Đọc truyện Tình sử Angélique – Chương 5
Tháng sáu, ông già Xôliê gả chồng cho con gái. Lễ cưới linh đình như ngày hội lớn. Ông ta là tá điền thuê đất duy nhất của Nam tước Xăngxê, còn những nông dân khác thì cấy rẽ và nộp một nửa hoa lợi cho chủ
ất. Ông đồng thời là chủ quán rượu trong làng nên sống thật sung túc.
Nhà thờ nhỏ theo kiến trúc Rômăng được trang hoàng bằng hoa và những cây nến to. Ông Nam tước thân hành dẫn cô dâu đến bàn thờ Chúa. Cỗ cưới kéo dài mấy ngày liền. Các bàn đều đầy bánh ngọt, xúc xích, pho mát và cả rượu nho. Sau bữa ăn, theo tục lệ, tất cả các bà mẹ trong làng đều trao tặng phẩm cho cô dâu. Cô gái này ngồi trong căn nhà mới của mình, trên chiếc ghế dài dặt sau cái bàn lớn chất đầy dần nào bát đĩa, vải vóc, nào xoong chảo bằng đồng, bằng thiếc. Đôi mắt cô dâu hiền lành như mắt chú bê non, sáng long lanh vui thích dưới một vành hoa thược dược lớn.
Bà Nam tước Xăngxê thấy hơi bối rối vì mang đến một quà tặng khiêm tốn: một số bát đĩa sứ loại tốt mà bà vẫn dành cho những dịp tương tự. Bấy giờ Angiêlic mới chợt nhận xét rằng ở nhà mình vẫn ăn bằng những cái bát xoàng của ông dân. Cô phẫn nộ và buồn vì sự phi lý đó. Người ta kỳ quặc thật! Có thể đánh cuộc ăn chắc rằng cô dâu mới của làng này sẽ chẳng bao giờ đem ra dùng những cái đĩa đẹp này mà chỉ cất kỹ ở trong rương; còn khi ăn thì vẫn tiếp tục dùng những cái bát đĩa xoàng như trước đây thôi! Thế mà ở lâu đài Plexi, có bao nhiêu đồ vật tuyệt vời bị bỏ quên như chôn vùi trong một nấm mồ!
Mặt Angiêlic bỗng sa sầm, khiến cô hôn mừng cô dâu chẳng có chút tình cảm nào. Trong khi đó, đám trai làng tụ tập chung quanh cái giường cưới rộng thênh thang đang cười đùa nhảy nhót.
– Ơ này, cô gái! Một anh chàng trong bọn họ nói bô bô – chỉ cần nhìn qua cô em và anh chàng rể của cô là thừa đoán được điều này: tảng sáng ngày mai, hai anh chị sẽ mừng rơn khi bọn mình mang món “rượu hâm nóng” đến chúc nhỉ.
Angiêlic hỏi mẹ khi hai mẹ con bước ra ngoài:
– Mẹ ơi, món “rượu hâm nóng” là gì? Sao họ nói đến luôn miệng trong các đám cưới hở mẹ?
– Đấy là một phong tục ở nông thôn: người ta nhảy múa, trao tặng phẩm cho cô dâu chú rể – bà mẹ trả lời bằng cách lảng tránh.
Lời giải thích không làm vừa lòng cô con gái. Cô bé tự nhủ: thế nào ta cũng phải xem cho bằng được, không bỏ lỡ dịp này. Chị cô bé khăng khăng đòi về nhà, vì cô kêu nóng quá và trong người không được khỏe. Bà Xăngxê đến chỗ chồng đang ngồi với những người tai mắt trong làng, dặn ông rằng mình về trước với con gái lớn, còn Angiêlic ở lại với bố. Cô bé ngồi xuống cạnh bố một lúc: cô ăn uống khá no nê, hơi buồn ngủ.
