Trí Tuệ Đại Tống

Chương 940: Bài học cuối cùng! (2)


Đọc truyện Trí Tuệ Đại Tống – Chương 940: Bài học cuối cùng! (2)

Trâu Đồng Minh ngoại trừ hầu hạ chủ ra thì không biết gì, nghe Bàng Tịch nói thế mới biết sự việc nghiêm trọng, song không biết phải làm thế nào: – Thái tử cũng là vì lòng hiếu thảo.

– Lúc này Đại Tống cần một quân vương hợp cách chứ không cần hiếu tử, chuyện bệ hạ trúng độc có thể thong thả điều tra, nếu như tra ra, lão phu sẽ đích thân đánh chết kẻ lòng lang dạ thú đó. Bệ hạ cho dù không trúng độc cũng chẳng còn sống được bao lâu, kẻ nào độc ác dồn một người bệnh hiểm nghèo vào chỗ chết, loại tiểu nhân ác độc đó thiên hạ có ai tha thứ?

– Nhưng Đại Tống bây giờ quan trọng nhất không phải là tra ra hung thủ, mà toàn lực ổn định triều cương, một khi thái tử ngồi vững trên vương vị tra cũng không muộn.

Trâu Đồng Minh khom người nói: – Thái tử không muốn nhẫn nại.

Bàng Tịch thở dài đứng lên, đội mũ lên, nghiêm túc nói: – Ngươi theo ta tới đông cung, lão phu hôm nay phải dùng cung quy với thái tử, để thái tử biết quy củ của tiềm long, đây có lẽ là bài học cuối cùng lão phu dạy thái tử rồi, không khắc cốt ghi lòng không nhớ suốt đời.

Bàng Tịch xưa nay không phải người mềm lòng, cho dù là với hoàng đế tương lai cũng cực kỳ nghiêm khắc.

Trâu Đồng Minh chu đáo đuổi hết người trong Đông cung đi, hắn ta nhìn thấy cái thước lớn trong tay Bàng Tịch chỉ biết thở dài, thái tử khó mà bình an qua được ải này.


Ở Đại Tống làm thầy không khác gì làm cha, Bàng Tịch không giải thích vì sao đánh Triệu Húc, Triệu Húc cũng thông minh không hỏi, giơ tay ra nhìn cái thước lớn đánh chan chát vào tay, bàn tay như bạch ngọc mau chóng từ trắng thành đỏ, từ đỏ thành tím, sưng vù như móng lợn.

Bàng Tịch đánh đúng năm mươi cái thật mạnh mới đem thước đưa Triệu Húc: – Thái tử điện hạ, đây là bài học cuối cùng lão thần dạy người.

Triệu Húc đang cắn răng chịu đau, lòng ít nhiều có uất ức, nghe thế hốt hoảng vội trả lại thước: – Thái phó vì sao nói lời ấy, Triệu Húc làm việc hoang đường bị tiên sinh răn dạy là thiên kinh địa nghĩa, sau này còn mong tiên sinh nghiêm khắc chỉ bảo.

Bàng Tịch đỡ Triệu Húc lên: – Lão phu là thầy nghiêm, thái tử cũng là anh tài, được dạy bảo thái tử là may mắn của lão phu. Bao năm qua thái tử làm việc quy củ vững vàng, nhân hiếu vô song, rất có phong phạm của bệ hạ. Thế nhưng toàn bộ thứ cần dạy lão phu đã dạy hết rồi, nên đành từ chức thái phó, thái tử điện hạ chọn hiền năng khác.

Triệu Húc nhịn đau nắm ống tay áo Bàng Tịch cần khẩn: – Tài của tiên sinh đứng đầu thiên hạ, Triệu Húc không biết còn ai có thể thay tiên sinh, xin tiên sinh nâng đỡ Triệu Húc một đoạn đường nữa.

Bàng Tịch nhớ lại tình sư đồ mấy năm qua, vành mắt đỏ hoe.

Đứa bé này ông ta chính mắt nhìn từ lúc bập bẹ tập nói trưởng thành thiếu niên anh vũ, là do ông ta chỉ bào từng câu từng từ, để nó biết thế nào là lễ nghĩa liêm sỉ, để biết ứng phó với phong ba quỷ quyệt trên triều, làm sao điều khiển con ngựa dữ Đại Tống.


Nay đột nhiên buông tay không quản nữa, lòng sao có thể bình lặng.

– Đại Tống nay cần yên bình tuyệt đối, bất kể là trên triều đường hay trong hậu cung đều không được có chút gợn sóng nào, có như thế chúng ta mới có thể gắn kết toàn bộ lực lực làm một, ứng phó đại nghiệp bắc chinh. Đợi tới khi bắc phạt thành công, lão phu toàn lực ủng hộ thái tử điều tra, không làm cho rõ ràng quyết không thôi.

Nhắc tới thảm cảnh của phụ thân, Triệu Húc khóc lớn: – Học sinh nhìn phụ hoàng bị bệnh dày vò kêu la trên giường, đau như cắt, thân làm con không bắt được hung thủ, không thể chịu thay cha, uổng phận làm người.

Trâu Đồng Minh ở bên xem ngồi bệt xuống đất khóc, hắn là người cảm thụ sâu sắc nhất sự khổ sở của hoàng đế.

Bàng Tịch thu lại tâm tình, ông ta cần phải trấn tính, mắng: – Thái tử, đế vương thiên cổ quan trọng nhất là phải phân biệt rõ được nặng nhẹ hoãn gấp, một số chuyện không phải chúng ta không làm, mà là phải làm một cách bí mật, lão phu sẽ ngầm điều tra, một khi có chứng cứ xác đáng dùng thế sét đánh không kịp bưng tai, nhổ tận gốc hung thủ, để bọn chúng biết hoàng uy!

