Bạn đang đọc Trường Ninh Tướng Quân – Chương 12
a là quân cờ trên bàn cờ của y”
Phàn Kính chờ ở ngoài cốc, thấy Khương Hàm Nguyên đi ra, chào đón, “Viên sứ rước dâu đã đến, Hoàng môn thị lang Hà Thông.”
Chức quan bình thường này lo việc cung nội, là kẻ hầu của Hoàng đế, trong lo cố vấn đối nội, ngoài lo giúp đỡ thường ngày, người giữ chức quan quan hệ gần gũi, thường là trọng thần mà Hoàng đế tín nhiệm hoặc là tôn thất bên ngoại.
“Giờ phải về liền sao?” Khương Hàm Nguyên hỏi.
“Từ Nhạn Môn xuất phát, nếu lấy tốc độ đại đội ngày đi đêm nghỉ, cần hơn tháng mới có thể đến kinh.
Huống hồ từ đây đến Nhạn Môn cũng mất vài ngày.
Hà thị lang nói, ngày cưới là do Thái sử đo thiên thời xem lịch sao chọn ra ngày lành tháng tốt, nên tốt nhất…” Ông dừng đoạn.
Khương Hàm Nguyên gật đầu: “Cháu hiểu rồi.”
Cô quay đầu, nhìn ra phía tây bắc xa xa.
Phàn Kính nhìn theo tầm mắt cô.
Ở đó có hòn núi gió thổi ngàn năm mà hóa đá, trên vách núi hiện đầy hang to to nhỏ nhỏ như tổ ong, trên có Ma nhai*.
Đang lúc hoàng hôn, Ma nhai kia lẳng lặng nằm trong ánh tà dương trời chiều, từ xa nhìn lại, sáng cam một mảnh.
(*) kinh văn, chữ, tượng Phật khắc vào vách núi.
“Mọi người về thành trước đi.
Sáng mai tập hợp, cùng đi.”
Phàn Kính lại ngó Ma nhai trên núi đá tắm trong ánh tà dương như ngộ ra điều gì, song không nói gì, chỉ dùng ánh mắt phức tạp nhìn nữ tướng quân, thưa vâng, quay lại dẫn người đi.
Một vòng nắng chiều cuối cùng rơi xuống đỉnh núi, sắc trời đột nhiên tối lại, quạ đen ồn ào bay quanh đỉnh núi đá trọc.
Nơi chân núi, có con đường bằng đá đơn sơ thông lên trên núi, cuối con đường là một chùa hang không biết người tu hành triều đại nào theo thế núi tạc ra.
Lúc này bên ngoài hang đá, một cặp cha con từ trong thành đến đang xoay người, tỏ lòng cảm kích với người đối diện.
Đó là một nhà sư trẻ, khoác áo đay mỏng cộc tay, chân xỏ giày cỏ, vì gầy gò, hốc mắt y hơi lõm, song vì thế mà ánh mắt càng thêm sáng ngời.
Trên mặt chàng nở nụ cười, tay chắp trước ngực, trả lễ với hai cha con kia.
Người con cảm tạ vô vàn xong, xách thảo dược, dìu cha theo dọc đường mà xuống.
Họ phải về thành cho kịp trời tối, chợt thấy Khương Hàm Nguyên đứng một bên, nhận ra, bận rộn đỡ nhau đi tới, hành lễ với cô.
Khương Hàm Nguyên biết hẳn hai cha con này là từ thành Vân Lạc tới đây tìm thầy thuốc, liền gật đầu, ra hiệu không cần đa lễ.
Nhà sư đưa mắt nhìn hai cha con rời đi, xoay người vào hang đá, đang tính đi vào, bỗng, thoáng như cảm giác được gì, chần chừ một lúc, dừng bước nghiêng đầu.
Khương Hàm Nguyên đứng nơi cuối thềm đá như bậc thang trời.
Hoàng hôn từ bốn bề bủa lấy cô.
Cô nhìn nhà sư mỉm cười, cất bước, theo thềm đá đi tới.
“Vô Sinh, ta lại tới.” Cô nói.
Nhà sư tên Vô Sinh nhìn nàng chăm chú, cũng cười, vỗ tay: “Tiểu tăng chờ tướng quân đã lâu.”
Vị sư này sống một mình trong động Ma nhai từng có một đoạn chuyện xưa bí ẩn không ai biết đến.
