Totto Chan – Cô bé bên cửa sổ

Chương 11


Đọc truyện Totto Chan – Cô bé bên cửa sổ – Chương 11

Anh thanh niên chọn ra một miếng vỏ cây rộng khoảng hai phân, dài khoảng mười hai, mười ba phân.
– Đây cứ mỗi sáng em nhấm một tí, nếu thấy đắng thì là em ốm đấy. Nếu không, tức là em khỏe như vâm.
Tôt-tô-chan về nhà, cẩn thận mang miếng vỏ cây quý báu gói trong giấy báo. Việc đầu tiên khi về đến nhà là cắn thử một tí. Vỏ cây khô và nháp nhưng không đắng. Thực tế, nó chẳng có mùi vị gì cả.
– Hoan hô! Con rất khỏe.
Mẹ vừa nói vừa cười:
– Thì con khỏe chứ sao. Có việc gì thế con?
Tôt-tô-chan giải thích. Mẹ cũng nhấm thử một tí vỏ cây – Nó không đắng.
– Thế là mẹ cũng khỏe!
Rồi Tôt-tô-chan ra chỗ con Rốc-ky, giơ giơ cái vỏ cây vào mồm nó. Lúc đầu, nó hít hít, sau, nó liếm.
Tôt-tô-chan nói:
– Mày phải cắn nó kia, rồi mới biết mày khỏe hay ốm.
Nhưng con Rốc-ky không cắn. Nó lấy chân gãi gãi phía sau tai, Tôt-tô-chan để cái vỏ cây sát hơn vào mõm nó.
– Nào, cắn thử xem nào. Nếu mày không khỏe thì thật khổ quá.
Miễn cưỡng, con Rốc-ky cắn một miếng vỏ ở ngoài rìa. Rồi nó lại hít hít, nhưng nó không có vẻ gì là không thích cả. Nó chỉ ngáp to.
– Hoan hô! Con Rốc-ky cũng khỏe!
Sáng hôm sau, mẹ cho Tôt-tô-chan hai mươi xu. Em đi thẳng đến phòng thầy hiệu trưởng và đưa ra cái vỏ.
Thầy hiệu trưởng nhìn một lúc như muốn nói: “Cái gì đấy? ” Thế rồi ông trông thấy hai mươi xu Tôt-tô-chan nắm cẩn thận trong tay và ông nhớ ra.
Tôt-tô-chan nói:
– Thầy nhấm thử đi. Nếu đắng là thầy ốm đấy?
Thầy hiệu trưởng nhấm một tí. Sau đó ông xoay xoay cái vỏ cây, ngắm nghía một cách kỹ càng.
– Nó có đắng không ạ? – với vẻ lo âu, Tôt-tô-chan hỏi và nhìn vào khuôn mặt thầy hiệu trưởng.
– Nó chẳng có mùi vị gì cả, – Ông nói, trả lại Tôt-tô-chan miếng vỏ cây – Thầy khỏe, cảm ơn em.
– Hoan hô, thầy hiệu trưởng khỏe, em rất mừng.
Hôm ấy Tôt-tô-chan mời mọi người trong trường nhấm một tí vỏ cây, không một học sinh nào thấy đắng cả, như thế nghĩa là ai cũng khỏe mạnh. Tôt-tô-chan phấn khởi lắm.
Tất cả học sinh đi đến thầy hiệu trưởng và nói là các em đều khỏe mạnh, và đối với từng em một, thầy đều trả lời:
– Thế thì tốt quá!

Thầy hiệu trưởng hẳn phải biết ngay từ đầu. Ông sinh ra và lớn lên ở miền trung đất nước, huyện Gum-ma, cạnh con sông mà đứng từ đấy bạn có thể nhìn thấy núi Ha-ri-ma. Hẳn ông biết là vỏ cây ấy không đắng, dù là ai nhấm nó.
Nhưng thầy hiệu trưởng nghĩ rằng cứ nên để cho Tôt-tô-chan mừng là em thấy mọi người đều khỏe mạnh. Ông mừng là Tôt-tô-chan đã được giáo dục để trở nên người lo lắng đối với ai nói là vỏ cây ấy đắng.
