Bạn đang đọc Tiêu Sơn Tráng Sĩ – Chương 7: Bà Hoàng Phi Họ Nguyễn
Lúc bấy giờ chùng vào cuối giờ Dậu. Những tiếng huyên náo nhộn nhịp cất
quân hồi nửa giờ trước đã im bẵng. Mấy toà nhà trong phủ như ngủ say dưới lớp
màn đen tối yên lặng. Vì đêm hôm ấy là một đêm thượng tuần tháng chạp, mưa
phùn gió bấc, rét buốt đến xương.
Trong một gian phòng tư thất, phòng chứa lương thực và khí cụ và sửa sang
thành nơi ngục thất tạm thời, bà Lê hoàng phi họ Nguyễn ngồi ủ rũ nghĩ ngợi ở
bên một ngọn đèn dầu lạc lù mù.
Bà bình tĩnh nhớ lại ngững sự xảy ra từ hôm trước. Bà không khỏi lấy làm lạ:
Trong vòng bảy tám năm, bà trốn tránh ở hạt Từ Sơn, trừ những bực cựu thần
trung nghĩa nhà lê thường bí mật lui tới thăm bà, thì không một ai trong đám dân
gian để ý dò la tung tích bà hết. Họ coi bà như những người sinh trưởng ở vùng
này, hay ít ra cũng như một người đến ngụ cư không biết từ bao giờ. Bà lại khéo
theo phong tục ngôn ngữ, y phục dân quê và đi lại chơi bời với ngững bà chánh
tổng, lý trưởng để làm thân với họ.
ở cùng nhà với bà chỉ có một viên quan già mà bà nhận là cha, và người con
trai viên quan ấy mà bà nhận là em. Người ta cho rằng và goá bụa về ở cùng với
cha mẹ, thủ tiết thờ chồng, vì gia đình chồng bà trong thời loạn lạc bị giặc giết
chết sạch và đốt phá mất cả cửa nhà.
“Thế mà hôm qua sao bỗng dưng…?”
Bà thở dài, ngước nhìn ngọn đèn sắp tắt đặt trên cái giá cao. Thong thả, bà
đứng dậy cầm cái que khêu bấc, rồi đưa mắt ngắm người thị tì theo hầu nằm co ro
gối đầu lên hai viên gạch, tiếng ngáy nghe se sẽ, đều đều.
Hoàng phi vừa buồn rầu vừa kinh hãi, vẩn vơ, rón rén lại gần lay thị tì dậy:
– Này em sao ngủ nhiều thế?
Thị tỳ choàng thức giấc, mở mắt nhìn ngơ ngác rồi nhớ lại cảnh bị tù, oà lên
khóc, Hoàng Phi dỗ:
– Lan ơi, khóc lóc như thế có ích chi? Chẳng qua số mệnh thầy trò ta đến lúc
gặp nạn, nên nó xui ra như vậy.
Lan nức nở:
– Bẩm bà… Số mệnh gì? … Con biết… Con biết đứa nào… Tố giác rồi.
Hoàng phi vội gạt:
– Đừng ngờ oan cho ai hết, tội nghiệp con ạ.
– Còn ngờ gì nữa, bẩm bà… Chính… Thằng…
Bỗng một người lính mở cửa vào bảo:
– Quan truyền im ngay? Phải biết, người ta cho phép cùng ở một buồng với
nhau như thế không phải để mà than vãn. . . Nếu không tuân lệnh, thì ta tống cổ con
bé kia ra ngoài tức khắc.
Dút lời, hắn bước ra, đóng sập cửa phòng lại.
Hoàng phi buông một tiếng thở dài nhìn theo, Lan thì ngồi xuống ôm lấy chân
chủ mà nức nở. Hoàng phi ghé vào tai thì thầm:
– Em Lan, em nín đi kẻo chúng nó vào chia rẽ thầy trò mình ra bây giờ… Em
có đói không?
Lan sụt sịt:
– Khốn nạn ? . . . Con còn. . . Bụng đâu. . . Tưởng tới ăn?
– Nhưng em cũng cố gượng mà ăn một tí chẳng lẽ.. Còn nắm cơm với ít muối
vừng ta để phần em đấy.
– Thôi, mới bà sơi… Con không đói.
– Từ tối hôm qua đến bây giờ chưa có một hột cơm lót dạ lại còn không đói?
Tiếng người lính canh ở ngoài thét:
– Im ngay?
