Trăng Lạnh Như Sương

Chương 25: Già cả biết đời phù du


Đọc truyện Trăng Lạnh Như Sương – Chương 25: Già cả biết đời phù du

Mặc dù còn chưa đến giờ giới nghiêm ban đêm, song trời tối, tuyết lại rơi nhiều, đầu đường cuối ngõ vắng vẻ thê lương, đã không còn một bóng người nào đi lại trên phố, chỉ có  bánh xe lăn long lóc, nghiền lên những đụn tuyết phát ra tiếng  sàn sạt.

Hoàng Đế thế mà vẫn cực kỳ hăng hái:

“Đã sớm nghe danh món cháo Tịch Bát[1] của Bạn Hương Các  tuyệt hảo, hôm nay chúng ta đi nếm thử.”

Bạn Hương Các nằm đầu con ngõ ở mé đông thành, vòng qua một con đường lớn, xa xa đã thấy trước lầu treo hai ngọn đèn lồng đỏ cực lớn, chiếu lên mặt tuyết. Khắp lầu đèn đuốc sáng trưng, tiếng nói cười xôn xao vọng đi rất xa.

Nghe thấy tiếng xe, tiểu nhị đã sớm đứng ở cừa chờ đón, buộc dây cương, đoạn bắc ghế ra hầu xuống xe. Hoàng Đế bước xuống, quay người lại vươn tay đến. Trục Hà ngược lại có vẻ ái ngai sự săn sóc của chàng, ngập ngừng chốc lát mới trao tay cho chàng, dè dặt cẩn trong xuống xe.

Gã tiểu nhị thế mà lại có mắt sắc, sớm thấy tuy chỉ là xe ngựa du hành bình thường, song con ngựa kéo xe toàn thân đen tuyền một màu,  chỉ có bốn cái vó là bạc trắng, cực kỳ đẹp đẽ duyên dáng.Lại bắt gặp lúc Hoàng Đế duỗi tay ra, bên dưới áo choàng lộ một góc tay áo cẩm bào da thuộc, sắc da chồn đen bóng như satanh, lập tức biết ngay đôi nam nữ này không phải hạng giàu có bình thường, tươi cười nịnh nọt:

“Hai vị đại gia, quả thực có lỗi, phòng tốt trên lầu đều đã đầy, nếu hai vị đây có đặt chỗ, trước xin thỉnh xem thẻ số.”

Hoàng Đế nào nghĩ sẽ còn có chuyện như vậy, không khỏi thoáng giật mình, tiểu nhị nhìn sắc mặt của chàng, vội vàng nói tiếp:

“Hai vị nếu không phái quản gia tới đặt chỗ, cũng không cần gấp làm gì, phía sau lầu hai vẫn còn một căn gác hết sức chỉnh tề, thanh tĩnh thông thoáng, hơn nữa còn đối diện với vườn mai hậu viện, uống rượu thưởng tuyết quả không còn gì hơn. Chỉ là giá so với phòng tốt bình thường nhỉnh hơn chút, năm lạng bạc.”

Hoàng Đế lại thoáng giật mình cái nữa, đoạn nói:

“Vậy thì lấy gian đó đi.”

Tiểu nhị cười rạng rỡ, “úi chà” một tiếng, cầm đèn lồng đi trươc dẫn đường. Cũng không hề bước vào lầu chính, chỉ dọc theo hành lang lát gạch đi thẳng   ra phía sau, vòng qua một vách giả sơn. Bước vào cửa tròn, mới thấy một cái lầu nhỏ, mái cong vểnh góc, lan can sơn màu son lúc này đã bị tuyết phủ. Dưới hành lang treo một dải bốn chùm đèn thạch anh, làm cả tòa lầu nhỏ  càng bừng sáng như lầu quỳnh điện ngọc.