Ngồi quanh bàn lúc đó còn có ông linh mục, ông xã trưởng, ông giáo làng kiêm chủ hiệu cắt tóc, người hát cầu kinh và kéo chuông nhà thờ, cùng với một số chủ trại được gọi là những “trung nông khá giả” (vì có bò kéo cày và thuê vài công nhân). Họ họp thành một thuộc tầng lớp trên ở nông thôn. Trong nhóm còn có bố cô dâu, ông Pôn Xôliê, chủ nuôi bò ngựa và lừa. Người nông dân vạm vỡ này thật ra là một người chủ trại khá giả nhất trong vùng. Mặc dù Nam tước Xăngxê là chủ ruộng đất, ông Xôliê người thuê đất của ông chắc chắn giàu có hơn Nam tước n
Nhìn vầng trán hằn sâu những nếp răn của ông Nam tước, Angiêlic đoán được ý nghĩ của bố không khó khăn gì. Chắc ông buồn rầu tự nhủ:
– Thêm một dấu hiệu suy đồi của người quý tộc.
Giữa lúc đó, có sự nhốn nháo quanh gốc cây du lớn ở giữa một bãi rộng, ở đây vừa xuất hiện hai người mang hai chiếc kèn túi, tiếp đến là một người thổi sáo.
– Sắp đến lúc nhảy múa rồi – Angiêlic kêu to và phóng ra phía nhà ông xã trưởng, nơi cô giấu đôi guốc của mình.
Người bố trông thấy con gái mình vừa nhảy nhót với đôi chân thoăn thoắt, vừa nhảy vừa vỗ tay theo nhịp các điệu vũ dân gian. Mớ tóc vàng óng của cô bé cũng nhảy nhót trên hai vai. Có lẽ, nhìn bộ áo ngắn và chật cô mặc, ông Nam tước chợt nhận thấy con gái mình đã lớn bổng lên trong mấy tháng vừa qua. Angiêlic trước đây vốn mảnh khảnh, bây giờ trông đầy nhựa sống với tuổi tròn mười hai: đôi vai đã rộng thêm ra, bộ ngực đã làm hơi căng tấm áo vải “xéc” đã sờn. Với làn da hơi rám nắng và đôi má hơi ửng hồng, cô dồi dào sinh lực. Đôi môi ươn ướt hé mở lúc cô cười, để lộ hàm răng tuyệt đẹp. Giống như số đông cô gái nông thôn, cô gài một bó hoa anh thảo tím và vàng ở khe áo trước ngực.
Các ông khách ngồi gần Nam tước đều sửng sốt trước vẻ sôi nổi và tươi mát của cô.
– Tiểu thư của Ngài đã thành một cô gái xinh đẹp lắm rồi – ông già Xôliê nói và mỉm cười lấy lòng rồi nháy mắt người ngồi bên cạnh.
Nam tước Xăngxê thấy tự hào, nhưng xen chút lo ngại. Đột nhiên ông tự nhủ:
– Con nó đã lớn nhiều rồi, không thể để mặc nó giao du với bọn quê mùa này được. Chính nó, chứ không phải Ooctăngxơ, cần được gửi đi học ở trường các bà tu sĩ….
Chẳng cần để ý đến những cặp mắt nhìn chằm chặp v những lời nhận xét dành cho mình, Angiêlic vui cười hòa mình vào đám thanh niên nam nữ đang ùa đến từng nhóm hoặc từng đôi một. Cô suýt vấp phải một chàng trai mà thoạt đầu cô không nhận ra, vì anh ta ăn mặc quá sang trọng.
– Ồ, Valăngtin, anh bạn tôi! – cô kêu lên bằng tiếng địa phương mà cô rất thạo – cậu trông điển trai nhỉ!
Anh con trai ông chủ cối xay bột mặc áo vét tông chắc hẳn được may đo ở thành phố bằng thứ vải dạ xám thượng hạng. Cả áo vét tông lẫn áo gi-lê đều có khuy nhỏ bằng vàng bóng loáng. Chàng trai mười bốn này người vạm vỡ như một lực sĩ, tuy hơi vụng về ngượng nghịu trong bộ cánh mới, anh ta có bộ mặt hồng hào đầy tự mãn.
Đã khá lâu không gặp Valăngtin, Angiêlic nhận thấy mình chỉ cao gần tới vai cậu ta, nên có cảm giác hơi rụt rè. Để xua tan ngượng nghịu, cô cầm lấy tay anh chàng nói:
– Lại nhảy đi.
– Ồ không, tôi không muốn làm bẩn bộ áo đẹp này – cậu ta từ chối – tôi đi làm vài chén với cánh đàn ông đây – anh chàng nói ra vẻ quan trọng, và tiến về cái bàn của những “vị tai mắt”. Bố cậu ta đã ngồi ở bàn này rồi.
