Tôi Không Thể Quay Về Thời Niên Thiếu Đó

Chương 7


Bạn đang đọc Tôi Không Thể Quay Về Thời Niên Thiếu Đó – Chương 7

Thời niên thiếu không thể quay lại ấy – Phần 01 – Chương 07 part 1
[Trong thời gian
Bạn, tôi sẽ phải đối mặt với những thăng trầm trong cuộc đời
Đến chân trời, góc biển
Ngoài thời gian
Bạn, tôi đều không nhìn rõ đường
Sóng vai ngồi trên bậc thềm phủ đầy cánh hoa đào rơi ngoài lớp học.]
Vận mệnh xoay chuyển
Tôi và Trần Kính vốn là hai đường thẳng song song, nhưng vì cậu ấy chọn ngồi cùng bàn với t vận mệnh của chúng tôi có giao nhau.
Tuy rằng nguyên nhân khác nhau, nhưng Trần Kính và tôi đều không nghe giảng trên lớp
. Có điều cậu ấy là học trò giỏi, chỉ có thể ngẩn người trong khi vẻ mặt vẫn không đổi, mà học trò hư tôi đây lại có thể ngẩn người, ngủ, đọc tiểu thuyết. Thời gian đó, thế giới truyện làm tôi trầm mê mà không thể tự kềm chế, vì vậy phần lớn thời gian tôi đều đọc tiểu thuyết. Trần Kính rất hay ngẩn người, đôi khi khóe mắt cậu cũng đảo qua phía tôi, chắc là đang hoang mang với chuyện tôi siêng năng rồi. Sau đó, khi chúng tôi quen nhau một chút, cậu ấy hỏi tôi đọc những sách gì, khi cậu nghe được “Tiết Nhân Quý chinh đông”, “Tiết Đinh Sơn chinh tây”, “Tiết Cương phản đường”, [1] “Văn học dân gian”. . . v.v đủ tên sách, thì biểu tình cậu thật sự khó coi, bởi vì tất cả những tên đó cậu ấy đều chưa nghe thấy, thật sự hổ thẹn với cái danh thần đồng. Nghe tới “Hồng Lâu Mộng”, sắc mặt cậu ấy mới bình thường một chút, nhưng mà ngay sau đó lại mang vẻ ngạc nhiên nói: ” ‘Trẻ không xem Hồng Lâu, già không đọc tam quốc, bố cậu cho phép cậu đọc “Hồng Lâu Mộng” à?”
Chú thích:
[1]“Tiết Nhân Quý chinh đông”: Nội dung truyện nói về đời nhà Đường, lúc vua Đường Thái Tông đang trị vì. Có thể nói đây là thời kỳ oanh liệt nhất của nước Trung Hoa. Bởi dân tộc Hán hùng mạnh đã không những chiếm cứ cả Trung Nguyên mà còn mở mang bờ cõi ngày một rộng lớn.
Tiết Nhân Quý là một anh hùng áo vải, tài năng xuất chúng, sống trong giới tiểu thương, từ cuộc sống khá giả đi đến suy sụp nghèo khó, bị đời hất hủi phải đem thân đi làm thuê làm mướn kiếm sống. Rồi từ đó mà tiến thân.
Tiết Nhân Quý đầu quân, giúp vua giúp nước. Chỉ vì sợ một lời dọa mà phải trốn trong bóng tối để Trương Sĩ Quý lợi dụng. Trương Sĩ Quý là kẻ bất tài vô dụng, gian nịnh, hám danh… Từ một chức vụ Tổng binh nhỏ nhoi mà ngoi lên địa vị cao hơn nhờ khéo luồn lọt và cướp công kẻ khác.

Đọc Tiết Nhân Quý ta thấy được mong ước của người xưa là muốn có một minh quân như vua Đường, có những tôi thần xuất sắc như Từ Mậu Công… và châm biếm kẻ dốt nát như Huất Trì Cung.
