Đọc truyện Trùng Sinh Chi Nha Nội – Chương 18: Nuôi cá trong ruộng
Ngày tháng thấm thoát trôi đi, chớp mắt đã đến năm 1977. Tôi, ngoài thân người cao một chút thì thu hoạch lớn nhất chính là nhớ kĩ được một hai nghìn từ vựng tiếng Anh, cuốn Hamlet học được hơn một nửa. Sư mẫu có lúc cũng nhắc tới, nói “Tứ nhân bang” đã tan vỡ mấy tháng rồi, sao không thấy sửa lại án oan cho tiên sinh. Tiên sinh thì vẫn bình tĩnh như thường, cứ từng bước từng bước dạy học, thấy tôi học tập ngày càng tiến bộ cũng cảm thấy vô cùng thanh thản.
Ba tôi làm việc ở ủy ban cải cách hợp tác xã mấy tháng đến nay, hoàn toàn đã có chỗ đứng vững chắc. Hồi đó ủy ban cải cách hợp tác xã là cơ quan chính quyền cấp thấp nhất, phân công nội bộ vốn dĩ đã rất không rõ ràng, bố tôi trên danh nghĩa là chủ quản của công tác giáo dục văn hóa và tuyên truyền, nhưng thực chất đã trở thành là nhân vật quan trọng của hợp tác xã Hồng Kì.
Cũng có những người nhiều chuyện muốn bố tôi điều mẹ tôi từ đang làm việc tại một công xã khác đến hợp tác xã Hồng Kì, bị bố tôi từ chối thẳng thừng.
Muốn tránh bị chê cười, cổ kim trong ngoài, quan trường đều là cái quy tắc như vậy.
Thời tiết mỗi ngày một ấm áp lên, tôi lại bắt đầu ngồi tâm tư.
Năm ngoái ở hợp tác xã được nghe một cuộc nói chuyện ban đêm giữa bố tôi với chủ nhiệm Nghiêm, trong lòng tôi liền nảy ra một số suy nghĩ, cảm thấy cần phải làm một chút gì đó mới đúng. Có điều kiếp trước của tôi có lẽ chỉ là một anh công nhân kĩ thuật chỉ biết sửa chữa máy móc, đối với công việc nhà nông quả thật không lành nghề lắm, một giờ ba khắc cũng nghĩ không ra biện pháp hay nào cả.
Thấy các xã viên bận bịu chuẩn bị cấy mạ, trong lòng tôi bỗng nhiên khẽ động một cái…ừm, có lẽ biện pháp này được đấy.
Bố tôi sau khi nhậm chức phó chủ nhiệm hợp tác xã Hồng Kì, số lần về nhà có nhiều hơn một chút, xét cho cùng thì cách cũng không xa mà, hơn 10 dặm, đi bộ thì cũng chỉ 1 tiếng đồng hồ. Còn về đứa con trai bảo bối của ông, bố tôi ngày càng quan tâm hơn. Ba bốn buổi tối, đem các kiến thức nghề điện và sửa chữa của ông trong mấy chục năm vắt ra sạch sẽ, đến nay đã có thể tùy ý nghịch đài radio. Thủ pháp lão luyện, gần như không có gì có thể so sánh được với ông_người kĩ sư tư cách đầy người. Nếu như đào tạo một cách hợp lí, không biết chừng sẽ xuất hiện thêm một Einstein nữa cũng nên.
Dường như bố tôi biết được chân tướng, hi hi!
“Tiểu Tuấn, làm gì vậy?”
Chiều chủ nhật, tôi đang đứng ngẩn ngơ trước ruộng lúa trươc cửa nhà, trong lúc không đề phòng thì bố tôi đã cười hi hi bước đến bên cạnh mình, vội vàng ngước mắt nhìn lên, một thân hình cao to khác cũng lọt vào trong tầm mắt, hóa ra là chủ nhiệm Ngiêm cũng cùng đến.
“Nuôi cá”
Tôi chả suy nghĩ gì nói ra một câu.