– Lại nhảy đi! – một cậu thanh niên vừa nói to, vừa vòng tay quanh người Angiêlic.
Đó là Nicôla, anh ta có đôi mắt đen láy màu hạt dẻ chín, ánh lên niềm vui.
Hai người mặt đối mặt, bắt đầu đưa chân bước nhịp nhàng theo tiếng nhạc the thé và những điệp khúc của hai cái kèn túi và cây sáo. Những điệu nhảy này tuy có phần đơn điệu và nặng nề, nhưng lại có những tiết tấu hết sức nhịp nhàng. Ngoài kèn túi và sáo, nhạc cụ chính ở đây là những chiếc guốc gỗ mà những người nhảy dập gót xuống đất thật đều. Và những hình nét phức tạp mà mỗi người nhảy tạo ra càng làm tăng thêm sự duyên dáng và hoàn hảo của điệu vũ thôn dã này.
Trời đã tối dần, không khí mát mẻ làm dịu những vầng trán lấm tấm mồ hôi. Bị cuốn hút vào những bài nhảy, Angiêlic thấy phấn khởi l lâng, không vấn vương nghĩ ngợi gì. Bạn nhảy nhanh chóng nối nhau đến mời cô. Trong những ánh mắt sáng lên niềm vui của họ, cô đọc được những tình cảm làm cô náo nức. Khi cuộc khiêu vũ dừng lại người ta kéo đến các bàn đầy những món giải khát.
-“Bố ơi, bố đang nghĩ gì vậy?” – Angiêlic hỏi và ngồi xuống cạnh ông Nam tước đang cau trán. Ông bố hầu như phật ý vì thấy con gái vô tư lự và vui vẻ như vậy; trái lại, ông ta thì lo nghĩ ngổn ngang, đến nỗi chẳng còn vui thú gì như xưa nay ông thường cảm thấy trong những ngày hội làng.
– Nghĩ về thuế má chứ còn gì nữa – ông Nam tước trả lời.
Cô không tán thành.
– Bố nghĩ ngợi như vậy là không đúng đâu, mọi người đang đùa vui thế này. Thế các bác nông dân có nghĩ ngợi về thuế đâu, mặc dù chính họ phải đóng thuế nặng hơn mọi người, phải không ạ, thưa ông Coócnơ?
Mọi người cười ồ.
Người ta bắt đầu hát hò. Ông già Xôliê cất giọng đọc câu hò chế giễu người thu thuế, còn bản thân ông Coócnơ nhân viên thu thuế, thì đành phải ngồi nghe và mỉm cười dễ dãi. Nhưng chẳng mấy chốc đã nổi lên những câu hò vô thưởng vô phạt như trước: đây là những loại câu quen thuộc ở mọi đám cưới. Và Nam tước Xăngxê, lo ngại vì thấy con gái uống cạn hết cốc này đến cốc khác, đã quyết định ra về.
Ông bảo Angiêlic chào để theo ông về. Anh trai cô là Raymông và các em nhỏ của cô đã cùng u già ra về từ lâu rồi. Chỉ còn người anh cả là Giôxơlanh còn ở lại, cánh tay quàng ngang lưng cô gái xinh đẹp nhất.
Đinh ninh rằng Angiêlic đang bước theo sau, ông Nam tước lần lượt chào tạm biệt mọi người. Nhưng cô con gái ông lại có những dự tính khác. Từ mấy giờ nay, cô đã suy tính làm cách nào dự được nghi lễ chúc “rượu hâm nóng” vào lúc tảng sáng hôm sau. Vì vậy, nhân lúc mọi người chen chúc xô đẩy, cô lách khỏi đám đông, rồi tụt guốc ra cầm tay, cô bắt đầu chạy vút về tận cuối làng. Ở đây mọi túp nhà đều vắng tanh không một bóng người, cả người già cũng không. Cô khám phá ra một cái thang bắc lên một nhà kho, t lên thoăn thoắt, và tìm thấy một đống cỏ khô mềm mại có mùi thơm dễ chịu. Men rượu nho và sự mệt mỏi sau cuộc nhảy làm cô ngáp ngủ.