Điểm tiến bộ của truyện là ít thần thánh hóa mà có nhiều tình tiết thực tế hơn. Một vài chi tiết có vẻ thần thoại, nhưng đó là lẽ đương nhiên của xã hội phong kiến Trung Hoa còn đè nặng và ước mơ của quần chúng thì bay bổng.
“Tiết Cương phản đường”: Tiết gia vốn được coi là rường cột của Đại Đường, liên tiếp 2 đời Đông chinh Tây phạt, công cán hiển hách. Nhưng trên đời có câu” Nhất tướng công thành vạn cốt khô”, Tiết Nhân Quý và Tiết Đinh Sơn qua hai lần nhận lãnh ấn soái mở cuộc chinh đông và chinh tây tuy đem lại bình yên cho xã tắc nhưng quy ra thì cũng tạo ra bao vạn oan hồn oán khí bám theo nhà họ Tiết. Đại Nguyên soái Tây Liêu Dương Phàm, sau khi bị vợ chồng Tiết Đinh Sơn và Phàn Lê Huê giết chết oán khí không dứt đã đầu thai vào thành con trai của hai người. Phàn Lê Huê thấu hiểu thiên cơ biết được con trai ruột của mình Tiết Cương chính là do Dương Phàm đầu thai hòng mong tru diệt nhà họ Tiết. Lê Huê vì muốn trừ diệt tâm ma cho con cắt đi mối nguy cho nhà họ Tiết nào ngờ ý trời đã định khó thể khiên cưỡng cuối cùng bị con trai mình vô tình hại chết.
Tiết Cương trong hội hoa đăng, lỡ tay đánh chết con riêng của Thái Hậu Võ Tắc Thiên khiến cho họ Tiết bị tru di tam tộc, còn bản thân phải bôn đào. Nhờ sự giúp đỡ của Quán Chủ Vĩnh Thái, dần dần Tiết Cương đã trừ được tâm ma của mình, đứng lên chiêu binh chống lại Võ Tắc Thiên (lúc này đã lên ngôi hoàng đế) hòng báo thù nhà và chấn hưng Đại Đường….
Tiểu Dương: Chương 4 đã nói đến tên những tác phẩm này rồi, bây giờ mình chú thích thêm. Nhân vật Tiết Nhân Quý, bản truyện dịch ở Việt Nam là Tiết Nhơn Quý. Các bạn có thể vào đây để download ebook truyện: .e-thuvien /forums/showthread.php?t=3867. Truyện này cũng được dựng phim, phim cũ rồi.
Lần đầu tiên tôi nghe thấy câu nói ấy, ngây ngốc đáp: “Tớ không biết, bố mặc kệ tớ xem sách gì, dù sao trên giá sách có, tớ liền đọc thôi.”
Cậu ấy suy nghĩ trong chốc lát rồi thương lượng với tôi: “Mang “Hồng Lâu Mộng” ở nhà cậu cho tớ mượn đọc một chút, tớ cũng mượn một bộ sách cho cậu.”
Thế là tôi mang bộ “Hồng Lâu Mộng” cho cậu ấy mượn, nhà xuất bản văn học Nhân Dân xuất bản năm bảy chí một bộ có bốn cuốn, cậu ấy thì cầm một cuốn sách cổ của nhà xuất bản Thượng Hải, “Kinh Thi” [2] đến cho tôi. Cậu ấy đọc bộ “Hồng Lâu Mộng” rất nhanh, sau đó bĩu môi trả lại cho tôi, biểu tình như kiểu nó chỉ có thế thôi sao. Cậu ấy lại lướt qua cuốn “Tiết Nhân Quý chinh đông”, còn chưa xem xong đã trả lại cho tôi rồi. Từ đó, toàn là tôi mượn sách của cậu ấy, còn cậu ấy thì chẳng có chút hứng thú gì với bộ sách của tôi, cậu ấy đã vô tình dẫn đường cho tôi đến với những tác phẩm văn học xuất sắc.