Thậm chí Tôt-tô-chan còn ấn cả vỏ cây vào mồm một con chó lạc đường đi gần trường, suýt nữa bị chó cắn, nhưng em không sợ.
Em quát con chó:
– Nào, cắn đi, mày sẽ biết mày khỏe hay ốm. Nếu mày khỏe, thế là tốt.
Thế là em cố làm cho con chó lạ đó cắn một miếng vỏ. Nhảy lò cò xung quanh con chó, em reo:
– Hay lắm, mày cũng khỏe!
Con chó cúi đầu xuống như thể cám ơn rồi chạy biến đi.
Đúng như thầy hiệu trưởng đã đoán, người bán vỏ cây không bao giờ còn thò mặt đến Gi-y-u-gao-ka nữa.
Sáng sáng trước khi đi học, Tôt-tô-chan lấy miếng vỏ cây quý báu đó ở trong ngăn kéo ra – trông nó bây giờ cứ như đã bị một con hải ly to lớn gậm nhấm – và cắn một tí rồi vừa reo vừa đi ra khỏi nhà: “Tôi khỏe mạnh”.
Và may mắn thay, Tôt-tô-chan rất khỏe mạnh.
Em bé nói tiếng Anh
Có một học sinh mới đến trường Tô-mô-e. Là học sinh tiểu học thì cậu ta cao lớn quá. Tôt-tô-chan thấy cậu ta giống như một học sinh lớp bảy. Quần áo cậu ta mặc ctĩng khác, cứ như là quần áo người lớn.
Sáng hôm ấy, thầy hiệu trưởng giới thiệu cậu học sinh mới ở sân trường.
– Đây là Mi-y-a-gia-ki. Em sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nên không nói thạo tiếng Nhật. Vì thế em đã đến trường Tô-mô-e, ở đây, em sẽ kết bạn dễ dàng hơn và học tập cũng thoải mái hơn. Bây giờ em ấy là bạn của các em. Chúng ta xếp em ấy vào lớp nào? Hay là vào lớp năm cùng với Ta-chan và các bạn khác? Các em thấy thế nào?
– Thế thì hay quá, – Ta-chan, rất giỏi vẽ, nói bằng một giọng kẻ cả.
Thầy hiệu trưởng cười và nói tiếp:
– Thầy nói là bạn ấy không thạo tiếng Nhật, nhưng rất giỏi tiếng Anh. Đề nghị bạn ấy dạy các em một ít tiếng Anh. Bạn ấy chưa quen với sinh hoạt ở Nhật, do đó các em sẽ giúp bạn ấy, có phải không nào? Và hỏi bạn ấy về sinh hoạt ở Mỹ. Bạn ấy sẽ kể cho các em nghe nhiều chuyện hay. Thôi, bây giờ thầy để bạn ấy ở lại dây với các em nhé!
Mi-y-a-gia-ki cúi chào các bạn cùng lớp, bạn nào người cũng nhỏ nhắn hơn cậu ta. Và tất cả các học sinh, chứ không phải chỉ có các học sinh trong lớp của Ta-chan, đều cúi đầu chào lại.
Đến giờ ăn trưa, Mi-y-a-gia-ki đi sang nhà thầy hiệu trưởng, các bạn khác cũng đi cùng với cậu ta. Và cứ thế cậu ấy đi cả giày vào nhà thầy. Tất cả học sinh đều quát lên:
– Cậu phải bỏ giày ra chứ!
Mi-y-a-gia-ki hình như ngạc nhiên:
– Chết, xin lỗi, – cậu ta vừa nói vừa bỏ giày ra.
Các học sinh bắt đầu góp ý với cậu ta, tất cả cùng nói một lúc:
– Vào phòng sàn có trải thảm và phòng họp, bạn phải cởi giày. Còn vào lớp học và thư viện, bạn có thể đi giày. Đến đền Ku-hon-but-su thì bạn có thể đi giày khi ở ngoài sân nhưng vào trong đền phải cởi giày.

Biết sự khác nhau giữa sinh hoạt ở Nhật và nước ngoài là rất lý thú.
