Đọc truyện Tro Tàn Của Yêu Thương – Chương 40
Bầu trời quang đãng
chào đón nắng sớm, không gian mênh mông như mở rộng ra toàn vũ trụ. Thiên nhiên
ngập tràn một sức sống tươi mới, trẻ trung, một sức sống mãnh liệt của sinh giới.
Nhưng nó lại trái
ngược hoàn toàn với lòng người đang thổn thức. Nơi đây có những con người đang
đầy ắp nỗi đau trong lòng. Ai đó chỉ dám nhìn người kia một cách kín đáo rồi lặng
lẽ quay đi.
Hương cà phê
thoang thoảng như muốn khuấy tan đi phần nào cảm giác im ắng, cô quạnh, buồn
hiu hắt nơi đây. Minh Hân đứng yên ngoài ban công, tay vòng trước bụng, tay
nâng một ly cà phê nóng. Đôi mắt vô hồn nhìn xa xăm. Không khí sáng sớm dịu mát
yên bình là thế, vậy mà đâu đó trong lòng cô lại đang len lỏi một nỗi buồn sâu
thẳm.
Nhìn xuống ly cà
phê đen đậm đặc, Minh Hân bất giác cười một cái thật nhẹ, nhưng lại thật nặng nề.
Nâng ly lên thổi khẽ, cô bắt đầu uống ngụm đầu tiên.
Đắng.
Cảm giác này lần đầu
cô cảm nhận được. Nó còn đắng hơn cả lần đầu cô uống nó.
Là vị đắng của cà
phê không đường…
Hay…
Đắng của sự đời…
Một sự bất cần và
chút ngông nghênh, bướng bỉnh lại hiện lên rõ nét trên người cô gái ấy. Đó là bởi
sự lênh đênh của cuộc đời.
Sẽ đi về đâu…?
Đôi tay vô lực run
run, Minh Hân vội mang ly cà phê vào đặt trên bàn. Cô ra khỏi phòng. Mở cánh cửa,
Minh Hân thấy Huy Khang đang đứng dựa vào tường, chẳng biết từ khi nào, chỉ biết
rằng cậu đang chờ đợi với tâm thế vô cùng bình tĩnh.
Minh Hân chợt sựng
lại, ngước mắt nhìn cậu. Huy Khang đứng thẳng người, quay sang nhìn cô, Minh
Hân lúng túng liếc mắt đi chỗ khác.
Nhìn đôi mắt cô nặng
trĩu, thi thoảng chớp nhẹ một cách mệt mỏi, Huy Khang biết cả đêm tư tưởng cô đã
rất mệt mỏi, lòng cậu chợt nhói lên. Đưa tay lên định chạm vào mặt cô, Huy
Khang xót xa, động tác thật chậm. Khi tay cậu chạm gần tới, Minh Hân lập tức né
đi. Huy Khang hụt hẫng thu tay về.
Minh Hân không nói
lời nào, tránh chỗ cậu rồi bước đi.
Huy Khang chỉ cảm
thấy có chỗ nào đó trống trải vô cùng, như vừa mất đi một thứ gì rất lớn. Cậu nhắm
mắt để cảm nhận nỗi đau rõ hơn.
Lần này, Minh Hân
thậm chí còn không vào trong phòng. Từ ngoài cửa nhìn vào, Tuyết Minh trông
không còn nhợt nhạt như trước nữa.
“Mẹ chính là
mẹ của con trong suốt 18 năm qua, con biết đã là quá muộn để làm một đứa con hiếu
thảo của mẹ, vì đâu đó trên thế giới này, có người mẹ khác đang mong mỏi con.
Con nghĩ mình không còn tư cách ở lại đây thêm nữa, mẹ à, có lẽ con sẽ đi. Tới
đâu nhỉ? Nơi nào con cũng thấy thật xa xôi, vì xa mẹ, xa những người con yêu
thương suốt 18 năm qua. Mẹ ơi, xin mẹ hãy nhớ rằng, con gái của mẹ mãi mãi mong
mẹ khỏe mạnh trở lại và sống cuộc sống bình yên. Con yêu mẹ!”
Gần đó, Huy Khang
vẫn lặng lẽ quan sát cô. Từ hôm qua tới giờ cậu vẫn ở lại đây, tới bây giờ mới
có một bộ đồ thay tạm. Huy Khang chán nản nhìn Minh Hân tựa vào cửa.
Nghĩ một hồi, Minh
Hân nhìn Tuyết Minh vẫn đang nằm bất động, mỉm cười, rồi cô trở về phòng.
Tấm hình duy nhất
của Hiểu Khánh được cô nâng niu đặt ngay ngắn trên bàn. Càng nhìn kỹ, càng thấy
Hiểu Khánh và Huy Khang có nhiều điểm giống nhau, Minh Hân thì hoàn toàn khác
biệt. Là vì trước kia cô chưa từng so sánh, hay bây giờ đó là điều cô mặc định
trong đầu?
Minh Hân lại khẽ
cười.
“Ba, con sẽ mãi
là con gái duy nhất của ba, dù chỉ là trong lòng hai chúng ta thôi, bí mật ba
nhé!”