[2] Kinh Thi (tiếng Hán : 詩經 ; tiếng Anh : Classic of Poetry hoặc Book of Odes, The odes) là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Các bài thơ trong Kinh Thi được sáng tác trong khoảng thời gian năm trăm năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, gồm 311 bài thơ. Kinh Thi chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Từ lĩnh vực dân gian, âm nhạc được chuyển sang lĩnh vực thành văn rồi thành kinh tịch, Kinh Thi đã trải qua quá trình sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn khá phức tạp.
Cậu ấy cho tôi mượn cuốn “Kinh thi” không có chút chú thích nào, tôi đọc thật sự vất vả, rất nhiều chỗ đọc không hiểu gì, nhưng cậu ấy lại không giải thích cho tôi, chỉ nói cho tôi, thơ văn không cần hiểu từng chữ từng câu, chỉ cần nhớ kỹ nó, đến một ngày nào đó, trong một thời khắc nào đó, dưới một cảnh tượng nào đó, ý nghĩa của nó có thể tự hiện ra. Tôi không biết lời này là do bố cậu ấy nói cho, hay chỉ là cậu ấy lười giải thích mà lấy đại một cớ.
Vì đọc vất vả lại không có chút thú vị gì, thế nên tôi sẽ không muốn đọc, nhưng khi bạn Trần Kính kia nhàm chán với kiếp sống thần đồng, thì lại đi tìm kiếm một thú tiêu khiển mới, đó chính là kiểm tra tôi. Cậu ấy thường tùy ý nói ra một câu, muốn tôi đối câu tiếp theo; hoặc là cậu ấy tụng một nửa, tôi ngâm nốt nửa sau. Nếu tôi đối được, vẻ mặt cậu ấy sẽ không sao c đương nhiên phải như vậy mới đúng, còn nếu tôi không đối được, cậu ấy lại khinh miệt nhìn tôi lắc lắc đầu. Trẻ con đều có tính hiếu thắng, huống chi là so với một vị thần đồng thế này, vì thế dưới trò chơi khích lệ ấy của cậu, dần dần tôi đã đọc thuộc hết bản “Kinh thi”.
Lúc đầu, tôi chỉ là trò tiêu khiển cho sự nhàm chán của cậu ấy thôi, nhưng dần dần thấy sự quật cường của tôi, cậu ấy cũng hiểu ra, tôi không giống như những bạn học khác và giáo viên, đều yếu quý, sùng bái đối với thần đồng. Vì thế, hai đứa chúng tôi bắt đầu một cuộc so đo cố ý mà cũng vô tình.
Khóa học buổi sáng đại khái đều trải qua như thế này, yêu cầu đầu tiên là ngâm nga một bài văn, giáo viên sẽ cho chúng tôi hai mươi phút hoặc trên dưới nửa giờ, yêu cầu chúng tôi phải học thuộc lòng, khi hết thời gian có thể sẽ kiểm tra thí điểm vài bạn. Trong thời gian dự định đó, ai có thể học thuộc lòng trước, thì có thể giơ tay lên, ngâm nga cho cả lớp nghe, thời gian càng ngắn, chính xác càng cao, thì càng vinh quang hơn.
Từ trước tới giờ Trần Kính luôn khinh thường không tham gia vào trò so đo ấy, bởi vì trí nhớ của cậu thực sự rất kinh người, các bài văn thơ trong sách giáo khoa, cậu đều thuộc hết, cậu ấy từng nửa đùa nửa khoe với tôi, “Đem sách ngữ văn lại đây, tất cả bài trong đó tớ đều có thể đọc thuộc lòng cho cậu nghe.” Chính vì vậy, khi cô giáo yêu cầu chúng tôi ngâm nga bài khóa, cậu thật sự rất nhàm chán, các bạn trong lớp đều đang lẩm nhà lẩm nhẩm đọc, còn cậu thì cầm sách giáo khoa ngẩn người.

