Tố Hoa Ánh Nguyệt

Chương 70: Có người bụng dạ hẹp hòi (thượng)


Đọc truyện Tố Hoa Ánh Nguyệt – Chương 70: Có người bụng dạ hẹp hòi (thượng)

Vừa dụ dỗ vừa lừa gạt, lời ngon tiếng ngọt, cuối cùng hắn cũng đắc thủ, sau khi hài lòng thỏa mãn mới mây tạnh mưa tan. Sức lực hai bên cực kỳ không tương xứng, trải qua một trận vận động kịch liệt trên giường, tân nương thắt lưng và tay chân bủn rủn, cả người vô lực, tân lang ngược lại vẻ mặt hồng hào, tinh thần hăng hái; tân nương không mở mắt ra nổi, tân lang thì mặt mũi tươi cười, nhẹ nhàng hôn lên vành tai nàng, thì thầm những lời yêu thương. May mà giọng nói rất nhẹ, rất êm tai, tân nương nghe chìm vào giấc ngủ.

Sáng sớm hôm sau, tân nương mơ mơ màng màng tỉnh lại trong bồn tắm. Vừa mở mắt, hơi nước bao phủ, khí nóng mờ mịt, nàng mơ hồ thấy một nam tử tóc dài tuấn mỹ đang cúi người nhìn về phía mình, vẻ mặt dịu dàng. Tân nương không có ý tốt đưa đôi tay thon thon cẩn thận nâng khuôn mặt ưa nhìn của Trương Mại lên. Bại hoại, tối qua bị chàng khinh bạc đủ rồi, sáng nay đến lượt ta khinh bạc chàng.

– Lúc người ta mặc y phục nàng nhìn chằm chằm thì cũng thôi, bây giờ lõa thể mà nàng cũng không chịu buông tha.

Nam tử khẽ cười, khóe mắt đuôi mày đều vui sướng:

– Cục cưng, lát nữa nhé, bên ngoài một đống người đang đợi kìa. Đến tối ta để nàng nhìn thoải mái, có được không?

A Trì đỏ mặt, đưa tay vỗ vỗ lên mặt hắn:

– Chàng tắm xong chưa? Mau ra ngoài!

Trương Mại nắm lấy tay nàng hôn, cúi người khẽ nói bên tai nàng:

– Chúng ta nói xong rồi nhé, buổi tối ta cho nàng xem. Không chỉ mặt mà nàng muốn xem chỗ nào cũng được.

A Trì, ta đối với nàng là rất thẳng thắn.

Ai muốn xem chàng chứ? Còn không chỉ mặt…………Mặt A Trì đỏ như trứng tôm:

– Chàng mau ra ngoài đi, đừng ở đây quấy rối.

Không phải nói bên ngoài có một đống người đang đợi à, sao cứ ở đây gây rối vậy?

Trương Mại mỉm cười nói:

– Nàng lại không để bọn nha đầu theo bên cạnh, ta đi ra ngoài thì ai hầu hạ nàng tắm?

Hắn cầm chiếc khăn trắng như tuyết, từ từ lau chùi thân thể cho A Trì. Động tác nhẹ nhàng, cẩn thận từng li từng tí, không hề mang ý đùa giỡn.

Trải qua đêm qua, hai người đã thân mật hơn không ít, cũng không bài xích việc tiếp xúc da thịt. Huống hồ A Trì quả thực không còn tí sức nào, không giãy giụa, cũng không gây khó dễ, để mặc hắn giúp mình tắm rửa, rồi bế ra khỏi bể tắm, quấn trong bộ y phục rộng thùng thình.


Hai người họ lề mề trong phòng tắm, bên ngoài Bội A, Nhu Hàn đều có chút sốt ruột. Hôm nay là ngày đầu tân hôn, phải đi bái kiến cao đường, phải nhận thân thích, phải mở từ đường! Việc nào cũng là đại sự, không nên chậm trễ.