Đó là cô tự nhủ
trong lòng. Minh Hân đưa mắt nhìn qua cửa sổ, tiếng chim ca hát đã bắt đầu tự
khi nào. Đất trời vẫn hiền hòa như thế, chỉ có lòng người cứ mãi dậy sóng không
yên.
Gần trưa, Minh Hân
mặc một bộ đồ thường ngày, thả tóc, đội chiếc mũ lưỡi trai đơn giản. Cô xuống
nhà và ra ngoài.
Bước tới gần cổng,
Minh Hân bất ngờ bị một bàn tay kéo lại. Huy Khang nghiêm giọng:
– Đi đâu vậy?
Minh Hân biết cậu
đang nghĩ rằng cô rời đi hẳn, nhưng sau nghĩ lại, Huy Khang lại gạt suy nghĩ đó
đi, vì cô lúc này không mang gì bên mình, có muốn bỏ đi cũng không thể ung dung
như vậy. Chắc bởi vì cậu quá lo lắng.
Minh Hân nở một nụ
cười nhẹ, đáp khẽ như không có gì:
– Chỉ một lát
thôi.
Huy Khang thấy vậy
lập tức yên tâm, cậu buông tay cô ra:
– Đi đâu, chúng ta
cùng đi.
Minh Hân lắc đầu:
– Không, một mình.
Minh Hân cố tỏ ra
bình thường, cô nhìn lên ban công trên lầu, ông chủ tịch đang ở đó nhìn xuống,
mắt chăm chăm dán vào từng biểu hiện của cô. Minh Hân nhìn ông rồi cười, nụ cười
đó khiến hai người họ không có chút nghi ngờ. Huy Khang để cô đi khỏi.
Minh Hân lên một
chiếc taxi. Tiền trong túi cô lúc này có lẽ chỉ có thể đi được lần đi, lần về
có lẽ phải tính sau. Cô ngồi trong xe hồi lâu, tới khi toàn bộ học sinh trong
trường ra khỏi, cô chắc chắn điều đó rồi mới vào trường.
Thầy hiệu trưởng
đúng lúc đang khóa cửa để ra về thì chợt nghe tiếng:
– Dạ thưa thầy.
Ông quay lại nhìn,
thì ra đó là Minh Hân. Tuy ông không nhớ chính xác từng học sinh trong trường
nhưng gương mặt này có vẻ hơi quen thuộc. Ông cười lịch sự:
– Chào em. Em có
chuyện gì sao? – Ông chợt liếc mắt qua bộ đồ không có đồng phục của cô thì cũng
ngạc nhiên nhưng không hỏi gì thêm.
– Em muốn xin một
chút thời gian, nói chuyện với thầy ạ.
Thấy cách nói chuyện
trưởng thành và lễ phép, ông đồng ý. Mở cửa ra, ông khách sáo chìa tay mời Minh
Hân.
Thầy hiệu trưởng mời
cô một ly nước rồi ngồi xuống ghế đối diện. Minh Hân nói thẳng:
– Thưa thầy, em muốn thôi học.
Thầy hiệu trưởng sửng
sốt đặt cái ly xuống bàn, nhìn cô hỏi lại:
– Em nói sao?
Minh Hân lặp lại:
– Em muốn thôi học
ạ.
Có vẻ ông đã bình
tĩnh hơn:
– Vì sao vậy? Em gặp
khó khăn à?
Minh Hân lắc đầu:
– Dạ không, em
không có khó khăn gì hết. Chỉ là tự bản thân em muốn từ bỏ. Em không có niềm
tin vào chuyện học hành, em đã có ước mơ khác cho bản thân rồi ạ.
– Em là học sinh
cuối cấp, từ giờ tới lúc tốt nghiệp, thời gian không còn nhiều. Em nói em có dự
định riêng, nhưng tôi khuyên em là người ta không thể làm gì nếu chỉ có tay
không, nhất là trong thời đại mới, người ta cũng rất coi trọng bằng cấp, ít nhất
thì em cũng nên có tấm bằng tốt nghiệp phổ thông chứ.
Lời khuyên của thầy
rất có lý, Minh Hân biết điều đó, nhưng cô vẫn cương quyết nói:
– Cám ơn thầy,
nhưng em nghĩ mình đủ lớn để định hướng cho cuộc sống của chính mình.
Thầy hiệu trưởng vẫn
cố thuyết phục:
– Tôi phải thừa nhận
em là một học sinh thông minh nhanh nhạy, một cô gái có trí tuệ. Có thể em nông
nổi như những cô cậu học trò khác ở tuổi mới lớn nên rất “bướng”,
nhưng tôi tin em là một cô gái tốt. Tôi mong em suy nghĩ lại, em có thể theo học
chừng ấy năm, vì sao không thể cố gắng thêm vài tháng nữa?
– Em cũng rất tiếc vì không thể tiếp tục học.
Nhưng quả thực em phải từ bỏ, vì tạm thời lúc này thứ em không có là thời gian,
việc học em buộc phải dừng lại.
Ông trầm ngâm nhìn
cô gái nhỏ trước mặt một lát rồi tháo kính ra nói:
– Thôi được, ở cương
vị một người hiệu trưởng một trường trung học phổ thông, tôi chỉ muốn hướng tất
cả học sinh đi theo con đường tốt nhất. Nếu như em đã quyết định, vậy tôi có một
đề nghị cho em.