Tiểu nhị dẫn tới nơi lập tức khoanh tay lui ra, lại có một người khác xuất hiện, dẫn bọn họ lên lầu. Tiểu nhị hầu phòng nhanh chóng xốc mành lên, hơi lò sưởi lập tức phả vào mặt, thoảng thoảng còn có làn hương lững lờ. Quả nhiên bên ngoài cửa sổ có vài gốc hoa mai, hoa đang đến độ nở rộ, đáng tiếc đây là buổi tối. Mông lung có ánh tuyết trong trẻo lành lạnh ánh lên, trông không được rõ ràng lắm.

Đợi hai người ngồi xuống, dùng khăn tay vắt một làn nước ấm, tẩm ướt hoa quả trên đĩa, sau đó lại đổ trà vào pha. Hoàng Đế tùy ý gọi vài món ăn, tiểu nhị thưa:

“Khách quan xin chờ chút, đồ ăn lập tức lên ngay.”

Nói xong lui ra ngoài, đóng cửa lại.

Trong phòng lập tức yên tĩnh, chỉ nghe củi đốt trong chậu than thi thoảng lách tách. Hoàng Đế thấy trong đĩa quả có hạt giẻ phơi, thuận tay nhón lất một hạt tách ra.

Trục Hà bỗng nhiên cảm thấy trong bụng khó chịu, hình như là đói, lại không hẳn đói, chỉ cảm thấy  dạ dày như sắp bị phỏng, mà trong phòng quá ấm, khiến người ta hơi khó thở. Vì vậy bèn đứng lên tiến lại bên cửa sổ, đẩy cánh cửa ra một ít, gió lập tức lùa vào, thổi cho cái chao đèn trên bàn lắc lư như muốn tắt.

Khắp phòng bóng sáng chập chờn Trục Hà thấy ngọn đèn lắc lư sắp tắt, đang định đóng cửa sổ, ai ngờ chàng lại “phù” một cái thổi tắt luôn đèn, lập tức ánh tuyết tỏa đầy phòng, tựa hồ là ánh trăng. Trời đất yên ắng không một động tĩnh, chỉ nghe ngoài cửa sổ âm thanh tuyết rơi nho nhỏ, chi chít trên tướng những cái bóng mờ mờ xiêu vẹo. Ánh tuyết phản chiếu bóng cành mai vào phòng, chạc cây chùm hoa cũng đều in rõ mồn một, hơi lạnh thấm qua da thịt, dường như khắp trời đều một sắc hoa mai.

Cô vốn khoác một tấm áo choàng màu xanh lơ bên ngoài áo trong da cáo, hoa mai đầy tường in bóng lên quần áo cô, ngỡ như những cánh hoa tối màu in trên nền trắng. Tay cô vô thức xoa xoa tấm da cáo dài mà mịn, cảm giác âm ấm lan tỏa nơi ngón tay, nhưng nháy mắt đã tan biến chẳng còn dấu vết, không cách nào mà nắm bắt nổi.

Hoàng Đế vẫn ngồi kia, cơ hồ xuất thần, cũng không nói một tiếng. Mọi âm thanh trong trời dất giống như trong phút giây đó đều ngưng đọng, chỉ còn lại gió thổi tuyết bay, hiu hiu như ai khóc.

Có lẽ đã qua cả nửa cuộc đời, mới nghe được tiếng bước chân, té ra là tiểu nhị đã bưng đồ ăn đến.

“Ai, sao đèn lại bị gió thổi tắt thế nhỉ?”

Châm lửa, thắp đèn sáng lại. Tức khắc gian phòng bừng sáng như trước, đồ ăn đều đã được bày lên, đủ loại cơm canh thịt cá trưng đầy một bàn, so với thức ăn trong cùng thường ngày khác biệt rất lớn. Trong đó có một món là dưa chuột muối giòn tươi, rất nhỏ, vẻn vẹn to bằng đầu ngón tay, độ dài thì chỉ chừng như cây trâm cài đầu của con gái. Tiểu nhị nói:


“Đây là món tủ của bản lầu đấy, Hoàng Kim Trâm, đừng trông trái dưa leo nhỏ như vậy, chứ giá trị của nó cũng chẳng thua  cây trâm báu đâu. Những ngày tuyết lớn này, dùng lò nóng mà ủ mấy tháng trời mới ra được, độc nhất vô nhị trong kinh thành, ngay cả lão Hoàng Đế ở trong cung cũng chưa từng được nếm món này đâu đấy.”