Khó khăn lắm mới đợi được đôi phu thê tân hôn ra khỏi tịnh phòng, Bội A và Nhu Hàn âm thầm thở phào nhẹ nhõm, một người căn dặn tiểu nha đầu mau chóng thu dọn phòng tắm, một người mời tân lang, tân nương chia ra ngồi trước gương to bằng gỗ tử đàn khắc hoa cỏ quấn quít kéo dài xuống đất, búi tóc, mặc hỉ phục và trang điểm.

Trong khách sảnh Ngụy quốc công phủ lúc này đã tụ tập đông đủ, vô cùng náo nhiệt. Trương Tịnh, Du Nhiên ngồi ở chủ vị, các trưởng bối tứ thúc và lục thúc của Trương Tịnh cũng đang ngồi, còn nhị bá mẫu của ông, tiền quốc công phu nhân Lâm thị, bởi vì là góa phụ bất lợi với hỉ sự nên không được mời đến.

Thị nữ mỉm cười tiến vào, khom gối bẩm báo:

– Tới rồi, tới rồi, quốc công gia và tân phu nhân tới rồi!

Rèm cửa được vén lên, tân lang cùng tân nương sóng vai nhau đi vào, mọi người đều cảm thấy hai mắt tỏa sáng.

Tân lang cả người mặc hỉ phục đỏ thẫm, khắp nơi dùng tơ vàng cát tường thêu hoa văn như ý, biên bức và cẩm tú, bừng bừng khí thế, anh tuấn hiên ngang, cả người đẹp như ánh nắng hoàng hôn. Tân nương mặc hoa phục bằng gấm đỏ thêu vàng, vấn búi tóc phi tiên, trên búi tóc cài một cây trâm lớn ngũ phượng triều dương bằng vàng ròng khảm ngọc, long lanh rực rỡ, chói mắt nhất trên đó chính là một viên ngọc lục bảo thật to, màu sắc như mầm cây non, trông cực kỳ đẹp.

Trương Tịnh và Du Nhiên sánh vai ngồi, trong mắt có bao nhiêu thỏa mãn. Du Nhiên quay đầu nhìn trượng phu, ánh mắt rất tinh quái, Trương Tịnh hiểu ý cười:

– Mại Mại chân chính là người trưởng thành rồi.

Thành thân rồi quả nhiên khác trước.

– Xa xỉ, tuổi còn trẻ mà đeo ngọc lục bảo!

Một nữ tử trung niên tướng mạo nghiêm túc khinh thường nói. Người trẻ tuổi không biết tốt xấu, trưởng bối cũng không quản! Một thiếu phụ mới mười sáu mười bảy tuổi, người nhỏ phúc mỏng mà cũng xứng với vật trân quý như vậy.

Bên cạnh bà là một thiếu phụ hoạt bát xinh đẹp nhẹ nhàng cười cười:

– Tuy tuổi còn trẻ nhưng địa vị cao, đường đường là Ngụy quốc công phu nhân, không lẽ không mang được một viên ngọc lục bảo?

Nữ tử trung niên tướng mạo nghiêm túc rất ngạo mạn, ngay cả đầu cũng không thèm quay lại, đương nhiên cũng không thèm phản bác. Ngụy quốc công phu nhân? Trước mắt cô ta còn chưa phải đâu, cần phải được Ngụy quốc công phủ dâng sổ con xin phong làm quốc công phu nhân và Lễ bộ cho phép thì mới được.

Ngày đầu tân hôn, tân lang tân nương tất nhiên phải bái lạy phụ mẫu cao đường. Trương Tịnh, Du Nhiên là lần thứ hai uống trà của con dâu, có kinh nghiệm nên quen việc dễ làm “Cử án tề mi, bạch đầu giai lão”, “Phu thê tình thâm, vĩnh kết đồng tâm”. Họ nói những lời này vừa là lời răn dạy, vừa là lời chúc phúc, uống trà A Trì dâng, thưởng quà ra mắt, thuận lợi viên mãn.


Trong số những người trong phòng, có không ít người hiếu kỳ, rướn cổ lên nhìn quà ra mắt của Trương Tịnh và Du Nhiên. Nghe đồn Bình Bắc hầu phủ hào phú, tiểu nhi tử cưới vợ thì cha mẹ chồng sẽ tặng cái gì?