Hai vị chủ nhiệm đều là ngạc nhiên, hoàn toàn không hiểu gì cả.
“Nuôi cá trong ruộng.”
Tôi tiếp tục giải thích.
Kiểu “Nuôi cá trong ruộng” này có lẽ là “kiến thức cao thâm nhất” về phương diện có liên quan đến nông nghiệp mà tôi nắm vững, mà còn hiểu được một cách tương đối sâu sắc thấu triệt. Trung kì thập niên 90, xã Hồng Kì phát triển nghề nuôi trồng với quy mô lớn, ruộng lúa của 80% thôn làng Liễu gia đều nuôi cá, tôi không chỉ là được ăn một lần. Cái được gọi là “ngật nhân chủy nhuyễn, nã nhân thủ nhuyễn”, nhiều lúc giả vờ hỏi một vài câu liên quan đến kĩ thuật nuôi cá trong ruộng, cảm thấy hoàn toàn không phức tạp, thời gian xa cách nhiều năm, cũng còn một ít ấn tượng, đến nay nhiều lúc không ngại lôi ra hù dọa hai vị chủ nhiệm đại nhân.
Sau 20 năm, cá được nuôi trong ruộng lúa, vậy thì kể cả 20 năm sau nữa, có lẽ cũng có thể nuôi được.
Chủ nhiệm Nghiêm và bố tôi đều cảm thấy trước mắt sáng ngời hi vọng.
Chủ nhiệm Nghiêm cười hi hi nói với bố tôi: “Tấn Tài, đứa con trai này của anh, quả thật rất biết tiết kiệm lời nói ha, nói toàn là nói có một nửa thôi”.
Vạn ngôn vạn đăng, không bằng cứ im lặng là hơn.
Đây là tâm đắc một đời của tể tướng Trương Đình Ngọc lão gia trong sự thái bình 40 năm của đời Thanh, tìm cơ hội phải để cho hai vị chủ nhiệm đại nhân này nói một chút, hiện nay vẫn chưa phải lúc.
Bố tôi cười nói: “Đứa con trai này mặc dù là tôi nuôi lớn nhưng nhiều cũng thấy không hiểu nó lắm. Tiểu Tuấn, con nói rõ một chút xem nào”.
Làm người khác hồi hộp đủ rồi, tôi mới chậm dãi nói: “Nghiêm bá bá, ba, trong mảnh ruộng này có thể nuôi cá, cá chép hay cá diếc đều được, rất dễ nuôi.”
Cá trắm cỏ không dễ nuôi, lại hay bị bệnh hại. Đối với việc phòng bệnh trị bệnh cho cá, nói thật tôi không biết gì cả, cho nên trực tiếp lược bỏ không nhắc đến nữa.
Chủ nhiệm Nghiêm và bố tôi liếc nhìn nhau, đều lộ ra sắc mặt vui mừng không ngờ đến được.
“Đúng rồi, Tấn Tài, biện pháp này hay đấy, chúng ta tại sao trước đây lại không nghĩ ra nhỉ?”.
Bố tôi có chút khó hiểu, hỏi: “Tiểu Tuấn, sao con lại biết vậy?”
Điều này không làm khó được tôi. Đã chuẩn bị nêu ý kiến rồi thì tôi tất nhiên đã nghĩ một cách thấu triệt làm thế nào để ứng phó.
Tôi bĩu bĩu môi, làm ra vẻ không hề để quan tâm, nói: “Chỉ cần nghĩ là biết thôi. Chỉ cần có nước là có thể nuôi cá chứ sao.”
Chủ nhiệm Nghiêm cười lớn nói: “Hay cho câu có nước là có thể nuôi cá….hi hi, Tấn Tài, Tiểu Tuấn nó đang mắng khéo chúng ta đấy…nghĩ một chút thì cũng đúng, đến trẻ con cũng nghĩ ra được, chúng ta lại không nghĩ ra được….tư tưởng bị cương cứng quá rồi…”
“Ừm, ừm, cấy mạ xong, ruộng lúa cần bón phân, phân bắc phân lợn đều có thể bón ruộng, vừa có thể nuôi cá, chủ ý này được lắm”.
