Đọc truyện Tình sử Angélique – Chương 20
Một chuỗi cười điên dại vang lên dọc theo hành lang vắng. Angiêlic đứng sững lại, đưa mắt nhìn quanh. Chuỗi cười vẫn kéo dài, lên tới đỉnh cao rồi tắt đi trong tiếng thổn thức, và lại nổi lên. Đó là tiếng cười của một phụ nữ Angiêlic không trông thấy người cười. Giữa cơn oi nồng giữa ngày, nàng dạo chân tới khu vực hết sức yên tĩnh của lâu đài này. Nắng ấm đầu mùa tháng tư làm cho không khí trong Lâu đài học vui trở thành ngột ngạt. Các cậu thiếu niên tùy tùng ngủ gà ngủ gật ở cầu thang. Không thích ngủ trưa, Angiêlic quyết định đi dạo lang thang trong toàn dinh thự của mình mà nàng chưa mấy thông thạo. Còn bao nhiều cầu thang, phòng lớn, cửa ngăn và lối đi dẫn tới những hành lang ngang dọc mà nàng chưa khám phá hết.
Mọi người đều ngủ say. Nàng chú ý tới một cánh cửa hé mở ở cuối hành lang. Có tiếng nước hắt đổ ào và chuỗi cười tắt đột ngột. Tiếng một người đàn ông nói.
Đó là tiếng
Angiêlic rón rén lại gần và đưa mắt nhìn qua khe cửa…
Chồng
nàng đang ngồi. Nàng chỉ thấy lưng chiếc ghế bành với bàn tay ông cầm điếu xì gà để trên thành ghế.
Trước mặt Bá tước, một người đàn bà rất đẹp đang quỳ giữa vũng nước đổ lênh láng trên sàn gạch. Angiêlic không nhận ra người phụ nữ ấy. Bà ta vận bộ đồ đen sang trọng nhưng ướt sũng. Một cái vạc bằng đồng đen rỗng không ở cạnh đó. Vạc này thường đựng nước ngâm lạnh các chai rượu nho, rõ ràng nước trong vạc vừa bị hất xuống đất. Người phụ nữ với mớ tóc đen dài đẫm nước dính bết ở thái dương, giương đôi mắt tròn xoe kinh hãi nhìn đôi cổ tay áo thêu đăng ten nhàu nát của mình. Bà ta kêu lên nhưng cố sức hạ bớt giọng:
– Ông dám đối xử với tôi tệ như thế này ư?
– Tôi buộc phải làm thế, người đẹp ạ! – Ông Perắc nói dịu dàng pha lẫn trách móc. – Tôi không thể để mặc cho cô tự hạ phẩm giá của mình trước mặt tôi được. Nếu cứ để thế, sau này cô sẽ không bao giờ tha thứ cho tôi! Thôi nào, đứng lên, Cácmenxita! Áo của cô sẽ mau khô thôi, trời nóng ghê gớm. Hãy lại ngồi ở ghế tựa kia, trước mặt tôi nào.
Người phụ nữ gắng gượng để đứng lên. Bà ta là một phụ nữ cao lớn, sắc đẹp ngồn ngộn theo kiểu danh họa Rămbrăng và Rubenx hay mô tả. Bà đến ngồi trên cái ghế tựa do Bá tước chỉ cho, đôi mắt đen láy mở to nhìn trừng trừng như người mất hồn.
– Thế có vấn đề gì nào? – Bá tước cất lời, khiến Angiêlic run run, bởi vì giọng nói thản nhiên của con người mà khuôn mặt bị che khuất ấy có sức lôi cuốn mà nàng chưa nhận thấy trước đó – Hãy xem, Cácmenxita, cô đã bỏ Tuludơ hơn một năm rồi. Cô lên kinh đô Pari cùng với chồng; cương vị cao của ông ta bảo đảm cho cô một cuộc sống huy hoàng ở đó. Cô đã tỏ ra bội bạc đối với bọn dân tỉnh lẻ chúng tôi đến mức chẳng hề viết cho chúng tôi một dòng thư nào. Vậy mà bây giờ bỗng dưng cô xuất hiện ở Lâu đài học vui này, kêu la, than vãn… đúng ra là vì cái gì kia chứ?
