Tiểu Thư Cappuccino

Chương 25: Đừng khóc…


Bạn đang đọc Tiểu Thư Cappuccino – Chương 25: Đừng khóc…


CHƯƠNG 24: Đừng khóc…

Dẫu biết rằng càng ăn thì càng béo…
Tự nhủ mình càng béo… lại càng xinh ^v^
Ra Tết cái, tôi tăng hẳn 2kg do ăn quá nhiều _ Khổ thế, ở nhà không có việc gì làm, không ăn thì làm gì? Sang nhà dì, nhà đồng nghiệp của ba chúc Têt, không ăn thì làm gì? Đi chơi với bạn bè ở ngoài, chơi chán, không ăn thì làm gì? Nói chung là vì tình thế đưa đẩy chứ tôi có muốn thế đâu!
Ngày đầu tiên đến lớp sau kì nghỉ Tết, trông đứa nào cũng “mũm mĩm”, như vậy là rất tốt. Có tăng cân thì chúng mình tăng cùng nhau, có phải mỗi mình tôi mập lên đâu. Vì thế mà cả ngày hôm nay tôi cứ hớn ha hớn hở như được ăn phở. Cá sấu ngồi cạnh lại tưởng Tết tôi ăn phải cái gì bị ngộ độc, đâm ra ngớ ngẩn ==” Đùa chứ nói chuyện với tên này chỉ muốn cho cái dép vào mặt!
*****
– “Con chào ba! ^^ … Ơ… sao ba lôi hết đồ đạc trong nhà ra thế này? Cơ mà ai đây ba?”
– “Người mua nhà.”
– “Dạ?”
– “Ba đã chuyển hết đồ của con sang nhà dì Huệ rồi, bắt đầu từ nay con sẽ ở nhà dì.”
– “Ơ… vậy là sao ba? Sao con lại sang nhà dì? Thế còn nhà mình?”
– “Con gái à…”
– “Con nghe đây ba.”
– “Ba phải… bán căn nhà này đi.”
– “… D… dạ?”
– “Ba… mất việc rồi.”
– “Sao lại…”
– “Bản khai báo sơ bộ tình hình bất động sản của công ty bị lọt ra ngoài, công ty bị thiệt hại nặng nề. Hội đồng quản trị dã cho người điều tra và nghi ba đã cung cấp nó cho công ty khác để chuộc lợi, vì thế đuổi việc và yêu cầu đền bù thiệt hại.”
– “Trời!! Vậy ba không biết ai là kẻ để lộ ra ngoài à?”
– “Nếu biết đã không bị đuổi việc.”
– “Vậy ba phải bồi thường bao nhiêu mà phải bán nhà?”
– “Thiệt hại từ vụ này lớn lắm, con không cần biết đâu. Đã có người đến hỏi nhà rồi. Chút nữa ba con mình dọn dẹp, rồi bắt đầu từ mai con sang nhà dì Huệ ở nhé. Ba nói với dì rồi.”
– “Con sang nhà dì? Thế… ba ở đâu?”
– “Ba sẽ vào trong Nam một thời gian để liên lạc với tổng công ty, điều tra rõ việc này, nên tạm thời ba không đưa con theo được. Ba đã thuê một căn hộc nhỏ trong đấy rồi, bây giờ ba đi luôn, còn con sang nhà dì nhé, vì bây giờ người ta đang dọn đến đây rồi. Ba xin lỗi không nói với con sớm hơn, vì mới ra Tết, sợ con mất vui…”
Rồi ba buồn rầu kéo tay tôi ra ngoài. Tôi bị sốc toàn tập. Mọi thứ diễn ra quá đột ngột, chóng vánh, làm tôi không thể chấp nhận được ngay. Không hiểu người xấu xa nào đã hại ba tôi ra nông nỗi này nữa. Từ trước tới nay chưa bao giờ ba phải buồn phiền vì công việc cả, ba là người có tài, luôn thành công mà chẳng cần cố gắng nhiều, vì thế mà cứ lên chức vèo vèo. Chắc cũng vì lí do này mà có người ganh ghét ba. Tôi thương ba quá.