Minh Hân nhìn ông
ngạc nhiên, nhíu mày tò mò khó hiểu.
– Tôi sẽ bảo lưu kết
quả hiện nay cho em, tròng vòng ba năm tới, lúc nào em cũng có thể trở lại tiếp
tục học. Hoặc em muốn tới một trường khác, hãy liên lạc với tôi, tôi sẽ làm thủ
tục chuyển hồ sơ giúp em.
Minh Hân ngạc
nhiên hỏi lại:
– Vậy là, chương
trình học của em chỉ là tạm dừng, và em có thể tiếp tục bất cứ khi nào trong ba
năm?
Thầy hiệu trưởng gật
đầu mỉm cười.
Thấy vậy, Minh Hân
vui sướng cười thật tươi, đứng bật dậy khom người cám ơn rối rít. Cô hứa:
– Em nhất định sẽ
hoàn thành nó trong thời gian sớm nhất, sẽ không phụ lòng tin của thầy đâu ạ!
Em cám ơn thầy, cám ơn ạ!
Quá trưa, Minh Hân
đi được khoảng gần hai tiếng rồi. Huy Khang cứ đứng ngồi không yên, cậu đã gọi
cho Minh Hân nhiều lần nhưng không có trả lời, lát sau cậu mới nghe tiếng di động
kêu trong phòng cô thì mới biết cô không mang theo bên mình. Đến chiều, cậu quyết
định gọi tới nhà của Thư:
Ngồi trong phòng
nghe tiếng máy bàn vang lên, Thư không thấy ai bắt máy nên chạy ra nhấc máy:
– Xin chào, tôi là
chú của Minh Hân, xin hỏi cô ấy có bên đó không vậy?
– Dạ không ạ, chú
thử hỏi chỗ Bình xem sao?
Thư hơi nhíu mày
lo lắng, nhưng cô nghĩ có lẽ Minh Hân lại tới chơi chỗ nào đó mà quên di động.
Cô bèn tặc lưỡi bỏ qua.
Huy Khang hỏi Bình
câu hỏi tương tự, Bình nói:
– Tối cháu và cậu ấy
có hẹn sau giờ học thêm, cũng sắp tới giờ rồi, nếu cậu ấy tới cháu sẽ bảo liên
lạc về ngay ạ.
Huy Khang dù không
mấy tin tưởng vào cơ may này, nhưng cậu cũng vẫn ậm ừ và chờ đợi.
Trời tối hẳn, vẫn
chưa thấy bóng dáng Minh Hân, đnag định gọi lại chỗ Bình thì đúng lúc cô gọi tới:
– Xin lỗi chú,
Minh Hân đã về chưa ạ? Cậu ấy không tới gặp cháu.
Huy Khang không
đáp, lập tức cúp máy rồi chạy ra ngoài. Gặp ông chủ tịch, Huy Khang chỉ nói:
– Ba, con xin lỗi
nhưng con phải đi đây, ba nhớ ăn tối.
Cậu nhìn người trợ
lý bên cạnh như dặn dò, anh ta hiểu ý gật đầu. Huy Khang chạy ra lấy xe lái vội
ra ngoài.
Bóng tối vẫn cứ đẹp
mê hồn và quyến rũ như thế. Minh Hân ngồi thu mình trên chiếc ghế đá lạnh ngắt
trong công viên. Xung quanh bóng tối đang nối tiếp bóng tối, hơi thở ngai ngái
mang đậm vẻ dữ dằn hung bạo. Đâu đó vẫn là một thế giới nhỏ đáng sợ đang giơ
nanh như con cọp thấy mồi.
Huy Khang lái xe rời
khỏi nhà, nhưng thực tế cậu không biết đi đâu để tìm Minh Hân nữa. Cô ấy đi khỏi,
có lẽ cô ấy thực sự đã rời khỏi nơi này. Cảm giác bất lực ấy lại ập tới, dâng
tràn trong trái tim cậu. Cậu nghĩ mình đã quá vô dụng, quá ngây thơ tin vào nụ
cười đó mà không biết phía sau nó là một việc làm âm thầm với một niềm tin và
hy vọng vụn vỡ. Cậu tự trách bản thân, trách rất nhiều, bàn tay ghì lấy vô lăng
chặt hơn, sau cùng, cậu gục hẳn cả mặt xuống đầy đau khổ.
Lần đầu tiên Minh
Hân cảm thấy đời thật rộng, lang thang mãi cũng chẳng thấy được một mô hình cụ
thể nào, nhưng có điều, cô đơn vẫn cứ về lại với cô đơn.
Minh Hân ghé qua
hàng ăn đêm, dùng một nửa số tiền ít ỏi còn lại mua lấy một chút đồ ăn đủ trong
vài bữa tới.
Chào ngày mới bằng
tâm trạng mệt mỏi chán nản, Huy Khang lững thững xuống lầu, Nguyên Hạo bước tới
hỏi:
– Huy Khang, nghe
nói Minh Hân lỡ chuyến bay? Cô ấy sao vậy?
Huy Khang khẽ đưa
mắt nhìn anh, trống rỗng, phải một lúc mới nói:
– Cô ấy…mất tích
rồi.