Hôm sau, Mi-y-a-gia-ki mang đến trường một quyển sách tranh to của nước Anh. Các học sinh xúm quanh cậu ta vào lúc ăn trưa dể xem. Ai cũng ngạc nhiên. Chưa bao giờ họ thấy một quyển sách tranh đẹp như thế. Những sách tranh các em đã biết chỉ in màu đỏ tươi, xanh lá cây và vàng nhưng quyển sách này lại có cả màu da người hồng nhạt. Còn màu xanh thì có nhiều sắc độ thật diễm lệ, trộn với màu trắng và xám, thành những màu không thể tìm thấy ở phấn màu và bút chì màu.
Có rất nhiều màu ngoài hai mươi bốn màu tiêu chuẩn của hộp bút chì màu, thậm chí hộp bút chì đặc biệt bốn mươi tám màu của Ta-chan cũng không có. Còn về tranh thì bức đầu tiên là một con chó kéo một em bé sơ sinh bằng chính cái tã của bé. Điều gây ấn tượng là em bé trông không như vẽ mà da dẻ lại hồng hào, mịn màng như em bé thật.
Chưa bao giờ, các em thấy một quyển sách tranh to đến thế và in trên giấy bóng, dày và đẹp đến như thế.
Vẫn với tác phong dễ gần và chan hòa của mình Tôt-tô-chan đứng thật gần Mi-y-a-gia-ki và quyển sách tranh.
Mi-y-a-gia-ki đọc phần viết bằng tiếng Anh cho các bạn. Tiếng Anh đọc nghe thánh thót nhẹ nhàng ai nghe cũng thích. Rồi Mi-y-a-gia-ki lại bắt đầu vật lộn với tiếng Nhật.
Rõ ràng là Mi-y-a-gia-ki đã đem một cái gì đó mới và khác lạ đến trường học.
Cậu ta bắt đầu học.
– A-ka-chan là em bé.
Cả nhóm nhắc lại theo cậu ta:
– A-ka-chan là em bé.
Sau đó, Mi-y-a-gia-ki nói:
– Ut-su KU-si là đẹp, nhấn mạnh âm “KU” và bỏ âm cuối “i”.
Các bạn khác nhắc lại:
– Ut-su-ku-SHII là đẹp.
Lúc ấy Mi-y-a-gia-ki nhận ra rằng mình phát âm tiếng Nhật sai:
– Đọc là Ut-su-ku-SHII. Đúng không?
Mi-y-a-gia-ki và các học sinh chẳng bao lâu đã quen thân nhau. Ngày nào, cậu ta cũng mang sách mới đến Tô-mô-e và đọc cho các bạn nghe vào lúc ăn trưa.
Cứ như thế Mi-y-a-gia-ki đã trở thành giáo viên phụ đạo tiếng Anh. Đồng thời, về tiếng Nhật cậu ta cũng tiến bộ rất nhanh. Và cậu ta cũng không mắc sai lầm như ngồi trong tô-kô-nô-ma, là chỗ góc thụt vào để treo các tấm trướng và các đồ trang trí.
Tôt-tô-chan và các bạn của em học được rất nhiều điều về nước Mỹ. Nhật và Mỹ đang trở thành bạn ở trường Tô-mô-e. Nhưng ở ngoài Tô-mô-e, Mỹ đã trở thành kẻ thù, và vì tiếng Anh là tiếng của kẻ thù nên nó đã bị gạt ra khỏi chương trình học của các trường.
Chính phủ Nhật tuyên bố “Mỹ là quỷ”. Nhưng ở trường Tô-mô-e, các em vẫn hát đồng thanh “Ut-su-ki-shii là đẹp”. Những ngọn gió nhẹ thổi qua Tô-mô-e thật êm dịu, ấm áp, và các em đều xinh đẹp cả.
Kịch nghiệp dư
“Chúng ta sẽ đóng kịch!”.
Đây là vở kịch đầu tiên trong lịch sử trường Tô-mô-e. Thường vẫn có cái lệ ai đó nói chuyện vào lúc ăn cơm trưa, nhưng các bạn hãy tưởng tượng xem bây giờ lại đóng kịch trên cái sân khấu nhỏ với cái đàn pi-a-nô mà chính thầy hiệu trưởng vẫn đánh, để dạy môn thể dục nghệ thuật và có mời khách đến dự bữa chứ?