Đợi nhìn thấy rõ ràng, ai nấy đều tấm tắc khen ngợi, trong lòng hâm mộ. Đó là một chiếc kim quan bằng vàng ròng đặc chế, bề ngoài tao nhã cao quý, thủ công tinh xảo, không gì sánh được. Trên kim quan được khảm nạm vài trăm viên trân châu, kim cương, hồng ngọc, phỉ thúy, đá mắt mèo, vô cùng lộng lẫy.

– Đỉnh kim quan này, giá trị đến mức nào đây.

Không ít người ngẩn ngơ nhìn, âm thầm đánh giá: “Chỉ riêng bản thân kim quan đã không tầm thường rồi, cộng thêm những đá quý cực phẩm này, khẳng định là giá trị liên thành nhỉ?”

Phu thê tân hôn sau khi bái lạy phụ mẫu thì phải bái kiến trưởng bối các chi gần. Du Nhiên nắm tay A Trì, mỉm cười nói:

– Các trưởng bối trong tộc, mẹ dẫn con đi bái kiến từng người.

Trương Tịnh vốn đang bình thản ngồi, nghe vậy thì chậm rãi đứng dậy:

– Cha với mẹ con cùng đi, dẫn tụi con bái kiến các trưởng bối trong tộc.

Có nhà các người như vậy sao? Nữ tử trung niên tướng mạo nghiêm túc rất tức giận, sợ ai ăn thê tử của tiểu nhi tử nhà các ngươi hay sao mà cha mẹ chồng phải đích thân dẫn nàng ta đi bái kiến? Xem như các ngươi lợi hại, có các ngươi bên cạnh nhìn chằm chằm, đoán chừng ai cũng không thể nói nhiều hơn nửa câu, nhẹ nhàng để tân nương qua cửa.

Đến trước mặt một đôi vợ chồng già đang ngồi, Trương Tịnh ôn hòa nói:

– Đây là tứ thúc và tứ thẩm của ta, thê tử Trương Mại, mau qua bái kiến tứ thúc tổ phụ và tứ thúc tổ mẫu.

Đôi vợ chồng già này tuổi đã hơn sáu mươi, đầu tóc hoa râm, dáng vẻ rất già yếu, chính là tứ thúc Trương Chiêu và tứ thẩm Vũ thị của Trương Tịnh.

Phu thê tân hôn bái lạy theo lễ, A Trì kính trà cho “tứ thúc tổ phụ, tứ thúc tổ mẫu”. Trương Chiêu cười ôn hòa, khen ngợi:

– A Mại, thê tử con biết lễ hiểu chuyện, sau này vợ chồng son sống tốt với nhau, bao dung, nhường nhịn lẫn nhau.

Trương Mại cười đáp ứng:


– Dạ, tứ thúc tổ phụ.

Trương Chiêu là một trưởng bối hiền lành, luôn rất yêu thương ba huynh muội hắn.

Trương Tịnh và Du Nhiên bên cạnh mỉm cười nhìn, Vũ thị có thể nói gì?

– Con ngoan, đã gả làm vợ người ta thì phải hiếu thuận với trưởng bối nhà chồng, không thể tự tiện.

Bà cười dặn dò một câu, rồi tặng một đôi hà bao bằng gấm đủ màu, nặng trịch, ắt hẳn đựng không ít châu báu.

A Trì lễ phép đa tạ. Vị tứ thúc tổ mẫu này là mẹ ruột của thập tam cô cô nhưng một chút cũng không giống thập tam cô cô! Thập tam cô cô như một dòng suối nhỏ nơi cửa Phật, trong suốt thấy đáy, còn tứ thúc tổ mẫu lại giống nước sông sau cơn mưa rào, đục ngầu, không thấy rõ bộ mặt thật.

– Đây là lục thúc và lục thẩm của ta, thê tử A Mại, tới bái kiến lục thúc tổ phụ và lục thúc tổ mẫu.