Nguyên Hạo không
khỏi sửng sốt. Mắt anh trợn tròn dần chuyển từ ngạc nhiên sang giận dữ, anh bước
tới túm áo, hỏi dồn Huy Khang:
– Đã có chuyện gì?
Cô ấy đã làm sao? Đáng ra phải qua bên Italia rồi chứ! Cô ấy không bay, vậy đi
đâu hả?
Huy Khang vùng vằng
hất tay anh ra và nói:
– Chị Hải Kiều đã
công khai bí mật đó. Minh Hân làm vẻ mình ổn, không có chuyện gì rồi đi ra
ngoài, nhưng một đi thì không trở lại. Cô ấy đã biến mất chỉ trong vòng vài tiếng
đồng hồ.
Nguyên Hạo bình tĩnh
lại, anh biết Huy Khang cũng đang rất rối và lo lắng.
Huy Khang nhẹ giọng nói:
– Giờ em sẽ tới
trường hỏi thăm mọi người. Có điều cô ấy không mang theo sách vở, đồng phục hay
bất cứ thứ gì, chắc sẽ không tới trường đâu, dù sao cũng vẫn phải hỏi.
Hai người nhìn
nhau không nói. Cả hai đều đang có chung một kế hoạch tìm kiếm.
Huy Khang đã gặp
Thư và Bình, cả hai đều đang lo lắng và sốt ruột vô cùng khi nghe tin Minh Hân
mất tích. Huy Khang bình tĩnh trấn an họ rồi tới gặp trực tiếp thầy hiệu trưởng.
– Rất xin lỗi anh,
tôi không có bất cứ tin tức gì của em ấy, hôm qua anh đã hẹn tôi lấy hồ sơ cho
cô ấy, nhưng sau đó thì không thấy anh tới. Tôi nghĩ em ấy đã chuyển đi theo sắp
xếp của gia đình rồi.
– Minh Hân sẽ
không dễ dàng từ bỏ mười mấy năm gắng sức học hành đâu. Thành tích không cao nhưng
đó là điều mà cô ấy đã cố gắng rất nhiều, ông có thể làm ơn cho tôi biết cô ấy
có tới gặp ông hay không vậy?
Thầy hiệu trưởng cố
giấu:
– Tôi xin lỗi, quả
thực là không có. Nếu một người bỏ đi khỏi nhà, anh nghĩ người đó sẽ tìm ai
giúp? Chắc chắn không phải tìm thầy giáo đâu thưa anh.
Huy Khang nửa tin
nửa ngờ, cậu ngập ngừng rồi hỏi:
– Vậy…tôi có thể
xem hồ sơ của cô ấy bây giờ được không?
Vì Huy Khang nghĩ
tới trường hợp Minh Hân chuyển tới một nơi khác và mang theo hồ sơ học sinh để
tiếp tục theo học. Thầy hiệu trưởng vui vẻ gật đầu:
– Được thôi, nó ở
ngay đây vì hôm qua tôi đã chuẩn bị nó để đưa cho anh.
Vừa nói, ông vừa lấy
trong ngăn kéo ra bộ hồ sơ của Minh Hân. Quả thực cô ấy đã không tới đây, Huy
Khang chán nản ra về.
Tiễn Huy Khang,
ông nhìn mãi theo bóng cậu rời xa, lòng chợt nhớ lại lời Minh Hân:” Ngày
mai sẽ có người tới tìm em, thầy làm ơn đừng nói gì hết. Em có lý do chính đáng
của em. Nếu thầy bằng lòng giúp em, sau này em sẽ nói mọi chuyện cho thầy. Em
hy vọng thầy giúp em thêm một lần.”
Sóng vỗ ào ạt vào
bờ, tới lúc chạm tới đôi chân trần thì đã chỉ còn là những bọt nước yếu ớt. Bước
xa hơn bờ cát, Minh Hân cảm thấy nước đang táp nhiều hơn vào chân, lành lạnh
nhưng lại dễ chịu hơn nhiều. Nước ướt cả chân quần jeans dài, vài hạt cát nhỏ
bám vào cả chân sàn sạn.
Sự cô đơn ngự trị
trong tâm hồn, gõ nhịp nhịp vào lòng của cô gái trẻ ấy, nghe văng vẳng một thứ
âm thanh đơn côi khó tả. Tay xách đôi giày còn khô, Minh Hân bước bộ trên nền cát
mịn. Hoàng hôn lại thắp lên những tia nắng cuối buồn rười rượi, xung quanh cô
chỉ còn là cô đơn chồng chất lên cô đơn, sự vắng lặng cô đơn ấy đang chiếm lĩnh
tâm hồn cô. Cảnh hoàng hôn… luôn chẳng thể nào vui được.
Trời tối, Minh Hân
vào trong bờ hong khô chân, cô đi giày và trở vào phố.
Cảnh tượng phố phường
đông đúc sao bỗng thật xa lạ. Có thứ gì đó như nghẹn lại trong lòng, thắt chặt
lấy con tim. Minh Hân lang thang trên con phố dài, trước mặt là con phố lớn, tấp
nập xe cộ. Minh Hân rẽ sang lối bên, cô vẫn cứ lang thang vô định hướng.
Tiếng còi xe vang
lên inh ỏi, sau đó có cả tiếng còi của bảo vệ, cảnh sát giao thông. Minh Hân mới
ngoảnh đầu nhìn phía đó. Cảnh tượng cô thấy được là hai chiếc oto xảy ra va chạm.