Thậm chí chưa một học sinh nào được xem kịch, kể cả Tôt-tô-chan. Trừ buổi đến xem “Hồ thiên nga”, em chưa lần nào bước chân đến rạp hát. Tuy vậy, các em vẫn bàn bạc nên có một chương trình như thế nào, vào dịp trình diễn cuối năm.
Lớp Tôt-tô-chan quyết định diễn vở Kan-gin-cho (Lạc quyên). Vở kịch thể loại ka-bu-ki cổ và nổi tiếng này đâu có phải là để diễn và xem ở trường Tô-mô-e, nhưng lại có mặt trong những sách giáo khoa và ông Ma-ru-y-a-ma sẽ bồi dưỡng cho các em. Cả lớp tin chắc là học sinh gái Ai-kô Sai-sô sẽ đóng tốt vai “Ben-kây”, một người đàn ông lực lưỡng vì người em cao lớn, còn A-ma-đê-ra trông nghiêm nghị và có giọng to, sẽ đóng vai Tô-ga-si, người chỉ huy. Sau khi suy đi tính lại, các em đều nhất trí là Tôt-tô-chan sẽ đóng vai nhà quý tộc Y-ô-si-tsu-ne, người mà trong vở kịch sẽ đóng giả làm người canh cửa. Tất cả các em khác sẽ đóng vai các thầy tu di tản bộ.
Trước khi bắt đầu diễn tập, các em phải học thuộc lời các vai. Đối với Tôt-tô-chan và các em đóng vai thầy tu thì thật là thú vị, vì các em không phải nói gì cả. Người ta chỉ yêu cầu các thầy tu phải đứng yên suốt vở kịch, còn Tôt-tô-chan, trong vai Y-ô-si-tsu-ne, phải quỳ, mặt che một cái mũ rơm to. Ben-kây, thực tế là người hầu của Y-ô-si-tsu-ne, phải đánh và mắng nhiếc chủ mình sao cho khéo léo để cả đám đóng giả làm một đoàn thầy tu đi quyên tiền về sửa chữa lại ngôi đền, có thể đi qua, thoát được trạm kiểm soát A-ta-ka.
Ai-kô Sai-sô, đóng vai Ben-kây, có một nhiệm vụ nặng nề. Ngoài các cuộc đấu khẩu với Tô-ga-si, người phụ trách trạm kiểm soát, lại có một đoạn rất hồi hộp là Ben-kây phải giả vờ đọc to bài “Lạc quyên” khi người chỉ huy ra lệnh đọc. Cuộn giấy thì trống không, mà người này đã ứng khẩu rất xuất sắc một lời kêu gọi ủng hộ tiền bằng lời lẽ giáo lý thật hùng hồn:
“Trước hết là để đại tu ngôi đền Tô-đai-gi…”.
Ai-kô Sai-sô luyện tập bài diễn văn “Trước hết…” hằng ngày.
Vai Tô-ga-si cũng có nhiều đối thoại, vì anh ta cố gắng bác bỏ những lý luận của Ben-kây, và A-ma-đê-ra phải bò ra mà học cho thuộc.
Cuối cùng đã đến lúc tổng duyệt. Tô-ga-si và Ben-kây gặp nhau, các thầy tu đứng xếp hàng sau Ben-kây, và Tôt-tô-chan trong vai Y-ô-si-stu-ne quỳ, làm vài việc vội vàng ở phía trước. Nhưng Tôt-tô-chan không hiểu hết đầu đuôi câu chuyện. Vì vậy khi Ben-kây dùng gậy quật ngã và đánh Y-ô-si-tsu-ne thì Tôt-tô-chan phản ứng mãnh liệt. Em đá vào chân và cào mạnh Ai-kô Sai-sô. Ai-kô đau quá kêu lên và các thầy tu đều cười khúc khích.
Lẽ ra là Y-ô-si-tsu-ne phải đứng im, vẻ sợ sệt, dù cho Ben-kây đánh thế nào đi nữa. Cái ý của vở kịch là trong khi Tô-ga-si nghi ngờ đám thầy tu, anh ta lại bị mắc mưu của Ben-kây, và mải chú ý đến sự đau đớn mà Ben-kây phải chịu khi ngược đãi người chủ cao thượng của mình, nên Tô-ga-si đã để họ đi qua trạm kiểm soát.
