Bạn đang đọc Tổng Hợp Những Điều Bổ Ích – Chương 37: Những Thú Vị Về Các Loài Động Vật
NHỮNG THÚ VỊ VỀ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT
1. Con người là động vật có vú ném đồ vật điêu luyện nhất, không phải khỉ hay tinh tinh.
2. Chó dựa vào khứu giác để sống, nên khi được cho thứ gì đó, chúng buộc phải ngửi món đồ đó.
3. Loài săn mồi mạnh nhất trên cạn là gấu Kodiak. Loài gấu này có chiều cao trung bình 3m và nặng trung bình nửa tấn. Khứu giác của chúng nhạy gấp 5 lần chó, có thể chạy với vận tốc 50km/giờ và có thể chịu được khi bị xe tông.
4. Tuy nhiên, có 1 loài vật có khả năng cướp con mồi của gấu Kodiak, chính là sói. Sói không hề sợ những đối thủ to xác hơn chúng. Thậm chí sói còn có thể săn cả gấu, nhưng đó là khi đi theo bầy mà thôi.
5. Hành động liếm quanh miệng chủ của chó nuôi bắt nguồn từ hình thức xã giao của những con sói trong cùng một bầy. Chúng làm vậy khi có thành viên mới gia nhập bầy và khi tương tác với con đầu đàn. Đó chính là hành động thể hiện sự thân thiện và phục tùng cao nhất. Ngoài ra, khi một con sói cái và một con sói đực bắt cặp với nhau, chúng sẽ chung thuỷ với nhau cho đến lúc chết.
6. Cơ thể gấu túi (koala) chứa nhiều loại vi khuẩn đặc biệt nên chúng có thể tiêu hóa độc tố có trong lá bạch đàn, nhưng khi mới ra đời thì chưa có những loại vi khuẩn đó. Do đó, ngay sau khi ra khỏi bụng mẹ, gấu túi con sẽ ăn trực tiếp từ hậu môn của gấu mẹ những lá bạch đàn chưa qua tiêu hóa để nhận những loại vi khuẩn đó. Hay nói cách khác, gấu túi con ăn c*t của mẹ chúng. Gấu trúc cũng tương tự vậy.
7. Cổ họng của mèo hay phát ra tiếng “gừ gừ”, trong Trong đó có một loại âm thanh cao tần gọi là “tiếng kêu yêu cầu”. Loại âm thanh này có thể làm thức tỉnh bản năng dưỡng dục của động vật có vú, đôi lúc còn có khả năng thôi miên bất kỳ con vật nào nghe thấy.
8. Lợn rừng có thị giác rất kém.
9. Chó thường hay liếm chân trước khi chúng cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng.
10. Lười tuy to xác nhưng chúng chỉ ăn 5 gam lá cây mỗi ngày, tốc độ trung bình của lười là 180m/giờ, còn chậm hơn cả rùa và bọ hung. Lười rất dễ chết bởi những lý do rất đơn giản như vận động nhiều (so với lười), ăn phải đồ ăn không quen miệng, nóng trong người.
Ngoài ra, tuy là động vật có vú nhưng chúng là loài biến nhiệt.
11. Đuôi dựng thẳng lên là một dạng biểu hiện tình cảm của mèo khi chúng vui hoặc khi muốn được cưng nựng, chú ý.
12. Chuột chũi không lông là một trong số ít các loài động vật có vú lớp xã hội cao có cấu trúc xã hội tương tự như ong mật và mối. Vai trò của chúng được quyết định từ khi chào đời, ràng buộc trong một hệ thống cấp bậc bất di bất dịch với con chúa là trung tâm.
13. Trong bầy sư tử một thế hệ thường chỉ có 1 con đực là con đầu đàn, những con còn lại đều là con cái. Những con cái trong đàn thường sẽ lo việc săn mồi chứ không phải con đực. Bờm của sư tử càng đen và to thì sẽ thu hút được càng nhiều con cái gia nhập đàn. Sư tử đực thường hay cướp đàn của con sư tử đực khác bằng cách quyết chiến, nhưng nếu con sư tử đực đó có bờm quá mỏng thì đàn sư tử mà nó chiếm được cũng sẽ tự tan rã.
14. Hầu hết các động vật sống ở vùng khí hậu lạnh đều có hệ thống trao đổi nhiệt đối lưu có tác dụng làm ấm máu ở vùng bàn chân ngay lập tức khi bị mặt đất làm giảm nhiệt đó tại đó.
15. Động vật sống ở nơi có khí hậu càng lạnh thì có kích thước cơ thể càng lớn để giữ nhiệt cho cơ thể. Thế nên, nếu muốn con chó ở nhà to xác thì hãy cho nó sống trong môi trường lạnh ngay từ nhỏ.
16. Linh cẩu cái cũng có con kiu giống như linh cẩu đực, mặc dù đó chỉ là… hàng giả. Thế nên nếu chỉ quan sát thôi thì rất khó phân biệt con đực với con cái.
17. Linh cẩu tuy là loài cướp mồi từ những con vật khác, nhưng chúng là những thợ săn có tỷ lệ thành công cao hơn cả sư tử. Ở vùng đồng cỏ, linh cẩu là loài duy nhất hạ được sư tử khi giao tranh, nhưng đó là khi đi theo bầy.
18. Chúa tể rừng xanh (chúa sơn lâm) là hổ, nhưng hổ thường bị nhầm là chúa tể muôn loài. Thật ra sư tử mới là chúa tể của muôn loài (thú).
19. Ngựa vằn tuy thuộc họ ngựa nhưng lại có họ hàng gần với lừa hơn là ngựa thuần chủng. Ngoài ra, ngựa vằn có tiếng kêu hệt như tiếng chó ẳng.