Tuy va nhẹ thôi nhưng đã vô ý khiến vài chiếc xe moto khác cũng bị cản bất ngờ
và lao vào. Nhìn chung thì không có thương tích, thiệt hại về người, nhưng đó
đang là một mớ rắc rối mà cảnh sát cần kịp thời giải quyết.
Một chiếc oto
trong lúc cảnh sát chưa tới đã vội quay xe bỏ chạy. Đám xe moto cũng thôi cãi vã
chuẩn bị rời đi. Chiếc oto còn lại cũng bắt đầu chuẩn bị chuyển động. Minh Hân
bất ngờ thấy một cậu bé chừng 6, 7 tuổi đang ngã dưới đường. Có lẽ vì nhiều xe
va chạm lẫn nhau nên không ai chú ý tới cậu bé vừa ngã. Lồm cồm bò dậy, hình
như cậu bé đau ở đâu đó nên khó nhọc đứng lên.
Không chứng kiến tận
mắt, nhưng nhìn vào hiện trường, vị trí các xe, Minh Hân đoán rằng, vụ va chạm
này là lỗi của người lái oto vừa đi khỏi. Nhìn cậu bé đáng thương kia, Minh Hân
thở hắt một cái rồi lao tới.
Cô chặn đầu chiếc
oto đi khỏi thứ hai. Đập cửa kính, Minh Hân thấy bên trong là một cô gái.
– Cô, xuống xe đi!
Kính xe hạ mở, Hạnh
Du ngơ ngác bước ra, nhìn Minh Hân khó hiểu.
Minh Hân hất hàm về
phía chiếc oto vừa chạy mất nói tiếp:
– Cô cũng muốn chạy
như chiếc xe đó sao?
Hạnh Du hiểu ý
Minh Hân, cô liếc mắt nhìn thoe rồi toan bước vào xe định đuổi theo, Minh Hân
ngăn lại và nói:
– Để tôi.
Ánh mắt Minh Hân
khiến Hạnh Du tin tưởng lạ, cô gật đầu rồi tránh qua một bên cho Minh Hân vào
xe. Minh Hân chui vào xe, vặn khóa rồi chạy theo chiếc xe lúc nãy, tốc độ tăng
vọt nhanh chóng.
Hạnh Du nhìn lại
chỗ vừa xảy ra va chạm, cũng đã phát hiện ra cậu bé kia, cô chợt thấy có chút
áy náy, liền bước tới.
Hạnh Du đỡ cậu bé
dậy, đứng gọn vào vệ đường chờ cảnh sát giải quyết. Những người chạy moto cũng
đã thu dọn xe cộ gọn lại, đứng vào bên đường chờ cảnh sát xem xét sự việc.
Minh Hân lao vù vù
trên đường quốc lộ rộng và bằng phẳng. Cùng với chiếc xe hàng hiệu tiêu chuẩn
thiết kế cao của Hạnh Du, Minh Hân nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với chiếc
xe kia. Điều khiển chiếc xe đó là một người đàn ông trẻ, trạc 30, 35, anh ta cũng
đã phát hiện ra sự bám sát của Minh Hân, lập tức tập trung chạy thoát.
Sự phát hiện có vẻ
hơi trễ, Minh Hân theo sát ngay sau xe, chỉ trong vài giây, cô bất chấp xung
quanh có khá nhiều xe, quyết định vòng lên trước rồi bắt đầu vòng lái 90 độ, đạp
phanh gấp, bánh xe mài xuống đường, vang lên tiếng két dài nghe rùng rợn. Minh
Hân xuống xe, đứng ngay chỗ cửa xe, chắn trước đường chạy của chiếc xe kia. Hoảng
hốt và bất ngờ, người lái xe vội vàng đạp phanh thật mạnh, tốc độ bị ép xuống
thấp dần rồi dừng hẳn. Nếu không như vậy, có lẽ cú đâm này sẽ lấy mạng cô gái
đang đứng phía trước.
Anh ta gục mặt xuống
chịu trận, cảnh sát giao thông cũng đã tới, tuýt còi inh ỏi. Họ yêu cầu anh ta
xuống xe và bắt đầu làm các thao tác kiểm tra xử lý. Một người trẻ tuổi trong số
họ tới chỗ Minh Hân khẽ cười nói:
– Cám ơn cô gái,
cô rất khá!
Minh Hân chỉ cười
nhẹ rồi vòng xe trở lại chỗ ban nãy. Hạnh Du thấy cô trở lại thì mỉm cười. Bây
giờ chỉ còn lại cô và thằng bé, Minh Hân giao lại chìa khóa xe cho Hạnh Du rồi
ngồi xuống trước cậu bé cười dịu dàng hỏi:
– Em trai à, em đi
lạc sao, ba mẹ ở đâu chị sẽ dẫn em về?
Cậu bé nhìn hai
người bằng ánh mắt lạ lẫm và cảnh giác, Hạnh Du cười bảo:
– Em à, em lạc ba
mẹ từ chỗ nào vậy, hay em có nhớ nhà em ở đâu không, bọn chị cùng dẫn em về?