Tuy nhiên, có người ngồi cùng bàn không nghe giáo viên giảng là tôi, cậu ấy rất nhanh đã thoát khỏi nhàm chán và ngẩn người. Cậu ấy mang những bài thơ không biết sao chép từ đâu đến, muốn thi thố với tôi, đấu xem ai là người thuộc được bài thơ đó trong thời gian ngắn nhất.
Thơ văn cậu ấy tìm được thú vị hơn trong sách giáo khoa nhiều, tôi vừa tham đọc những bài thơ văn đó vừa có tính hiếu thắng, thế nên đồng ý ngay. Từ đó, giờ học buổi sáng, hai đứa sẽ vội vàng thi đua. Không có gì ngạc nhiên, kết quả trận đấu thường là tôi mới lẩm nhẩm được vào đoạn thì cậu ấy đã nói cho tôi biết, mình có thể đọc thuộc cho tôi nghe rồi.
Tôi nghĩ mãi không ra, vì sao cậu ấy có thể đọc nhanh như vậy được. Không nghĩ ra, tôi liền học hỏi mà không chút ngại ngần.
Trần Kính không trực tiếp trả lời vấn đề của tôi, mà là dùng giọng điệu khinh thường của riêng mình nói ra một thành ngữ:
Trong miệng giáo viên, đọc nhanh như gió vẫn là nghĩa xấu, bị dùng để trách móc học sinh lười học hành cho có lệ, nhưng Trần Kính nói đọc nhanh như gió có từ “Bắc Tề thư • Hà Nam Khang Thư Vương Hiếu Du”, nguyên văn là “Yêu thích văn học, đọc nhanh như gió, liếc mắt là xong”, đó rõ ràng không có nghĩa xấu, mà là lời ca ngợi từ đầu đến đuôi, câu này đã truyền lại một phương pháp đọc rất nhanh. [3]
[3] Bắc Tề thư là một sách lịch sử theo thể kỷ truyện trong 24 sách lịch sử Trung Quốc (Nhị thập tứ sử) do Lý Bách Dược đời Đường viết và biên soạn vào năm Trinh Quán thứ 3 (năm 629), đến năm Trinh Quán thứ 10 (năm 636) thì hoàn thành.
Tổng cộng có 50 quyển, bao gồm Bản kỷ 8 quyển, Liệt truyện 42 quyển, không có Chí, Biểu, sách ghi chép lịch sử hưng thịnh và suy vong của Bắc Tề và Đông Ngụy thời Nam Bắc Triều.
Cha Lý Bách Dược là Lý Đức Lâm, có viết bộ sử với tên gọi Bắc Tề sử gồm 27 quyển, đến thời Tùy viết được 38 thiên thì không may lâm bệnh qua đời, Lý Bách Dược căn cứ theo sách của cha và tham khảo thêm cuốn Bắc Tề chí của Vương Thiệu mà hoàn thành bộ chính sử Bắc Tề thư, sách không có phần truyện về các nước ở bên ngoài Trung Quốc.
Số lượng văn bản trong sách của Lý Bách Dược hiện chỉ còn 18 quyển, các quyển 4, 13, 16-25, 41-45, 50 đến nay đều bị thất lạc, người đời sau lấy từ bộ Bắc sử mà bổ sung thêm vào, tên gốc ban đầu của sách là Tề thư sau đến đời Tống nhằm phân biệt bộ Nam Tề thư của Tiêu Tử Hiển nên đổi tên thành Bắc Tề thư.
Theo Lưu Tri Kỷ trong Sử thông, thì ông cho rằng Bắc Tề thư có phần kém cỏi hơn Bắc Tề chí của Vương Thiệu và Quan Đông phong tục truyện của Tống Hiếu Vương, bộ chính sử này đa phần không được giới sử học đánh giá cao.
