Đọc truyện Trí Tuệ Đại Tống – Chương 944: Đêm ngày giao nhau
Trong đất đỏ ở Thục có chứa lượng chì lớn, vì thế nó không thích hợp làm đồ gốm, nên đồ góm đất Thục chưa bao giờ có tiếng tăm gì.
Đối với trẻ còn mà nói, chì là thứ tuyệt đối không thể đụng vào, thứ đó chủ yếu gây tổn hại đầu óc và thần kinh.
Người La Mã cổ từng vì nó mà trả cái giá cực lớn.
Đối với việc đế quốc La Ma đang vô cùng cường thịnh nhanh chóng suy vong, sử gia có rất nhiều loại giải thích, nhưng nhà khảo cổ phát hiện ra một nguyên nhân cực kỳ trọng yếu mà các sử gia sơ sót, đó là nhiễm độc chì.
Nguyên nhân là đế quốc La Mã nắm giữ kỹ thuật luyện kim tiên tiến từ rất sớm, tới mức đồ kim loại xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, bình, cốc, chén và các mỹ phẩm chứa hợp chất chì đã dẫn đến bệnh ngộ độc kinh niên và chết yểu của giới quyền quý La Mã.
Tuổi thọ bình quân của quý tộc La Mã chỉ có hai mươi lăm, một nửa mất đi năng lực sinh sản, cho dù có sinh con được thì trí tuệ, thể lực cũng rất thấp.
Trước khi đế quốc La Mã diệt vong, nhiễm độc chì đã đạt tới mức cực cao, một số hoàng đế đều ghi nhận bị tâm thần ở mức độ khác nhau, do quá trình trúng độc phát sinh âm thầm chậm chạp, con người không cách nào phát hiện nguyên nhân, bọn họ chỉ biết thân thể ngày càng hư nhược, trí tuệ ngày càng sa sút.
Bởi thế đế quốc La Mã bị diệt vong là chuyện không thể tránh khỏi.
Ở Đại Tống mọi người không biết rằng chì kỳ thực là thuốc độc giết người không thấy máu mà những người lữ hành phải có, bọn họ tuy không thích thứ này lắm, trừ số đạo sĩ vẫn hay dùng nó để chế đan dược ra thì nó dùng để thủ thành hoặc là bịt kín một vài thứ.
Năm xưa Thôi Đạt vì cám ơn Vân Tranh khích lệ mình vực dậy khi không thể vào Thiếu niên quân đã tự mình làm một ít đồ bát đĩa tặng cho Vân gia, Vân Tranh vô tình nói với hắn chuyện này, nói xong quên luôn, đây chỉ là thường thức thôi.
Nhưng Thôi Đạt lại ghi nhớ rất kỹ…
Hơn mười năm qua Thôi Đạt dần dần hoàn thiện khái niệm trúng độc chì mà Vân Tranh từng nói với mình, hơn nữa còn xác định liều lượng vô cùng chính xác, thậm chí biến nó thành một học vấn có hệ thống.
Với nhận thức của người Tống về chì, cho dù ngươi có dùng chì đun nước thì họ cũng vui vẻ mà uống, nếu như làm văn nhã một chút, những người nhận được đan dược còn vui mừng tán thưởng.
Tức là dù Thôi Đạt mời ngươi uống rượu độc ngay y trước mặt, người không biết đều hoan hỉ mà uống, Thôi Đạt cho rằng, cảnh giới tối cao của giết người là làm cho người chết có xuống địa ngục cũng không tìm ngươi gây phiền toái.
Thôi Đạt đập vỡ ba cái nồi cát phía trước mặt, nghiền nát chúng thành bột, nắm bột đó thả ra ngoài cửa sổ, để gió đưa đi…
Làm xong những việc này Thôi Đạt rửa tay, đun cho mình ấm trà mới, đó là trà tới từ Thái Hồ, đun sôi hương thơm ngào ngạt.
Chì đã lan ra khắp người Triệu Trinh rồi, màu xám chiếm cứ nửa cái má, hô hấp yếu tới mức cần Trâu Đồng Minh nghiêng tai nghe thật kỹ mới thấy.
Đại điện im phăng phắc.
Đôi mắt vốn có chút linh động giờ như một đầm nước chết.
– Bệ hạ có cần thêm ít mật không?
Triệu Trinh chớp mắt, nước mắt Trâu Đồng Minh chảy mãi không thôi: – Kỳ đại sự của bệ hạ còn xa lắm, bệ hạ ngàn vạn lần đừng nói những lời không may mắn như thế. Ánh mắt Triệu Trinh chuyển sang bàn bên cạnh, Trâu Đồng Minh vội vàng cầm mật hàm lên cười gượng: – Bệ hạ đừng lo, thế trận Da Luật Ất Tân bày ra ở Đồng Đầu quan với Vân hầu mà nói chỉ là trò hề, trước đại pháo căn bản không đáng nói tới.
– Văn Ngạn Bác ở thảo nguyên bắt chước Da Luật Ất Tân bày ra cái gọi là Bát Môn Kim Tỏa Trận, muốn kiểm tra kiến thức quân trận của Vân hầu, kết quả bị hỏa pháo dùng một tuần trà san thành bình địa, Văn Ngạn Bác cũng bị thám báo của Vân hầu bắt.
