Toái Ngọc Đầu Châu

Chương 8: Lấy xa hoa dâm dật làm xấu hổ


Đọc truyện Toái Ngọc Đầu Châu – Chương 8: Lấy xa hoa dâm dật làm xấu hổ

Toái ngọc đầu châu

Tác giả: Bắc Nam

Edit: Dú

Chương 8: Lấy xa hoa dâm dật làm xấu hổ

“Chất lượng của mấy cái này cũng bình thường thôi, không cần trưng bày ở nơi quá dễ thấy đâu, đồng bào vùng khác đến đến sẽ nghĩ chúng ta không có hàng tốt.” Đinh Hán Bạch chỉ vào bức tường phía Bắc ngay sảnh triển lãm, “Vẫn chưa làm xong bảng chú thích à? Đã đưa bản báo cáo giám định cho các chị mấy ngày rồi mà.”

Hắn chưa kịp đợi đối phương trả lời thì đã thoáng trông thấy một bóng dáng xinh đẹp và yểu điệu, bèn chạy đến chỗ người ta đập vai ngay: “Con gái xinh đẹp nhà ai vậy ta?”

Khương Thải Vi giật mình, xoay người ra sau nhìn hắn với vẻ ngạc nhiên: “Sao cháu lại ở đây?!”

Đinh Hán Bạch đáp: “Cháu làm việc mà, sáng sớm đã bị đơn vị gọi sang.” Hắn nói xong thì né ra một bước, để lộ cô gái đứng bên cạnh, “Được rồi, tôi đi tìm viện trưởng của các chị đây, hai người cứ chuyện trò đi nha.”

Cô gái nọ tên là Thương Mẫn Nhữ, quen Đinh Hán Bạch từ thuở còn thơ, trạc tuổi Khương Thải Vi và còn là bạn học với nhau, là nhân viên làm việc ở viện bảo tàng. Hai cô gái quấn quýt lấy nhau đầy thân thiết, Đinh Hán Bạch còn phải bận việc, hắn nghĩ sao đột nhiên Khương Thải Vi lại đến viện bảo tàng nhỉ?

Khương Thải Vi vỗ vai hắn: “Dì dẫn cả Thận Ngữ theo đấy, thằng nhóc đang ở bên kia, cháu đi tìm xem.”

Đinh Hán Bạch ngó nghiêng, tìm kiếm trong hàng tá du khách lui tới. Vốn dĩ ánh đèn ở viện bảo tàng luôn dịu nhẹ, nom mặt ai cũng nhạt nhòa, song khi tất cả đều đi tới đi lui thì chỉ có một bóng hình vẫn đứng nguyên tại chỗ, mãi không chuyển đi đâu.

Đinh Hán Bạch dắt bút vào túi, bước một quãng đường không xa lắm, đi đến sau lưng đối phương, giả làm người hướng dẫn: “Đĩa viền mạ vàng bằng ngọc lam, chân đĩa tinh tế, xương gốm thượng thừa.”

(*Ngọc lam là một khoáng chất phốt phát ngậm nước của nhôm và đồng, có công thức hóa học là CuAl₆(PO₄)₄(OH)₈.5H₂O, có màu từ xanh nước biển ngả sang xanh lá cây, không trong suốt. Ngọc lam hiếm, có giá trị nếu tinh khiết và được ưa chuộng dùng làm trang sức và trang trí từ hằng ngàn năm nay vì màu sắc độc đáo của nó.)

Tấm kính thủy tinh trong suốt bắt sáng, phản chiếu con người và những thứ đằng trước nó. Đinh Hán Bạch không nhìn đĩa mà chỉ ngắm bóng dáng được phản chiếu của Kỷ Thận Ngữ, đợi Kỷ Thận Ngữ xoay người lại thì hắn cụp mắt mở lời: “Một cái đĩa mà ngắm mãi thế, khi nào mới đi dạo?”

Kỷ Thận Ngữ không ngờ Đinh Hán Bạch sẽ gặp cậu, càng không ngờ Đinh Hán Bạch còn đến bắt chuyện một cách tự nhiên và phóng khoáng đến thế, mà cậu cũng đứng tại chỗ lâu thật nên bèn đi sang nơi khác, song Đinh Hán Bạch cũng theo chân chậu, cậu bèn nói: “Dì út dẫn em đến, em tự đi dạo thôi.”