Thế rồi đây tôi và ba phải sống ra sao? Tuy ba đã có bằng thạc sĩ, nhưng để kiếm được việc làm tốt ở nơi đất chật người đông này thì khó quá. Và nếu có được công ty nào đấy nhận vào làm thì ba cũng phải gây dựng lại sự nghiệp từ đầu, lại bắt đầu bằng con số không với chức nhân viên bình thường.
Tôi không phải loại người ham phú quý, nhưng quả thực cuộc sống khá giả tôi sống mười mấy năm qua cũng ảnh hưởng phần nào đến tính cách. Ai làm ơn chỉ cho tôi cách thích nghi với cuộc sống mới được không? Dù dì Huệ là em ruột của mẹ, và dì cũng chẳng phải là khó khăn gì, nhưng tôi không thể suốt ngày dựa dẫm, phụ thuộc vào dì được, dì cũng phải lo cho Jun mà. Với lại tôi nghe đâu ba nói chuyện điện thoại là dì Huệ đã cho ba mượn một số tiền tích kiệm của dì, cũng kha khá, thì làm sao đòi hỏi dì nhiều được.
Sao tự nhiên tôi suy nghĩ mọi thứ tiêu cực quá. Ba mất việc, cuộc sống sẽ bị đảo lộn nhiều. Và tôi khó mà chấp nhận được cái hiện thực phũ phàng này.

Đạp xe lang thang ra phố có lẽ là cách tốt nhất để mọi thứ phiền muộn theo gió bay vèo. Nhưng sao tôi đạp mãi, đạp mãi mà tâm trạng vẫn không tốt lên tí nào thế? Rồi tôi dừng đạp. Bên trái tôi là Nhà Thờ Lớn cổ kính, nơi tôi cảm thấy tâm hồn được bình yên, dù tôi không theo đạo thiên chúa. Tôi dựng xe vào bức tường của nhà thờ và ngồi bệt xuống vỉa hè, lưng tựa tường. Đầu tôi cứ ong ong về việc ba bị cách chức, lòng tôi nóng như lửa đốt vậy. Rồi tôi gục mặt xuống hai đầu gối, bật khóc. Tôi khóc thành tiếng, khóc nức nở cùng tiếng vang của chuông nhà thờ. Và tôi nhận ra là mình thật hèn kém và ích kỉ. Ba gần như sụp đổ vì mất việc, vậy mà tôi chỉ có thế ngồi đây khóc cho số phận, tôi chỉ chăm chăm lo ình khi không có cuộc sống đầy đủ sẽ như thế nào. Nghĩ đến đây, tôi lại khóc to hơn, khóc vì tôi là một đứa hèn kém, khóc vì tôi quá yếu đuối và phó mặc bao lâu nay.
– “Chào cô bé, ta là Bụt đây. Nói ta nghe, vì sao con khóc?”
Giọng nói ấm áp quen thuộc vang lên bên tai. Dù không biết tại sao cậu lại ở đây nhưng tôi vẫn cúi đầu, hít thật mạnh để ngăn lại nước mắt.
– “Thôi nào, ngẩng mặt lên. Có chuyện gì nói tớ nghe.”
Tôi vẫn tiếp tục im lặng. Thực ra không phải tôi không muốn nói, mà vi nước mắt và những cái nấc nghẹn đã chặn họng tôi lại. Tôi không muốn vừa khóc vừa kể lể trong nước mắt giống như những đứa con gái khác, điều đó chỉ chứng tỏ bạn quá yếu đuối, và tôi thì không muốn như vậy. Tôi lại tiếp tục hít sâu để dứt cơn khóc, để bình tĩnh kể chuyện thật rõ ràng. Còn Huy như hiểu ý, cậu ấy không nói gì thêm, chỉ ngồi xuống cạnh tôi, vuốt vuốt sống lưng tôi cho xuôi cơn nấc.