– Bệ hạ, Văn Ngạn Bác đánh cược, chỉ cần Vân hầu phá được trận trong vòng một ngày sẽ làm mã phu cho Vân hầu một tháng, nếu không thì Vân hầu phải làm đầu bếp cho ông ta một tháng. Rõ ràng Vân hầu đã thắng…
Nghe thấy tin mừng, mặt Triệu Trinh có hồng lên chốc lát, Trâu Đồng Min thừa cơ đút cho hoàng đế nước đường, lần này rất tốt, hoàng đế không nôn ra, hoặc không còn sức nôn ra, dù là thế Trâu Đồng Minh vẫn sai quan thư ký ghi lại, hoàng đế uống được một chén nước đường.
Giờ dần, rạng sáng, còn gọi là bình minh, là lúc đêm và ngày giao nhau.
Trong Tử Cấm thanh chuông gõ vang lừng, tiếp ngay đó hoàng cung đen xì bừng sáng, vô số hoạn quan cung nữ qua lại, đại môn hoàng cung mở rộng, sứ giả mang cờ trắng phóng ngựa tản đi khắp nơi.
Bàng Tịch nước mắt chan hòa, tay cầm trường kiếm ngồi trước điện Đại Khánh, quan bào nghiêm chỉnh, toàn thân sát khí ngùn ngụt, đứng sau ông ta là Triệu Duyên Niên cùng mấy trăm tân quân võ trang hoàn bị, tay cầm trường đao, lưng đeo cường nỏ, là trạng thái lâm trận.
– Thái tử biết chưa? Bàng Tịch lau nước mắt hỏi:
– Thái tử đang từ Vân gia về, Cát thị suất lĩnh gia tướng Vân phủ làm trung tâm, Triệu Dĩnh suất lĩnh tân quân ở ngoài, đang tới hoàng cung.
– Bệ hạ còn cầm cự được bao lâu?
– Thái y nói tất cả trông vào trời cao.
– Truyền quân lệnh của ta, toàn thành giới nghiêm, khi mặt trời mọc mới giải trừ, nếu có kẻ tự ý móc ngoặc, để lộ tin, chém tại chỗ!
Triệu Húc ôm cổ ngựa vừa phi vừa khóc, Cát Thu Yên mặc giáp bạc sáng loáng, cầm trường thương hộ vệ sát bên cạnh, Triệu Dĩnh mấy lần tới gần, đều bị nàng đánh lui.
An nguy của Triệu Húc quyết định an nguy toàn bộ Vân gia, lúc này không thể tin ai hết, đến khi giao cho Bàng Tịch mới có thể thở phào, đó là nghiêm lệnh của Lục Khinh Doanh.
Chuông Long Phượng vẫn không hề có ý dừng lại, xem ra sẽ gõ đúng một trăm lẻ tám hồi.
Đường phố khắp nơi là quân tốt, quân sĩ đứng kín tường thành, xe trâu của quan viên chạy hùng hục, có người chẳng cần xe, ôm mũ mà chạy, bách tính hoang mang thò đầu nhìn qua khe cửa, một số tên vô lại cười hì hì định tới gần quân tốt hỏi tin tức, vừa tới gần chưa kịp hỏi đã bị đè xuống chặt đầu.
Đông Kinh thật sự giới nghiêm rồi.
Hàn Kỳ không hiểu, chuông Long Phượng đã gõ hơn chín mươi tiếng, sao chuông Dẫn Hồn của Tướng Quốc tự chưa vang lên? Nếu hoàng đế đã ngự long đăng thiên, vì sao không đốt phong hỏa đài báo cho biên ải, vì sao chưa phái sứ giả vỗ về thần dân.
Chẳng lẽ hoàng đế còn sống?
Mũi thương của Cát Thu Yên treo lệnh bài của Vân gia, cũng là tín vật ra vào hoàng cung, trên đường đi ngang ngược gạt đám quan lại vốn không giỏi cưỡi ngựa sang một bên, xe trâu chặn đường cũng bị đám gia tướng hung thần ác sát đẩy đi, nhường đường cho Triệu Húc.
Vân gia cách hoàng cung không xa, một tuần trà thôi là tới rồi, Triệu Húc không xuống ngựa, cứ vậy ra roi phóng qua đại môn, Cát Thu Yên, Triệu Dĩnh bám sát đằng sau, bây giờ không phải là lúc nói tới lễ số.
Hoàng đế nguy trong sớm tối, thái tử phải lập tức xuất hiện trong hoàng cung.
Ba thớt khoái mã chẳng mấy chốc đã tới trước điện Đại Khánh, Triệu Dĩnh nhảy khỏi chiến mã, lăn mấy vòng, kệ đau đớn giữ lấy chiến mã của Triệu Húc. Triệu Húc thừa thế nhảy xuống, gọi gấp: – Thái phó, phụ hoàng ta có bình an không?
Bàng Tịch chạy tới nói nhỏ: – Giờ sửu ba khắc, bệ hạ thức dậy, sắc mặt hồng hào như xưa, ăn xong một bát cháo đột nhiên nói được, bảo đại hạn của mình đã tới, truyền thái tử, trọng thần tới, muốn lập di chỉ, điện hạ mau mau vào đi.
Triệu Húc không nói hai lời chạy thẳng vào điện.
Cát Thu Yên chắp tay nói: – Thái phó làm chứng, Vân gia đã đưa thái tử an toàn tới điện Đại Khánh, thiếp thân xin về nhà cầu phúc cho bệ hạ.