Để Y-ô si-tsu-ne chống lại Ben-kây là làm hỏng cả cốt chuyện vở kịch. Ông Ma-ru-y-a-ma đã cố gắng giải thích điều này cho Tôt-tô-chan. Nhưng Tôt-tô-chan rất kiên quyết. Em khăng khăng là nếu Ai-kô Sai-sô đánh em, em sẽ đánh lại ngay. Do đó, công việc tập kịch cứ giẫm chân tại chỗ.
Không biết họ đã diễn đi diễn lại cảnh ấy bao nhiêu lần, nhưng lần nào Tôt-tô-chan cũng đánh lại Ben-kây.
Cuối cùng ông Ma-ru-y-a-ma phải nói vớỉ Tôt-tô-chan:
– Tôi rất tiếc, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta nên để cho Tai-chan đóng vai Y-ô-si-tsu-ne.
Tôt-tô-chan cảm thấy nhẹ nhõm cả người. Em không thích mình là người duy nhất trong vở kịch bị hành hạ.
Ông Ma-ru-y-a-ma hỏi:
– Tôt-tô-chan, thế đề nghị em đóng vai thầy tu vậy.
Và thế là Tôt-tô-chan đứng với các thầy tu khác, nhưng ở phía sau.
Ông Ma-ru-y-a-ma và các học sinh đều nghĩ rằng bây giờ mọi việc sẽ ổn thỏa cả, nhưng họ đều lầm. Lẽ ra, ông không nên để Tôt-tô-chan cầm gậy dài của thầy tu. Đứng yên thì chán nên em lấy gậy chọc chân em đóng vai thầy tu đứng cạnh và cù vào nách bạn thầy tu đứng trước. Thậm chí em còn có ý muốn làm như thế, như vậy không những nguy hiểm đối với những người đứng gần mà còn ìàm hỏng cả cảnh cãỉ nhau giữa Ben-kây và Tô-ga-si.
Cuối cùng, em cũng không được đóng cả vai thầy tu nữa.
Tai-chan, trong vai Y-ô-si-tsu-ne, nghiến răng một cách rất can trường, khi cậu ta bị quật ngã và bị đánh, người xem hẳn phải thương cậu ta. Thế là các cuộc diễn tập tiến hành nhẹ nhàng đều đặn khi không có Tôt-tô-chan tham gia.
Còn lại một mình, Tôt-tô-chan đi ra sân trường. Em bỏ giày ra và bắt đầu tự tạo ra một điệu vũ ba-lê Tôt-tô-chan. Đó là một điệu múa theo trí tưởng tượng và sở thích của em. Lúc thì em là thiên nga, lúc là gió, lúc là một người thô lỗ, lúc là một cái cây. Em múa, múa mãi một mình trong sân trường vắng vẻ.
Tuy nhiên, trong thâm tâm, em vẫn thích đóng vai Y-ô-si-tsu-ne. Nhưng nếu em được đóng, nhất định em sẽ đánh lại và cào Ai-kô Sai-sô.
Vì thế, Tôt-tô-chan đã không thể tham gia vào vở diễn đầu tiên và cũng là vở diễn cuối cùng ở trường Tô-mô-e.
Phấn viết
Học sinh Tô-mô-e không bao giờ vẽ lên tường của người khác hay lên đường phố. Vì các em có nhiều dịp để vẽ ở trường học.
Trong các tiết nhạc ở phòng họp, thầy hiệu trưởng thường đưa cho mỗi học sinh một viên phấn trắng.
Các em có thể nằm hay ngồi bất cứ chỗ nào trên sàn nhà và đợi, tay cầm phấn. Khi tất cả đều đã sẵn sàng, thầy hiệu trưởng bắt đầu chơi pi-a-nô. Trong khi thầy chơi đàn, các em viết nhịp, theo ký hiệu âm nhạc trên sàn nhà. Viết bằng phấn trên gỗ nâu nhạt bóng trông thật đẹp.