Hoàng Đế cười cười, nói với Trục Hà:

“Có nghe không kìa, ngay cả Hoàng Đế cũng chưa được ăn đâu đấy.”

Trục Hà nếm một miếng, vị chua chua ngọt ngọt giòn tươi rất ngon, không nhịn được ăn liền hai quả, lại thấy tiểu nhị bưng lên một bình rượu Thiệu Hưng vừa hâm nóng, bèn tự tay rót một chén mà uống. Nuốt xuống một ngụm, chỉ cảm thấy vừa lạt vừa cay, không kìm được mấy tiếng ho khan.

Hoàng Đế nói:

“Nàng đừng uống rượu gấp quá, không tốt cho thân thể.”

Không hiểu sao, cô chỉ cảm thấy muốn nổi nóng, buột miệng thốt lên:

“Chàng đây là thương thiếp, hay là đang thương người  nào đó  vậy?”

Câu hỏi vừa ra khỏi miệng, chính mình cũng như ngây dại, chỉ thấy Hoàng Đế chậm rãi nở nụ cười, như thể thực sự đã thấu tâm can. Cô rốt cuộc thấy chua xót trong lòng, đặt đũa xuống.

Hoàng Đế quay lại gọi tiểu nhị:

“Quách sư phụ của các ngươi không có ở đây sao? Đồ ăn này cảm giác như không đúng vị.”

Gã tiểu nhị cười nịnh đáp:

“Hóa ra quan nhân đây là khách quen, còn biết Hoàng Kim Trâm này chính là món tủ của Quách sư phụ… Quách sư phụ già đã bị bệnh hơn một năm, hiện thời làm đầu bếp chính là cháu của lão, “tiểu Quách sư phụ” đó.”

Nói xong lại rót một ly rượu cho Hoàng Đế, Hoàng Đế cũng không hỏi nhiều, phất tay bảo gã lui ra, bản thân nhấc chén lên mà uống.

Hai người ngồi đối diện một bàn lớn bày biện đủ đồ ăn, đều chỉ yên lặng uống rượu. Uống đến cạn, Hoàng Đế cảm thấy hơi men bốc nóng tận vành tai, chợt nói:

“Không ngờ nàng cũng sẽ biết uống rượu cơ đấy.”

Trong lòng Trục Hà khó chịu, cười cười:

“Trên đời này không có chuyện gì là sẽ không, chỉ có chuyện không thể mà thôi.”

Hoàng Đế im lặng một lát, đoạn nói:

“Suy cho cùng, đúng là trên đời này không có chuyện gì là sẽ không, chỉ có chuyện không thể.”

Lại nhấp thêm một chén, tự tay cầm cái bình, lại thấy bình rỗng không, bèn gọi to:

“Tiểu nhị, thêm rượu!”

Kêu nửa ngày, chẳng hiểu sao vẫn không nghe ai trả lời, chàng bỗng nhiên nổi hứng, cầm đũa gõ vào cái đĩa, hòa thanh cùng gió tuyết ngoài cửa sổ kia:

“Thơ vạn ý


Chung rượu ngàn

Tước hầu vương nào đáng phải màng?

Lầu ngọc gác vàng lười trở lại

Say Lạc Dương mai nở vừa sang.”

(Giá cô thiên – Chu Đôn Nho – dịch thơ: Đông Y Lâm)

Đoạn ngửa mặt cười sảng khoái, một đôi con ngươi sáng ngời, dưới bóng đèn tựa như đêm thâu chưa vãn, đen thẳm sâu hút khôn lường, lấp lánh hào quang muôn ngả, tựa hồ có vật gì chợt vỡ tan.

Trục Hà thoáng run rẩy, nhưng lập tức mỉm cười:

“Hoàng Thượng, ngài say rồi.”

Chàng chán nản nói:

“Phải, đã say.”