Triệu Húc nghẹn ngào: – Học sinh chỉ không đành lòng thấy phụ hoàng đã đau bệnh còn thêm thống khổ.


Trâu Đồng Minh nói vào: – Bệ hạ biết mình bị trúng độc cũng không hề không vui, chịu đựng sáu năm trời, bệ hạ chỉ mong sớm được gặp liệt tổ liệt tông. Đó là lời chính bệ hạ nói với lão phu, chỉ hận gian tặc vì sao không tăng thêm lượng thuốc đưa bệ hạ lên trời.

Triệu Húc nghiến răng ken két, phẫn nộ vô cùng, không biết rốt cuộc kẻ nào hận phụ thân mình hận không chết, định phát tác nhưng nhìn thước gỗ trong tay, dần bình tĩnh lại, lần nữa nâng thước tới trước mặt Bàng Tịch: – Lúc này Triệu Húc không thể rời sự chỉ bảo của thái phó, mong thái phó dạy bảo Triệu Húc thêm thời gian nữa.

Bàng Tịch cười khổ nhận lợi thước, chẳng trách Vân Tranh nói đây là chức vị xúi quẩy: – Cung đấu luôn hung hiểm nhất, thái tử nên làm việc một cách quang minh chính đại, đừng lún vào vòng xoáy tranh đấu trong cung, thái tử chưa tới tuổi đại hôn, mọi việc ở hậu cung không liên quan tới thái tử, thái tử giữ trung lập, giữ sự tôn kính với chư vị hậu phi là đủ. Thái tử đã dần trưởng thành, từ nay không tiện vào thâm cung nữa …

– Nhưng ta còn phụ hoàng mẫu hậu trong cung …

Bàng Tịch nghiêm khắc cắt lời: – Bệ hạ và Thục phi đều có đủ trí tuệ để bảo vệ bản thân, thái tử không cần lo lắng, lần này thái tử dùng cách thô bạo thăm dò Thục phi là trái nhân luân. Lão phu hỏi thái tử, nếu như tra ra trong cháo có độc thì thái tử làm sao? Nếu như để lộ phong thanh, để kẻ cố ý truyền đi, thái tử còn mặt mũi nào kế thừa hoàng vị?

Triệu Húc rùng mình kinh hãi, ấp a ấp úng nói: – Học sinh đã phong tỏa đông cung, tin tức không truyền ra ngoài được.

Trâu Đồng Minh nói nhỏ: – Thái tử, vì sao lão nô và Bàng tướng biết?

Triệu Húc “á” một tiếng, lòng lúc này đã loạn chỉ biết nhìn Bàng tịch để để ông ta giúp.


Bàng Tịch lạnh lùng nhìn Trâu Đồng Minh: – Kẻ tung tin đồn phải nghiêm trừng!

Trâu Đồng Minh gật mạnh đầu: – Lão nô sẽ đi làm, trừ chúng ta và Thục phi, ai biết cũng đều phải chết.

Bàng Tịch nhìn trời xanh nói: – Trong cung khả năng sẽ loạn vài ngày, sao thái tử không tới Vân phủ chơi, lão phu sẽ bẩm báo với bệ hạ. Thái tử còn quá trẻ, không tiện mang danh khắc bạc vô tình, dù lão phu hay Trâu công công đều đã già, thanh danh không quan trọng, chuyện xấu hãy để bọn lão phu làm …

Ngõ ngoài Tuyên Vũ môn, sư tử đá của Vân gia vẫn cao lớn uy vũ, nắng xuân ấm áp chiếu lên cảnh cửa màu đỏ sậm, bốn chữ vàng “Văn Tín hầu phủ” vô cùng bắt mắt.

Trái ngược với sư tử uy vũ thì bốn gia tướng ôm đao đứng gác chẳng có tinh thần, hai người lớn tuổi hơn tựa vào đài đá của sư tử, hai người trẻ tuổi hơn thì nấp sau sư tử, chẳng biết là làm cái gì, chẳng quan trọng dù sao cái ngõ này bây giờ rất vắng vẻ, chẳng mấy người qua lại.

Lão Thôi trông cửa thò cái chân tàn phế của mình ra ngoài cửa phơi nắng, có con chó rất già lười biếng ngáp ngắn ngáp dài nằm ở bậc thềm, đó là một biều chiều mùa xuân rất bình thường ở Vân gia.

Triệu Húc mang rất nhiều lễ vật tới Văn Tín hầu phủ, lễ vật thực sự quá nhiều, lần này hắn tới lại không phải dẫn theo y trượng chính thức, cho nên Lão Thôi thấy thái tử đứng cách nhà không xa kéo dây thừng trong phòng gác một cái, trong nhà sẽ có người chạy ra đón, loại gác cửa què cụt như mình không cần ra làm gì cho bêu mặt, bốn gia tướng lặng lẽ biến mất, chỉ có con chó già vẫn cứ nằm ngoài cửa, ngẩng đầu nhìn thái tử một cách vô lễ, chẳng định đứng lên, há mồm ngáp một cái rõ to.

Không đợi người Vân gia ra đón, Triệu Húc chạy ngay lên bậc thềm, lấy trong ống tay áo ra hai gói thịt trâu được bọc gói rất đẹp, bóc ra cho vào mồm con chó, vỗ vỗ đầu nó mấy cái đi vào.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.