Đinh Hán Bạch vẫn đang bám theo, cứ như không hiểu tiếng người vậy: “Cậu nhìn cái ống đựng bút hình thoi men trắng kia xem, có giống cái trong thư phòng anh không?”

Kỷ Thận Ngữ không hé răng, rẽ vào phía trong bảo tàng, Đinh Hán Bạch cũng vào theo, nhìn đồng hồ nhẩm thời gian, nghĩ rằng thất hứa là không đúng, nếu đối phương đã tới đây thì bồi người ta được bao lâu cứ bồi bấy lâu.


Ai ngờ Kỷ Thận Ngữ chẳng cần, thậm chí là không chịu nổi nữa: “Anh cứ đi theo em suốt làm gì vậy?”

Đinh Hán Bạch không hiểu mô tê gì: “Anh đi dạo với cậu mà, cậu không nhận ra dì út cũng mất hút rồi à?”

Kỷ Thận Ngữ nhìn xung quanh một vòng thì đúng là không thấy Khương Thải Vi thật, cậu vờ làm bộ đi ra ngoài tìm thì bị Đinh Hán Bạch kéo vai lại. Kề sát lại gần, cậu ngửi thấy mùi nước thuốc trên người Đinh Hán Bạch, rồi chú ý thấy tờ danh sách trong tay Đinh Hán Bạch, bèn hỏi: “Anh hẹn người khác ra ngoài mà còn cầm cái này à?”

Đinh Hán Bạch có phần mờ mịt: “Người khác? Không phải anh hẹn cậu đó ư?”

Hai người giao tiếp toàn bằng câu hỏi, mãi sau vẫn chẳng nhận một câu trả lời nào, Kỷ Thận Ngữ đẩy cái tay trên vai ra, đứng trước một bình hoa lớn: “Anh hẹn em xong nuốt lời, em đã thấy anh đi dạo với người khác rồi.”

Đinh Hán Bạch bị oan, bèn đè giọng gằn: “Cái khỉ gió gì đấy, mẹ anh không nói với cậu à? Sáng nay anh bị gọi đến đơn vị, đến văn phòng mới biết là phải sang đây, hiện vật vớt dưới biển lần trước đã kiểm định xong xuôi nên đến giao nhận, tiện thể kiểm tra mấy thứ đồ họ mới nộp lên.”

Giọng của đối phương không lớn nhưng Kỷ Thận Ngữ vẫn bị quát đến là run rẩy. Đinh Hán Bạch thừa dịp cậu vẫn chưa hoàn hồn bèn chêm thêm: “Có phải cậu thấy anh với một cô gái không? Đó là nhân viên, đương nhiên là quen biết với nhau rồi.”

Kỷ Thận Ngữ xác nhận: “Anh không hề thất hứa? Không phải hôm qua anh hứa với em rồi đó ư?”

Đinh Hán Bạch gập ngón cốc cậu: “Cậu tưởng mình là cán bộ lãnh đạo đấy à mà anh phải hứa với cậu.” Đến khi dứt lời rồi hắn vẫn không hiểu ý của Kỷ Thận Ngữ cho lắm, “Đương nhiên anh muốn dẫn cậu đến rồi, cuối tuần đếch có ma nào muốn đi làm, dù là ngày đi làm anh cũng chẳng muốn.”

Từ đầu đến cuối chỉ là một sự hiểu lầm mà thôi, sau khi giải quyết rồi thì vốn nên đi dạo cho khuây khỏa, nhưng Đinh Hán Bạch bị hạn chế thời gian, còn phải đi làm chuyện tiếp theo. Hắn đưa bản đồ chỉ dẫn cho Kỷ Thận Ngữ rồi dặn: “Nhìn bản đồ đi, chút nữa bên Hán Đường Quán có đồ mới, anh sẽ ở đó.”

Kỷ Thận Ngữ cầm bản đồ, đợi Đinh Hán Bạch đi rồi mới cẩn thận dạo bước, cậu mang cả giấy bút theo, vừa nhìn vừa ghi chép rất tốn thời gian, du khách bên người đổi tốp này sang tốp khác, còn cậu cứ đứng mất một lúc mới đi.