Bố tôi xét cho cùng vẫn là xuất thân kĩ sư, khi suy nghĩ vấn đề thường thích xuất phát từ thực tế, rất nhanh có sự phán đoán về phương diện kĩ thuật.
“Đúng, những rãnh giữa các hàng mạ có thể đào sâu một chút, rồi đào thêm mấy cái hang cho cá, tôi thấy mỗi mẫu ruộng nước thả khoảng hai nghìn con cá giống chắc không vấn đề gì…”
Chủ nhiệm Nghiêm tuy là tốt nghiệp đại học nhưng thời gian làm việc tại cơ sở cũng không ngắn, các công việc đồng áng cũng rất quen thuộc.
Hi hi, nói chuyện với người hiểu biết đúng là sảng khoái. Chỉ cần đặt một mở đầu, các vấn đề chi tiết họ nghĩ được chu đáo hơn mình nhiều, đúng là tiết kiệm được không ít nước bọt, có điều vẫn cần phải nhắc nhở một chút : “Bá bá, mỗi một mẫu ruộng không nên thả quá nhiều cá, nếu như không có thức ăn thì sẽ chết đói hết đấy. ”
“Ừm ừm, cái này bác biết, cái này bác biết…”
Chủ nhiệm Nghiêm vui đến mức giống như một đứa trẻ.
Bác ấy hôm nay cùng với bố tôi đến Liễu Gia Sơn, một là để đến thăm Chu tiên sinh, hai là đến thị sát đại đội khu vực quản lí của mình, đốc thúc tiến độ cấy mạ vụ xuân. Vẫn chưa bước vào trong cửa nhà, tôi đã cho bác ấy một sự vui mừng rất lớn.
“Ôi zô, là chủ nhiệm Nghiêm, nhanh vào trong nhà ngồi. Tấn Tài cũng về rồi đấy à….”
Là giọng nói tràn đầy niềm vui của bà ngoại.
“Thím Ba, cháu chào thím.”
Trong gia tộc nhà họ Nguyễn, ông nội xếp thứ ba, chủ nhiệm Nghiêm cười tít mắt chào bà ngoại.
“Nhờ phúc của cậu tôi vẫn khỏe, vẫn khỏe, nhanh vào trong nhà ngồi…”
Vào trong nhà ngồi, bà ngoại mang trà lên, chủ nhiệm Nghiêm uống hai ngụm, nói như kiểu không thể chờ đợi thêm: “Tấn Tài, chủ ý của Tiểu Tuấn rất được, chúng ta trao đổi một chút, xem làm thế nào để triển khai…”
“Được là được, nhưng liệu có mâu thuẫn với chính sách của bên trên không…”
Chủ nhiệm Nghiêm nói: “Phát triển sản xuất, tăng thêm thu nhập cho các xã viên, chắc là không mâu thuẫn với chính sách của cấp trên đâu”.
“Kể cả là không mâu thuẫn. Hi hi, chủ nhiệm, chính sách chắc là ông hiểu rõ hơn tôi…là tôi đang nghĩ, các công xã khác đều không làm như vậy, chỉ có mỗi công xã Hồng Kì chúng ta làm, liệu có thích hợp không?”
Bố tôi làm công tác hành chính xét cho cùng thì thời gian vẫn chưa lâu, trong lòng không dám quyết.
Chủ nhiệm Nghiêm khẽ trau mày. Xà gỗ lòi ra ngoài sẽ mục trước, đạo lí này ông hiểu.
Tôi cau mày, bất ngờ hỏi bố tôi một câu: “Bố, câu nói sờ đá để qua sông có nghĩa là gì vậy? ”
“Sờ đá để qua sông, tức là không biết sông sâu hay nông….”
Bố tôi không đề phòng gì cả, thuận mồm giải thích một hồi cho tôi nghe, một mắt nhìn thấy khuôn mặt đầy sự gian xảo của tôi, dường như hiểu ra, vừa cười vừa mắng: “Thằng nhóc này, còn chơi bài đoán ý với bố à? Nghĩ được gì cứ nói đi”.