– “Ba tớ… mất việc rồi…”
– “… Chuyện này… Cậu khóc vì chuyện này à? … Sao ba cậu lại mất việc?”
– “Ba bị oan, nhưng người ta không tin, đã đuổi việc ba, còn bắt ba đền bù thiệt hại nữa.”
– “Vậy ba cậu không đủ tiền để đền à?”
– “Đủ rồi, nhưng phải bán căn nhà hiện tại đi. Bây giờ tớ sang nhà dì Huệ sống, còn ba thuê một căn hộ nhỏ trong Sài Gòn để làm gì đó không biết.”
– “Không sao đâu, rồi ba cậu sẽ lại có việc thôi mà. Đừng lo lắng nữa nhé.”
Huy và tôi cứ ngồi bên bức tường của nhà thờ cùng chiếc xe đạp, mặc cho người qua đường cứ nhìn chúng tôi như vật thể lạ vậy. Tôi thì cứ im lặng, còn Huy thì cứ hát cho tôi nghe, giọng hát trầm ấm của một con người ấm áp, nó làm tim tôi cũng ấm lên. Huy vẫn luôn là thiên thần, luôn đem lại cho người khác sự thanh thản trong tâm hồn, ban phát cho thế giới này muôn vàn tia ấm áp. Tôi thấy mình thật may mắn khi có Huy là bạn. Thiên thần à, cảm ơn cậu nhé.
Trời xâm xẩm tối, tôi dứng dậy. Huy dắt xe đạp của tôi xuống đường rồi trèo lên yên trước.
– “Lên đây, tớ chở cậu về.”
– “Thế cậu không đi xe đến đây à?”
– “À… ừ! May thế gặp cậu ở đây, tớ đi ké xe về luôn ^^”
Tôi ngồi yên sau xe đạp, để Huy đèo về. Tự nhiên tôi lại nhớ đến Duy. Từ bé đến giờ, mỗi khi tôi khóc đều có Duy an ủi, cũng hát cho tôi nghe, pha trò cho tôi cười. Duy và Huy về bản chất giống hệt nhau, đều nhẹ nhàng và ấm áp. Chỉ có điều bề ngoài trông Duy sắt đá hơn nhiều, cậu ấy không để người khác biết được sự ấm áp của mình đâu, giống như kẹo bạc hà sô cô la vậy, chỉ ăn mới biết bên trong lớp bạc hà cay mát là chocolate ngọt ngào.
Tôi muốn gặp Duy quá, đã một tuần nay tôi chưa gặp mặt Duy rồi. Không hiểu Duy làm gì mà không sang nhà tôi lấy một lần. Tôi muốn nói với Duy những chuyện đã xảy ra, vì từ bé đến giờ cái gì tôi cũng kể cho Duy hết.
Huy đi về, tôi lại đạp xe sang nhà Duy. Im lặng quá. Chẳng có ai ở nhà cả. Chẳng lẽ Duy lại qua Thụy Sĩ rồi? Chắc không phải đâu nhỉ, nếu không phải nói tôi một tiếng chứ. Điện thoại cũng không gọi được. Tôi chán nản quay xe định về thì gặp mẹ Duy.
Tôi khá bất ngờ. Đã lâu lắm rồi tôi không gặp cô, từ hồi mẹ con Duy về nước đến giờ tôi chưa gặp cô lần nào. Sao trông cô có vẻ mệt mỏi, phờ phạc quá.
– “… An… Là con hả?”
– “Cô!”
– “An, trời ơi đã ba năm rồi cô không gặp con. Con càng lớn càng xinh, y hệt mẹ con. Nào, để cô ngắm An cái nào.”
Cô Mai ôm trầm lấy tôi, rồi đẩy người tôi ra ngắm nghía một hồi. Bông, cô rơi nước mắt.
