Tình sử Angélique

Chương 13- P1


Đọc truyện Tình sử Angélique – Chương 13- P1

PHẦN II – LỄ CƯỚI Ở TULUDƠ
CHƯƠNG 11
Nam tước Xăngxê ngắm nhìn cô con gái Angiêlic của mình với vẻ hài lòng không che giấu:
– Con đã thành cô gái xinh đẹp lắm rồi, đẹp hơn là bố thường mong ước. Nước da con hơi sẫm một chút, giống phần lớn mấy người anh em của c
on. Con đã thấy thằng Giăng-Mari của con rồi chứ? Khéo mà người ta tưởng em nó là thằng bé người Morờ mất!
Rồi đột ngột ông nói:
– Bá tước Perắc Moren đã hỏi con làm vợ đấy.
– Hỏi con hả bố? – Angiêlic nói – Nhưng con có biết ông ấy đâu ạ?
– Có hề gì đâu. Ôn
g Môlin biết ông ấy, đó là điều quan trọng nhất. Ông quản lý đảm bảo với bố: không thể mơ ước tìm thấy một đám nào danh giá hơn, cho bất kỳ đứa con gái nào của bố đâu.
Nam tước Ácmăng tươi cười hớn hở.
Angiêlic vừa về tới Môngtơlu đêm hôm trước, đi cùng có ông già Guyôm và em trai cô là Đơni. Khi cô tỏ ý ngạc nhiên thấy cậu học sinh về nghỉ phép, Đơni bảo chị là mình đã xin được nghỉ học để về dự đám cưới của cô.

“Sao lại có chuyện cưới xin thế này nhỉ?” – Lúc đó cô thầm nghĩ như vậy, và không cho là chuyện thật
Nhưng bây giờ, giọng nói nghiêm trang của bố bắt đầu làm cô lo ngại.
Bố cô không già đi mấy trong những năm qua: ông chỉ mới có vài sợi đốm bạc trong bộ ria và chùm râu nhỏ để ở liền môi dưới theo kiểu thịnh hành thời vua Luy 13. Angiêlic hơi bất ngờ thấy bố phấn chấn, tươi cười chứ không phiền muộn như cô đoán sau khi mẹ cô qua đời.
Cô tìm cách chuyển hướng câu chuyện, vì sợ xảy ra xung đột ngay khi hai cha con vừa gặp lại nhau:
– Bố ạ, bố có viết thư cho con biết những thiệt hại lớn về đàn gia súc, vì bị bọn lính tráng trưng thu và cướp bóc suốt những năm tháng nội chiến ghê sợ vừa qua.
– Đúng thế con ạ. Bố cùng với ông Môlin đã bị mất tới gần một nửa đàn la chăn nuôi được. Và nếu không có ông ta thì lẽ ra bố đã phải ngồi tù và bán hết đất đai của mình đi rồi.
– Vậy bố nợ ông ta nhiều lắm à?
– Đúng vậy, khốn thay! Trong số bốn mươi nghìn đồng livrơ ông ấy cho bố vay đã lâu rồi, bố mới trả được độ năm nghìn đồng trong suốt năm năm làm việc cật lực. Vậy mà lúc đầu ông ta cũng không muốn nhận mấy nghìn đó; bố nổi cáu lên mới buộc được ông ấy nhận.
Angiêlic không bằng lòng việc cha mình đã nài nỉ để trả một phần tiền nợ:
– Nếu như chính ông Môlin gợi ý trước tiên về việc làm ăn đó với bố, thì tất ông ta cho việc ấy là ăn chắc. Ông ấy không phải loại người có thể biếu không số tiền cho bố đâu, nhưng cũng có lòng trung thực. Cho nên nếu ông ta tự ý để bố sử dụng số tiền bốn mươi nghìn đồng mà không đòi trả, chắc hẳn vì ông ấy cho rằng bố đã bỏ ra nhiều công sức và đã mang lại nhiều lợi cho ông ta trong bấy nhiêu năm; những cái đó đã đáng giá số tiền ấy lắm rồi.
– Đúng là việc bán la và bán chì của bố và ông ấy, vì được miễn thuế một phần nên cũng có lãi và trong những năm không bị cướp bóc, mà ta bán được phần sản lượng còn lại cho Nhà nước, thì ta thừa sức trả mọi chi phí, đúng thế.
Bỗng ông nhìn Angiêlic với vẻ băn khoăn:

– Nhưng sao mà con ăn nói thành thạo thế, con gái của bố? Bố không hiểu những lời lẽ thực dụng và có phần thô thiển như vậy, liệu có hợp với một tiểu thư và mới thôi học ở tu viện về không?
Angiêlic bật cười:
– Bố ạ, nghe nói ở Pari có những bà thông thạo đủ mọi điều: chính trị, tôn giáo, văn học, thậm chí cả khoa học. Họ được gọi tên là “các bà kiểu cách”: họ hằng ngày tụ họp ở nhà của một người trong bọn cùng với những nhà thông thái trong nam giới, để thảo luận mọi vấn đề. Nếu sau này con ở Pari, không biết chừng con cũng sẽ mở một phòng khách tương tự để thảo luận về thương mại, kinh doanh.
– Gớm ghiếc chưa! – Ông Nam tước kêu lên, thật sự công phẫn – Angiêlic, chắc chắn các bà trong tu viện ở Poachiê không hề dạy dỗ con những điều như thế.
– Các bà cho rằng con rất thạo về các số liệu và lý lẽ, thậm chí là thạo quá… Mặt khác, các bà ấy lấy làm áy náy vì đã không thể biến con thành một mẫu mực về sùng đạo… và giả đạo đức, như chị Ooctăngxơ. Chị con làm cho các bà ấy nuôi hi vọng rằng chị sẽ xin làm nghề tu hành, nhưng việc lấy được một ông chồng làm biện lý đã có sức hấp dẫn mạnh hơn đối với chị.
– Con ạ, con chớ nên ghen tị. Bởi vì ông Môlin, người mà con vẫn xét đoán nghiêm khắc, ông ta đã tìm được cho con một người chồng, chắc chắn hơn chồng chị Ooctăngxơ rất nhiều.
Cô thiếu nữ gí chân xuống đất, có vẻ mất kiên nhẫn:
– Ông Môlin này cũng kỳ thật! Cứ nghe bố nói, dễ người ta lầm tưởng con là con gái ông ta, nên ông ấy mới quan tâm tới tương lai con đến mức
– Con mà phàn nàn điều đó thì thật là không đúng, con bé ngốc nghếch của bố! – Hãy nghe bố nói, Bá tước Giôphrây đờ Perắc thuộc về dòng họ lâu đời của các bá tước ở thành phố Tuludơ. Hơn nữa, ông ấy giàu nhất và quyền thế nhất ở cả vùng Lănggơđốc.
– Có thể đúng như vậy, bố ạ – Nhưng dù sao, con không thể lấy một người con chưa biết, mà chính bố cũng chưa gặp bao giờ.
– Sao lại không được? – ông Nam tước hỏi, vẻ ngạc nhiên thành thật – Tất cả các tiểu thư quý tộc đều lấy chồng như thế. Không được phép trao cho các cô ấy hoặc phó mặc cho may rủi, quyền quyết định chọn người chồng thế nào là có lợi cho gia đình. Bởi vì việc gây dựng cho các cô gái ấy không chỉ liên quan đến tương lai cá nhân họ, mà cả đến danh dự dòng họ nữa.
– Ông ta có… có trẻ không ạ? – Cô gái hỏi, hơi do dự.

– Trẻ? Trẻ à? – Ông Nam tước nói làu nhàu, không thoải mái – Có đầu óc thực dụng mà còn đặt câu hỏi vô nghĩa đó? Đúng là người chồng tương lai của con hơn con mười hai tuổi. Nhưng người đàn ông tuổi ngoài ba mươi là đang độ sung sức và hấp dẫn.
Nhờ trời, gia đình con sẽ đông con cái. Con sẽ có một dinh thự ở Tuludơ, có những lâu đài ở Anbi và ở Bêacnơ, có nhiều cỗ xe, những quần áo sang trọng…
Ông Nam tước dừng lại, rồi kết luận:
– Về phần bố, bố cho rằng lời xin kết hôn của một người chưa gặp mặt con bao giờ, đó là một sự may mắn hiếm có, khó lòng mơ tưởng được.
Hai bố con vẫn bước đi, yên lặng một lúc.
– Đúng vậy. – Angiêlic nghĩ thầm – Con thấy đây là một cơ hội quá đặc biệt. Tại sao ông bá tước ấy, người có đủ mọi thứ cần thiết để chọn một cô gái có gia tài giàu có làm vợ, lại chịu khó mò tới vùng Poatu hẻo lánh này để tìm một cô gái không có của hồ môn như con vậy?
– Không có hồi môn à? – Ông Xăngxê nhắc lại, và vẻ mặt ông bừng sáng. – Hãy quay về lâu đài với bố, con ạ, rồi mặc áo vào để ra ngoài. Ta sẽ lấy ngựa đi. Bố sẽ cho con xem cái này.
Angiêlic ngạc nhiên nhưng không hỏi thêm câu gì. Khi trèo lên ngựa, cô nghĩ thầm: dù sao cô cũng sẽ phải lấy chồng, phần đông các bạn gái cô cũng lấy chồng theo kiểu này, do bố mẹ kén rể thay con gái. Vậy việc gì mà cô phải công phẫn đến thế. Cô sẽ giàu có kia mà.
Bỗng nhiên cô thấy có một cảm giác dễ chịu: phải một lát cô mới hiểu rõ nguyên nhân. Bàn tay của người chăn ngựa vừa đỡ cô ngồi lên yên, đã lướt xuống mắt cá chân của cô và vuốt ve nhè nhẹ, một cử chỉ mà người rộng lượng nhất cũng không thể bảo là do đãng trí.
Ông Nam tước đã vào trong lâu đài để thay đôi ủng khác và lấy thêm chiếc khăn quàng cổ mới.
Angiêlic cựa quậy trên yên ngựa có vẻ khó chịu:
– Làm sao thế, anh nông dân?
Người chăn ngựa, lực lưỡng như một đô vật, ngầng đầu lên. Những chùm tóc hung thẫm xõa xuống đôi mắt đen long lanh với vẻ tinh nghịch quen thuộc.
– Nicôla! – Angiêlic kêu lên.