Chủ nhiệm Nghiêm cũng nhìn tôi, trong đáy mắt đầy vẻ khích lệ.
Mỗi lần gặp tôi đều có thể cho ông một sự ngạc nhiên không thể ngờ tới. Hai vị chủ nhiệm đương nhiên vẫn chưa đến nỗi coi tôi như một người bạn có thể ngồi cùng mâm để mà bàn chuyện, nhưng sự định vị “thiên tài nhỏ” này thì chạy không thoát rồi.
“Cắt đuôi của chủ nghĩa tư bản là cắt đuôi của tư nhân, chứ không phải cắt của nhà nước phải không ạ? ”
Câu nói “cắt đuôi của chủ nghĩa tư bản” được nói ra từ miệng một đứa bé 7 tuổi, mồm của mọi người há ra to hết mức có thể, nhất thời quên mất trở lời tôi.
Đáng ghét thật, mỗi lần nói lời nào cũng đều cần phải nói gần nói xa, tàn sát không ít tế bào não của kẻ hèn này. Xem ra phải ra bài ác liệt một chút, để cho sự ngạc nhiên kinh hoàng của họ tất cả đều phải nuốt lại.
“Cắt đuôi của chủ nghĩa tư bản, con…con lại nghe ai nói vậy? ”
Tôi ưỡn ưỡn ngực, làm ra vẻ mình ghê gớm lắm, vô cùng đắc ý nói: “Con nghe Chu bá bá nói. Chu bá bá giỏi lắm, cái gì cũng biết. Còn nữa, còn rất nhiều thứ trên sách đều có viết mà.”
Chủ nhiệm Nghiêm cười lớn: “Ha ha, suýt chút nữa quên mất, cháu còn có một tiên sinh rất là tài ba. Tấn Tài, đây là do chúng ta ít học nên thấy lạ đấy thôi. Tiểu Tuấn hiện nay uyên thâm bác học rồi, sách đọc cũng nhiều đấy chứ.”
Nghe câu này mà răng của tôi cứ có cảm giác ngứa ngứa.
Nghiên thái gia không hổ danh là Nghiêm lão gia a, trong lúc khen ngợi cũng không quên chọc cười bậc tiểu bối này.
Bố tôi lắc đầu, cười nói: “Vậy con thử nói xem, cái gì là tư nhân với nhà nước?”
Tôi nhìn chủ nhiệm Nghiêm, không nói gì cả.
Chủ nhiệm Nghiêm khua tay một cái, cười nói: “Ây, ý của Tiểu Tuấn là muốn nói, cắt đuôi của chủ nghĩa tư bản tức là nhằm vào cá nhân, chứ không phải là nhằm vào tập thể. Nuôi cá trong ruộng, chúng ta có thể lấy danh nghĩa của nhà nước để làm. ”
“Lấy danh nghĩa nhà nước để làm? ”
“Đúng vậy. Cả đại đội sản xuất cùng nhau làm, thu hoạch được cũng quy về sở hữu của tập thể. ”
“Vậy…sau khi thu hoạch, nộp lên công xã bao nhiêu, đại đội giữ lại cho mình bao nhiêu? ”
“Nộp lên trên? Hợp tác xã không đầu tư thì cũng không cần phải nộp lên, tất cả đều thuộc sở hữu của đại đội. Chỉ cần nộp đủ thóc công của năm nay là được rồi. ”
Bố tôi là người của Liễu Gia Sơn, tất nhiên là không có ý kiến gì.
Chủ nhiệm Nghiêm làm việc mạnh mẽ dứt khoát, nói: “Tấn Tài, anh cho người gọi bí thư chi bộ, đại đội trưởng đến, chúng ta bàn bạc về vấn đề này, đừng để làm lỡ mất mùa vụ”
“Anh vợ, anh ngồi đi, tôi đi gọi…”
Ông cậu cáo biệt, chạy nhanh ra ngoài cửa.