– “Chuyện mẹ con, cô xin lỗi… Nếu biết mẹ con mắc bệnh như vậy, cô đã không cãi nhau với mẹ con, đã không ra nước ngoài, đã không cắt đứt mọi liên lạc. Cô xin lỗi…”
– “Cô, cô làm gì có lỗi. Cô đừng thế mà.”
– “Thôi vào nhà chơi đi con, lâu lắm cô chưa được gặp con rồi đấy.”
– “Dạ thôi, nhà con đang có việc. Con chỉ đến tìm Duy một chút thôi nhưng Duy không có nhà.”
– “Duy.. nó đang ở trong bệnh viện…”
– “Dạ?”

– “Nó phải vào viện hơn một tuần nay rồi.”
– “Sao Duy lại pahir vào viện ạ?”
Những giọt nước mắt lăn dài trên gò má cô. Tình hình có vẻ không ổn rồi. Chắc chắn không phải ốm vặt bình thường. Ôi đừng bảo cậu ấy bị tai nạn, gãy cái gì đó trên người, phải vào bệnh viện nhé? Tôi đã bảo rồi mà, chưa đủ tuổi đi mô tô thì đừng có đi.
– Cô. Cô dẫn con vào bệnh viện của Duy đi cô.”
Cô Mai ngần ngừ một lúc, rồi bảo toi lên xe đến bệnh viện.
Đến nơi, tôi sốt sắng bay vào phòng bệnh Duy. Cậu ấy đang đeo tai nghe, mắt hướng ra cửa sổ, không biết tôi đã vào phòng.
– Duy! Cậu bị làm sao thế?”
Thấy tôi, Duy ngạc nhiên lắm, ngay sau đó là khó chịu nhăn mặt:
– “Sao cậu lại đến đây?”
– “Hừ. Sao trăng gì. Để tớ xem nào.”
Tôi nhảy chồm chồm lên giường, lật tung chăn, sờ mó, xem xét xem Duy có bị gãy cái gì không. Lạ thật, có bị gãy gì đâu nhỉ?
– “Cậu đang làm cái gì thế?”
– “Cậu không bị gãy gì à? Thế sao lại vào đây?”
– Cứ phải gãy gì mới được vào đây à? ==” Tại ở nhà, hàng xóm ồn ào quá, vào đây chơi mấy hôm cho yên tĩnh.”
– “? Cậu chơi trong bệnh viện à?”
– “Sao đâu.”
– “Thế sao tớ gọi cậu không nghe máy?”
– “Máy tớ hết pin.”
– “Hết pin cả tuần à ==”
– “Ừ.”
– Sao không sạc?”
– “Sạc hỏng rồi.”
– “Thì mua sạc.”
– “Cửa hàng điện thoại hết sạc rồi.”
– “Thế sao… cô Mai lại khóc?”
– “Mẹ tớ khóc? À… tại hàng xóm ầm ĩ quá. Mẹ tớ nói mãi họ không chịu nghe, tức phát khóc ấy mà.”
Trời. Không ngờ cô Mai là người nhạy cảm vậy. Cơ mà hàng xóm nhà Duy cũng buồn cười cơ. Làm gì cả ngày ầm ĩ để người ta không chịu được phải vào bệnh viện ngồi cho yên thế này bao giờ không? Phải ra an ủi cô Mai thôi, tội nghiệp.
Cô đang ngồi ở hàng ghế chờ, lại tiếp tục khóc. Cô khóc nấc lên, hai mắt đỏ hoe. Tôi dẫn cô ra vườn bệnh viện, vừa đi vừa an ủi.

– “An à, thực ra mọi chuyện… không phải như thế đâu.”
– “?”
– “Thực ra… Duy… Duy bị… ung thư máu!”
– “Dạ?”
– “Tuần trước đang ngồi ăn cơm thì Duy bị chảy máu cam, sau đó ngất đi, phải vào bệnh viện cấp cứu.”
– “Cô.. hì hì… cô đừng đùa nữa… cô làm con sợ rồi đấy ==”
– “Duy bị ung thư máu, phải phẫu thuật ghép tủy. Nhưng đến bây giờ vẫn chưa ai có tủy thích hợp với nó.”