Cậu bé vẫn im lặng
không trả lời. Minh Hân xoay người cậu bé nhìn về mình và nói:
– Vậy chị gửi em
cho các chú cảnh sát nhé, em sẽ tin họ đúng không? Họ sẽ tìm ba mẹ cho em.
Cậu bé nhìn chằm
chằm vào Minh Hân, môi bắt đầu mấp máy nói:
– Em không có ba mẹ.
Minh Hân sững người.
Lời nói ấy đã gõ mạnh vào lòng của Minh Hân. Câu nói ấy có phải cũng là điều cô
muốn nói. Lòng cô hơi xao xuyến, nhìn cậu bé bằng ánh mắt trìu mến hơn, cô dịu
dàng bảo:
– Vậy em sống ở
đâu?
Không hiểu sao thằng
bé bớt sợ hơn, có lẽ bởi vì ánh mắt đó, nó thổ lộ:
– Em sống ở côi
nhi viện. Ba mẹ đã nhận nuôi em, nhưng mới đây mẹ sinh được một em trai, họ đã
trả em về côi nhi viện.
– Ba mẹ nào mà lại
nhẫn tâm như vậy? – Minh Hân lẩm bẩm một mình. Hạnh Du cũng bảo:
– Khi cần thì lấy,
lúc không cần thì bỏ đi không thương tiếc.
Minh Hân đứng lên,
nói với Hạnh Du:
– Tôi rất rảnh,
tôi sẽ đưa thằng bé về. Cô đi đi.
Hạnh Du hơi do dự,
cô bảo thằng bé:
– Chị ấy sẽ đưa em
về, có đồng ý không?
Thằng bé chậm dãi
gật đầu. Hạnh Du mỉm cười rồi đẩy nó sát lại chỗ Minh Hân. Cô nói:
– Hai người lên xe
đi, tôi đưa cả hai về.
Theo địa chỉ mà cậu
bé cho biết thì côi nhi viện đó là một tu viện nhỏ nằm ở sâu trong con phố. Nhìn
một lượt tổng thể tu viện, cả Hạnh Du và Minh Hân đều ngỡ ngàng. Tuy quy mô
không lớn nhưng lại có khuôn viên, sân trước, sân sau bố trí gọn và hợp lý với
vị trí chính giữa của nhà thờ. Hai người để ý thấy phía xa chỗ đó có một chiếc
xích đu, khu vực đó có lẽ là chỗ chơi của bọn trẻ. Bên trong, ánh đèn màu có vẻ
hơi nhòa nhưng lại tạo không gian ấm áp và thanh tịnh. Hạnh Du và Minh Hân dẫn
thằng bé vào trong, một tu sĩ trẻ tuổi hớt hải lo chạy tới hỏi thằng bé:
– Con đã đi đâu vậy?
Không tìm thấy con các sơ rất lo lắng.
Vị tu sĩ nhìn qua
chỗ Minh Hân, thấy hai cô gái nét mặt hiền hòa thì có vài phần thiện cảm, cô
nói:
– Cám ơn hai vị đã
đưa thằng bé về.
Hạnh Du cười:
– Không có gì. Sơ
hãy xem trên người thằng bé có chỗ nào bị thương không, ban nãy ngoài đường có
xảy ra va chạm nhỏ.
Vị tu sĩ nghe vậy
thì hoảng hốt xem xét trên người nó. Minh Hân thấy Hạnh Du thi thoảng lại nhìn
đồng hồ, cô nghĩ Hạnh Du đang vội nên nói:
– Hình như cô
không rảnh, cứ về đi.
Hạnh Du nghi ngại:
– Vậy còn cô?
Minh Hân cười đáp:
– Tôi hả? Đừng lo
cho tôi. Lo chuyện của cô ấy.
Hạnh Du không nói
gì. Cô quay sang tạm biệt sơ và thằng bé rồi ra về. Minh Hân cũng nhìn theo bước
cô vẫy vẫy tay.
Khoảng sân rộng thắp
thêm một vài chiếc đèn điện, thằng bé sau khi được tắm rửa thì cũng đã xác định
không có vết thương nào. Minh Hân an tâm hẳn. Cô ôm thằng bé ngồi trên chiếc
xích đu, vị tu sĩ ban nãy thì ngồi trên một chiếc ghế đồ chơi hình con ngựa.
– Nơi này có tất cả
bao nhiêu côi nhi vậy thưa sơ?
– Số lượng cứ luôn
thay đổi. Vì có nhiều gia đình cứ nhận nuôi rồi trả lại, như thằng bé này vậy.
Đứa nào đứa nấy rất ngoan nhưng họ chỉ cần chúng nếu họ không có con thôi. Sau
đó thì… – Vị tu sĩ ngập ngừng không nói nữa.
Minh Hân im lặng
không hỏi nữa. Được một lát thì vị sơ lại kể:
– Cũng đã lâu
không nhận thêm đứa trẻ nào. Lúc này chỉ còn lại 13 đứa. Lớn thì 9, 10, nhỏ thì
4, 5, nói chung cũng là nhờ ơn Chúa.
Minh Hân nheo mắt
hơi cười bảo:
– Thưa sơ, thực ra
con không theo đạo Thiên Chúa, nhưng…con cũng là một côi nhi.
