha.
Khi đó cô, đứng thẳng, khó khăn lắm cũng chỉ bằng hông thớt tuấn mã màu trắng y cởi.

Cô thấy y liếc qua vóc người mình, hiển nhiên không tin câu trả lời về tuổi của mình, song cũng không tiếp tục truy đến cùng.
“Biết Linh Khâu chứ?” Y hỏi.
Linh Khâu là mộ của Triệu Vũ Linh vương thời Chiến quốc, quân vương đời thứ sáu của nước Triệu, mặc Hồ phục kỵ xạ, xách cương đeo cung, Nam diệt trường kỳ lấy được Trung Sơn là vùng đất của cường lân, đánh tan ý đồ kiềm chế nước Triệu mà cường lân lợi dụng Trung Sơn, Bắc thì đại phá quấy rầy của họ Lâu vùng Lâm Hồ, thiết lập con đường vô tận, anh hùng một thời không hai.

Tiếc rằng việc nhà lại không quả quyết, ủ thành họa bên trong, cuối cùng lại lấy thân phận chủ phụ, tuổi tráng niên bị con trai bỏ chết đói trong cung Sa Khâu, sau khi chết cũng không được vào vương lăng, bị chôn một mình ở vùng biên cương xa xa xưa kia ông từng phóng ngựa rong ruổi, để vô số văn nhân mặc khách ngày sau tưởng nhớ, ưu tư hoài cổ, bi khái không thôi.
Khương Hàm Nguyên gật đầu, chỉ hướng đông bắc, “Có một đường tắt, đường hơi khó đi, song cưỡi ngựa một ngày là đến.”
Thiếu niên an Nhạc Vương theo hướng cô chỉ, nhìn ra hướng Linh Khâu xa xa trong nắng.
“Ngươi dẫn đường cho ta đi!” Y quay đầu lại, nói..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.