Về lại sảnh chính, cậu đang định vào phòng bên cạnh theo thứ tự thì lúc bấy giờ, đám đông xôn xao, ai nấy đều ùa về phía Đông. Cậu mở bản đồ lên nhìn, Hán Đường Quán ngay ở phía Đông, hay là có đồ mới? Cơ mà không phải đang giờ đóng cửa ư?

Kỷ Thận Ngữ đi theo đám đông, sau khi vào Hán Đường Quán thì chen chúc bên ngoài dải phân cách, những người đứng bên trong mặc đồng phục là nhân viên của viện bảo tàng, không mặc thì là người bên Cục Di sản văn hóa. Cậu vừa liếc đã thấy Đinh Hán Bạch, hắn cao hơn người khác, người ta mặc đồ cho tiện làm việc còn Đinh Hán Bạch thì không, cố tình mặc một chiếc sơ mi phẳng phiu, còn đút túi y như một lãnh đạo.

Trên bục triển lãm cực lớn là đá vẽ hoa văn rồng hổ mới được đưa lên, hoa văn rồng hư hao khá nhẹ trong khi hoa văn hổ đã biến dạng hoàn toàn, trên mặt đất còn có một bảng đá dài. Đám đông không hiểu nên lục tục rời đi, Kỷ Thận Ngữ chen người đến hàng đầu tiên, khua tay một cái là Đinh Hán Bạch trông thấy ngay.

Tất nhiên cậu không khua tay rồi, bèn yên lặng quan sát những hiện vật được trùng tu nhân tạo này, nhưng hoa văn rồng thì sửa theo cách thường là được, còn hoa văn hổ phải là thần tiên mới có thể phục chế về trạng thái ban đầu. Nhân viên công tác đều đau đầu, tháo khẩu trang xuống lộ vẻ lúng túng: “Cái này chỉ có thể làm một lần dựa theo tài liệu, không còn cách nào khác.”

Đinh Hán Bạch vạch trần: “Bảng đá đã chuẩn bị xong cả rồi còn vờ vịt gì nữa.”

Du khách lại nhiều thêm, người kém hiểu biết bị nhân viên ngăn bên ngoài, bên trong như bị dọn sạch, chuyển bảng đá đến bục triển lãm, những người khác thì lẩn sang nơi khác. Đinh Hán Bạch mở hòm công cụ, lấy mấy chiếc bút lông ra, rót một lọ mực, chấm vào chấm nhỏ trên bảng đá.


“Làm gì vậy?” Các du khách bàn tán, “Tại sao cậu trẻ tuổi nhất lại ra tay?”

Kỷ Thận Ngữ cũng muốn hỏi, Đinh Hán Bạch đang làm gì thế?

Đinh Hán Bạch hết sức tập trung, dường như xem cả phòng này toàn là người chết cả, một khi đã xuống bút xuống dao, trong mắt hắn chỉ còn bảng đá này thôi. Từ nét bút đầu tiên đến khi đã xong đường viền, một con hổ đương ngẩng đầu há miệng hiện rõ mồn một, hơn nữa còn thêm một đôi cánh, chân gập móng giương.

Lắng nghe tiếng thán phục dần tăng cao, lông mày Đinh Hán Bạch càng nhíu chặt lại, cảm giác những người này xem hắn như nghệ nhân Thiên Kiều vậy, chỉ hận không thể vỗ tay trầm trồ tán dương rồi ném mấy đồng tiền xu.

(*Thiên Kiều ở Bắc Kinh được xem là cái nôi phát triển của rất nhiều nghệ thuật dân gian, cũng là nơi các nghệ nhân múa võ, học nghệ, truyền nghề,…)

Ngước mắt lên thoáng nhìn thì trông thấy Kỷ Thận Ngữ ở ngay hàng đầu tiên. Kỷ Thận Ngữ siết tấm bản đồ nhăn nhúm hết lại, khẽ nhếch cái miệng nhỏ, đôi mắt thường lộ vẻ thông minh nay ngơ ngẩn, miệng cậu động đậy, thốt ra một câu “Sư ca” không thành tiếng.

Đinh Hán Bạch đang lo không có ai làm trợ thủ bèn kéo Kỷ Thận Ngữ vào trong, bắt đầu sai sử rất đỗi tự nhiên. Chuyển bút đảo mực đè góc, Kỷ Thận Ngữ đứng gần đến là thấy rõ, thưởng thức hết từng nét bút thanh thoát một lượt, nhưng tốc độ nhìn vẫn không đuổi kịp tốc độ vẽ của Đinh Hán Bạch.