Trong lớp Tôt-tô-chan chỉ có độ mười học sinh, nên khi các em tản ra khắp cả phòng họp rộng lớn, các em tha hồ có chỗ mà viết các nốt nhạc thật to mà không sợ chạm vào chỗ của nhau. Các em không cần kẻ dòng để ghi ký hiệu, vì chỉ cần ghi nhịp. Ở trường Tô-mô-e, các ký hiệu âm nhạc có tên riêng do các em tự đặt ra, sau khi đã báo cáo với thầy hiệu trưởng. Ví dụ:
תּ, gọi là nhịp nhảy vì đó là một nhịp tốt để nhảy.

ﮪ gọi là nốt cờ vì trông giống cái cờ
תּ gọi là hai cờ
ﻉ gọi cờ đôi
ﺎ gọi là nốt đen
ﻠ gọi là nốt trắng
ﻠ. gọi là nốt trắng có nốt ruồi
o họi là nốt tròn.
Như thế này, các em dần dần học các nốt rất tất và lại rất vui. Đó là một buổi học các em thích.
Viết phấn lên sàn nhà là sáng kiến của thầy hiệu trưởng. Giấy thì không đủ lớn và không có đủ bảng đen cho tất cả. Ông nghĩ rằng sàn nhà phòng họp là một cái bảng đen to, rất đẹp, trên đó các em có thể ghi nhịp dễ dàng mặc dù nhạc có nhanh đến đâu, và viết thật to như các em muốn.
Trước hết, các em có thể thưởng thức được âm nhạc. Và nếu sau đó còn thì giờ, các em có thể vẽ máy bay, búp bê và bất cứ thứ gì các em thích. Thỉnh thoảng, các em lại nối các tranh vẽ lại cho vui và cả sàn nhà hóa ra một bức tranh khổng lồ.
Lúc giải lao trong giờ âm nhạc, thầy hiệu trưởng thường xuống kiểm tra bản ghi nhịp của từng học sinh và thầy góp ý, “khá lắm, tốt lắm”, hay “không phải là hai cờ mà là nhịp nhảy”.
Sau khi đã đồng ý hay chữa cách ghi của các em, thầy lại dạo nhạc một lần nữa để các em kiểm tra lại các nốt ghi và làm quen với các nhịp điệu. Dù bận đến mấy, thầy không bao giờ để ai khác lên lớp thay thầy.
Còn các học sinh thì nếu không có ông Kô-ba-y-a-si, lớp học sẽ mất vui.
Lau sạch sàn sau khi viết nhịp điệu cũng khá vất vả. Đầu tiên, phải xóa bằng cái khăn lau bảng, sau đó ai nấy đều phải lăn lưng vào lau chùi cho sàn sạch bong. Đó là một công việc rất lớn.
Làm như vậy, các học sinh Tô-mô-e hiểu được là xóa những bức vẽ nguệch ngoạc trên tường thì cực khổ như thế nào, do đó các em không bao giờ vẽ lung tung ở đâu trừ sàn phòng họp. Vả lại, mỗi tuần có hai tiết học như thế, nên các em tha hồ vẽ.
Học sinh Tô-mô-e đã trở thành những chuyên gia về phấn – loại phấn nào tốt nhất~ cầm nó thế nào, sử dụng nó ra sao cho thật hay, làm thế nào để phấn khỏi vỡ…
Mỗi em đều là một người sành dùng phấn.
Y-a-su-a-ki-chan đã mất
Ấy là buổi sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ xuân. Ông Kô-ba-y-a-si đứng trước các học sinh tập trung ở sân trường, hai tay bỏ vào túi như thường lệ. Ông đứng một lúc không nói gì, sau đó, ông bỏ tay ra và nhìn các học sinh. Trông ông như khóc. Ông nói chậm rãi:
– Y-a-su-a-ki-chan đã mất. Hôm nay, tất cả chúng ta sẽ đi đưa đám bạn ấy, – rồi ông nói tiếp. – Thầy biết các em đều quý Y-a-su-a-ki-chan. Thật đáng tiếc. Thầy cảm thấy buồn lắm.
Chỉ mới nói đến đấy, mặt ông đã đỏ lên và nước mắt đã trào ra. Các học sinh dều bàng hoàng nhưng không ai nói một lời nào. Ai cũng nghĩ về Y-a-su-a-ki-chan. Chưa bao giờ lại có cảnh tượng im lặng buồn bã đến như thế ở trường Tô-mô-e.