Chàng vốn xuất thân từ một đời hoàng thất đã tàn, con út của vua, thông minh từ nhỏ, lướt qua có thể thuộc làu làu.
Năm chàng sáu tuổi, đất nước bị Đại Ngụy tiêu diệt, chàng may mắn sống sót, kết duyên với tì khưu trở thành đệ tử đích truyền của một vị cao tăng đến từ Thiên Trúc, từ đó cắt đứt hồng trần, đổi tên Vô Sinh, lấy ý từ chân lý vô sinh vô diệt.
Nhiều năm về sau, cao tăng viên tịch, khi đó, Vô Sinh tuổi tuy còn trẻ song đã đạt đến thiền học y bát, tinh thông Phạn văn, thành tựu cao thâm, tiếng lành đồn xa, Hộ Quốc tự ở Trường An cũng nghe danh, phái sứ giả mời chàng vào chùa chủ trì giảng kinh, nhưng chàng buông bỏ tất cả, bước lên con đường người nào đi qua đều đầy khổ hạnh, bão cát rèn luyện, du hành về phương tây.
Ba năm trước, rốt cuộc chàng đã lấy được kinh quay về phương đông, đi cùng với một đội khách buôn, không ngờ khi đi ngang qua vùng này lại gặp được một đám kỵ binh nước Địch cướp bóc.
Bạn đồng hành bị giết ào ào, người Địch thấy chàng là tì khưu, tạm để lại mạng, song lại tùy ý lăng nhục.
Đang phút sống còn, là Khương Hàm Nguyên dẫn theo binh sĩ như thần binh từ trên trời giáng xuống, cứu chàng, dẫn đến đây.
Sau khi vết thương tốt lên, chàng dừng bước, nương thân ở động Ma nhai do tiên nhân vô danh nào để lại, vừa tiếp tục tu hành, vừa phiên dịch kinh văn.
Vị tì khưu này sống một mình ở động Ma nhai ngoài thành chẳng những tinh thông Phạn văn, còn giỏi dược lý, lâu ngày, dân chúng chung quanh từ từ đồn ra, rồi thường xuyên có người đến tìm chàng xem bệnh.
Chàng chưa từng khước từ, về sau còn chừa một góc hang chuyên dùng để trữ các loại thảo dược mà chàng trèo non lội suối hái về bào chế thành.
Cứ thế, loáng một cái, không ngờ đã ba năm trôi qua.
Bày biện trong hang so với lần trước Khương Hàm Nguyên đến không mảy may thay đổi.
Ngoại trừ đám thảo dược là một chiếc bàn con, một ngọn đèn, bút mực giấy nghiên, một phiến giường đá, một lớp chăn đay mỏng xếp trên giường, một chiếc rương mây cũ kỹ, ngoài hang có một chỗ đơn sơ khác để hốc lửa, nấu ăn nấu nước, bên cạnh trữ mấy miệng túi lương thực.
Đây là toàn bộ, cung ứng cho nhu cầu nguyên thuỷ nhất để một người có thể duy trì sự sống.
Chỗ duy nhất phong phú, chính là một kệ sách chất sách kinh bằng tiếng Phạn, ngay ngay ngắn ngắn, không nhuốm bụi trần.
Có thể thấy cách chủ nhân yêu mến hàng ngày.
Khương Hàm Nguyên từng nhờ cậu mình cách một quãng thời gian lại cho người đưa ít tiếp tế đến, lại bị Vô Sinh nhã nhặn từ chối, không để cô phải bận tâm.
Chàng ăn uống đơn giản, nếu ngồi nhập định, bảy ngày bảy đêm không ăn không uống.
Chàng cười nói, dù mình không lao động thu nhặt, chỉ dựa vào những lương thực mà thỉnh thoảng dân chất phác trong thành bị bệnh đến chỗ chàng đưa tới, cũng đủ để no bụng.
Khương Hàm Nguyên biết tư tưởng ‘không không’* trong trẻo của chàng, thiên long hộ niệm, sở cầu không phải những vật ngoài thân của phàm nhân này, sau đó không nhắc lại.
(*) một trong mười tám tư tưởng Bát Nhã Phật giáo Đại thừa.
Vô Sinh khoanh chân ngồi sau bàn nhỏ trong hang, chong đèn, dịch kinh văn.