– Vì yêu! – Người phụ nữ đáp với giọng khàn khàn và n lên. – Em không sống thiếu anh được. Ôi, chớ ngắt lời em! Anh không biết một năm dài đó đã làm em đau khổ biết chừng nào. Vâng, em tưởng rằng Pari sẽ làm cho em thỏa lòng khao khát lạc thú và giải trí. Nhưng giữa những ngày hội hè tưng bừng nhất ở Triều đình, em thấy buồn nản. Em nhớ Tuludơ và tòa lâu đài hồng học vui. Em cũng có những người yêu em, nhưng phong cách thô lỗ của họ làm em công phẫn và em đã hiểu: người mà em thiếu chính là anh. Ban đêm, em trằn trọc và thấy anh trong mơ, em thấy đôi mắt anh rực lửa như lò luyện kim của anh, thấy đôi bàn tay trắng trẻo khéo léo của anh…
– Và dáng đi duyên dáng của tôi! – Bá tước nói thêm và khẽ cười. Ông ta đứng lên, đi lại gần người phụ nữ, cố ý bước khập khễnh hơn lúc thường.
Người đàn bà nhìn thẳng vào mắt ông:
– Đừng lấy giọng khinh bỉ mà gạt bỏ em như thế. Chân khập khiễng và các vết sẹo của anh thì có quan trọng gì đối với những phụ nữ được anh yêu kia chứ?
Bà ta giơ tay ra phía ông, thì thầm:
– Anh đem lại cho họ say sưa. Trước khi biết anh, em vốn tính lạnh lùng. Anh đã đốt lên ngọn lửa thiêu cháy trái tim em.
Tim Angiêlic đập mạnh và gấp. Nàng sợ hãi điều gì đó không rõ rệt: có lẽ nàng lo rằng bàn tay chồng mình sẽ đặt lên cái vai kiều diễm, làn da mịn màng, vàng ngọc đang tự nguyện hiến dâng say đắm.
Nhưng Bá tước vẫn đứng tựa vào bàn và hút thuốc với vẻ bình thản. Angiêlic thấy ông ở tư thế nhìn nghiêng phía có sẹo quay sang bên kia. Bống nhiên nàng như vừa phát hiện được khuôn mặt mới của một con người khác, với những nét thanh tú như một khuôn mặt khắc trên tấm kỷ niệm chương với bộ tóc đen lánh.
– Kẻ nào mà lửa khát vọng bùng cháy ghê gớm quá thật ra chưa biết yêu. – Ông nói và nhả một làn khói xanh vẻ thờ ơ. – Cô hãy nhớ lại những lời chỉ dẫn về yêu đương thanh lịch mà cô đã học được ở lâu đài học vui này. Hãy quay về Pari, Cácmenxita ạ. Đấy là nơi nương mình cho những người giống như c
– Nếu ông xua đuổi tôi, tôi sẽ lánh vào tu viện. Dù sao thì chồng tôi cũng đang muốn nhốt tôi vào tu viện kia mà.
– Ý rất hay đấy, phu nhân thân mến ạ. Tôi nghe nói một số lớn cơ sở ngoan đạo đã được thành lập ở Pari, ở đấy việc dốc lòng theo Chúa làm điều thiện đang thành phong trào lớn.
Đôi mắt Cácmenxita lóe lên ánh giận dữ:
– Vậy tất cả cảm tưởng của ông chỉ có thế? Tôi sắp chôn vùi cả cuộc đời tôi sau cái khăn choàng mặt của kẻ tu hành, vậy mà đến lòng thương hại ông cũng chẳng có!