Hình như có tiếng gọi, cô Mai liền chạy vào trong. Còn tôi, mắt nhòe đi, nhìn mọi thứ mờ nhạt. Sao Duy lại bị như vậy được? Tôi ngồi sụp xuống và lại khóc. Tôi khóc lần thứ hai trong ngày. Nước mắt mặn chát, sao lại lạnh thế này?
Lạnh quá, càng ngày càng lạnh. Người tôi ướt nhẹp. Tôi đã khóc hơn nửa tiếng đồng hồ dưới trời mưa, cơn mưa phùn mùa xuân vẫn lạnh buốt dư âm cuối đông… Hết chuyện của ba, giờ lại đến lượt Duy. Duy là người bạn thân nhất của tôi từ bé đến lớn, tình cảm sánh ngang anh em ruột thịt. Thế mà bây giờ tôi phải nhìn cậu ấy ngày ngày chờ người hiến tủy… Không, tôi sẽ xét nghiệm, để xem tủy của tôi có thích hợp với Duy không.
Mặc cho người ướt lạnh, tôi lao nhanh vào trong viện để đăng kí xét nghiệm. Chợt chuông điện thoại reo, là ba gọi. Giờ này chắc ba đã tới nơi và sắp xếp đồ đạc xong hết rồi.
– “Con nghe đây ba.”
– “Cháu là con gái của ông Vũ Hải Phong đúng không? Ba cháu vừa gặp tai nạn, bác là người đi đường. Cháu mau liên lạc với người lớn đi.”
– “Ba cháu… ba cháu…”
Ba bị tai nạn?
Ai làm ơn kéo tôi dậy được không? Tôi không muốn mơ tiếp nữa đâu, tôi không muốn ngủ nướng nữa. Mau kéo tôi dậy đi. Cầu xin. KÉO TÔI DẬY!!
Điện thoại tôi lại reo. Không. Tôi không muốn nghe nữa đâu. Tôi sợ mình sẽ lại phải nghe thêm một tin dữ nữa. Tôi rất sợ.
Phải làm gì bây giờ? Tôi phải tìm ba! Nhưng ba đang ở trong Nam, làm sao đây?
Dì Huệ! Tôi phải gọi cho dì. Dì, dì mau bắt máy đi dì.
Vừa cầm điện thoại áp lên tai, tôi vừa lao ra khỏi bệnh viện, nước mắt giàn giụa. Tôi phải về nhà ngay lập tức.
– “Dì!!… ba con… ba… con… bị tai… tai nạn… dì… con… sợ lắm… dì…”
– “Cái gì cơ? An, bình tĩnh con. Đừng khóc. Bình tĩnh nói rõ ràng cho dì nghe.”
– “Ba… con…”
“xịch”
“Rầm!!”
– “An, sao thế con? An. Con nghe dì nói không? An…”
Xung quanh tôi bỗng tối sầm lại, tôi chẳng còn nhìn thấy gì nữa. Chỉ nhận thấy có mùi hương nhẹ quen quen bao bọc lấy thân hình tôi. Dường như cả thế giới bị thu nhỏ lại.
– “Cậu điên rồi à? Trời thì mưa, đường lại đông mà lao ầm âm ra phố. Cậu chán sống rồi đúng không?”
– “… Cậu… Tôi… Sao cậu…”
Ngẩng khuôn mặt nhem nhuốc nước mưa rồi nước mắt, tôi nhìn thấy hắn, khuôn mặt quen thuộc mà có chết tôi cũng không nhầm được, mái tóc dựng bị xẹp xuống vì dính mưa. Hắn đang ôm lấy người tôi, che chở cho tôi, cánh tay hắn bị trầy một vệt dài do đỡ tôi mà trượt xuống nền đất thô ráp. Vừa rồi, khi vừa khóc lóc vừa chạy ra đường, tôi chỉ kịp nghe tiếng phanh gấp của ô tô, sau đó là màu áo đen sì của cá sấu, hắn đã kéo tôi lại khi cái ô tô lao đến… Sao hắn lại ở đây?