Dưới ánh đèn lờ mờ, hoàng phi và người thị tỳ nhìn nhau, ứa hai hàng lệ. Rồi
muốn giữ không nói chuyện nữa để khỏi bị xa chủ, Lan ra chỗ cũ nằm ngủ, kéo
chiếu đắp chùm kín đầu.
Hoàng phi ngồi lại một mình trên cái giường tồi tàn xiêu vẹo, không dám động
đậy, sợ tiếng lát tre kêu lạch cạch, khiến tên lính canh nghe thấy lại mở cửa vào
chăng.
Rồi yên lặng, bà để tư tưởng lặng lẽ theo giòng. Sự ngờ vực của thị tỳ Lan
khiến bà không thể không nghĩ tới lòng phản trắc của những người sống quanh
mình bà. Bà tự nhủ thầm:
– Nguyễn gnụ sử thì chắc không phải rồi. Bậc lão thần ấy, ta kính trọng như
người cha già, khi nào lại nỡ hại ta. Hay con trai ngự sử? Ư, biết đâu? Bấy lâu ta
thấy tính nết hắn biến cải đi nhiều lắm. Mà con người hay nhìn trộm thì cũng khả
nghi lắm đấy. Ngoài hai cha con hắn ra thì chẳng còn ai. Hay Đào Phùng ở Phù
Lưu?… Có lẽ nó chăng? Trời ơi, ta à một món hàng cao giá lắm kia mà? Bắt được
ta đem nộp đem bán cho bọn Nguyễn Quang Toản, Bùi Đắc Tuyên thì làm gì
không được dăm nghìn quan tiền hay ít ra cũng được bổ đi phân tri, phân suất ở
một hạt béo bở… Chúng nó chỉ vì lợi tuốt, chứ trung nghĩa gì?
Bà chép miệng:
– Thôi? Mỗi cái ta chẳng nên oán trách nghi hoạc ai là hơn hết: Cớ sao ta
không đủ can đảm mà yên lặng chờ chết?…
Hoàng phi lim dim cặp mắt nhìn vào xó tối như thấy hiện ra thanh mã tấu của
tên đao phủ. Bà mỉm nụ cười khinh bỉ:
– Chẳng lẽ chúng nó lại xử trảm một người đàn bà, một vị hoàng phi? Chà?
Nếu chúng nó giết cho ta chết? Ta cũng chẳng còn mong sống ? . . . Nhưng ta sợ
chúng nó không giết, mà lại chỉ làm nhơ nhuốc tấm thân ta…
Bà nghiến răng nguyền rủa:
– Ba đời bọn giặc cỏ…
Rồi bà cúi xuống ngắm cái dây lưng nghĩ đến sự tự ải. Gian phòng bỗng tồi
sầm lại. Thì ra mãi tư lự, bà không để ý đến bát dầu cạn từ bao giờ. Bà sợ hãi đưa
mắt cố nhìn bốn phía, nhưng chẳng thấy gì hết, lắng tai nghe tiếng dế kêu ngoài
hiên.
Nhớ rằng ở một phía tường có cái cửa sổ, rào chắn song sắt, bà rón rén đứng
dậy lần mò ra mở. Nhưng vừa khẽ hé thì theo luồng gió lạnh và giọt mưa nhọn
hoắt tạt vào mặt, tiếng quát lớn của tên lính đứng canh bên ngoài:
– Ai?
Hoàng phi vội đóng sập cửa lại lên giường cuộn thân trong tấm chăn màu nâu
mốc, sặc mùi hôi hám, và vờ nằm ngủ say, vì bà chắc thế nào tên lính kia cũng sắp
sửa vào phòng để thốt lời quở mắng hỗn xược. Chờ mãi không thấy gì, bà mới
hoàn hồn.
Tiếng trống, tiếng mõ, tiếng kiểng mỗi lúc một thưa. Hình như vì đêm lạnh
quá, các chú lính không buồn cầm canh nữa…
Sang canh hai được một lúc lâu, thốt có tiếng ầm ầm ở ngoài cổng phủ. Tiếp
tiếng ngựa hí, người kêu. Hoàng phi hoảng hốt lo sợ, đoán chắc rằng đội binh kéo
đi chinh phạt buổi chiều đã trở về. Xót cảnh mình, bà nghĩ ngay tới số phận ngững
người đàn bà nào đó có lẽ vừa bị toán quân kia bắt giam như bà.