Hoa văn quỷ dị bao quanh bốn phía, vừa rối ren vừa thống nhất, Đinh Hán Bạch quét ngang bút, cổ tay giữ thăng bằng không về vồn vã, chiều dài gần một mét năm, chiều rộng nửa mét, trừ lúc nhúng mực phải tạm dừng thì hắn gần như vẽ liền tù tì gần bốn mét.

Kỷ Thận Ngữ nhớ đến lời nói trước đó của Đinh Duyên Thọ, có chuyện gì cứ xin sư ca chỉ dạy là được.

Khi ấy cậu không phục không tin, nay sự nghi ngờ về điều này đã lung lay rồi.

“Trân Châu à.” Đinh Hán Bạch bỗng gọi cậu, gọi thẳng trước mặt nhiều người đến thế, “Lau mũi dao, chuẩn bị dao số 3 để ra phôi đá.”

(*Ra phôi là một quy trình trong điêu khắc đá. Sau khi lựa chọn viên đá thích hợp, nghệ nhân thường bắt đầu gọt bỏ những mảng lớn phàn đá không cần thiết bằng dụng cụ đục điểm, đục nêm và búa đục đá. Cạnh dụng cụ đục được đặt tựa vào phần đá được chọn và dùng búa gõ rớt ra với một lực được kiểm soát một cách khéo léo.)

Kỷ Thận Ngữ lập tức hành động, lau xong thì im lặng chờ, ngay khi Đinh Hán Bạch vừa thu bút thì không biết ai đã dẫn đầu vỗ tay trước. Người ngoài nghề hóng chuyện, ai nấy đều nghĩ vẽ xong rồi tức là đã kết thúc, nào biết giờ đây mới là bắt đầu.

Đinh Hán Bạch nhận con dao: “Anh phải bận suốt cả ngày, cậu đi dạo xong thì về với dì út đi, đừng đi lạc đấy.”

Kỷ Thận Ngữ không hề nhúc nhích: “Em vẫn chưa thấy anh khắc đá bao giờ cả, em muốn nhìn.”

Đinh Hán Bạch từ chối cho ý kiến, đợi mực khô bèn xuống dao, để đối phương nhìn. Hắn biết Kỷ Thận Ngữ khác mình, hắn kiêu căng lộ, Kỷ Thận Ngữ thì kiêu căng ngầm, nhìn cũng được thôi, sớm hay muộn rồi cũng sẽ có ngày luận bàn với nhau.


Tới gần trưa, quần chúng vây xung quanh đều như si như dại, các cảm xúc kinh ngạc và vui mừng dâng trào liên tiếp, vốn tưởng vẽ xong đã đủ trâu bò rồi, nào ngờ lại xuống dao để khắc nữa. Một ông cụ người bản địa không nhịn được nữa bèn cao giọng bảo: “Cậu lãnh đạo ơi, tôi muốn khen cháu một câu.”

Đinh Hán Bạch lần đầu tiên được gọi là lãnh đạo, rất tiếc là Trương Dần không ở đây, chứ không thì có thể thấy mặt gã trắng bệch ra rồi. Hắn đi dao không ngơi nghỉ, cười đáp lại: “Tốt nhất là khen cho đúng, chứ khen trật thì cháu không thích nghe đâu.”

Ông cụ dựng thẳng ngón cái: “Tôi nói thẳng luôn nhé, dù sư phụ Ngọc Tiêu Ký có ở trước mặt cậu cũng không khí phách bằng!”

Đinh Hán Bạch cực kỳ phối hợp: “Ngọc Tiêu Ký có mấy sư phụ cơ, ông nói ai cơ ạ?”

Ông cụ đùa: “Thì Đinh Duyên Thọ cừ nhất đó, tôi thấy cậu có thể khiêu chiến cả ông ấy đấy.”

Dân bản địa bắt đầu cười, du khách vùng khác không biết gì cũng cười theo, Đinh Hán Bạch vốn chẳng phải người khiêm tốn nho nhã gì cho cam, bèn cao giọng sảng khoái nói: “Cháu thật sự không thể khiêu chiến Đinh Duyên Thọ được đâu, cháu phải gọi ông ấy là bố kia kìa!”