Vị tu sĩ ngỡ ngàng
nhìn cô. Minh Hân nói tiếp:
– Con có thể xin
được tá túc tại đây một thời gian không? Thú thực con chưa có nơi nào để đi cả.
Vị tu sĩ nắm lấy
tay cô bảo:
– Chắc chắn con là
một cô gái tốt. Hãy cùng chúng tôi chăm sóc lũ trẻ.
Minh Hân mỉm cười
nắm chặt tay sơ. Nhìn sang bên cạnh, thằng bé đã gối đầu lên đùi cô ngủ từ bao
giờ.
Minh Hân lại nhìn
quanh tu viện.
Nơi đây…yên bình
chứ!
Tối hôm đó Hạnh Du
có hẹn với thím Nhã sẽ đón thím từ chỗ làm về do mấy hôm nay chân thím đột
nhiên đau nhức. Vài ngày này, Hạnh Du thường cắt chút thời gian rảnh rỗi tới
đón thím. Thím Nhã có vẻ ái ngại nhưng Hạnh Du rất nhiệt tình làm thím hết nghĩ
ngợi, nhất là những lúc cảm thấy tủi
thân khi nghĩ về cuộc sống cô đơn của mình.
Tiếng gió ù ù bên
tai, táp vào mặt lạnh buốt, nhất là khi trời về đêm chuyển lạnh một chút. Huy
Khang chạy xe thật chậm, thật lâu khắp các con phố, thậm chí còn quên cả sự
giao nhau giữa ngày và đêm.
Dừng xe trong bóng
tối, Huy Khang lại lặng lẽ quan sát trạm xe buýt từ xa, nhưng vô vọng, vì bóng
dáng nhỏ bé và cô độc ấy đã thực sự biến mất, không còn lang thang trên phố,
không lặng lẽ ngồi chờ xe, không gặp bạn bè thân thiết hay xuất hiện đâu đó
xung quanh trường học, cũng hoàn toàn không ra vào Thanh Đêm lấy một lần.
Rõ ràng Minh Hân
không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào hay tiền mặt trong người, vậy cô làm sao
có thể đi khỏi thành phố, nhưng sự thật là cô đã bốc hơi khỏi tầm mắt của cậu.
Ngày ngày ngoài việc chạy xe lòng vòng một cách vu vơ như vậy, Huy Khang quả thực
không còn biết phải làm gì nữa. Mặt cậu phờ phạc đi nhiều, đôi mắt sâu hoắm nặng
trĩu lộ rõ sự mệt mỏi.
Phần Nguyên Hạo,
anh không chỉ làm tốt vai trò của mình ở Khánh Huy, nhất là khi Huy Khang có biểu
hiện suy sụp, anh cũng không ngừng tìm kiếm Minh Hân. Anh hỏi thăm mọi người
trên phố với bức hình của cô và những mô tả sơ lược. Chỉ là những cái lắc đầu
nhẹ, những cái xua tay ái ngại, Nguyên Hạo lại cảm thấy tuyệt vọng vô cùng. Anh
đã bàn với Huy Khang chuyện mở rộng chương trình tìm kiếm như lên truyền hình,
đài phát thanh hay dán thông báo tìm người trên phố, nhưng nhờ đó anh cũng nhận
ra rằng, Huy Khang chưa thực sự mất lý trí. Cậu nói nếu làm như vậy, chuyện mất
tích tiểu thư của Khánh Huy sẽ nhanh chóng thành tâm điểm của dư luận, thậm chí
cả việc họ tìm hiểu và những thông tin về thân thế Minh Hân cũng sẽ lộ ra
ngoài. Hơn nữa, Minh Hân sẽ không để họ dễ dàng tìm được, có thể là cô cũng
đang cần một không gian, thời gian để suy nghĩ. Vậy là hai người họ phải kiếm tìm
trong lặng lẽ, với sự bất lực, chán nản, tuyệt vọng cũng lặng lẽ chịu đựng một
mình.
Không ít hôm anh còn
chịu cảnh ngủ trong xe, sáng ra sẽ lại đi tìm. Cuộc hành trình không điểm dừng
đó cứ kéo dài mãi cũng khiến anh rất mệt mỏi.
Hạnh Du từ trên
ban công phòng thím Nhã nhìn thấy chiếc xe màu bạc cùng với Nguyên Hạo đang nằm
với một tư thế hơi khó coi vì không gian chật chội trong xe. Cô nhận ra anh,
hơi phì cười rồi xuống dưới.
Gõ nhẹ vào kính
xe, phải hồi lâu Nguyên Hạo mới nhìn sang, anh vội vàng hạ kình xuống và ngồi
dây.
– Sao anh lại ở
đây? Còn ngủ trong xe nữa.
– Tôi có chút việc
riêng. – Nguyên Hạo đáp.
– Việc riêng tới nỗi
phải ngủ thế này sao? Nếu anh không ngại thì lên nhà đi.
Nguyên Hạo theo
sau Hạnh Du vào nhà. Vì không phải lần đầu tới nên anh không thấy lạ lẫm gì. Nhìn
quanh một lượt, Nguyên Hạo nhận ra là đã có một chiếc giường đơn nhỏ được kê
thêm vào một góc, nhưng khá gần chiếc giường lớn kia trong phòng ngủ. Hạnh Du
nhìn thím Nhã đang ngủ trên giường lớn thì bảo:
– Thím ấy mệt, ngủ
sớm rồi. Anh chịu khó ngủ đó, tôi ngủ cùng thím.