Ngón tay cô se sẽ mà ấm áp, nhẹ vuốt trên mặt chàng, chàng bắt lấy tay cô, hơi men ngà ngà:

“Có thai, tại sao không nói cho trẫm?”

Cô chậm rãi đáp:

“Thiếp không dám.”

Chàng cũng không hỏi tại sao, trong lòng cô chợt dâng trào một nỗi tuyệt vọng:

“Ngay cả đứa con của chính mình cô ta cũng nỡ lòng nào toan tính, thiếp không đoán được rồi cô ta sẽ còn làm được những chuyện gì.”

Đáy mắt Hoàng Đế chợt lóe, sắc mặt kia khiến cô nhìn không rõ lắm, chỉ nói:

“Hoàng Thượng, lưu lại Mộ nương thực sự quá nguy hiểm…” 

Bất thình lình chàng vung tay cho cô ta một cái bạt tai, tiếng vang giòn giã, một cái tát khiến cho cô sững sờ kinh ngạc.

Chàng nói:

“Ta mang ngươi tới đây, ngươi lại còn dám nói ra những lời như vậy!”

Cô xoa xoa bên má mình, nửa ngồi nửa quỳ dưới sàn nhà, hình như vẫn không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Hai mắt Hoàng Đế vằn đỏ, đang nổi cơn thịnh nộ, bỗng nhiên mành cửa có tiếng động, đã nghe một giọng nói quen thuộc vang lên:

“Ông nội con, thật khiến nô tì tìm toáng đám.”


Người bước vào đầy đầu tuyết sũng mà không buồn phủi, chính là Triệu hữu Trí. Khuôn mặt béo trắng của lão đã tái mét vì lạnh, ngay cả hành lễ cũng không được chỉnh tề nữa, run lập cập nói:

“Vạn Tuế gia, xảy ra chuyện lớn rồi, Dự Thân Vương đã rơi vào mai phục!”

Tình hình quân sự tại Phổ Lan hết sức gian nan, Dự Thân Vương lấy ít địch nhiều, chiến đấu gian khổ hơn mười ngày, đợi cho được đến lúc Hoa Lẫm ở Nhan châu và Nhạc Thế Vịnh của Bình châu suất binh đến viện trợ mới bắt đầu siết chặt vòng vây, đâu ai ngờ lúc lâm trận Hoa Lẫm thình lình lại quay mũi giáo, hợp lực cùng quân Lỷ Nhĩ Mậu mà bao vây trở lại Dự Vương. Đội quân của Nhạc Thế Vinh không kịp trở tay, lập tức đã bị tiêu diệt gần hết, mà trung quân của Dự Thân Vương thì vừa đánh vừa lui, tại bên bờ sông Mân Giang lại trúng mai phục, cho đến hôm nay tình thế  chưa rõ.

Chiến sự  chuyển biến rất xấu, Kỷ Nhĩ Mậu chỉ mấy ngày nữa sẽ vượt sông Mân Giang, mà Duệ Thân Vương tự mình dẫn ba vạn kỵ binh đã đi vòng qua sông, cứ một mạch mà kéo thẳng về kinh đô. Khai triều hơn ba trăm năm qua, ngoài trừ Thừa Càn tám năm làm loạn tứ phủ, kinh đô cũng chưa bap giờ phải chịu một mối đe dọa như thế.

Hoàng Đế lại vẫn bình tĩnh phi thường, liên tục ban chiếu cấp bách, sai khiển đội quân Phủ châu cùng Tấn châu đóng ở phía bắc. Tuy nhiên quân đóng hai châu cũng chỉ có hơn vạn người, thời gian thì đã quá gấp rút, e chẳng kịp. Quần thần trong triều cực lực khuyên Hoàng Đế nên “tuần thú phía Tây” (ý là bỏ chạy) đi thôi, song Hoàng Đế lại kiên quyết từ chối.

“Dù cho chỉ còn một binh một tốt, trẫm cũng sẽ không bao giờ chắp hai tay mà dâng kinh đô cho Định Trạm.”