Sau Trương Chiêu, Vũ thị là lục thúc Trương Cẩm và lục thẩm Thẩm thị của Trương Tịnh. Trương Cẩm và Thẩm thị rõ ràng khá trẻ tuổi, hai người đều có dáng vẻ vô ưu vô lo, dễ thấy là người quen sống an nhàn sung sướng, chưa từng gặp qua chuyện gì phiền não.

A Trì quy củ hành lễ, Trương Cẩm vui vẻ khen:

– A Tịnh, nàng dâu nhỏ của con rất xinh đấy!

Thẩm thị cũng gật đầu theo:

– Đúng vậy, tiểu thê tử của A Mại quả thật xinh đẹp, ta không dời mắt nổi đây này!

Bà mỉm cười gỡ một đôi vòng ngọc óng ánh trong suốt trên cổ tay xuống, tự tay đeo vào cho A Trì:

– Con ngoan, ta giữ nó rất lâu, hôm nay tặng cho con. Con và A Mại sống hòa thuận với nhau, có thương có lượng, ân ân ái ái, sớm vì Trương gia khai chi tán diệp.

A Trì thoải mái đáp ứng, hành lễ tạ ơn. Đôi vợ chồng này hẳn là rất may mắn, ước chừng trên năm mươi tuổi, giữa hai đầu chân mày không hề có sự phòng bị, mặt mũi hiền hòa, ánh mắt tĩnh lặng.

Tổ phụ của Trương Tịnh, lão quốc công gia có tổng cộng sáu nhi tử, thứ trưởng tử và ngũ nhi tử đang ở biên quan xa xôi, nhiều năm chưa từng về kinh; thứ tử Trương Côn, cũng chính là Ngụy quốc công tiền nhiệm, trượng phu của thái phu nhân Lâm thị chết sớm; phụ thân của Trương Tịnh là Trương Minh đứng thứ ba, hiện đang ở Viên Dung Tự xuất gia tu hành. Cho nên chỉ có Trương Chiêu và Trương Cẩm ở kinh thành.

Sau khi lão quốc công qua đời, các nhi tử vốn phải phân gia. Lẽ ra khi mãn tang kỳ, chi thứ tư và chi thứ sáu đều nên dọn ra ngoài, chẳng qua bọn họ còn chưa dọn đi thì Trương Côn đã bệnh chết, tước vị Ngụy quốc công rơi xuống trên người Trương Mại. Trương Mại còn nhỏ, thái phu nhân Lâm thị khống chế nội trạch, sau khi bàn bạc, Trương Chiêu, Trương Cẩm cũng không dọn đi mà cùng nhau ở lại.

Gặp xong trưởng bối của Trương Tịnh thì đến những người ngang vai vế với Trương Tịnh. Huynh đệ đồng lứa với Trương Tịnh đông đúc, chi của Trương Côn có thứ tử Trương Khẩn, Trương Dũ, chi của Trương Chiêu có đích tử Trương Thư, Trương Mậu, chi của Trương Cẩm có đích tử Trương Ý, thứ tử Trương Thái. Sáu đôi vợ chồng này đều là trưởng bối của Trương Mại và A Trì, phải đi bái kiến lần lượt từng người một cũng không dễ dàng.


Trương Khẩn trong các huynh đệ đứng thứ ba, là tam đường ca của Trương Tịnh. Ông xuất thân thứ tử, từ nhỏ phải kiếm sống trước mặt đích mẫu Lâm thị nên hình thành tính cách cẩn thận dè dặt, không dễ mở miệng nói chuyện, không dễ mạo phạm người khác. Ông cười dặn dò đôi phu thê tân hôn “trăm năm hòa hợp, bao dung, nhường nhịn lẫn nhau”, không hề nói những lời dư thừa.