Nói xong thì không hé răng nữa, dao này tiếp nối dao kia rất thành thạo. Giữa trưa, dòng người thưa dần, nhân viên nhân cơ hội này dọn dẹp khu triển lãm. Tĩnh lặng, lạnh lẽo, chỉ còn hiện vật không có độ ấm và Trân Châu, Bạch Ngọc đương nín thở.

Từng phút từng giây trôi qua, xung quanh yên tĩnh như chốn không người, lòng bàn tay Đinh Hán Bạch đổ đầy mồ hôi, đầu ngón tay lành lạnh, ngẩng đầu liếc sang Kỷ Thận Ngữ, tiện thể hoạt động tay chân đã tê rần: “Đờ người rồi à? Cảm thấy mất mặt thì cũng đừng gắng chịu đựng quá nhé.”

Kỷ Thận Ngữ giải thích: “Thú vị mà, em nhìn thích mê.”

Lần này đến phiên Đinh Hán Bạch sờ sợ, chẳng tin cho lắm: “Thầy Kỷ không dạy cậu khắc đá lớn à?”

Kỷ Thận Ngữ đáp: “Bảo là năm sau sẽ dạy, kết quả thì đổ bệnh, bảo khỏi bệnh sẽ dạy, kết quả là không qua khỏi.”

Đinh Hán Bạch không phải người có tính quan tâm tinh tế, trước khi hỏi không thèm cân nhắc xem có tổn thương người ta không, dù hỏi xong rồi cũng lười hối hận, bèn gõ thẳng lên bảng đá: “Anh dạy cho cậu, học không?”

Nơi đây không phải phòng cơ khí, không phải cửa hàng Ngọc Tiêu Ký mà là viện bảo tàng thành phố với số lượng khách rất lớn, hiện giờ không phải lúc để nghịch mà là đang tu sửa hiện vật. Kỷ Thận Ngữ ngoan ngoãn gọi một tiếng sư ca, kề sát vào Đinh Hán Bạch, nom như thấy thứ gì lạ vậy.

Giọng nói lúc phát ra nghe mỏng tang, Đinh Hán Bạch giải thích: “Đây là một bức tranh phù điêu nhà Hán, trực tiếp vẽ trước khắc sau lên chính bề mặt công trình bằng đá, hoa văn hổ đó gần như đã hỏng, anh chỉ có thể khắc một thứ giống y thế dựa theo tài liệu, sau đó giao cho chuyên gia tu sửa để làm cũ lại, lúc triển lãm sẽ ghi rõ ràng.”

Viện bảo tàng có rất nhiều hiện vật tương tự, Kỷ Thận Ngữ đã hiểu, Đinh Hán Bạch kéo cậu lại gần, giảng một cách chi tiết: “Miếng đá này phải tỉa để phác hình dáng, chỗ chi tiết thì đổi sang khắc viền chìm. Bình thường còn có dùng cả mài bề mặt, khoét lõm, đắp nổi và chạm rỗng.”

(*Khắc viền chìm: Tức là sau khi phác thảo, người ta đổ một lớp vật liệu lên để làm phù điêu, sau đó sẽ dùng dao khoét/khắc viền xuống để tạo hình. Mài bề mặt tức là mài phần bề mặt của tấm phù điêu để cho hình vẽ nổi gồ lên, đường viền bao quanh thì lõm xuống. Đắp nổi nôm na là đắp thêm một lớp vật liệu để tạo độ nổi 3D gây cảm giác sống động.

Có thể xem tham khảo ở video này để hình dung rõ hơn. Video này là phù điêu đắp bằng xi măng.)

Đinh Hán Bạch nói xong vẫn không hề ngừng tay: “Lặp lại mau.”

Kỷ Thận Ngữ lặp lại không sót chữ nào, trở nên căng thẳng bởi cách dạy của đối phương. Cậu đứng trông bên cạnh, nghe nhìn kết hợp không chớp mắt, thi thoảng giúp đỡ hoặc nhớ thủ pháp đặc thù của Đinh Hán Bạch.

Buổi chiều không mở phòng này, du khách bên ngoài huyên náo, bọn họ ở trong âm thầm điêu khắc. Đinh Hán Bạch tay mỏi ngón nhức, trên người không chỗ nào được thư giãn cả, khi mồ hôi nhỏ từ trên trán xuống khóe mắt thì được Kỷ Thận Ngữ dùng tay hứng rồi mau chóng lau đi.