– Dự trữ tình thương của tôi là hết sức nhỏ nhoi. Nếu có kẻ nào đáng thương hại trong toàn bộ câu chuyện này, tôi thấy chỉ có một người, đó là phu quân của bà, ngài công tước Mêrơcua. Ông ta đã quá dại dột nên mới đưa bà từ Mađrit về trên những cỗ xe ngựa đại sứ của ông ta. Cácmenxita, xin bà đừng lôi cuốn tôi quay về với cuộc sống sôi sục như núi lửa của bà nữa. Xin cho phép tôi nhắc lại vài điều dạy của Khoa yêu đương: “Người đang yêu không được có hơn một người tình cùng một lúc” và điều này nữa “tình yêu mới xua đuổi tình yêu cũ”.
– Ông đang nói về tôi hay là về bản thân ông đấy?
Dưới làn tóc đen, đối lập với bộ áo đen, gương mặt người phụ nữ bỗng trắng bệch như đá hoa cương:
– Ông nói như thế là vì vợ ông chăng? Tôi thấy ông không còn yêu tôi nữa rồi – Cácmenxita kêu lên – Chao ôi! Em hiểu thấu lòng anh hơn anh nghĩ mà!
Bà ta ngồi thụp xuống, bám chặt lấy áo ông Perắc:
– Chưa muộn đâu. Yêu em đi! Chiếm lấy em đi! Chiếm lấy em đi!
Angiêlic không còn sức nào để nghe tiếp nữa. Nàng bỏ chạy. Nàng lao như mũi tên dọc th hành lang, chạy xuống thang gác. Đến bậc cuối cùng, nàng suýt vấp phải Cuaxi-Ba đang gảy đàn ghita, lẩm nhẩm một điệu hát quê hương với một giọng hát êm như nhung. Thấy nàng, anh ta nhe răng cười và chào:
– Kính chào Phu nhân.
Chẳng trả lời, nàng vẫn chạy tiếp.
Các vị khách trong lâu đài đã lần lượt dậy. Vài phu nhân đã vào phòng lớn, uống nước lạnh. Angiêlic không dừng lại, gắng gượng mỉm cười chào các bà lúc đi qua.
Cuối cùng nàng về tới phòng riêng và gieo mình xuống giường.
“Thật quá quắt!” – Nàng tiếp tục nghĩ thầm.
Nhưng dần dần, nàng phải thừa nhận với mình rằng nàng cũng không hiểu vì sao lại thấy choáng váng mạnh như vậy. Dù sao, nàng cũng thấy không thể chịu đựng được nữa. Không thể để cho tình hình này tiếp tục diễn ra.
Angiêlic giận dữ cắn vào tấm khăn tay thêu đăng ten, và mặt sa sầm nhìn quanh. Yêu đương quá nhiều, đó là điều làm nàng công phẫn. Ai cũng nói đến yêu, tranh luận với nhau về yêu đương ở lâu đài này, ở cái thành phố này. Ở Tuludơ, Ngài tổng giám mục đôi khi cũng phải giáng sấm sét từ trên bục giảng đạo uy nghi của ngài, chống những kẻ trác táng, những người phóng đãng với đám người tình trang sức xa hoa của họ; Ngài từng cảnh báo họ hãy dè chừng trước ngọn lửa trừng phạt của âm phủ, nếu không phải là ngọn lửa hành hình của Tòa án giáo hội. Những lời đó của Đức cha rõ ràng ám chỉ Lâu đài học vui.
Học vui! Nghĩa của nó là gì? Học vui! Chủ nhân là một kẻ thọt chân, khi thì nhạo báng, khi thì lãng mạn, một tên phù thủy đã dùng tiền và khoái lạc để nô dịch hóa thành phố Tuludơ.
“Ôi sao ta căm ghét ông ta thế! Ta ghê tởm ông ta!” – Angiêlic giậm chân kêu lên.
Nàng lắc mạnh cái chuông con bằng bạc mạ vàng. Chị hầu Macgô bước vào ra lệnh cho chị gọi đem kiệu đến cùng mấy người hộ vệ, nàng muốn rời đây ngay lập tức để về nhà thủy tạ bên sông Garon.