Nhưng đội binh về thì sao lại huyên náo, rối loạn đến thế được? Mà hình như
họ đánh nhau chí mạng thì phải, vì nghe có tiếng loảng xoảng của gươm, giáo
đụng chạm nhau, và súng hỏa mai nổ đến hơn mười phát.
Tiếng hò hét mỗi lúc một ần chỗ bà nằm. Thị tỳ Lan thức giấc thấy tối mịt thì
sợ hãi, vừa khóc vừa hỏi:
– Cái gì thế bà?
Hoàng phi cố tự trấn tĩnh, trã lời:
– Ta cũng không rõ em ạ.
Lan lại bên giường:
– Bà đâu? Bà đâu?
– Ta đây, em đừng lo.
Bỗng bà thấy rùng mình, vì nghe có kẻ thét ngay ở gian nhà bên cạnh, nơi tu
thất của viên phân phủ.
– Đừng để nó trốn thoát? Trói gò lấy nó ? Còn vợ con nó thì không được đụng
tới
Lan ghé mắt nhòm qua khe cửa, rồi quay lại cất giọng run run bảo Hoàng phi:
– Bẩm bà, có lẽ cướp ? Họ đất đuốc sáng trưng.
Lại có tiếng thét:
– Nó trốn rồi à? Hãy để nó đấy? Ta đến phá cửa phòng chứa lương thực kia đã.
Việc ấy cần kíp hơn.
Lan tru lên khóc:
– Bà ơi? Bà có nghe thấy không? Họ sắp đến phá buồng này bây giờ… Tính
mạng bà… Con lo lắm.
Lan định đi tìm bàn ghế, đồ đạc để chặn cửa, nhưng trong phòng tối đen như
mực không trông rõ một vật gì. Mà ở ngoài thì người ta đã bắt đầu phá cửa, mỗi
tiếng đập như đâm mạnh vào trái tim hai người bị giam. Xen lẫn với tiếng phá
phách có tiếng đàn bà, trẻ con khóc như gì và tiếng một tên lính van lơn:
– Lạy các quan, tha cho con, con xin nộp chìa khoá buồng để các quan khỏi
phải phá.
– Vậy chìa khóa đâu? Đưa mau.
Hoàng phi biết rằng sắp có sự biến cố xảy ra. Song bà cố giữ hết can đảm ngồi
im, chờ đợi. Lan thì lăn ra đất khóc thảm thiết…
Cánh cửa mở tung. ánh sáng hai cây đuốc ùa vào trong phòng. Hoàng phi
đứng phắt dậy, đăm đăm nhìn ra phía ngoài. Một võ tướng chạy thẳng lại gần nói
lớn:
– Bà đi ngay cho.
Hoàng phi trợn mắt, dõng dạc hỏi:
– Đi đâu? Chúng mày định bắt ta đi đâu?
Võ tướng có vẻ lo lắng:
– Trời ơi, xin bà đừng trùng trình nữa, đi ngay cho kẻo lỡ việc bây giờ.
Hoàng phi vẫn cương quyết:
– Ta thà chết ở trong phòng này, chứ không đi đâu hết.
Lan thì vừa níu lấy vạt áo chủ khóc vừa nói:
– Lạy các ông, các ông tha cho bà tôi.
võ tướng lại gần. Lan tưởng chàng sắp ra tay làm ác, kêu hét lên. Nhưng võ
tướng chỉ nắm lấy cánh tay nàng và ghé vào tai thì thầm mấy câu. Nghe dứt lời
ngàng vui mừng quay lại nói với Hoàng phi:
– Xin mời bà đi.
Hoàng phi cũng chẳng hiểu ra sao, song nghĩ bụng thử cứ liều xem, chết với
bọn lạ mặt này, hay chết ở trong phủ thì phỏng có khác gì nhau. Bà liền lạnh lùng
đi theo bọn kia. Khi mọi người đã ra ngoài, võ tướng đẩy cả gia đình viên phân
phủ cùng người lính canh vào trong phòng, khóa trái cửa lại. Đoạn chàng lớn tiếng
dặn:
– Hễ kêu, ta giết chết, nghe?
– Dạ.
ở sân phủ đã có một toán binh đứng tề chỉnh sắp hàng. Võ tướng mời Hoàng
phi lên ngựa, rồi cùng ba võ tướng khác đi kèm chung quanh kéo quân lên đường.