Khương Hàm Nguyên ngồi dựa vào một bên động Ma Nhai, nhìn ra đỉnh núi tuyết nơi xa còn vương sợi nắng ban ngày.
Đến khi đêm tối hoàn toàn buông, đỉnh núi hoàn toàn biến mất, cả người cô cũng bị bóng đêm bao phủ lấy.
“Vô Sinh, ngài biết không, ta phải gả chồng.” Cô bỗng nói.
Bàn tay cầm bút trên giấy cuộn của Vô Sinh hơi khựng lại, một chấm đen từ ngòi bút nhỏ xuống.
Chàng ngẩng đầu, thoáng nhìn bóng lưng màu xanh ngồi ở cửa động, chậm rãi, cúi đầu, tiếp tục đặt bút nơi chấm đen.
Chấm đen biến mất.
“Thật ư?” Chàng trả lời.
“Đúng thế.
Trước kia từng gặp người đó.
Năm đó ta mười ba tuổi.
Khi đó y còn thiếu niên, ta thấy hình như y thích cười.”
“Vô Sinh, ngài từng thấy cảnh đang lúc trời trong, gió từ núi tuyết thổi mặt hồ Gương, nước hồ lăn tăn gợn sóng rồi chứ.
Chính là cảm giác khi thấy y cười.”
Nhà sư lại ngừng bút, suy tư.
“Tiểu tăng chưa từng thấy qua.” Chàng trầm giọng nói.
“Hôm nào ngài rảnh, có thể đi xem thử.
Nước hồ đẹp phi thường.
Đương nhiên, ắt là y đã sớm quên đã từng gặp ta.
Thật ra đừng nói là y, ngay cả ta, nếu không phải giờ đây y đến gặp cha ta cầu thân, ta đã quên từ lâu.
Dù gì, chuyện đã bao lâu rồi chứ.
Ai mà cả ngày nhớ chuyện râu ria như thế cả ngày, ngài nói đúng không.”
“Tướng quân nói đúng lắm.”
Vô Sinh ở sau lưng cô tiếp tục cúi đầu dịch kinh.
Ngọn đèn tù mù chỉ hơi lay động.
“Vô Sinh, ngài có biết vì sao y cưới ta không?” Giọng xa xăm của nàng lại truyền đến.
“Hẳn là y có lý do.” Vô Sinh đáp.
“Phải.
Y đặt thiên hạ trên ván cờ, trên đó còn có hoành đồ và đại nghiệp.
Ta là quân cờ trên bàn cờ của y.
Song ta lại bằng lòng làm một quân chốt trước ngựa của y, cam tâm tình nguyện.
Vô Sinh ngài biết vì sao không?”
Nhà sư lại ngừng bút, suy tư.
“Bất kể vì sao, y là một người có phúc.” Cuối cùng chàng nói.
Bóng lưng màu xanh kia thảng như nở nụ cười, vì câu này của Vô Sinh.
“Vô Sinh, lòng ngài có tuệ đăng, bình thường ngài luôn đúng, song lần này, ngài sai rồi.
Y vì thế đã bỏ ra cái giá rất lớn, mất tình yêu đời hắn, sao có thể gọi là có phúc.”
“Cầu người được người, cũng là phúc duyên.” Vô Sinh ở sau lưng cô đáp.
Cô lại cười nhẹ nhàng, vì một câu nói này.
“Thật ra ta vốn từng định đối mặt với y một lời, vì ta thật không cam lòng chịu an bài chỗ ta như vậy.
Song sau khi gặp y, ta lại đổi ý.
Y làm người sao mà vô tình, tâm tính sao mà cứng rắn.
Người như y, vì đạt được mục đích, có thể tuyệt ước muốn con người, có thể phá núi, có thể nứt biển.
Vô Sinh ngài tin không? Ta bị dạng người này thuyết phục.
Ta không thể không thành toàn suy nghĩ của y, bởi vì sở tưởng* của y, cũng là sở tưởng của ta, cho nên, ta đổi ý —— ”
(*) tạm chuyển: mong muốn, suy nghĩ của bản thân
Cô dừng lại, lần thứ ba, tự cười.
Mà lần này, là cười tự giễu.
“Được rồi, hôm nay ta nói quá nhiều.
Không nói những việc này nữa, ngài cũng sẽ không hiểu.
Vô Sinh, thế giới của ngài cách thế tục quá xa.
Ngài sinh ra đã khác người bình thường, cao cao tại thượng, rũ mi từ bi.