Tối đến, Angiêlic ngồi lâu ở sân thượng trước phòng mình. Dần dần sự yên tĩnh bên bờ sông xoa dịu bớt thần kinh căng thẳng của nàng. Ngồi đơn độc, nàng gắng sức suy nghĩ để hiểu rõ tâm trạng của mình. Nàng giụi trán vào lan can:
“Ta sẽ không bao giờ được biết đến tình yêu.” – Angiêlic buồn bã nghĩ thầm.
Cuối cùng, uể oải và mệt mỏi, nàng định trở vào phòng riêng thì bỗng nghe tiếng đàn ghita phía dưới cửa sổ. Angiêlic cúi xuống nhìn, nhưng không trông thấy ai trong bóng đêm giữa các lùm cây:
“Có lẽ là cậu nhỏ Ăngricô đã về đây để cho ta có bạn. Cậu thiếu niên dễ thương thật…” – Nàng nghĩ thầm.
Nhưng người nhạc sĩ giấu mình ấy đã cất tiếng hát. Giọng trầm và khỏe này không phải là của một thiếu niên. Ngay từ những nốt nhạc đầu tiên, người phụ nữ trẻ đã thấy trái tim mình rung động. Tiếng hát lên bổng xuống trầm, khi êm mượt như nhung, khi âm vang mạnh mẽ, lời ca được phát âm chính xác tuyệt vời. Chất lượng của tiếng hát thật hiếm có, dù rằng tối đến Tuludơ tràn ngập các ca sĩ nghiệp dư đa tình, và ở khắp miền Lănggơđốc không ít người hát hay. Đây đúng là nghệ sĩ. Tiếng hát có một âm lượng đặc biệt, làm lay động cả khu vườn và rung rinh bóng trăng. Chàng hát một bản tình ca cổ bằng tiếng Ốc xưa cũ, thứ tiếng tế nhị mà Bá tước Perắc thường ca ngợi. Angiêlic không hiểu hết lời bài hát, nhưng có một từ luôn được nhắc đi nhắc lại: “Amorê! Amorê!”
Tình yêu!
Bây giờ nàng đã vững tin:
– Đúng ông ta là thi sĩ hát rong cuối cùng của xứ sở này, đúng giọng hát vàng của vương quốc đây rồi!
Nàng chưa từng được nghe ai hát hay như thế bao giờ. Người ta thường nói với nàng:
– Ôi! nếu như chúng ta được nghe giọng hát vàng của Vương quốc! Ông ta không hát nữa rồi. Biết bao giờ ông ta mới lại hát nữa!
Nói thế xong, người ta thường nhìn nàng tỏ ý thương hại nàng không có cái may mắn được biết con người danh tiếng của quê hương họ.
“Ông ta đấy! Ông ta đấy! – Angiêlic nghĩ thầm – Làm sao ông ta đến đây được? Ông ta đến đây vì mình ư?”
Rồi nàng lại tự cười mình:
– Mình rồ dại quá! Có thể chính ông Hầu tước Angđigiô hoặc một người đa tình nào khác đã thuê một ca sĩ đến hát tặng mình chăng?
Mặc dù vậy, nàng vẫn mở cửa phòng. Hai tay đưa lên ngực để nén tiếng hồi hộp, nàng lướt qua phòng đợi, bước xuống cầu thang đá hoa cương trắng và đi vào vườn.
Tiếng hát vẳng ra từ dưới giàn dây leo che một bức tượng nữ thần hoa quả Pômon. Khi Angiêlic đến gần, người ca sĩ im bặt nhưng tiếp tục gẩy nhẹ đàn ghita. Ánh trăng sáng giọi xuống vườn cho nàng thấy mờ mờ dưới giàn cây một bóng đen ngồi dựa vào chân pho tượng.
Trông thấy nàng, người lạ không động đậy
– Ông ta là một người da đen – Angiêlic nghĩ thầm, hơi thất vọng.
Nhưng nàng nhanh chóng nhận ra là mình nhầm. Người đàn ông ấy đeo mặt nạ nhung đen, nhưng hai bàn tay trắng cầm cây đàn chỉ rõ màu da ông ta. Một tấm khăn xa tanh đen buộc ở sau gáy phủ lên mớ tóc theo kiểu Ý. Trong bóng tối, bộ quần áo của ông trông khá xoàng xĩnh, nửa giống cách ăn mặc của người hầu, nửa như của tài tử diễn hài kịch. Ông đi đôi giày cao cổ nặng nề, nhưng ống tay áo vét tông để lộ những tấm thêu đăng ten trắng.