Không lâu sau, bí thư chi bộ Liễu Tấn Văn và đại đội trưởng Nguyễn Thành Thắng trước sau bước đến, vừa đến tất nhiên sẽ phải hàn huyên đôi câu rồi.
Chủ nhiệm Nghiêm nói ra cách nghĩ về việc nuôi cá trong ruộng, bí thư chi bộ và đại đội trưởng nghe nói có chuyện tốt như vậy, tất nhiên không nói được câu gì, nhất tề vỗ ngực hứa với hai vị chủ nhiệm là sẽ hoàn thành nhiệm vụ này.
Ha ha, nuôi cá cũng trở thành nhiệm vụ chính trị rồi.
“Tiền để mua cá giống có không? ”
“Có rồi, có rồi, chủ nhiệm yên tâm. Tiền để mua cá giống không cần phải lo lắng gì cả. ”
Thấy bọn họ thương lượng làm thể nào để nuôi thả, làm thế nào để phòng tránh không để cá bơi mất…vô cùng kĩ lưỡng, tôi cũng theo đó mà cảm thấy vui mừng. Xem ra đến mùa thu hoạch không chỉ có cơm gạo mới thơm phức, mà còn có cá rán thơm giòn để ăn rồi.
Chủ nhiệm Nghiêm dặn dò hai vị dưới quyền, một mắt nhìn thấy cái dáng thèm ăn nuốt nước bọt của tôi, không kiềm được thấy rung động trong lòng.
“Tiểu Tuấn, cháu vừa nói cái gì vậy?”
Tôi bất ngờ: “Nói gì cơ ạ? Cháu có nói gì đâu.”
“Không phải, cháu vừa nói….đúng rồi, cháu nói sờ đá để qua sông, là ý gì vậy?”
“Đâu có ạ, Nghiêm bá bá, cháu chính là không hiểu ý của câu nói đó mới hỏi bố cháu đấy chứ.”
“Đùng có đánh trống lảng. Cái trò trẻ con đó của cháu mà cũng giấu được bác sao? ”
Chủ nhiệm Nghiêm nếu như đã muôn chơi thì tôi cũng phải chiều thôi.
“Bá bá, Liễu Gia Sơn nuôi cá, các đại đội khác có nuôi không? ”
“Tất nhiên là phải nuôi rồi. Cả hợp tác xã Hồng Kì đều phải nuôi.”
“Vậy…nếu như nghộ nhỡ nuôi không sống thì phải làm thế nào? Cá bị bệnh thì phải làm sao? Đến lúc đấy không được trách cháu đâu nha. ”
“Ây, thằng nhóc này, nói năng kiểu gì vậy? Bá bá là loại người đó sao? Trong mắt của cháu bá bá thật là người như vậy ư? Xảy ra vấn đề lại đi trách một đứa bé ?”
Tôi gãi gãi đầu, cười hì hì nói: “Cháu đây là đang lời không hay thì nên nói ra trước, cẩn thận để không mắc sai lầm lớn.”
“Láu cá thật….ha ha, cẩn thận không sai lầm….ừm….”
Tiếng cười của chủ nhiệm Nghiêm từ từ nhỏ dần rồi biến mất.
“Hay cho câu cẩn thận không sai lầm! Cháu đây chẳng phải đang nhắc nhở khéo ta sao?”
Tôi cười cười, mặc nhận lời nói của bác ấy.
“Vậy tốt, chúng ta cứ mò đá qua sông. Mỗi một đại đội, đầu tiên thả 10 mẫu, 20 mẫu cá giống, nếu như thành công, tiếp tục mở rộng phạm vi nuôi thả.” Trợn mắt nhìn tôi một cái, cười nói: “Đến lúc đó thật là bá bá phải phát thưởng cho cháu mới được.”
“Cảm ơn bá bá, đến lúc đấy mời cháu ăn thịt nha.”
Ày…thật chả ra làm sao, chỉ biết mỗi ăn thịt!