“Mình ngủ đi một lúc” – cô tự nhủ – khi mình tình dậy, chắc đã đến giờ xem chuốc “rượu hâm nóng”.
Đôi mí mắt cô khép lại, và cô ngủ say ngay.
Khi tỉnh dậy, Angiêlic phấn chấn cảm thấy trong người khoan khoái nhẹ nhàng. Trong nhà kho tối đen và ấm áp. Trời vẫn đang đêm: từ xa còn vẳng lại tiếng đùa vui của những người nông dân.
Angiêlic không hiểu rõ cái gì đang diễn ra trong người mình. Toàn thân thấy thật êm ái dễ chịu, cô muốn duỗi người ra và rên nhè nhẹ. Bỗng cô cảm thấy một bàn tay chầm chậm xoa lên ngực mình rồi đưa thấp xuống vuốt lên hai đùi cô. Một hơi thở nóng phả vào hai má cô. Những ngón tay cô duỗi ra chạm phải một làn vải cứng nhắc.
– Cậu đấy à, Valăngtin? – cô thì thào.
Anh chàng không trả lời, chỉ nhích lại gần thêm.
Hơi men rượu nho và bóng tối đầu độc cô nhè nhẹ; dường như ý nghĩ Angiêlic bị một làn sương mù bao phủ. Cô không sợ hãi. Cô đã nhận ra Valăngtin nhờ tiếng thở nặng nề và mùi của người hắn, với đôi bàn tay bị cói sậy và cỏ ở đầm lầy cào xước. Làn da thô ráp của hắn làm cô run run.
– Cậu không còn sợ làm bẩn bộ cánh đẹp của mình nữa à? – cô bé nói nhỏ, với vẻ ngây thơ, vô tình có xen lẫn chút ranh mãnh.
Anh chàng ậm ừ trong cổ, và dụi trán vào cái cổ duyên dáng của cô
– Cô thơm quá – hắn ta thở dài – cô thơm như cây Angiêlic nở hoa.
Hắn tìm cách hôn cô. Nhưng cô không ưa sự đụng chạm của đôi môi ướt đang dò tìm môi cô. Cô đẩy hắn lui ra. Hắn b lấy cô mạnh hơn và đè người lên mình cô. Sự thô bạo đột ngột đó làm Angiêlic tỉnh hẳn. Cô vùng vẫy, cố ngồi lên, nhưng hắn tìm cách khoá tay cô, và thở hổn hển. Cô liền nắm chặt hai tay, đấm như mưa vào mặt hắn và thét lên giận dữ:
– Buông ta ra, thằng nhà quê, buông ra!
Cuối cùng hắn phải buông cô. Cô liền bước ra khỏi đống cỏ, rồi tụt thang xuống đất. Cô cảm thấy giận dữ và buồn, không rõ vì sao. Bên ngoài, trong đêm nổi lên những tiếng reo hò và ánh đèn đuốc.
– A, đoàn nhảy rồng rắn!
Đám thanh niên, tay nắm tay, chạy nhảy qua ngay cạnh Angiêlic và cuốn cô theo như một dòng thác. Dòng người tràn vào các đường nhỏ và các ngõ hẻm, nhảy qua cả những hàng rào, tỏa xuống đồng ruộng dưới ánh sáng mờ mờ trước lúc rạng đông. Say mềm vì rượu nho và rượu táo, đoàn người chốc chốc lại vấp ngã, người này kéo người kia lăn theo và cùng cười rộ lên. Họ chạy vòng lại bãi đất rộng. Dòng người ào ào kéo đến xô đẩy các bàn ghế đổ lăn kềnh. Các cây đuốc tắt lụi dần.
– Món “rượu hâm nóng”! “Rượu hâm nóng” đâu! – những tiếng hô nổi lên.
Đám thanh niên đến đập cửa nhà ông xã trưởng. Ông này đã đi ngủ.
– Dậy thôi, ngài công dân! Ta phải kéo đi chúc sức khoẻ cho cặp vợ chồng mới cưới chứ!
Angiêlic đã tìm cách thoát ra khỏi chuỗi người, vì cánh tay cô bị giằng kéo đau nhức. Cô đứng xem một đám rước kì quặc tiến lại gần.