Thê tử của Trương Khẩn là Tô thị, tướng mạo nghiêm túc, sống lưng thẳng tắp. Bà là tam đường tẩu của Trương Tịnh, không để đứa em chồng và em dâu này vào mắt, nghiêm nghị răn dạy A Trì:

– Trương gia là gia tộc công huân trăm năm, môn đệ cao quý. Con đã qua cửa Trương gia ta thì nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt nữ tắc, hiếu thuận với trưởng bối, giúp chồng dạy con, có biết không?

A Trì rất kinh ngạc. Phụ mẫu của Trọng Khải đứng bên cạnh, đây rõ ràng là có ý công khai bảo vệ nhi tử và con dâu nhà mình, Tô thị này nổi điên cái gì mà làm khó dễ nàng trước mặt họ? Không chỉ A Trì kinh ngạc mà các họ hàng cũng âm thầm lắc đầu. Bình Bắc hầu và phu nhân làm cha mẹ chồng còn chưa dạy bảo thao thao bất tuyệt, bà chỉ là một đường bá mẫu, tới lượt bà sao? Chắc là rảnh điên rồi.

Trương Tịnh nhàn nhạt nhìn về phía Trương Khẩn, vợ ông có bệnh à, mau đi mời đại phu chữa trị, đừng ngừng thuốc. Trương Khẩn là một người sợ vợ, không dám phác tác với thê tử, lại không dám đắc tội Trương Tịnh, ông sốt ruột đến đổ mồ hôi:

– Phu nhân, cháu dâu kính trà, bà uống nhanh đi.

Ông dẫn đầu nâng chung trà lên, uống một ngụm, lấy trong tay áo ra một hồng bao đặt trên khay, cười nói:

– Cháu dâu, đây là chút tâm ý của bá phụ, đừng ghét bỏ.

Tô thị quay đầu lạnh lùng nhìn Trương Khẩn, trong mắt có ý khiển trách. Đợi bà quay đầu lại thì sợ ngây người: Trương Mại đưa tay nhận lấy cái khay trong tay A Trì, đặt mạnh trên bàn cạnh bà, rồi cúi người kéo A Trì rời đi.

Tân nương mới qua cửa kính trà cho trưởng bối, trưởng bối còn chưa răn dạy xong, chưa uống trà mà dám đứng lên!

– Đây là phép tắc nhà ai?

Tô thị tức run cả người, run giọng chất vấn.

Căn bản không ai để ý tới bà ta. Kế tiếp là vợ chồng Trương Dũ đứng thứ tư, Trương Dũ không phải người nóng tính, thê tử Đường thị của Trương Dũ là kế thất, khoảng hai mươi lăm hai mươi sáu tuổi, mảnh mai xinh đẹp, rất biết làm người, A Trì mới hành lễ, bà đã cười nâng chung trà lên nhấp môi, mau chóng kéo A Trì đứng dậy, chân thành nói:

– Con có mẹ chồng chỉ dạy rồi, ta là đường bá mẫu cách chi, cũng không có gì dặn dò con. Con ngoan, chỉ cần nghe lời mẹ chồng con là được, những cái khác đều không cần để ý.

Bà nhét một hà bao khảm vàng khảm ngọc vào tay A Trì:

– Con ngoan, cầm lấy chơi đi.

Kế tiếp là vợ chồng Trương Thư, Trương Mậu, Trương Ý và Trương Thái, lại càng khách khí, càng thân mật hơn, mỗi người đều mang vẻ mặt hòa nhã, giọng nói luôn vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế. Quà ra mắt thì khỏi phải nói, cực kỳ trọng hậu.

Tô thị nổi giận hồi lâu, bao gồm cả chồng bà, một người để ý tới bà cũng không có. Tô thị thất vọng quay đầu, nhi tử, khuê nữ, tụi con ở đâu rồi? Người khác không giúp ta, không lẽ tụi con cũng trèo cao quyền quý, không cần mẹ ruột?

Dưới đất một đám vãn bối đứng đông nghịt. Trong đám người có một nam tử thanh niên tướng mạo thật thà hiền lành và một tiểu cô nương khoảng mười ba mười bốn tuổi né tránh, không dám nhìn vào mắt Tô thị, co lại trong đám người không dám lên tiếng.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.