– Cám ơn. – Nguyên
Hạo khách sáo bảo.
Hạnh Du chỉ cười,
cô thấy Nguyên Hạo nằm ngủ thì cũng tắt đèn rồi nằm xuống bên cạnh thím Nhã.
Lúc chuẩn bị nằm, cô mới sực nhớ ra, liền bảo Nguyên Hạo:
– Tôi quên mất,
anh đã ăn tối chưa vậy? Có muốn ăn gì không?
– Không. Tôi ăn rồi.
– Nguyên Hạo nói nhưng tay bất giác sờ lên bụng.
Trong bóng tối, Hạnh
Du không thấy rõ. Cô ậm ừ rồi nằm xuống, kéo chăn lên cổ.
Nằm một lát, Hạnh
Du chưa ngủ được. Cô nghe có tiếng Nguyên Hạo nói chuyện điện thoại, dường như
anh đang cố nói thật nhỏ.
“- Được rồi,
bố trí phòng cho họ thật tốt, sớm mai tôi về.”
…
Lại người khác:
“- Anh hãy xếp
gọn chúng lại cho Huy Khang, cậu ấy sẽ cho người tới lấy.”
…
Lại một cuộc trò
chuyện ngắn ngủi khác:
“- Tôi và Huy
Khang sẽ lo tốt. Chú nhắc trợ lý chăm sóc chủ tịch chu đáo.”
…
“- Mai tôi sẽ
về sớm.”
Chờ cho các cuộc
điện thoại hết hẳn, Hạnh Du mới lên tiếng:
– Anh rất bận?
– Cô chưa ngủ sao?
– Nguyên Hạo không đáp mà hỏi lại.
Hạnh Du liền chọc:
– Tôi đã ngủ nhưng
bị cuộc trò chuyện của anh đánh thức.
Nguyên Hạo tưởng
thật:
– Tôi xin lỗi. –
Anh tắt di động rồi úp màn hình xuống dưới.
Hạnh Du phì cười,
cô nói:
– Vì sao anh lại ở
đây? Ngủ trong xe?
– Câu này cô vừa hỏi
tôi rồi.
Dù Nguyên Hạo
không nhìn thấy nhưng Hạnh Du vẫn gật đầu. Cô nói:
– Anh thừa thời
gian để lái xe về nhà hay về khách sạn, hoặc một chỗ nghỉ ngơi đàng hoàng nào
đó gần đây mà!
– Tôi không có tâm
trạng nghỉ ngơi. – Nguyên Hạo chán nản đáp.
– Vì sao vậy?
Giọng anh thật nhẹ:
– Tôi lạc mất một
người quan trọng.
Hạnh Du chợt thấy
có gì đó trong lòng. Vì ba chữ “người quan trọng” ấy ư? Nực cười.
Nguyên Hạo chợt hỏi:
– Vậy còn cô? Vì
sao cô lại ở đây? Ý tôi là cô ở đây như vậy ba và anh hai cô không ý kiến gì
sao?
Nghĩ đến họ, Hạnh Du
lại thấy chán nản:
– Họ biết hoàn cảnh
thím Nhã nên phần nào thông cảm cho tôi. Phần còn lại vì họ không có thời gian
lo nghĩ quản thúc quá nhiều đâu.
– Cô có vẻ rất
khác với họ.
Hạnh Du chợt trùng
lòng:
– Có gì khác đâu.
Đó là ruột thịt của tôi. Dù trời có sập xuống họ vẫn là ruột thịt của tôi.
– Phải rồi. – Giọng
anh nhẹ bẫng như không.
Cả hai chìm sâu
vào giấc ngủ. Ở khoảng cách gần, hơi thở đều đều của họ vẫn truyền qua nhau.
Trái tim ai đó chợt loạn nhịp trong lúc mơ hồ.
Hạnh Du tỉnh giấc
lúc trời tờ mờ sáng. Nhìn thím Nhã vẫn ngủ say, cô quay qua nhìn Nguyên Hạo nằm
im bất động. Nhớ lại lời anh nói qua điện thoại tối qua “Mai tôi sẽ về sớm”,
Hạnh Du biết anh có công việc bận rộn nên muốn nấu gì đó cho anh ăn trước lúc
anh đi.
Bước xuống giường,
Hạnh Du thấy hình như anh đang lạnh vì đôi chân khẽ co. Cô lại giường lấy chiếc
mền nhỏ đắp thêm cho anh. Bất ngờ Nguyên Hạo mở mắt. Hạnh Du không kịp phản ứng,
nhìn chăm chăm vào anh khẽ chớp chớp mắt.
Nguyên Hạo cầm
theo di động ra ngoài lúc trời tảng sáng, Hạnh Du tiễn anh ra tới cửa. Thấy anh
đi rồi, cô nhìn theo một lúc lâu rồi mới trở vào, không thấy phía xa Văn Hoàng
đang trừng mắt giận dữ:”Hạnh Du, con bé đáng chết này!”. Hắn ta nhìn
theo hướng xe của Nguyên Hạo, ánh mắt hằn rõ những tia giận dữ.