Đứng đầu tả hữu là lão thần  Trình Phổ nước mắt ngang dọc, nằm phục trên mặt đất mà dập đầu:

“Vua lo thần nhục, vua nhục thần chết. Chỉ tại thần không có năng lực, cho nên mới có mối họa ngày hôm nay.”

“Đứng lên!”

Hoàng Đế đã không còn kiên nhẫn, ngửa mặt nhìn ngai vàng ngôi báu, ngầm chứa một sự khinh miệt mà điên cuồng:

“Trẫm còn chưa chết, các ông sợ cái gì?”

Cười gằn một tiếng:

“Hắn cho rằng hắn đã nắm chắc phần thắng rồi sao, hãy còn sớm lắm! Trẫm ở chỗ này mà chờ, chờ xem hắn có cái số được bước qua cửa Chính Thanh này nửa bước hay không?”

Mùa đông năm ấy rất lạnh, bởi vì tình hình quân sự khẩn cấp, trong cung ngay cả tất niên cũng đều qua quít cho xong, tuyết lớn rơi liên tục mấy ngày đã ngừng, cột trụ trong điện Chính Thanh bị băng đóng quanh một lớp dày, Trình Viễn đốc thúc tiểu thái giám cầm dùi sắt đập vỡ, chợt nghe sau lưng có người nói:

“Đừng đập.”

Trình Viễn quay nhanh lại nhìn, hóa ra là Chiêu nghi Ngô thị.

Lớp băng dày đến một thước, trong nắng sớm mùa đồng u tối khúc xạ những ánh hào quang kỳ dị, chiếu lên khuôn mặt trắng như tuyết của Trục Hà. Cô khoác chiếc áo choàng da cáo đen, lớp da cáo đen như mực bao phủ quanh mặt cô, càng làm tăng thêm vẻ tái nhợt đã không còn chút sắc hồng, cô nheo nheo con mắt, phỏng chừng là ánh tuyết chói lòa không mở nổi mắt.

Toàn bộ màu đỏ của tường hay màu xanh của ngói trong cung đều chìm trong một màu tuyết trắng bao la, một tòa thành trắng xóa một màu tuyết, dường như chỉ là một tòa thành trống.

Cô lặng lẽ đứng đó, trong ngàn tuyết trông như một khối ngọc đen nho nhỏ.

“Để cho nó đóng ở đó cũng được.”

Nghe thấy giọng Hoàng Đế, Trình Viễn và các cung nhân vội vã cung hạ thân mình, thực ra nhóm hầu hạ thân cận hằng ngày gặp vua cũng không cần hành đại lễ, Hoàng Đế xưa nay lại không kiên nhẫn với cái thứ nghi thức rườm rà này. Trình Viễn cúi đầu, đã thấy đôi giày xanh thêu những hồi hoa văn như ý bước qua mặt đường lát gạch.

“Mấy ngày nữa thì vào tiết lập xuân rồi mà tuyết còn rơi như vậy.”

Trục Hà cũng không lên tiếng, ánh mắt Hoàng Đế dừng nơi nóc đền trắng xóa. Cô bị gió lùa vào cô họng, không khỏi ho khan vài tiếng, Hoàng Đế bảo:

“Nàng đừng đứng ở đầu gió.”

Trục Hà vẫn không đáp, qua lúc lâu mới nói:

“Thật yên tĩnh.”

Hoàng Đế nhìn màn tuyết dày đặc, lạnh nhạt nói:


“Yên tĩnh được mấy ngày mà thôi.”

Tuyết vẫn rơi triền miên, còn nghe cả âm thanh tuyết bộp bộp, mà ba vạn quân kỵ binh của Duệ Thân Vương thì đã cách phủ Kỳ châu không ngoài trăm dặm, gần đến mức tựa hồ còn nghe cả tiếng vó sắt boong boong.

Đó là một ngày Canh Thân, mà đời sau thường gọi là “Canh Thân chi biến”.