– “Cậu bị sao vậy? Sao tôi gọi cậu không nghe máy? Cậu biết là tôi tìm cậu cả chiều không? Sao cậu dám làm thế?”
– “Tôi…” – Tôi không nói nên lời, chỉ tiếp tục khóc và nấc nghẹn.
– “Minh. Ba tôi… ba tôi… cả Duy nữa. Tôi không thể chịu được.”
– “Nghe tôi nói này. Bình tĩnh, đừng khóc. Kể tôi nghe, đừng khóc mà. Ba cậu làm sao? Duy làm sao?”
– “Duy… Duy bị… ung thư máu. Còn… ba tôi… ông ấy mất việc… ông ấy… bị tai nạn… ông ấy…”
Đến giờ phút này tôi không thể kìm được nước mắt nữa. Tôi không còn đủ mạnh mẽ nữa. Tôi vừa khóc nấc, vừa cố gắng kể những chuyện tôi vừa trải qua cho cá sấu nghe. Thực sự tôi đang rất mất bình tĩnh, vì thế mà câu chuyện bị đứt đoạn và chắp, lủng củng. Thật may, cá sấu đủ thông minh để hiểu những gì đã xảy ra.

– “Bình tĩnh, không sao, đừng khóc nữa An. Rồi sẽ có cách giải quyết. Bình tĩnh đã.”
Cá sấu ôm chặt hơn cho người tôi khỏi run. Chưa bao giờ tôi thấy mình yếu đuối như lúc này. Tôi ôm cũng ôm cá sấu thật chặt, bằng tất cả sức lực của tôi, dường như chỉ có thể cảm thấy an toàn, yên bình khi làm như vậy. Chuông ddienj thoại lại reo, là số máy của ba. Hoàng Minh giật lấy, nghe máy.
– “Vâng, bác cứ nói. Dạ… Vâng. Vâng. Cảm ơn bác.”
Mặt Hoàng Minh bỗng trắng bệch, tôi có dự cảm không lành, không lành một chút nào cả. Trống ngực tôi đập dữ dôi, mí mắt giật liên tục. Không, xin đừng, xin đừng là những gì tôi vừa nghĩ. Cầu xin.
– “An… Ba cậu… Cậu bình tĩnh nhé. Ba cậu… mất rồi…”
– “Cái gì? … Không. Không phải đâu. Làm sao thế được. Ba không bao giờ bỏ tôi đâu. Cậu mau gọi lại cho ba đi, gọi cho ba nhanh lên.”
– “Hoài An bình tĩnh. Đừng như thế mà…”
– “Không! Bỏ tôi ra! Ba ơi! Ba! KHÔNG!!”
…..
Minh chặn họng tôi bằng… một nụ hôn…
Mặc cho tôi vẫy vùng, gào thét. Minh vẫn ôm chặt không cho tôi cựa quậy. Tôi dường như đã kiệt sức rồi. Lạnh quá, mệt mỏi quá. Hai con mắt bỗng chốc tối sầm lại. Và tôi không còn cảm thấy gì nữa.
*****
– “Cuối cùng cậu cũng tỉnh lại.” – Minh vào phòng, trên tay cầm cốc sữa nóng đưa tôi.
– “Sao lại đưa tôi về đây? Tôi muốn gặp ba. Cho tôi về nhà.”