Vẻ mặt tôi mờ mịt, không biết cậu ấy có ý gì. Cậu khinh bỉ nhìn vài lần, khinh thường tôi ngốc nghếch chẳng hiểu gì. Lúc ấy đúng là mười ph nghỉ giữa giờ, cậu cho tôi một ví dụ, “Bây giờ, không những cậu nghe tớ nói chuyện, mà đồng thời còn có thể nghe được Chu Tiểu Văn ở đầu lớp đang nói chuyện về cái váy, nghe thấy tiếng cười của Trương Tuấn ở cuối lớp và còn nghe được cả tiếng nam sinh kêu to ngoài lớp học.”
Tôi khờ ngốc gật đầu, cố gắng chú ý nghe, nhưng nhiều âm thanh thế làm sao nghe được.
Cậu nói: “Tai người đồng thời có thể nghe được bốn, năm tiếng nói, hơn nữa còn có thể nghe hiểu được họ đang nói gì, đôi mắt cũng như vậy, mắt chúng ta có thể nhìn mấy dòng chữ cùng một lúc, hơn nữa còn nhớ kỹ được mấy nội dung của nó. Thực ra dung lượng của não người vô cùng lớn, não của mỗi người không hề thua kém một vũ trụ. Nhiều người đồng thời nói chuyện, ý thức của con người cảm thấy những tiếng nói đó đồng thời cất lên, nhưng thật ra đối với đầu óc mà nói, nó có thể tự động phân ra trước sau, tiến hành nắm giữ và xử lý. Não bộ sẽ phân tích rất nhanh, nhanh đến mức gần như không đáng kể. Khi đầu óc được huấn luyện có ý thức, thì tốc độ xử lý thông tin của nó sẽ vượt xa sức tưởng tượng của con người, vì vậy, đọc nhanh như gió, đối với đầu óc mà nói là có trước có sau, chẳng qua đối với con người thì tốc độ đó nhanh đến mức không thể nhận ra thôi.”
Cậu nhấc tay búng một cái trước mặt tôi, nói với tôi: “Một cái búng tay, ở trong kinh Phật đã là sáu mươi khoảnh khắc, nhưng đối với đầu óc mà nói, không chừng nó đã bị phân chia thành hơn ngàn cái và rất nhiều giai đoạn thời gian.

Bố tớ nói, “Trên thế giới này chỉ có hai thực thể vô hạn, thứ nhất là não người, thứ hai mới là vũ trụ. Chỉ cần con tin tưởng nó…” Cậu ấy chỉ chỉ lên đầu tôi, “Dụng tâm rèn luyện nó, nó có thể làm được đấy.”
Tôi thực khiếp sợ, có điều nguyên nhân làm tôi khiếp sợ không phải nội dung giảng thuật của bạn Trần Kính này, mà là cậu ấy đã đánh vỡ tính thần thánh trong lời nói của giáo viên, cũng dám phản bác hoàn toàn định nghĩa đọc nhanh như gió của giáo viên.
Khiếp sợ xong rồi, tôi âm thầm nhớ kỹ lời cậu nói. Khi đọc tiểu thuyết, tôi bắt đầu có ý thức buộc bản thân mình phải đọc một lúc hai hàng, từ hai hàng đến ba hàng, rồi lại từ ba hàng đến bốn hàng… Quá trình ấy rất gian khổ, nhưng có lòng hiếu thắng dẫn đường, mặc kệ có bao nhiêu gian khổ, tôi vẫn đang bắt buộc đầu óc mình vận hành tới cực hạn.
Bất tri bất giác, khả năng đọc và ghi nhớ của tôi đều tăng lên nhanh chóng. Trận đấu gi tôi và Trần Kính, ban đầu là nghiêng về một bên, nhưng giờ đã biến thành đôi khi tôi cũng sẽ thắng. Mỗi lần Trần Kính bị tôi làm khó, biểu tình sẽ cực kỳ phong phú, ra vẻ trấn tĩnh, chẳng hề để ý, âm thầm thở dài, nhíu mày suy tư, vụng trộm trừng mắt với tôi… Dù sao thì loại nào cũng hay hơn cái vẻ lão thành bình thường của cậu.