Nửa đêm thì biến cố bắt đầu xảy ra, Trục Hà vốn đang ngủ, bỗng nghe xa xa mơ hồ có tiếng quát tháo. Từ ngày có chửa, cô ngủ không được sâu, lập tức liền bừng tỉnh, ngồi dậy ôm gối lẳng lặng nghe. Tiếng rống kia như gào thét cùng gió bấc, không chỉ có những tiếng gào ngắn ngủi, xen lẫn vào đó còn nghe leng keng, rõ ràng là âm thanh của binh khí giao nhau. Lòng cô trùng xuống, lập tức khoác thêm áo, cung nữ ở gian ngoài cũng đã tỉnh, vội vội vàng vàng tiến đến giúp cô thay quần áo, Ngón tay Trục Hà run run, cô biết ngày này rồi cũng sẽ tới, chỉ không ngờ nó nhanh đến như vậy.

Nơi cô ở cách cung Dục Thanh không xa, không kịp truyền kiệu, cung nữ đốt đèn bão, cô tự mình cầm ô. Tuyết rơi càng lúc càng nhiều, như một tấm mành trắng, cách ly tầm mắt với toàn bộ cảnh vật bên ngoài, mà ngọn đèn trong tay cung nữ tỏa ánh mờ mịt, chỉ có thể soi được mặt đất ngay dưới chân.

Tuyết đóng đã dày, từng dấu chân đều lún sâu, lòng dạ cô cũng ngổn ngang trăm mối, chính mình cũng không biết bản thân đang nghĩ gì, chẳng qua chỉ là bước từng bước nhanh về phía trước.

Nửa đường đã thấy có bóng đèn xa xa, trong lòng cô chợt nghĩ, nếu như loạn quân đã xông vào hậu cung, chường mặt ra mà nghênh chiến, chỉ e chết là khó thoát.

Đôi tay cung nữ đã run rẩy kịch liệt, phỏng chừng sắp cầm không nổi đèn nữa. Cô tiếp lấy ngọn đèn, hỏi:

“Ai?”

“Nô tì Trình Viễn.”

Trình Viễn gặp được cô, chừng như thở phào một hơi:

“Vạn Tuế gia phái nô tì đi gọi nương nương.”

“Loạn quân đã vào thành rồi sao?”

Trình Viễn lắc lắc đầu, chỉ giục cô ta:

“Thnhr nương nương nhanh nhanh chút.”

Vừa nói, vừa đi ngay lên trước dẫn đường.

“Nương nương cẩn thân dưới chân.”

Trọng điện Dục Thanh hoàn toàn yên tĩnh, Hoàng Đế đã thay áo giáp. Tới bây giờ Trục Hà chưa bao giờ thấy chàng mặc giáp, áo giáp hoàng kim càng tôn lên màu son cẩm bào, dệt những dải hoa văn rồng vàng, ngọc lưu ly giắt một bên, càng toát lên vẻ cao lớn vững chãi. Chính vì cao, Trục Hà lại cảm thấy quá xa, xa lạ như chưa từng quen biết.

Hoàng Đế tiếp nhận ngự cung trong tay quan Chưởng Cung, quay đầu bắt gặp cô, cũng không buông cung, lập tức bước đến trước mặt, nói:

“Ta mệnh Trình Viễn dẫn đường, hộ tống nàng đi Thượng Uyển trước.”

“Định Vịnh kia hẳn là đã muốn đòi mạng trẫm.”

Giọng Hoàng Đế bình tĩnh, như thể đang nói một chuyện chẳng liên quan đến mình:

“Binh mã kinh thành đều nằm trong tay hắn, vậy mà hắn vẫn án binh bất động. Trước mắt loạn quân đã vào thành, chỉ sợ quân doanh tinh nhuệ còn lại cũng chống đỡ không nổi hai giờ.”

Chàng cười cười:

“Anh em cùng cha cùng mẹ, bao nhiêu năm qua, trẫm đã hao tổn hết tâm trí mà lo cho hắn, không ngờ cuối cùng vẫn có một ngày hôm nay.”

“Kính Thân Vương?

Trục Hà lắp bắp:

“Làm sao có thể?” (có thể hay ko ko phải mậy biết sớm nhất à?>


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.