– Ông hát hay tuyệt vời! – Angiêlic nói. – được biết tên người đã phái ông đến đây.
– Không ai phái tôi đến cả, thưa Phu nhân. Tôi đến đây, vì tôi biết rằng ở nhà thủy tạ này có một trong số phụ nữ đẹp nhất Tuludơ.
Người đàn ông chậm chạp nói với giọng rất trầm, tựa như sợ có người rình nghe:
– Tôi vừa đến thành phố này đêm hôm nay, tôi đến Lâu đài học vui, ở đó có cuộc gặp gỡ vui nhộn đông người, để hát một số bài do tôi sáng tác. Đến nơi mới biết Phu nhân không có ở đó nên tôi tới đây. Bởi vì sắc đẹp Phu nhân lừng danh khắp tỉnh này và tôi đã từ lâu ao ước được gặp Phu nhân.
– Tài năng của ông rất nổi tiếng, phải chăng ông là người được gọi là giọng hát vàng của vương quốc?
– Thưa phu nhân, vâng. Tôi vinh dự được phục vụ phu nhân.
Angiêlic ngồi xuống một chiếc ghế dài cạnh đó.
– Ông hát nữa đi, – nàng nói.
Tiếng hát ấm áp lại cất lên, nhưng nhỏ hơn trước như bị nén bớt lại. Bây giờ là một bài ca về tình yêu thắm thiết, một khúc tâm sự, lời thú nhận yêu đương.
Angiêlic cúi đầu lắng nghe. Nàng không biết mình đã ngồi thế bao lâu rồi. Bây giờ không có điều gì là quan trọng. Đêm nay thuộc về hai người. Người ca sĩ ướm thử dây đàn như lăn theo dòng bài ca, thở dài hồi lâu rồi cất tiếng:
“Mắt em xanh như đại dương xanh, từng đợt sóng lớn khép trên người tôi. Chìm đắm trong tình yêu. Tôi lang thang giữa biển thẳm trái tim em”.
Angiêlic khép hai hàng mi. Hơn cả những lời ca nồng cháy, giọng hát khiến nàng sung sướng đến tê dại như chưa từng
“Khi em bừng mở đôi mắt em xanh
Sao trời in bóng đáy mắt long lanh
Như sao dưới hồ trong vắt mùa xuân”
Tiếng hát đã ngừng. Người vô danh nhẹ gót đi tới ghế dài. Một tay vững chắc giữ lấy nàng, một tay nâng cằm nàng lên, vừa dịu dàng vừa khẩn thiết, linh tính giúp Angiêlic hiểu rằng đây là người đầy tự tin đã chinh phục nhiều trái tim phụ nữ. Nàng thoáng thấy buồn tiếc, nhưng ngay khi môi người ca sĩ chạm vào môi nàng, nàng cảm thấy mê dại. Cánh tay khỏe mạnh nắm chặt người Angiêlic, đôi môi người ấy thì thầm những lời quyến rũ, và sự quyến rũ ấy, sức mạnh ấy cuốn nàng vào một cơn lốc khiến nàng không thể nào còn tỉnh táo được nữa:
– Tôi không được phép làm thế này… Thế này là tội lỗi… Nếu ông Perắc bắt gặp chúng ta…
Rồi mọi cái đều như sa xuống vực thẳm. Đôi môi của người đàn ông buộc đôi môi nàng hé ra: một hơi thở nồng cháy ùa vào, truyền khắp mạch máu nàng một cảm giác khoan khoái đê mê. Nàng khép chặt hai hàng mi và thả mình vào cái hôn bất tận, cảm giác hưởng thụ tình yêu chưa mờ nhạt hẳn đi đã thôi thúc ngay một khoái cảm mới. Những đợt sóng rạo rực dâng lên, đem lại cho tấm thân thiếu nữ của nàng niềm đê mê mới mẻ. Đột nhiên nàng có cảm giác bực tức và đau buồn. Nàng lùi lại và run lên bần bật.