Cô phân vân, nửa vui thích gặp lại bạn nô đùa thời xưa, nửa bực mình thấy anh ta dám có cử chỉ sỗ sàng như vậy.
– A, con đã nhận ra Nicôla rồi à? – Nam tước Xăngxê rảo bước lại gần nói – Hắn là tên quỷ sứ bất trị nhất vùng này, không ai có thể làm cho hắn phục tùng được. Hắn chẳng thiết tha cày cấy hay chăn nuôi gì cả. Lười biếng mà lại hay tán gái, đứa bạn thời con nít của con bây giờ như thế đấy!
Anh thanh niên chẳng hề tỏ ra xấu hổ trước lời phê phán của . Anh ta tiếp tục vừa nhìn Angiêlic chằm chặp, vừa mỉm cười thoải mái, để lộ hàng răng trắng với một vẻ táo bạo gần như hỗn xược. Cái áo sơ mi mở khuy của anh phô ra bộ ngực nở có nước da rám nắng.
– Này, cậu kia, lấy con la cưỡi đi theo chúng ta. Không chú ý thấy gì cả, ông Nam tước ra lệnh.
– Thưa ông chủ, vâng ạ.
Ba người cưỡi ngựa và la đi qua cầu treo tiến vào đến khu bên trái của Môngtơlu.
– Ta đi đâu vậy, hở bố?
– Đến khu mỏ chì cũ.
– Con không hiểu tại sao mảnh đất khô cằn ấy…
– Khu đất ấy chẳng còn hoang dại chút nào; người ta bây giờ gọi tên nó là Ácgiăngchie, đấy là hồi môn của con. Con nhớ chứ, trước đây ông Môlin có yêu cầu bố xin được gia hạn đặc quyền khai thác mỏ của họ ta và xin miễn thuế cho một phần tư sản lượng khai thác. Sau khi bố xin được như thế rồi, ông ta tuyển mộ được mấy người thợ mỏ từ miền Xắcxơ đến đây làm. Thấy ông Môlin rất coi trọng việc khai thác mỏ ở vùng đất bỏ hoang này, bố đã có lần nói với ông ta ý định dành khu mỏ cho con làm của hồi môn sau này. Bố được biết Bá tước Perắc ở Tuludơ mong muốn tậu đất mỏ này. Bố không biết đích xác quan hệ làm ăn giữa ông Perắc và ông Môlin là thế nào. Có lẽ ông bá tước là người nhận những con la và sản lượng chì mà bố và ông Môlin tìm cách gửi theo đường biển đến Tây Ban Nha. Ông bá tước có quá thừa đất đai và tài sản rồi, không hiểu sao còn hạ mình dính líu vào những việc buôn bán của dân thường ấy. Có lẽ ông ta coi đó là cách giải trí? Người ta đồn ông ta thật là con người lập dị đấy!
– Nếu con hiểu đúng ý của bố – Angiêlic nói chầm chậm – thì bố biết rằng người ta thèm muốn các mỏ chì này, nên bố bắn tin phải cưới con gái bố thì mới được tậu mỏ ấy, phải không ạ?
– Con nhìn xét sự vật kỳ quặc thế, Angiêlic? Bố cho rằng việc dành mỏ này cho c của hồi môn, thật là ý hay. Mối quan tâm lớn nhất của bố, và cũng là của mẹ con trước kia, bao giờ cũng là lo gây dựng cho các con gái mình được tử tế. Nhưng trong họ ta, không bao giờ có chuyện bán đất đai của gia đình đi. Trải qua bao gian truân cơ cực, họ ta vẫn giữ được nguyên vẹn di sản cha ông. Nhưng gả chồng cho con gái của bố không những vào nơi danh giá mà lại được giàu có, đó là điều làm cho bố hài lòng. Đất đai sẽ không ra khỏi tay những người trong gia đình; nó không rơi vào kẻ xa lạ, mà về một nhánh mới của dòng họ, nhờ sự kết thân này.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.