Học kỳ một của lớp năm, tôi đã rất vui vẻ, đầu tiên là cô giáo Triệu đã mặc kệ tôi, tiếp theo là tôi được nếm thử cảm giác vui sướng khi thích một người, rồi, tôi nhận ra Trần Kính là một bạn ngồi cũng bàn rất có ý nghĩa. Vì những điều đó, thậm chí tôi đã bắt đầu cảm thấy trường học cũng không hề buồn chán.
 Khi học kỳ một của lớp năm sắp kết thúc, trong một giờ tự học, Trần Kính đột nhiên nói với tôi: “Ngày mai tớ không đến lớp.”
Tôi nghĩ cậu ấy bị bệnh, hoặc là có chuyện gì đó, cô Triệu đang ngồi trên bàn giáo viên chữa bài tập, vì vậy tôi chỉ khẽ ừ một tiếng.
Cậu ấy kéo sách bài tập của tôi về bên mình một chút, ý bảo tôi quay đầu sang.
Tay cậu ấy cầm bút, viết xuống giấy nháp, giống như đang giảng bài cho tôi vậy, “Mẹ tớ đã sớm nghĩ đến chuyện nhảy lớp cho tớ rồi, nhưng bố tớ vẫn không đồng ý. Mấy ngày hôm trước mẹ cuối cùng cũng thuyết phục được bố cho tớ nhảy lớp. Tuần trước tớ đã đến Nhất Trung làm bài thi của trung học cơ sở, môn toán tớ được điểm tối đa, nhưng thi tiếng Anh không tốt lắm, chỉ được hơn tám mươi điểm, sau khi nói chuyện với hiệu trưởng, bố tớ đã để tớ theo học từ kỳ sau ở trung học cơ sở, mẹ cho tớ nghỉ học ở trường, tận dụng khoảng thời gian này để tớ xem trước sách vở của chương trình học khác.”
“Ý cậu là cậu sẽ không đến lớp nữa?”
“Đúng vậy, nói để cậu biết trước, cô Triệu vẫn chưa biết đâu, ngày mai mẹ tớ sẽ đến trường trực tiếp nói chuyện với hiệu trưởng.”
Đối với những người khác, họ đều yêu thích và ngưỡng mộ chuyện được nhảy lớp, nhưng dường như giọng điệu Trần Kính không hề vui vẻ. Dù sao cậu ấy đến trường đã sớm rồi, bây giờ còn nhảy h nữa, so với những bạn cùng lớp sau này thì nhỏ hơn những bốn tuổi. Bốn năm của thiếu niên có chênh lệch tâm lý rất lớn. Người ba mươi tư tuổi có lẽ sẽ không thấy mình có nhiều điểm khác biệt gì so với người ba mươi tuổi, nhưng một học sinh trung học cơ sở mười bốn tuổi nhất định sẽ cảm thấy mình là người không cùng thế giới với một đứa học sinh tiểu học mười tuổi.
Theo một quan điểm nào đó, xưng “Thần đồng” có nghĩ là “Khác loại”, cũng là người ngoài bị mọi người xa lánh. Sau này lớn lên, đôi khi tôi nghĩ rằng, có phải lúc đó sự kiêu hãnh của Trần Kính cũng giống như sự lạnh lùng của tôi, đều là một loại mặt nạ tự bảo vệ bản thân mình?
Đối với chuyện cậu ấy rời đi, tôi có một chút lưu luyến, nhưng không mãnh liệt, dù sao Trần Kính và tôi vốn không phải người cùng một thế giới.
Tan học, cậu đeo cặp trên vai, đứng trên bục giảng nhìn xuống một lúc lâu, trầm mặc nhìn các bạn đang đuổi bắt, đùa nghịch trong lớp học, không thấy kiêu hãnh trên khuôn mặt cậu, mà chỉ thấy sự thâm trầm trước tuổi.
Trước khi về, cậu ấy nói tạm biệt tôi, tôi tùy ý vẫy vẫy tay.