Tôt-tô-chan nghĩ: “Ai ngờ chết nhanh thế. Mình thậm chí chưa đọc xong cuốn “Túp lều bác Tôm” mà Y- a-su-a-ki-chan đã bảo mình nên đọc và cho mình mượn trước hôm nghỉ”.
Em nhớ những ngón tay của bạn ấy co quắp khi em và bạn ấy chào tạm biệt trước kỳ nghỉ xuân, khi bạn đưa cho em cuốn sách. Em nhớ lại lần đầu tiên em gặp bạn và đã hỏi: “Sao bạn đi như thế?” và câu trả lời khe khẽ của bạn: “Mình bị bại liệt”. Em nhớ lại giọng nói, nụ cười hơi nhếch mép của bạn. Em cũng buồn buồn nhớ lại cái lần em đã giúp bạn trèo lên cây, sao bạn ấy nặng thế, và lại hoàn toàn tin tưởng ở em mặc dù Y-a-su-a-ki-chan lớn tuổi hơn, và cao hơn.
Chính Y-a-su-a-ki-chan đã nói với em là ở Mỹ có một thứ gọi là vô tuyến truyền hình. Tôt-tô-chan yêu quý Y-a-su-a-ki-chan. Các em đã ăn cơm trưa với nhau, nghỉ với nhau, tan học cùng đi bộ ra ga với nhau. Em sẽ rất nhớ bạn ấy. Em nhận ra rằng khi Y-a-su-a-ki-chan đã mất, thì điều đó có nghĩa là Y-a-su-a-ki-chan sẽ không bao giờ còn trở lại trường. Cũng giống như những con gà con. Khi chúng chết, thì dù cho em có gọi như thế nào, chúng cũng không bao giờ cừ động được nữa.
Đám tang Y-a-su-a-ki-chan được cử hành trong một nhà thờ phía bên kia Đê-ren-cho-phu, cách nơi bạn ấy ở không xa.
Các học sinh lặng lẽ đi hàng một từ Gi-y-u-gao-ka đến. Tôt-tô-chan không nhìn ngang nhìn ngửa như mọi khi, mà cứ nhìn xuống đất. Em nhận ra rằng bây giờ em cảm thấy mình khác lúc thầy hiệu trưởng mới báo tin buồn này. Phản ứng đầu tiên của em là không tin và sau đó là buồn nhưng bây giờ, tất cả điều em muốn là nhìn thấy Y-a-su-a-ki-chan sống lại một lần nữa. Em muốn nói chuyện với bạn ấy quá, đến mức không thể nào chịu đựng nổi.
Nhà thờ đầy những hoa huệ trắng. Người mẹ xinh đẹp chị và họ hàng của Y-a-su-a-ki-chan ăn mặc màu đen, đang đứng ở phía ngoài nhà thờ. Trông thấy Tôt-tô-chan họ lại càng khóc nhiều hơn, ai cũng cầm khăn tay trắng. Đây là lần đầu tiên Tôt-tô-chan đến một đám tang, và em nhận thấy thật ìà buồn. Không ai nói chuyện, chỉ có tiếng nhạc buồn thảm phát ra từ chiếc đàn oóc.
Mặt trời đang tỏa chiếu, nhà thờ tràn ngập ánh sáng, nhưng đó là một thứ ánh sáng ảm đạm. Một người cô đeo băng tang đen đưa cho mỗi học sinh Tô-mô-e một đóa hoa trắng và giải thích rằng từng em một sẽ lần lượt bỏ đóa hoa của mình vào quan tài của Y-a-su-a-ki-chan.
Trong quan tài, Y-a-su-a-ki-chan nằm im, mắt nhắm, chung quanh toàn hoa. Mặc dù đã chết, trông em vẫn hiền lành và thông minh. Tôt-tô-chan quỳ xuống, để đóa hoa cạnh tay bạn và khẽ chạm vào bàn tay quý mến em đã từng nắm lấy nhiều lần. Bàn tay của bạn trông trắng hơn nhiều so với bàn tay bé nhỏ, có nhiều vết bẩn của em, những ngón tay của Y-a-su- a-ki-chan cũng dài hơn nhiều, như người lớn vậy.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.