– “Hoài An, đừng thế nữa mà. Tôi đã gọi cho dì Huệ cậu rồi. Dì đã bay vào Nam để lo chuyện ba cậu. Mai cô ấy sẽ đưa cậu vào đó… để làm đám tang…”
– “Ba. Sao ba lại bỏ con? Lúc mẹ đi, ba hứa là ba sẽ bảo vệ con mà, ba sẽ không bỏ con mà. Ba không giữ lời hứa. Con ghét ba!! Ba…”
Tôi ghét cảm giác này. Nhưng sao nó cứ quấn lấy tôi thế? Ba năm trước, khi tưởng Duy bị ngã xuống núi, tôi đã đau khổ lắm rồi. Kế đó là mẹ tôi, bà cũng ra đi nhanh chóng khiến tôi bị suy sụp hoàn toàn. Bây giờ ba cũng đi theo mẹ luôn. Còn Duy thì đang phấp phỏng chờ ghép tủy. Tôi sợ lắm cái cảm giác bị mất đi một người thân yêu. Có khi nó còn đau hơn cả cái chết. Toi sợ lắm. Tôi sợ lắm. Tôi rất sợ!!
– “… An… Mạnh mẽ lên. Bây giờ không còn ba cậu ở bên, cậu phải học cách sống sao cho thật tốt, thật vui vẻ. Chắc chắn ba cậu cũng sẽ rất vui. Mạnh mẽ lên. Đừng khóc…”
Hoàng Minh ôm lấy đầu tôi, đặt một nụ hôn lên trán tôi… Nhẹ lắm… Nhưng dường như nó là tất cả sức mạnh cậu ta truyền cho tôi.
Đúng vậy. Từ nay không có ba ở bên bao bọc che chở nữa rồi, tôi phải thật mạnh mẽ. Ba, mẹ, con sẽ sống thật tốt!
Hoàng Minh, cảm ơn cậu…
*****
Cá sấu đưa tôi về nhà dì Huệ khi trời đã tối. Chỉ có Jun ở nhà, vì dì Huệ vào Sài Gòn buổi chiều rồi. Thằng bé giỏi thật, mới bé thế này đã ở nhà một mình, tự ăn uống xong xuôi chờ tôi về. Đến một thằng bé sáu tuổi còn tự lo được ình, sao tôi lại không thể khi không có ba ở bên chứ? Đúng. Tôi có thể. Tôi sẽ vượt qua chuyện này nhanh chóng thôi.
Đưa Jun lên phòng, tôi cũng vào căn phòng nhỏ dì Huệ sắp xếp cho tôi để đi ngủ. Chắc tôi nay tôi sẽ không ngủ được mất.
Mở điện thoại ra, đúng là có năm cuộc gọi nhỡ của cá sấu từ hồi chiều. Có một tin nhắn nữa, từ “cá sấu ma vương”:
[Đừng khóc…]
Nội dung chỉ có thế. Tin nhắn được gửi đi lúc 3 giờ 30 phút… Lúc đấy… tôi vẫn đang ngồi khóc ở nhà thờ Lớn với Huy mà? Cá sấu nhìn thấy rồi sao?
*****
Ngay hôm sau, tôi phải nghỉ học để vào Nam làm đám tang cho ba. Tôi đã hứa sẽ không khóc, nhưng nước mắt vẫn lã chã rơi, không kìm lại được. Dì Huệ bận bịu với các thủ tục tang lễ, cũng may còn có Hoàng Minh, Việt Anh, Huy, Hà Anh và Quỳnh ở đây cùng tôi. Bọn nó đã xin nghỉ học để đến đám tang ba tôi. Những người bạn tốt của tôi. Cảm ơn mọi người.
– “Ách xì!”
– “Ách xì!!”
==”

Lại thế rồi. Từ sáng đến giờ, tôi và cá sấu cứ bị hắt hơi liên tục, làm ai cũng nhìn. Tại hôm qua tôi và hắn đều dầm mưa mà. Sáng nay trán tôi còn hơi nóng nóng, nhưng vẫn trụ được. Vì thế mà sau đám tang, bọn bạn bắt tôi về nhà… đi ngủ. Có thế thôi đã tốt, chúng nó còn vào tận phòng tôi, bắt tôi nằm xuống và nhắm mắt, canh khi nào tôi ngủ mới chịu về. Chúng nó sợ tôi không ngủ lại suy nghĩ linh tinh. Haizz, cái bọn này đúng là…


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.