Tôi đến gần cửa sổ, nhìn thấy cặp sách trên lưng cậu, cậu đang chậm rãi đi qua vườn trường, vừa đi vừa nhìn xung quanh, có vẻ như còn rất nhiều lưu luyến. Nam sinh xung quanh đó đều túm năm tụm ba, kề vai sát cánh bước đi, vóc dáng ai cũng cao hơn cậu, khiến hình ảnh cậu càng nhỏ bé hơn.

Tôi vội ôm lấy cặp, chạy nhanh xuống tầng, đuổi tới bên cạnh cậu, “Tớ. . . Tớ cũng về nhà, cùng đi nhé.”
Mắt cậu sáng lên, nhưng vẻ mặt thì lại kiêu hãnh như không có chuyện gì.
Tôi và cậu chậm rãi ra khỏi trường học, đi đến chỗ không thể không chia tay, cậu vẫy tay với tôi, “Tạm biệt.” Nói xong, liền chạy vụt đi.
Tôi hướng về phía bóng dáng cậu, vẫy vẫy tay, rồi lại tiếp tục bước đi.
Mỗi người chúng ta đều giống như một hành tinh, khởi đầu là lúc sinh ra, kết thúc là lúc chết đi, đây là quy luật mà trời cao đã sớm sắp đặt từ lâu, tuy nhiên, quỹ đạo vận hành khi sinh ra và chết đi lại quyết định bởi nhiều nhân tố.
Chúng ta chuyển động quanh biển vũ trụ, đầu tiên va chạm với hai hành tinh có tên bố, mẹ, tiếp đó sẽ là thầy cô giáo, bạn bè, người yêu, thủ trưởng… Chúng ta gặp những hành tinh khác, va chạm, không thể tránh được ảnh hưởng của sự va chạm đó đến quỹ đạo chuyển động của chúng ta, có ảnh hưởng là tích cực, cũng có ảnh hưởng là tiêu cực. Ví dụ như ta yêu một người không đáng yêu, gặp phải một giáo viên không tâm lý, đụng tới một thủ trưởng không tốt, đại khái đó chính là những tiêu cực điển hình mà ta thường gặp. Nhưng khi gặp được giáo viên tốt, gặp được một thủ trưởng coi trọng mình, có được một người bạn hiểu mình, giúp mình tiến bộ, trong phong thủy học thường nói những người đó là quý nhân, thật sự là quý nhân, đó chính là những cuộc gặp gỡ tích cực điển hình.
Trần Kính bước vào con đường của tôi, là người đầu tiên tạo ra ảnh hưởng tích cực cho tôi, quãng thời gian ngồi cùng bàn đó, cậu ấy đã đưa tôi bước vào một thế giới trước nay tôi chưa từng hay biết, tuy rằng vẫn chỉ đứng ở cửa thôi, nhưng vì được cậu ấy chỉ điểm, tôi đã vô thức bước sang một con đường khác.
Tuy nhiên, ngay lúc đó, tôi cũng không hiểu được những điều này, cậu ấy dạy tôi phương pháp học tập, kể cho tôi những câu chuyện xưa trong giờ học, kiểm tra thơ văn của tôi, đề cử những bản nhạc cho tôi nghe, lúc ấy, đối với nhân vật kiệt xuất như cậu, tất cả những thứ này chỉ là trò chơi của trẻ con thôi, sẽ không có ý nghĩa gì hơn chơi nhảy dây hay đánh bao cát, nhưng trên thực tế, cậu ấy lại không biết được những điều mình mang đến cho tôi đã làm xoay chuyển quỹ đạo cuộc sống của tôi.
Trần Kính đột nhiên rời đi, tạo ra hiệu ứng lớn trong lớp tôi, thời gian đó, rất nhiều nữ sinh thường gục mặt trên bàn khóc, thật sự cứ như thất tình tập thể.