Sứ mệnh của ngài là người truyền bá Phật pháp, phổ độ chúng sinh, là người tương lai trở thành Thích già vĩ đại, nhận quỳ lạy phủ phục của người đời.
Ta không nên nói mấy loại này với ngài, quấy rầy thanh tịnh của ngài.”
“Cô có thể.
Bất kể cô muốn nói gì, đều có thể.” Sau lưng vọng lại tiếng trả lời.
Khương Hàm Nguyên quay sang, nhìn thấy ở chỗ sau động Ma nhai ánh đèn tù mù hắt ra một chiếc bóng mông lung.
Vô Sinh không nhìn cô, vẫn thấp đầu, tiếp tục viết kinh văn của chàng, vừa viết, vừa đối thoại với cô.
Cô nhìn một lát, nhìn quanh hang đá khô lạnh đến tận cùng nơi đây, lắc đầu.
“Đôi khi ta không hiểu lắm, vì đâu ngài không đi, cứ mãi muốn ở lại chốn hoang vu này.”
Chàng ngừng bút, chậm rãi ngẩng đầu, trong ánh đèn tù mù, xa xăm nhìn cô.
“Đây là tu luyện của tiểu tăng.”
Chàng đáp, “Dịch kinh cũng là trách nhiệm trọng đại cả đời của tiểu tăng.
Chỉ cần có bút có mực, bất kể người ở nơi đâu, đài sen bảo cảnh, cửu hoang chi dã, với tiểu tăng mà nói, đều giống nhau.”
Chàng nói xong, buông bút.
“Tướng quân, ta có thể tụng kinh cho cô.
Cô còn muốn nghe không.”
Trước đây cô từng nói, giọng tụng kinh của chàng vô cùng hay.
Dẫu cô nghe không hiểu chàng tụng gì, nhưng không quan trọng, cô thích nghe tiếng chàng tụng kinh.
Khương Hàm Nguyên gật đầu: “Muốn.”
“Như vậy thì tụng bộ kinh trong tay tiểu tăng này đi, giảng hoá sinh thiên đạo.
Phật Đà tuyên giảng Đại luận Thập chủng giới, lấy đó, bàn về hàng chư thiên ma ngoại tà, diệt mọi phiền não kiên cố kim cương như là có tình, cắt tất cả chướng ngại.”
Trong mùi hương thảo dược đắng thoang thoảng cùng tiếng tụng kinh trầm tĩnh không nhanh không chậm của Vô Sinh, Khương Hàm Nguyên tựa ở cửa động đá, từ từ, nhắm nghiền đôi mắt.
Chàng tiếp tục tụng, mãi đến khi cô hoàn toàn chìm trong giấc ngủ, mới ngừng, đứng dậy, lấy chiếc chăn đay mỏng trên giường đá, đi đến cạnh cô.
Chàng xoay người, chăm chú ngắm cô ngủ, nhẹ nhàng, đắp chăn đay lên vai cô.
Chàng quay lại, khoanh chân ngồi xuống một bệ đá bên cạnh, nhắm mắt, ngồi xuống.
Một đêm trôi qua, bình minh, đến khi tia nắng mặt trời đầu tiên chiếu lên vách đá dựng đứng ngoài cửa động Ma Nhai, chàng chậm rãi mở mắt.
Cửa động, bóng người màu xanh đêm qua từng nghe chàng tụng kinh đã rời đi, giờ phút này, nơi đó trống trải, không để lại chút tung tích.
Tầm chăn đay đắp cho cô sưởi ấm, cũng được xếp lại ngay ngay ngắn ngắn, trả lại trên giường đá.
Cô yên giấc một đêm, hừng sáng canh năm tỉnh lại.
Tâm thức Vô Sinh thanh tỉnh, cảm nhận cô yên lặng rời đi, nhưng không lên tiếng, nói lời từ biệt cô.
Không cần từ biệt.
Nếu có một ngày, nàng lại muốn nghe tiếng y tụng kinh, dĩ nhiên nàng sẽ còn trở về.
Còn nếu có một ngày, nàng gặp một thứ khác có thể thay thế tiếng tụng kinh của y, bên bờ âm thanh ấy, nàng có thể ngủ lấy bình yên, dĩ nhiên nàng sẽ không trở về.
Khi đó, y liền có thể rời đi.
Tu luyện của y, cũng đạt được viên mãn..