Dẫn đầu là hai nhân vật lố bịch mặc rách và đeo chuông theo những vai hề của nhà vua. Tiếp theo là hai chàng trai khiêng một cái đòn gánh lồng qua hai tay của một cái chảo cực lớn. Chung quanh, những thanh niên khác vác những vò rượu nho và cốc. Tất cả những người dân trong làng còn đủ sức đứng vững được trên đôi chân đều theo sau. Giống như một đám rước chẳng chút khách sáo, đoàn người kéo vào ngôi nhà nhỏ của đôi vợ chồng mới
Angiêlic thấy cặp vợ chồng khá dễ thương, đang nằm sánh đôi trên cái giường lớn. Cô dâu xấu hổ đỏ bừng mặt. Tuy nhiên cả hai vợ chồng đều ngoan ngoãn uống cạn cốc rượu nho hâm nóng với đồ gia vị mà đám thanh niên đưa mời. Nhưng bỗng có một vị khách say bí tỉ định giở trò lật tung tấm chăn phủ người họ. Chàng rể liền giáng cho một quả đấm như búa bổ khiến hắn ta ngã lộn nhào. Nổ ra một cuộc xô xát làm cho cô dâu vừa kêu thét vừa giữ chặt lấy cái chăn che thân. Bị chen lấn giữa đám người nhễ nhại mồ hôi, sặc sụa hơi rượu và mùi quần áo chua, cô gần như ngạt thở. Angiêlic suýt bị xô ngã, và chút nữa thì bị họ giẫm đạp lên người. May có Nicôla nâng cô lên và kéo thoát ra ngoài.
– Phù…. – cô thở dài, sau khi được hít thở không khí mát trong lành – này, Nicôla, tại sao người ta lại mời những cặp vợ chồng mới cưới uống rượu hâm nóng với chất cay nhỉ?
– À, cốt để tăng thêm sức cho họ sau đêm tân hôn, chứ còn gì nữa.
– Thế họ mệt nhọc đến vậy cơ à?
– Thấy người ta nói thế…
Bỗng cậu thanh niên cười phá lên. Đôi mắt cậu ta long lanh, những chùm tóc quăn đen nhánh xòa xuống vầng trán có nước da bánh mật. Cô nhận thấy anh chàng cũng say không kém những người khác. Bỗng nhiên hắn giang rộng hai cánh tay và lảo đảo tiến lại sát cô:
– Angiêlic, cô…. cô thật dịu hiền; thật đấy, khi cô nói năng như vậy… cô đáng yêu quá, Angiêlic.
Hắn vòng hai cánh tay quanh cổ cô. Cô vùng ra, không nói một lời, và bỏ đi.
Mặt trời mọc tỏa ánh sáng trên bãi đất rộng của làng nay đã vắng tanh. Cuộc khiêu vũ đã tan. Angiêlic ngập ngừng bước đi trên lối mòn dẫn về tòa lâu đài của bố, những ý nghĩ cay đắng luẩn quẩn trong đầu.
Vậy là, sau Valăngtin, cả Nicôla cũng đối xử kì quặ với cô. Cô đã mất đi cả hai người bạn cùng một lúc. Cô có cảm giác tuổi thơ của mình đã bị chôn vùi. Chợt nghĩ rằng sẽ không bao giờ mình còn được quay trở lại vùng đầm lầy và các cánh rừng cùng với những bạn quen hàng ngày, cô rơm rớm nước mắt muốn khóc lên.
Ông Nam tước Xăngxê và ông già Guyôm trên đường đi tìm Angiêlic đã trông thấy cô. Cô bé bước thấp bước cao lại gần, thiểu não với tấm áo rách và đầu tóc cỏ vương đầy.
– “Main gốt” – bác Guyôm kêu lên và đứng sững lại.
– Con ở đâu về thế, Angiêlic? – ông Nam tước nghiêm nghị hỏi.
Nhưng nhìn thấy cô bé không đủ sức trả lời, người lính già cúi xuống giang tay nâng cô lên và bế cô về lâu đài.
Thật sự bối rối, ông Ácmăng đờ Xăngxê tự nhủ: phải thật nhanh chóng – không bằng cách này thì cách khác – gửi con gái thứ hai của mình đi học trường các bà nữ tu sĩ.