Sau đó, không biết nữ sinh nào đã hỏi thăm được địa chỉ nhà Trần Kính, đám nữ sinh trong lớp mừng rỡ, bắt đầu tiết kiệm tiền, theo kế hoạch là mỗi người sẽ góp năm tệ, rồi mua quà lưu niệm cho Trần Kính, tôi không tham gia, gia đình tôi cũng không giàu có, tiền tiêu vặt của tôi có hạn, chúng còn có việc quan trọng hơn cần dùng, ví dụ như mua nước cam.
Nhưng dù tôi không giàu có, cũng tuyệt đối không phải nghèo hèn, rất nhiều nữ sinh gia cảnh không tốt cũng có khả năng, dốc túi quyên góp, thế nên hành vi của tôi là cực kỳ không thể tha thứ trong mắt đám nữ sinh. Vì chuyện này, lại một lần nữa tôi trở thành trường hợp đặc biệt trong lớp, các bạn trong lớp đều biết tôi không thích Trần Kính. Trong lòng những nữ sinh lớp tôi, nếu nói thẳng mặt thì sẽ là: mày, cũng dám không thích Trần Kính? ! Bởi vì Trần Kính, tôi đã bị cô lập trước nay chưa từng có, gần như tất cả nữ sinh trong lớp đều hận thù tôi.
Lúc ấy tôi cảm thấy những cô bạn đó thật phiền nhiễu, nhưng bây giờ ngẫm lại, tôi mới cảm nhận được đó chính là thứ tình cảm rất thuần khiết, rất mộc mạc, có yêu thích nhưng không có tâm muốn sở hữu, thậm chí vì thích cùng một người nên họ càng thân thiết với nhau hơn, cũng chỉ có thời tiểu học mới có thể có loại tình cảm yêu thích này thôi.
Không lâu sau khi Trần Kính rời đi, học kỳ một của lớp năm cũng kết thúc, cuối cùng nhóm nữ sinh mua quà gì tặng Trần Kính, tôi không rõ ràng lắm, bởi vì ở trong mắt các bạn ấy tôi không có tư cách cùng thích Trần Kính, tôi chỉ biết là vào kỳ nghỉ đông, các bạn ấy đã đem quà đến nhà Trần Kính, thế nên một thời gian dài trong học kỳ hai, đề tài trọng tâm được nữ sinh trong lớp bàn luận vẫn là Trần Kính, mẹ Trần Kính xinh đẹp cỡ nào, bố Trần Kính cơ trí đến đâu, nhà Trần Kính cao quý thế nào, Trần Kính ưu tú ra sao.
Học kỳ hai bắt đầu, tiểu hành tinh nhỏ là tôi đã đụng phải một hành tinh khác, có ảnh hưởng rất quan trọng đối với cuộc đời tôi.
Vì lí do sức khỏe, nên học kỳ này cô Triệu không thể đi dạy, giáo viên mới đến là cô giáo Cao, một giáo viên vừa tốt nghiệp trường sư phạm. Có lẽ vì cô là sinh viên mới tốt nghiệp, nên cô có rất nhiều sáng ý và nhiều chuyện kích thích chúng tôi, khi lên lớp có thể kể chuyện cười và hát với chúng tôi, nếu có bạn nào đó thất thần, thậm chí cô ấy còn diễn bộ mặt đáng thương, nói với chúng tôi rằng: “Cô biết toán học rất buồn tẻ, không có ý nghĩa gì, nhưng cô đang cố gắng hết mình để giảng nó cho thú vị hơn, các em có thể góp ý với cô, tuy nhiên không được không nghe giảng.”
Cô giáo Cao rất thích cười, cô ấy không bao giờ quở trách học trò, cũng không bao giờ đối xử phân biệt với học trò ngoan, giỏi và học trò hư, thậm chí tôi còn cảm thấy cô thiên vị học trò hư quá rồi, khi nói chuyện với chúng tôi, cô càng dịu dàng, càng kiên nhẫn hơn, cứ như sợ xúc phạm đến chúng tôi vậy.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.