Nàng thấy mình như sắp ngất đi hoặc sắp khóc òa lên. Nàng thấy những ngón tay của người kia khéo léo mở ngực áo và ve vuốt bộ ngực trần của mình. Nàng lùi lại một chút và sửa áo cho ngay ngắn.
– Tha lỗi cho tôi… – Nàng nói ngập ngừng – Có lẽ ông sẽ cho tôi là táo bạo quá, nhưng tôi thật không biết… Tôi không biết là…
– Em không biết gì, em yêu?
Thấy nàng im lặng, người ấy thì thầm
– Không biết rằng một cái hôn có thể êm dịu đến thế, phải không?
Angiêlic đứng lên, đến tựa vào cột giàn dây leo. Bên ngoài, trăng đã lặn dần xuống phía mặt sông. Chắc nàng vào khu vườn này đã mấy tiếng. Nàng thấy sung sướng, sung sướng tuyệt vời. Không còn điều gì quan trọng nữa trừ phi có thể sống lại những giờ phút như thế này.
– Em sinh ra là để yêu đương, – chàng thi sĩ lang thang thì thầm. – Có thể thấy rõ điều đó khi được chạm vào làn da của em. Người đàn ông nào biết thức tỉnh tấm thân làm mê hồn người của em, sẽ đưa em lên tới đỉnh cao của tình yêu đam mê.
– Ông im đi, ông đừng nói những lời như vậy. Tôi đã có chồng, ông biết đấy. Ngoại tình là tội lỗi.
– Tội lỗi sẽ nặng hơn, nếu như phu nhân kiều diễm nhường này lại nhận nhà quý tộc thọt chân làm chồng.
– Tôi có nhận ông ta đâu, ông ta mua tôi đấy chứ.
Ngay tức khắc, nàng hối tiếc đã nói ra những lời đó làm vẩn đục giờ phút êm đẹp nhường này.
– Xin ông hát nữa đi, – nàng van nài – Hát một lần nữa thôi, rồi chúng ta sẽ chia tay nhau.
Chàng ca sĩ đứng lên, cầm lấy cây đàn, nhưng có cái gì bất thường trong cử chỉ khiến cho Angiêlic bối rối. Nàng nhìn người ấy kỹ hơn. Nàng không hiểu tại sao bỗng dưng thấy hoảng sợ.
Trong lúc chàng ca một giai điệu nhớ thương kỳ lạ bằng một giọng rất dịu dàng, nàng để ý quan sát thật chăm chú. Lúc trước, khi chàng hôn mình, nàng thoáng có cảm giác quen quen, và bây giờ nàng chợt nhớ ra: trong hơi thở của chàng, mùi hoa viôlét quyện với mùi thơm đặc biệt của thuốc lá… Bá tước Perắc thỉnh thoảng cũng nhai những viên ướp hương viôlét, và ông cũng hút thuốc. Một nỗi ngờ vực ghê gớm dấy lên trong đầu Angiêlic… Vừa mới đây khi người ca sĩ đứng lên và đi lấy câ ghi ta, chàng bước đi khập khễnh chứ không bình thường.
Angiêlic kêu lên sợ hãi rồi giận dữ:
– Ôi thế này thì quá lắm! Thật quá quắt… thật ghê tởm… Bỏ mặt nạ ra, ông Perắc… Hãy thôi ngay trò đóng kịch, nếu không tôi sẽ chọc vào mắt ông, tôi sẽ bóp cổ ông, tôi sẽ…
Lời ca ngừng bật, như bị lưỡi dao chặt đứt. Cây đàn ghi ta rung lên một tiếng rền rĩ. Bá tước Perắc cười và hàng răng trắng của ông lấp lánh dưới cái mặt nạ nhung.
Ông lại gần nàng, bước đi khập khễnh, nàng hoảng sợ và căm tức:
– Tôi sẽ cào rách mặt ông.