Điêu khắc phù điêu rất hao thể lực, yêu cầu rất cao về cơ tay, nếu không sẽ dễ thành lúc đầu mạnh mẽ lúc sau mềm oặt. Đinh Hán Bạch giữ lực qua từng đường dao, đã làm không ngơi nghỉ suốt năm, sáu tiếng, bởi vậy Kỷ Thận Ngữ bỗng muốn nhìn Đinh Hán Bạch khắc viên đá Phù Dung nọ.

Cậu không tưởng tượng ra Đinh Hán Bạch sẽ xuống tay như thế nào với viên đá Phù Dung “xinh đẹp” đó.

“Sư ca ơi.” Kỷ Thận Ngữ hỏi, “Anh định khắc đá Phù Dung đó như thế nào?”

Đinh Hán Bạch nhìn cậu: “Cậu còn mặt mũi hỏi đá Phù Dung à?”

Lần trước Đinh Khả Dũ cũng nói câu này, Kỷ Thận Ngữ nghĩ thầm rằng liên quan gì đến cậu đâu, cũng có phải cậu vẽ bốn đường dao đó. Cậu dứt khoát ngậm miệng, mãi đến tận khi viện bảo tàng đóng cửa, du khách về hết, khi Hán Bạch thu dao về mới kìm lòng không đặng ngáp thành tiếng.

Đinh Hán Bạch không khắc một cách tỉ mỉ và cẩn thận theo như tài liệu, mà vì để tiện cho việc làm cũ ngay sau đó nên cố tình để lại mấy vết nứt sứt mẻ, cả bàn tay lẫn cánh tay đều đau nhức tê rần, chẳng bày tí sắc mặt tốt nào ra trước lời cảm ơn của bên bảo tàng.

Ôm cái bụng không ăn uống gì suốt một ngày đi, ngoài trời vừa nóng nực vừa không có gió, hai người đều ỉu xìu.

Đinh Hán Bạch không về nhà: “Mệt chết đi thôi, anh phải đi giải khuây cái đã.”

Kỷ Thận Ngữ cảm thấy về nhà leo lên giường là sảng khoái nhất rồi, bèn hỏi: “Không về nhà hả anh? Đi đâu để giải khuây thế?”

Ngay trên đường, Đinh Hán Bạch cúi đầu trả lời cậu: “Cậu nói xem các cụ giải khuây thế nào? Tất nhiên là cởi sạch quần áo ra, thoải mái mà… Nếu cậu đi thì anh dẫn cậu theo.”

Tim Kỷ Thận Ngữ đập thình thịch, cậu chỉ biết là Đinh Hán Bạch tự phụ và ăn chơi, chứ không ngờ còn hư hỏng nữa chứ.

Cậu nên từ chối, thế nhưng lại tò mò, ngây thơ lên xe với Đinh Hán Bạch, suốt dọc đường không biết nhìn đi đâu, che giấu cơn hưng phấn be bé và cả sự căng thẳng mãnh liệt nữa.

Sư phụ ơi, con sắp học hư rồi. Cậu nghĩ.

Sư phụ à, người ngoại tình sinh ra con, cũng hư lắm đó, vậy đừng trách con nhé. Cậu lại nghĩ.

Nửa tiếng sau, Đinh Hán Bạch dừng xe tắt máy, đỗ ngay ven đường, rút chìa khóa xuống xe một cách trơn tru như không đợi nổi nữa. Kỷ Thận Ngữ cúi gằm mặt bám gót theo sau, loáng thoáng thấy một cái cổng lớn đầy uy nghi, giẫm một bước lên bậc thang chốn đàng điếm, thêm vài bước nữa là sẽ vào trong nơi ôn nhu hương này ngay.

(*Ôn nhu hương ám chỉ việc trai gái ngủ với nhau nhưng văn vẻ, hoa mỹ hơn.)

Đinh Hán Bạch chợt ngoái đầu lại: “Đi tắm nha?”

Kỷ Thận Ngữ mờ mịt ngước mặt lên, thấy biển hiệu – Nhà tắm công cộng hồ Thanh Hoa.

Chú thích: Định chú thích ảnh nhưng không hiểu sao không đăng được ảnh lên nên để sau ha ;;


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.