Ông ta nắm lấy cổ tay nàng, vẫn tiếp tục cười:
– Nếu cô cào rách mặt tôi thì ông quý tộc thọt chân còn cái gì nữa?
– Ông đã dối trá một cách trơ trẽn không thể tưởng tượng được. Ông đã làm cho tôi tưởng ông là… Giọng hát vàng của vương quốc!
– Nhưng tôi đúng là Giọng hát vàng của vương quốc.
Thấy nàng tròn xoe mắt nhìn mình choáng váng, ông nói:
– Như vậy có gì kỳ lạ đâu? Tôi có chút tài năng. Tôi được học những nhà dạy nhạc bậc thầy ở Ý. Ca hát là một nghệ thuật khá quen thuộc trong xã hội bây giờ. Nói thật đi, cô gái thân yêu, cô không ưa tiếng hát của tôi ư?
– Ôi, thật quá quắt! – Angiêlic lại kêu lên.
Nhưng ngay sau phút giận dữ ban đầu, nàng bỗng cảm thấy tức cười. Cứ nghĩ đến chuyện anh ta trơ trẽn đến mức khêu gợi cho ta lừa dối chồng với chính anh ta! Đúng hắn ta là quỷ dữ…! Con quỷ dữ hiện hình!
– Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho ông màn hát kịch bỉ ổi này, – nàng nói và mím chặt môi lại, cố hết sức tỏ vẻ nghiêm khắc nhất.
– Tôi thích đóng hài kịch mà. Cô hiểu cho tôi, đối với tôi cuộc sống đâu phải luôn luôn tử tế. Người ta đã bao lần cười vào mặt tôi khinh bỉ đến mức làm cho tôi vui sướng không sao nói hết khi đến lượt tôi được giễu cợt họ.
Không sao nén được, nàng nghiêm trang ngắm nhìn khuôn mặt đeo mặt nạ.
– Bây giờ ông đang giễu cợt tôi đấy ư?
– Không hoàn toàn thế đâu, mà chính cô biết rõ điều này, – Bá tước đáp.
Không nói một lời, nàng quay đi và bước ra khỏi vườn.
– Angiêlic! Angiêlic! – ông dịu dàng gọi nàng quay lại.
Đứng ở giữa lối vào giàn cây trong tư thế Aclơcanh của hài kịch Ý, ông đặt một ngón tay lên môi:
– Thưa phu nhân, hãy vì lòng thương, chớ kể chuyện này với bất cứ ai, kể cả cô gái hầu tin cẩn nhất. Nếu như có ai biết được tôi đã bỏ rơi khách khứa, cải trang và đeo mặt nạ để đến ăn trộm một cái hôn của chính vợ mình, tôi sẽ thành trò cười cho thiên hạ.
– Ông là người không ai chịu đựng nổi! – Angiêlic kêu to..
Nàng vén váy cho gọn rồi bỏ chạy trên lối đi rải cát. Khi đến chân cầu thang, nàng chợt thấy mình cười.
Nàng thay áo, tháo gỡ các kim găm và dải áo, và trong lúc nóng vội, làm kim đâm vào tay. Nàng luôn trở mình trên đệm, run rẩy như sốt và trằn trọc không ngủ được. Khuôn mặt đeo mặt nạ, khuôn mặt mang vết thương sứt sẹo, rồi khuôn mặt nhìn nghiêng với những nét thanh tú lần lượt hiện ra trước mắt nàng. Lời giải thích cho sự bí mật của con người giả dối ấy là gì? Bỗng nhiên nàng muốn phản kháng; nhưng sau đó nhớ lại niềm khoái lạc cảm thấy trong cánh tay người đó, nàng lại trở nên mềm yếu, dịu dàng.
“Cô sinh ra là để yêu đương”
Cuối cùng, nàng ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ, trước mặt nàng hiện lên đôi mắt của ông Perắc sáng ngời dưới ánh lửa đỏ rực của lò luyện kim, và trong đôi mắt đó nàng thấy một ngọn lửa đang nhảy nhót.